1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Sau khi đánh bật bọn Đức khỏi làng Tur, chúng tôi tiến qua 1 quãng rừng rậm rạp tới 1 cánh đồng hoàn toàn khô ráo trải rộng nhiều km. Vì bọn Đức đã lại 1 lần nữa thoát khỏi tầm nhìn và ở đây chẳng có chỗ nào cho chúng phục kích nên trung đội tôi trở lại đội hình hành quân. Tuy nhiên, bọn Đức đã để lại cho chúng tôi 1 sự ngạc nhiên đáng ghét. Lẽ dĩ nhiên hành quân trên đường thì dễ hơn, vì vậy trung đội 1 dẫn đầu đại đội bắt đầu hành quân về phía nam trên con đường nối Malorita với Hotislav, đích mới của cuộc tiến quân. Bất thần có tiếng nổ ở giữa đội hình trung đội 1, ai đó đã dẫm phải mìn. Đại đội trưởng kêu tôi lên trình sát vì tôi đã trở thành "chuyên gia về mìn" nổi danh đại đội. Chúng tôi tìm thấy thêm nhiều quả mìn được nguỵ trang sơ sài, có lẽ bọn Đức đã đặt chúng hết sức vội vàng. Lính thuộc trung đội của Dmitri Bulgakov đã chỉ canh chừng bọn Đức phục kích mà ko nhìn xuống đường, vì vậy dẫn tới tai hoạ. Chúng tôi báo cáo gấp về những quả mìn lên sở chỉ huy tiểu đoàn, làm những cây dò mìn từ que thông nòng súng trường và tiếp tục hành quân. Từ lúc đó trở đi, ai nấy đều dừng lại từng đoạn, nhìn quanh và nhìn xuống chân. Chúng tôi ko đạp phải quả mìn nào nữa, nhưng đã học được bài học. Tất nhiên nhịp tiến của chúng tôi bị chậm lại rất nhiều. Những trái mìn ko chỉ đặt trên những cánh đồng.
    Bất thần trên bầu trời xuất hiện 1 tốp lớn tiêm kích Messerschmitt Đức với những chữ thập đen trên cánh và thân, chúng bắt đầu oanh tạc hàng quân chúng tôi. Chúng tôi nhanh chóng phân tán để tránh tổn thất, binh sĩ bắn trả loạn xạ về phía bọn Messer nhưng ko may những phát đạn đều vô hiệu. Trước khi "bầy quạ đen" Đức bay đi, chúng tôi đã nghe thấy có tiếng động cơ, và đợt sóng máy bay Đức thứ 2 tiến tới, lần này lớn hơn và có vẻ là máy bay ném bom. Theo 1 shtrafnik cựu sĩ quan ko quân, chúng là loại Heinkel hoặc Junker gì đó, tôi ko nhớ chính xác. Ngay khi nhìn thấy rõ có thứ gì đó rơi ra từ những chiếc máy bay, tất cả chúng tôi sợ hãi lao mình xuống đất. Đây là lần đầu tiên tôi rơi vào 1 trận oanh tạc. Tuy nhiên vài sĩ quan và shtrafnik nhiều kinh nghiệm sớm nhận ra bọn Đức đang ném bom kèm 1 thứ gì đó khác qua tiếng rít khủng khiếp nó phát ra khi xoay tròn và rơi xuống. Thì ra bọn Đức ném những mảnh kim loại xuống nhằm làm quân ta sợ hãi. Bản thân tiếng rít khi bổ nhào của máy bay Đức đã rất đáng ghét, cộng thêm tiếng những mảnh kim loại bay trong ko khí tạo thành những tiếng rú rít kinh dị ko thể tưởng, còn đáng sợ hơn cả bom. Những trái bom mảnh và bom HE nổ tung làm dựng lên những cột khói bụi cao ngất, có cả loại "bom ếch" cũng được ném xuống.
    Theo các sĩ quan giải thích cho tôi sau này, "bom ếch" là 1 dây gồm nhiều quả bom nhỏ như quả lựu đạn nối lại, chúng tung ra 1 vùng rộng rồi mới nổ. Tôi ko hiểu sao chúng bị gán cho cái tên như vậy, chắc vì tiếng nổ của chúng giống tiếng ngỗng hoặc ếch kêu. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cuộc oanh tạc là bầu trời bị xé toạc, ko khí bị dồn nén, những tiếng kêu thét và những cú ngã. Những tiếng động hoà trộn vào nhau, tiếng máy bay bổ nhào, tiếng kêu réo, tiếng gì đó ong ong và tiếng nổ. Tôi chỉ có 1 suy nghĩ, 1 trái bom có thể giết chết tôi tại đây bất kỳ giây phút nào! Có 1 khoảnh khắc sự sợ hãi tột độ xâm chiếm khắp cơ thể, chính xác như vậy. Tôi tự căm ghét sự yếu ớt của mình và nhờ đó cố gắng vượt qua nó.
    Những trận oanh tạc làm chậm bước tiến nhưng dù sao chúng tôi cũng tới được làng Hotislav. Thị trấn Malorita nằm bên phải và chắc đang bị lực lượng thiết giáp sư đoàn đánh chiếm vì họ đang tấn công bên phải chúng tôi. Chúng tôi phải vượt 2 con sông, Ryta và Maloryta, trên đường tới Hotislav. 2 con sông đều cạn, mùa khô đã tới được hơn 1 tháng. Bọn Đức có lẽ ko kịp dừng lại tổ chức 1 tuyến phòng nào trên 2 con sông này, chúng chỉ để lại phía sau vài đội khoá đuôi yếu ớt chỉ làm nhiệm vụ nổ súng buộc chúng tôi dàn đội hình hành quân thành đội hình chiến đấu. Sau 1 cuộc chạm súng ngắn chúng rút lui. Bọn Messer Đức 1 lần nữa định oanh kích quân ta nhưng chúng đã bị những "chú chim ưng" với ngôi sao đỏ dưới cánh săn đuổi. Họ bay trong ánh nắng và được quân ta chào đón bằng những tiếng "Hurrah!". Súng trường chống tăng bắn máy bay hiệu quả hơn, tuy vậy vẫn ko ăn thua, chắc do họ sợ bắn nhầm máy bay ta. Đó là lần đầu tiên tôi được xem ko chiến dogfight, rất gần! Trận ko chiến diễn ra ngắn ngủi, đám phi công Đức lập tức bỏ chạy khi 1 chiếc trong số chúng bị bắn hạ, bùng cháy, rơi xuống đất nổ tung cách chúng tôi 1 quãng.
    Thật dễ để vượt mấy con sông này. Có 1 chi tiết thú vị là con sông tên là MalorYta trong khi thị trấn bên bờ sông tên là Malorita! Chúng tôi dễ dàng lội qua chúng tiến tới là Hotislav mà ko gặp sự kháng cự nào. Nhiều ngôi làng và trang trại nhìn giống nhau đến kinh ngạc, và tất cả chúng có cùng 1 số phận. Bọn Đức đã đánh bom hoặc đốt chúng cùng với cả dân cư để trả thù các cuộc tấn công của du kích, hoặc đơn giản chỉ là việc cần làm khi phải rút lui. 1 số làng chỉ còn những bếp lò và ống khói còn đứng được trong biển lửa, Hotislav ko phải ngoại lệ.
    Tin tưởng vào thành công, cả tiểu đoàn tiếp tục tiến. Đại đội tôi nhận lệnh tiến về phía đường cao tốc theo hướng từ làng Oltush đi về phía bắc. Sau 1 đêm hành quân đại đội đã áp sát con đường cao tốc nối giữa Malorita và Kobrin. Tại đó chúng tôi gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của bọn Đức. Có lẽ chúng để lại 1 đội khóa đuôi chắn ngang con đê cao nằm trước đường cao tốc, chỗ đó cho phép tạo nên 1 tuyến phòng thủ mạnh. Theo tôi nhớ, sáng sớm hôm đó nhóm lính cối của chúng tôi đã có cơ hội chứng minh khả năng bắn chính xác của họ trước cuộc xung phong. Những quả đạn nã chính xác vào các vị trí quân Đức, ngay sau con đê và trước con đường, trông như 1 trận pháo phủ đầu dù ko đủ mạnh như chúng tôi mong muốn. Lệnh xung phong, lao thẳng tới đường cao tốc, ko được để bọn Đức có thời gian chạy thoát. Trận đánh kết thúc sau 1 cuộc chiến giáp lá cà, tôi sẽ ko mô tả chi tiết, nó quá dữ dằn, tàn bạo và khốc liệt. Bọn Nazi có vẻ shock vì quân ta tấn công quá nhanh. Tôi ko thể tổng hợp chi tiết về các trận đánh giáp lá cà vì mỗi trận lại diễn ra 1 kiểu, tuy nhiên tất cả chúng có 1 vài điểm chung. 1 nhà thơ nữ frontovik, Julia Drunina, người đã chết sau chiến tranh khi còn rất trẻ, đã viết bài thơ sau về những điểm chung đó:
    ?oAi nói rằng chiến tranh ko đáng sợ,
    Thì chẳng biết gì về chiến tranh.
    Tôi nhìn thấy trận chiến giáp lá cà 1 lần khi đang thức.
    Và hàng trăm lần trong những cơn ác mộng!?
    Trong suốt cuộc chiến chúng tôi đã đánh giáp lá cà nhiều lần, chúng biến thành những cơn ác mộng suốt nhiều năm sau chiến tranh.
    Lúc này đội khóa đuôi Đức đã bị tiêu diệt. Ngay sau trận đánh chúng tôi nghe rõ tiếng động cơ giữa ko khí tĩnh lặng buổi sớm mai. Chúng tôi nghĩ thiết giáp Đức sắp từ trong rừng kéo ra đường cao tốc, tình thế thật là gay go. Tuy nhiên tiếng động cơ chạy xa dần, giờ chúng tôi mới hiểu tại sao đội khóa đuôi Đức nhiều lần thoát khỏi chúng tôi dễ dàng. Chúng có xe tải! Giá mà chúng tôi có vài cỗ xe tăng! Nhưng xe tăng tất nhiên ko thể dùng ở khu vực lầy lội này nên đã tới chỗ khác. Mỗi người đều có nhiệm vụ và số phận của mình. Nhịp tiến quân của chúng tôi chậm dần sau mỗi giờ, mỗi km, chúng tôi đã hành quân mà ko ngủ 3 đêm liền, cộng thêm đêm trước cuộc tấn công cũng chẳng có thời gian nào mà ngủ. Vì vậy tất cả đều hoàn toàn kiệt sức. Đâu phải chúng tôi chỉ hành quân, chúng tôi còn phải xung phong và thường giao chiến những trận ác liệt. Người của tôi ko có cánh trong khi có quá nhiều thứ cần vượt qua! Những cây số hành quân bộ đôi khi trở nên vô cùng dài!
    Kombat (tiểu đoàn trưởng) Arkadi Aleksandrovich, người mà ai nấy đều hiểu và cảm thấy đây chính là ?oBố?, mặc dù bản thân toàn đi bằng chiếc jeep Willy nhưng ông hiểu tiểu đoàn của mình đã đến giới hạn. Binh sĩ đã buồn ngủ rũ rượi và sẽ ko thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì! Tôi ko biết ông đã sắp xếp thế nào với mệnh lệnh của sư trưởng, nhưng dù sao ông cũng đã lệnh cho chúng tôi dừng tấn công, cho tiểu đoàn nghỉ tối thiểu 3h vì khi đó ko có nguy cơ chạm địch. Lúc đó là khoảng trưa, các đại đội đang đi qua 1 cánh rừng rộng lớn, chúng tôi tới 1 bãi đất cao khô ráo, có tầm nhìn tốt tới mục tiêu tiếp theo, làng Radezh. Kombat chọn đây là nơi tiểu đoàn dừng nghỉ. Đội khóa đuôi Đức ko có chỗ nào để ẩn náu, vì vậy ko có gì ngăn cản chúng tôi có 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái.
    Bạn phải nhìn thấy người của tôi lúc đó mới đánh giá được hết sự quan tâm trong quyết định của vị chỉ huy tử tế. Mọi người đều kiệt sức vì tiến quân ko ngừng, thường là dưới làn đạn. Chúng tôi đã tiến trên vùng đầm lầy Ukraina và Polessie thuộc Belorussia. Trông ai nấy đều nhầu nhĩ với đôi mắt đỏ quạch sau nhiều đêm ko ngủ, tất cả đều khao khát được ném mình xuống đất mà ngủ dù chỉ 1 phút, 1h thì tốt nhất rồi. Suốt 72h trước đó chúng tôi ko có 1 giây nào dừng lại để chợp mắt, lấy lại chút sức lực. Thậm chí ký ức tốt đẹp về bữa ăn mà nhà bếp mang tới ngay sau trận đánh chiếm Zhirichi cũng đã bay đâu mất. Hiển nhiên là cả shtrafnik lẫn sĩ quan đều lăn ra đất ngủ ngay lập tức sau khi nghe lệnh ?onghỉ?. Tiếng ngáy của hàng trăm con người kiệt sức vang lên. Bắt ai đó thay phiên nhau ngủ để canh gác thật vô cùng khó khăn.
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 20/03/2009
  2. tuanlong64

    tuanlong64 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Những cá nhân ở một đơn vị nhỏ nho của một cuộc chiến lớn đã được tác giả khăc họa rõ nét, đa dạng... Bài dịch vô cùng chất lượng, đem lại nhiều thông tin bổ ích về chiến tranh nói chung về cuộc Vệ quốc vĩ đại nói riêng... Cảm ơn Maseo.
    Trân trọng
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Sửa Sẹo tí:
    A frontovik female poet, Julia Drunina, who died very young after the war, wrote the following poem about it
    Dịch là chết không lâu sau chiến tranh
  4. songvedem

    songvedem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    34
    Theo mình: chết rất trẻ sau chiến tranh
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Trung đội phó của tôi, người thường được tôi gọi theo cấp bậc cũ của ông là đại tá Sergey Ivanovich Petrov, hiểu rất rõ tôi đã khó khăn đến thế nào để theo kịp người của mình. Chân tôi chưa lành hẳn. Ông hiểu rõ và lo hộ tôi bằng cách tự mình nhận cắt đặt phiên gác để tôi được chợp mắt 1 chút. Thật dễ thở khi có ai đó cất hộ gánh nặng trách nhiệm trung đổi trưởng khỏi vai tôi, dù chỉ là 1 lúc. Tôi chìm vào giấc ngủ ngay lập tức giống như mọi người khác. Petrov chỉ đánh thức tôi dậy 1 tiếng rưỡi sau, có lẽ phải mất vài phút tôi mới tỉnh dậy được, chắc lúc đó trông tôi rất shock! Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng tỉnh dậy hẳn và nhận ra rằng cần thay phiên gác, những người gác cũng cần được nghỉ! Tôi cực kỳ sung sướng vì trung đội phó cũng đã lo vụ đó, cám ơn ông đã gỡ cho tôi 1 nhiệm vụ nặng nề là đánh thức 1 số người để thay phiên gác. Các đội hậu cần đã tới với xe nhà bếp và xe chở đạn. Mặc dù bụng rỗng nhưng nhiều người đã đến lấy thêm đạn trước rồi mới trở lại bếp. Tất cả sĩ quan đều nhận lệnh của kombat phải giải thích cho lính là tại sao lúc đó ko được phát 100g vodka, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kiệt sức nếu uống khi đói. Đó là lý do chúng tôi chỉ nhận được vodka ngay sau khi có lệnh "Tiến lên!"
    Quân ta tiếp tục tiến qua Radezh, đó là 1 ngôi làng nhỏ nhưng rất đẹp. Vì lý do nào đó ngôi làng gần như hoàn toàn nguyên vẹn. Mọi ngôi nhà trong làng đều có vườn cây rậm rạp với nhiều cây ăn quả và những khóm hoa rực rỡ, mặc dù lúc này đã qua giai đoạn giữa mùa hè. Có lẽ điều gì đó đã ngăn bọn Fritz đốt ngôi làng đẹp đẽ này. Tuy nhiên chúng tôi ko thể dừng lại tại đây dù chúng tôi đương nhiên cần cảm ơn những người dân làng đã tiếp đón nồng hậu. Có vẻ như tên làng, Radezh, xuất phát từ "radost" có nghĩa là "niềm vui" hoặc "raduga" có nghĩa là "cầu vồng". Chúng tôi lại tiếp tục tiến nhanh để ko cho bọn Đức kịp củng cố trên bờ tây con sông Bug rộng lớn. Mọi đơn vị Soviet trong khu vực này đều lao về phía con sông, nó rộng, sâu và chảy siết hơn hẳn 2 nhánh sông Ryta và Maloryta của sông Pripyat cũng như những sông suối nhỏ với bờ sông lầy lội mà chúng tôi từng vượt qua. Quá trưa ngày 21/7, chúng tôi 1 lần nữa nằm dưới làn đạn địch ở giữa con đường cao tốc và đường sắt cách sông Bug độ 3 - 5km. Đến đêm chúng tôi cắt được 2 tuyến giao thông này, nó nằm về phía nam Domachevo, ngay sau đó chúng tôi đã áp sát sông Bug. Pháo đài Brest, lúc đó chúng tôi chưa biết tới nó, nằm ngay tại đó.
    Trái ngược với mong muốn của chúng tôi, sông Bug ko hề nhỏ và nước chảy cũng ko hề êm. Chúng tôi lại phải vượt qua nó. 1 sự im lặng đáng ngờ và có vẻ hung hiểm bao trùm con sông. Ko có địch trên bờ bên ta. Chúng tôi được chuẩn bị để vượt sông vào sáng sớm, vì vậy có thời gian cho quân nghỉ 1 chút. Tuy nhiên cần 1 chút thời gian để tìm các điểm có thể vượt sông và chuẩn bị chiến đấu. Hầu hết lính đại đội tôi trang bị tiểu liên PPSh, thường gọi là papasha tức là "cha yêu". Nạp thêm đạn vào băng đạn tròn của khẩu PPSh rất khó, đặc biệt là trong đêm. Để làm việc này chúng tôi phải tháo rời băng đạn ra, tức là mở nắp, căng lò so mà ko làm rơi đạn khỏi băng, và nạp thêm từng viên. Đây ko phải việc dễ làm, như những người nhiều kinh nghiệm từng nói, nó giống như người đi ủng lần đầu khi 2 chân đang quấn xà cạp. Những người chưa có kinh nghiệm đều để xà cạp tuột khỏi tay khiến các vòng quấn tuột ra, vậy là phải làm lại từ đầu!
    Suốt đêm chúng tôi lặng lẽ tìm kiếm và đánh dấu những chỗ sông cạn, nạp đạn và chuẩn bị vũ khí cho việc vượt 1 con sông lớn. Đó sẽ là 1 cuộc vượt sông khó khăn, đặc biệt là trong tình trạng chúng tôi chẳng có phương tiện vượt sông nào. Ko có thời gian đóng bè hoặc bất kỳ thứ gì tương tự. Chúng tôi đã ngạc nhiên và vui sướng khi 1 sĩ quan từ trung đoàn bên cạnh tới cùng 2 người nữa. Anh ta nói mình được lệnh dùng thuốc nổ TNT đốn hạ nhiều cây lớn cho đổ xuống sông để làm nó cạn bớt tạo điều kiện cho chúng tôi vượt sông. Viên sĩ quan nói thêm anh ta sẽ cố cho nổ những thân cây sao cho gốc cây vẫn nằm trên bờ còn cành lá đổ xuống nước. Để giữ bí mật, việc đốn cây sẽ tiến hành trong khi pháo bắn phủ đầu. Tôi ko rõ có phải kombat là người đưa ra kế hoạch này với sư trưởng ko, hay là ngược lại? Nhưng chúng tôi nghi ngờ việc tay sĩ quan kia có thể đốn hạ cây chính xác như cách anh ta nói!
    Pháo binh khai hoả vào mờ sáng. Cối của chúng tôi cũng tham gia vào trận pháo kích. Từ lâu chúng tôi đã quên nickname "cối trượt" mà chúng tôi gọi họ hồi đầu. Chúng tôi có thể nhìn rõ cánh đồng lúa mì khô ráo và 1 vệt bùn dẫn vào 1 cánh rừng nhỏ bên sông, 1 quang cảnh quen thuộc với người Nga. Tuy nhiên bên kia sông Bug đã là nước khác rồi, và suy nghĩ đó cứ ám ảnh tôi. Các công binh chiến đấu tới hỗ trợ cho nổ những cái cây, nhưng họ chỉ thực hiện kế hoạch này ở khu vực trung đội tôi. Những cái cây đổ xuống chính xác như họ đã hứa, gốc trên bờ, ngọn dưới nước. Chúng tôi sung sướng vì thấy những cành cây ko bị nước cuốn đi, tôi nghĩ vận may đã quay lại với mình! Khả năng bơi lội của tôi vẫn chưa tiến triển tí nào sau cuộc tắm hố băng trên sông Drut'' ở Belorussia. Khi chúng tôi bắt đầu vượt sông những cái cây đã làm chúng tôi dễ dàng hơn, những cành cây che phủ những chỗ sâu nhất, những chỗ khác thì thường thôi, nhờ vậy chúng tôi ko cần bơi mà giống như vượt qua 1 cây cầu. Toàn trung đội tập trung hết số xà cạp đang có nối thành 1 sợi dây dài để mọi người bám vào, kể cả những người biết bơi.
    Lại 1 lần nữa bọn Đức bỏ vị trí, gần như ko có đánh nhau dù phải vượt qua 1 chướng ngại vật thiên nhiên như con sông này. Chúng bắn trả rất yếu ớt, hầu hết là bằng súng nhỏ, và lại rút lui. Chúng đã bị cảnh báo trước về sức mạnh và tốc độ tiến công của bộ binh ta có thể đuổi kịp cả những đơn vị khoá đuôi cơ giới. Quân ta tập trung trên bờ tây sông Bug và lại tái chuẩn bị cho 1 cuộc chiến trên đất bằng. Chúng tôi 1 lần nữa nhận lệnh tổ chức đội hình hành quân trên đường với 2 hàng song song, sau đó tiếp tục đuổi theo quân địch trên đường và qua 1 quãng rừng trống. Chúng tôi nhận lệnh phải quan tâm đặc biệt đến hoạt động trinh sát và chú ý đến các bãi mìn trên đường tiến công.
  6. 1818888

    1818888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em kính đề nghị bác maseo post tiếp ạ. Khi nào bác vô HCM thì PM cho em, e kính mời bác ly cafe.
  7. Colt1911

    Colt1911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Em cũng ở TP HCM đây! bác Maseo làm gì mà ngâm lâu thế! Em xin bác! cổ em dài dể cũng 3 mét rồi đây này
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Dà dà, sorry các bác, nhà em đang bận hầu hạ tân lãnh đạo nên ko post được đều đặn lắm. Dù sao cũng phải lo cho tương lai chứ :D Tuy nhiên nhà em nhất định sẽ thu xếp để tiếp tục được phục vụ các bác!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Vậy là chúng tôi đã ở trên đất Ba Lan. Sư kiện lịch sử được mong chờ từ lâu đã tới. Biên giới phía tây Liên Bang Soviet đã ở sau lưng ta! Hôm nay chính xác là 3 năm sau trận phòng thủ kéo dài 30 ngày tại pháo đài Brest. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang là giành lại biên thuỳ phía tây Liên Xô, giải phóng đất nước Belorussia nhiều đau thương và pháo đài Brest vinh quang. Sự anh hùng của những người phòng thủ pháo đài Brest chỉ được biết rõ nhiều năm sau chiến tranh. Chúng tôi đã nói về nhiều chuyện ngay khi còn ngồi trong các chiến hào trên phần đất Soviet, rõ ràng là phần lớn chúng tôi chưa từng biết tới việc đi ra nước ngoài. 1 số shtrafnik đã tham gia vào cuộc tiến quân giải phóng Tây Belorussia và Tây Ukraina năm 1939, họ là những nhân chứng sống của sự kiện này và kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện trong đó nhấn mạnh sự thù địch của người Ba Lan. Ví dụ họ kể câu chuyện người Ba Lan chào đón Hồng quân bằng những bó hoa, vài bó bên trong có giấu lựu đạn! Chúng tôi ko muốn tin những câu chuyện kiểu này nhưng ghi nhớ chúng như 1 lời cảnh báo.
    Khi hành quân trên đất Ba Lan, đội hình đại đội được bố trí sao cho chúng tôi có thể nhanh chóng tản ra tạo thành đội hình tấn công. Chúng tôi có 1 "mũi nhọn" mạnh đi trước gồm những người lính được trang bị que dò mìn. Mới đi được 1km chúng tôi đã gặp 1 cụ già người Ba Lan nói tiếng Nga rất tốt, ông đứng đợi sẵn, mỉm cười và nói chuyện với chúng tôi với vẻ sung sướng. Ông kể bọn Đức đã chuồn đi trên xe tải ngay khi pháo dọn bãi bắt đầu bắn qua sông. Sau khi vượt sông Bug được độ 3 - 4km, chúng tôi được lệnh quay sang hướng bắc nhằm hướng đường cao tốc Brest - Warsaw ở phía đông thị trấn Ba Lan Byala Podlyaska. Chúng tôi phải thiết lập 1 cứ điểm mạnh trên con đường cao tốc này vì nó là tuyến đường rút lui duy nhất của 4 sư đoàn Đức đang bị vây tại Brest. Tiểu đoàn tôi và các trung đoàn của Sư 38 Bộ binh Cận vệ được giao nhiệm vụ khép vòng vây quanh lực lượng Đức này, cắt đường rút về phía tây của chúng.
    Chúng tôi nhất định phải tới được đường cao tốc càng nhanh càng tốt. Vì vậy chúng tôi hành quân ko nghỉ trên 1 con đường xuyên rừng, càng ngày rừng càng rậm. Bất thần 1 tiếng nổ vang lên giữa đội hình trung đội 2! Nghe giống tiếng 1 quả đại bác cỡ lớn. Ngay lập tức chúng tôi nghĩ bọn Đức đã đặt 1 đội khóa đuôi mạnh phía trước. Ngay trước mắt tôi, người của trung đội do Fedya Usmanov, bạn tôi chỉ huy lăn ra đất, chết hoặc bị thương. Nhiều người trong trung đội tôi cũng ngã xuống sau tiếng nổ. Bản thân tôi cũng cảm thấy như bị 1 cú đánh mạnh vào ngực nhưng vẫn còn đứng được. Gần như ngay sau đó những tiếng nổ nhỏ hơn vang lên ở cả 2 bên đường khi mọi người chạy tản ra ẩn núp. Có vẻ như bọn Đức đang nã cối cỡ nhỏ vào mục tiêu định trước. Nhiều người cũng đang ngã xuống ở 2 bên vệ đường, những người chạy tới giúp đỡ cũng ngã xuống nốt, có điều gì đó ko thể tưởng tượng nổi đang xảy ra. Thật lạ là ko có tiếng đạn bay tới, những tiếng nổ phát ra mà ko có tiếng rít điển hình trước đó. Thì ra tất cả chúng tôi đã bị lừa, chẳng có trận pháo kích nào, chỉ là trung đội 2 đã đi vào 1 bãi "mìn lò xo", tức mìn nhảy, tôi biết nó có tên là SMI - 35. Loại mìn này được đặt dưới đất với kíp nổ gắn vào 1 sợi dây thép căng giữa 2 điểm được nguỵ trang trên mặt đất. Khi trái mìn bị kích hoạt, nó bật lên cao 1 - 2m rồi mới nổ. Mỗi trái mìn được nhồi hàng trăm viên bi thép có tác dụng như mảnh đạn, vì vậy chỉ cần 1 quả đã hạ được gần như toàn bộ trung đội 2. Ngoài ra 2 bên đường bọn Đức còn đặt hơn 20 quả mìn chống bộ binh loại thường. Bọn chó má đó đã đoán trước được phản ứng của những người sống sót, họ sẽ lao vào rừng để ẩn núp, và đó chính là nơi chúng đặt bẫy mìn. Chúng tôi đã nhầm lẫn tiếng nổ của loại mìn thường với tiếng nổ của đạn cối.
    Điều kỳ lạ nhất là nhóm "mũi nhọn" đã đi qua đoạn đường này với cây dò mìn trong tay, theo sau là đại đội trưởng cùng nhóm tham mưu 5 - 6 người, sau nữa là cả trung đội 1. Ko ai trong số đó đạp phải mìn! Trung đội 2 đã ko được may mắn lắm. Nếu họ ko kích hoạt quả mìn chắc ai đó trong trung đội tôi cũng dính. Tôi ko biết sức mạnh siêu nhiên nào đã bảo vệ cho tôi khi đó. Tôi ko có thứ bùa hộ mệnh nào, ko biết cầu nguyện hay bất kỳ loại lời bùa chú nào, là kẻ vô thần nặng từ nhỏ, thậm chí còn từng là thành viên UMA, Hiệp hội những chiến sĩ vô thần. Tôi sống sót vì vài phút trước vụ nổ tôi cảm thấy có gì đó ko ổn với cây tiểu liên của mình. Nó treo trên cổ tôi và đập vào bụng tôi theo mỗi bước chân. Giao liên của tôi, Zhenya, đã nhắc tôi nhiều lần là phải chỉnh lại khẩu tiểu liên, rút ngắn dây đeo lại, vậy là lúc đó tôi dừng lại chỉnh dây đeo. Tiếng nổ xé toạc ko khí gần như ngay sau đó, 1 viên bi kim loại từ quả mìn bắn rất mạnh vào trúng khẩu tiểu liên của tôi làm nó bay mất cả 1 miếng lớn. Đó là lý do tôi suýt ngã lăn ra! Toàn bộ lực va chạm của viên bi kim loại đã bị khẩu tiểu liên PPSh hấp thụ hết. Rõ ràng là nếu khẩu súng vẫn ở vị trí cũ tôi sẽ ko mất 1 miếng trên khẩu súng mà là có 1 lỗ lớn trên ngực. Tất cả những gì tôi phải nhận chỉ là 1 vết tím bầm khổng lồ chạy từ đầu ti bên này sang bên kia. Tôi cũng đã từng may mắn giống thế này 1 tháng trước, khi gỡ mìn trong cánh rừng phía sau vị trí phòng thủ. Tôi cũng thường xuyên được thần may mắn kèm cặp khi vượt qua những trái mìn và những viên đạn trong suốt cuộc chiến. Nhiều người ko có được may mắn đó, gần như cả trung đội 2 chết, 2 người trung đội tôi cũng chết, trong khi tôi vẫn sống.
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Bạn có thể làm gì được, đó là chiến tranh! Sự may mắn là 1 nhân tố quan trọng trong mọi cuộc chiến. Ko ai có thể chuẩn bị trước hay được chia sẻ sự may mắn. Mức độ huấn luyện, kinh nghiệm hay kỹ năng chiến đấu chẳng đóng vai trò gì ở đây, sự may mắn là cái gì đó mà ta hay gọi là số phận. Fedya Usmanov bị thương nặng, ngực bị xuyên từ trước ra sau. Anh ta có may mắn ko? Anh ta có thể chết như những người khác, điều này khiến anh ta mất 1 thời gian dài mới lấy lại cân bằng, nhưng sau khi rời bệnh viện anh đã trở lại tiểu đoàn. Rất nhiều sĩ quan ko muốn chia sẻ số phận với các shtrafnik và đã ko trở lại tiểu đoàn sau khi bị thương. Người ta có thể hiểu sự lựa chọn đó và ko ai chê trách họ.
    Chúng tôi mất rất nhiều người tại đó, phần lớn chết ngay tại chỗ, còn lại chết sau khi bị thương. Sự đáng sợ của loại "mìn lò xo" nằm ở chỗ nó nổ ở độ cao gần ngang bụng. Các vết thương vùng bụng là nguy hiểm nhất trong hầu hết trường hợp và tất nhiên ko thể lập ngay 1 phòng mổ tại chỗ. Điều này là vô phương trong điều kiện chiến trường. Tôi đã chứng kiến nhiều việc trong cuộc chiến, giống như nhiều người khác, nhưng đây là sự cố đầu tiên tôi chứng kiến 1 trái mìn có thể hạ nhiều người đến vậy, ngay 1 quả bom lớn cũng ko làm nổi việc này. Xác người nằm đầy đất, 1 số đã bất động, số khác giãy giụa trong đau đớn. Tiếng gào thét, rên rỉ của những người bị thương, tiếng thều thào của những người đang hấp hối vang khắp nơi. Thật ghê sợ! Ko ai có thể quen với cảnh tượng này, kể cả sau này. Với tôi, đây là cú shock lớn đầu tiên. Hình như nó làm trái tim tôi mất cảm giác với những cái chết sau này. Chúng tôi ko tin có thiên đường sau khi chết, nếu chúng tôi tham chiến, đánh bạc mạng sống của mình thì đó ko phải vì sẽ được lên thiên đường mà chỉ vì lợi ích của đất nước tôi, Tổ quốc tôi, nhân dân tôi.
    Chúng tôi để lại 1 nhóm nhỏ, hầu hết là những người bị thương nhẹ, để giúp đỡ những người bị thương khác. Đại đội trưởng báo cáo tổn thất cho ban chỉ huy tiểu đoàn qua điện đài và yêu cầu gửi quân y cùng xe đến sơ tán thương binh. Chúng tôi chôn vội những người chết, chỉ kịp làm 1 bia mộ nhỏ ghi tên những người chôn bên dưới ngôi mộ tập thể. Chúng tôi còn phải tiến lên. Đại đội tôi chỉ còn lại ko hơn 2 trung đội lên đường để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi lại ở dưới làn đạn Đức vào xế chiều.
    Đạn bắn tới từ khóm rừng cây bulô nhỏ được chúng tôi đánh dấu là "khóm rừng vuông" theo hình dạng của nó trên bản đồ. Chúng tôi đang ở rìa phía tây 1 ngôi làng, khóm rừng còn cách đó khá xa khiến chúng tôi cho nơi đây nằm ngoài tầm súng nhỏ của bọn Đức nên ko bố trí đội hình và nguỵ trang cẩn thận. Thế nhưng đã có 1 khẩu súng máy hạng nặng Đức khai hoả từ khóm rừng. 1 shtrafnik cao lớn đang đứng cạnh tôi bên 1 căn lán từ từ ngã vật xuống đất. Anh ta bị hạ vì loạt đạn đáng lẽ đã bắn trúng tôi và nhiều người khác, chúng xuyên hết vào giữa ngực anh. Tất nhiên chúng tôi ko có nữ cứu thương trong tiểu đoàn trừng giới, mỗi tiểu đội chỉ định 1 số shtrafnik làm cứu thương, điều đó có nghĩa là họ phải mang nhiều đồ để băng bó hơn những người khác. Chúng tôi băng bó người bị thương, kéo anh ta ra sau căn lán và sau đó gửi về trạm phẫu. Hồi đó, theo kinh nghiệm của cánh lính cựu, chúng tôi có vài lý do để chắc chắn rằng ăn đạn xuyên ngực sẽ ko nguy hiểm nếu anh ko chết ngay hoặc có máu phun thành vòi từ vết thương. Tuy nhiên, trường hợp duy nhất chứng minh cho kinh nghiệm này là Fedya Usmanov.
    Thì ra khóm rừng vuông chính là nơi bọn Đức dừng lại và thiết lập 1 điểm phòng thủ ngoại vi. Tuyến phòng ngự của chúng ko còn là những nhóm khoá đuôi nhỏ nữa. Mỗi ngôi làng hoặc quả đồi giờ là 1 cứ điểm, cần phải tấn công ồ ạt mới tiêu diệt được. Chúng tôi còn phải chống trả các cuộc phản công đôi khi lên tới 3 - 4 lần/ngày. Tuy nhiên mặc dù tổn thất nặng tinh thần quân ta vẫn cao và thể lực vẫn rất tốt. Đây ko phải do trong tiểu đoàn tôi có nhiều Ctrị viên, tôi chẳng thấy có Ctrị viên vào tới đại đội mình trong suốt những ngày khó khăn đó ngoại trừ viên thiếu tá dữ tướng Olenin, chắc họ đến thăm các đại đội khác. Cuộc tiến công của quân ta trở nên khó khăn và chậm chạp hơn. Phải nói rằng chúng tôi chỉ tiến được 10 - 12 km/ngày với nhiều trận chiến ác liệt đến kiệt sức. Cả kombat và trung đoàn trưởng trung đoàn 110 bên cạnh đều đã cho dừng tấn công đêm, chí ít cũng phải để chút thời gian cho binh sĩ nghỉ ngơi và ăn uống. Thỉnh thoảng người ta còn đãi chúng tôi vodka nhiều hơn khẩu phần vì chịu nhiều tổn thất. Vodka là liều thuốc thực sự chống stress trong tình trạng quá tải cả về thể chất lẫn tinh thần này. Binh lính ko thể xỉn với lượng rượu nhỏ này, nó chỉ làm họ tăng cường sức mạnh, nâng cao tinh thần mà thôi.
    Đến trưa 25/7 chúng tôi đã đánh bật được bọn Đức khỏi vị trí phòng ngự cuối cùng nằm giữa tuyến đường sắt và đường cao tốc Brest - Warsaw. Chúng tôi được lệnh dừng lại và phải giữ bằng được mảnh đất này cho đến người cuối cùng, ko để bọn Đức trong cái bẫy Brest có cơ hội tẩu thoát. Con đường cao tốc do chúng tôi trấn giữ trông giống 1 lưỡi dao đâm xuyên tuyến phòng ngự quân ta, kẻ địch cố hết sức chọc thủng cái khe hẹp này. Chúng tấn công vào các vị trí của chúng tôi với sức mạnh kinh khủng, giết chóc, nghiền nát, hành hạ người của ta. Ngay hôm đầu tiên giữ điểm phòng ngự này, chúng tôi đã cảm nhận được bọn Đức liều mạng thoát vòng vây đến mức nào. Chúng tấn công hết đợt này đến đợt khác, và các trận ác chiến diễn ra liên tục.

Chia sẻ trang này