1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi maseo, 02/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    bác thật giỏi khi vừa phục vụ anh em trên này vừa hầu hạ tướng ở nhà.
  2. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chúng tôi phải đào hầm hào, tận dụng mọi đặc điểm địa hình thích hợp cho phòng ngự, đó là tất cả những gì chúng tôi cần làm. Địa hình tại đây có đặc điểm là rừng cây dày đặc và tầm nhìn thấp, địa thế này rất bất lợi và nguy hiểm cho quân ta. Bọn Đức pháo kích liên tục bằng đạn nổ, loại đạn mà chúng tôi ít phải đối mặt. Những trái đạn nổ tung khi bắn phải cây cối khiến cho ai nấy đều có cảm tưởng mình bị bắn ở tầm gần từ mọi hướng kể cả từ trên đầu, giữa những tán cây. Thật đáng sợ khi bạn ko biết đạn bay tới từ đâu, có thể cả từ bên sườn, phía sau hoặc từ trên xuống! Tôi lập tức nhớ lại những câu chuyện về bọn bắn tỉa Phần Lan nấp trên cây. Ở Học viện chúng tôi đã được nghe rất nhiều chuyện về chúng. Tôi phải liên tục chạy từ chỗ người này đến người khác trong trung đội, chỉ thị cho họ cách đào hầm hố. Các cựu sĩ quan ko quân, hậu cần và thậm chí cả xe tăng cần những hướng dẫn đó vì họ chẳng có tí kinh nghiệm nào của các "nữ hoàng chiến trận", tức là bộ binh.
    Quân địch tấn công bất chấp trở ngại và thương vong. Trước khi màn đêm buông xuống mà với chúng tôi quãng thời gian đó kéo dài như thể nhiều năm, nhóm lính nhỏ bé của tôi đã phải đẩy lui tới 5 đợt xung phong của bọn Đức! Tức là gần như mỗi 30 phút lại có 1 cơn mưa đạn trút vào chúng tôi. Từng đám ko đếm xuể gào thét và nổ súng xông tới, thỉnh thoảng những tên Fritz cuồng loạn lao vào tận vị trí quân ta, và có vẻ như số lượng của chúng ko có giới hạn! Tất cả chúng chạy loạn xạ giữa các vị trí quân ta, tình thế thật đáng sợ khi mà chúng tôi gần như ko thể cất đầu lên nổi dưới luồng đạn súng máy hạng nặng của chúng. Quân ta phải bắn trả giữa tất cả cảnh địa ngục đó, ngắm kỹ để hạ được địch, ko để chúng vượt qua. Đây đó lại có những người của tôi gục chết trên mặt đất. Nhiều shtrafnik dù bị thương nặng và có quyền rời trận địa vẫn ở lại chiến đấu.
    Trong khi chặn cuộc tấn công thứ 3 hay 4 gì đó của bọn Đức, tôi đang chạy từ vị trí này tới vị trí khác thì ngã gục vì trúng 1 cú mạnh vào cái chân trái chưa lành hẳn. Vậy đấy, tôi nghĩ, cái chân này lại dính đạn lần nữa! Nhưng khi ngã tôi ko cảm thấy đau đớn chút nào, tôi nhìn lại và thấy 1 cái lỗ ở phần trên chiếc ủng. Thật kỳ lạ, có lỗ đạn mà chân tôi vẫn nguyên. Tôi thò tay sờ ủng để kiểm tra xem có máu ko và lôi ra cái thìa bằng thép ko gỉ của mình. Nó cong gập và xoắn lại! Thì ra viên đạn Đức khi bắn tới đã hết lực hoặc đã đập vào cây nên chỉ có thể làm cong thìa. Giống như những mảnh mìn nhảy từng quật ngã tôi, tôi lại gặp may lần nữa! Thực sự thì cái thìa cũng như khẩu tiểu liên chính là bùa hộ mạng của tôi. Tiếc rằng tôi đã ko giữ được cái thìa này đến hết chiến tranh, nhưng dù sao thì các kỷ vật chỉ là thứ cuối cùng tôi nghĩ đến.
    Tối đến các đơn vị hậu cần mang tới cho chúng tôi rất nhiều đạn dược, tất cả chúng tôi đều lấy thật nhiều để dự trữ. Nhiều người thậm chí còn lèn đạn và lựu đạn vào đầy túi chứa mặt nạ phòng độc, vứt mặt nạ đi. Đêm vẫn nóng bỏng. Lợi dụng bóng tối, mấy chiếc xe bọc thép Đức định lẻn qua tuyến phòng ngự của chúng tôi để ra được đường cao tốc nhưng bị các tay súng trường chống tăng đơn vị tôi và các khẩu đội 45mm chống tăng trung đoàn hạ dù trời tối đen. Tôi muốn kể lại sự may mắn của trung đội cối do Misha Goldstein chỉ huy. Trong khi rút lui bọn Đức đã bỏ lại cả 1 kho đạn cối 81mm, loại đạn này phù hợp cả với cối 82mm quân ta, đừng nên chỉ nhìn vào sự khác nhau của cỡ đạn. Goldstein cho bắn số đạn này lên đường cao tốc suốt đêm tạo thành 1 màn chắn hoả lực mạnh và hỗ trợ rất tốt cho cánh lính chống tăng. Tờ mờ sáng chúng tôi thấy cả 1 nhóm lớn gồm lính cưỡi ngựa, xe ngựa và pháo trên đường cao tốc, chúng tiến về phía chúng tôi từ hướng bọn Đức. Cả đám bị pháo và cối ta bắn dữ dội, những tên sống sót quay lui.
    Sáng 26/7, các cuộc tấn công của bọn Đức lại tiếp tục với cường độ ko hề giảm sút. Tại 1 trong những cuộc xung phong đó bọn Đức tung ra tới 2 tiểu đoàn bộ binh được 24 xe tăng yểm trợ cùng với máy bay. Đất đá bay tung trời, những tiếng nổ đủ kiểu của bom đạn hoà trộn nhau thành 1 tiếng sấm rền dài. Lần này đã có 2 - 3 xe tăng Đức vượt qua được, nhưng chỉ thế thôi. Phần còn lại của đoàn thiết giáp Đức đã bị chặn đứng bởi sự kiên cường của các shtrafnik và những chiến sĩ sư đoàn Cận vệ. Họ đã chiến đầu hoàn toàn quên mình với tinh thần luôn giữ ở mức cao. 1 cảm giác đặc biệt xảy ra trong trận chiến, đặc biệt là khi trận đánh đó ác liệt và gian khổ, đó là 1 kiểu thăng hoa, khi đó bạn ko còn cảm thấy sợ hãi hay hoảng hốt gì nữa, chỉ còn lại niềm hăng say chiến đấu! Vâng, cái từ "hăng say" đó nghe thật là lạ, nhưng nó đến rất tự nhiên và hoàn toàn có thật! Trong trạng thái xuất thần đó người lính thậm chí ko còn quan tâm đến các vết thương, ko còn biết đau. Tôi biết cảm giác này nhờ trải nghiệm của chính bản thân và các đồng đội. Ai nấy đều chiến đấu dũng cảm và kiên cường, ko 1 ai bỏ vị trí. Tôi nhớ mình đã có tư tưởng so sánh nhiệm vụ ko để địch vượt qua của chúng tôi với những ví dụ khác về lòng quả cảm của những người lính Hồng quân trong các trận đánh Moscow và Stalingrad. "Hãy để hố cá nhân của bạn trở thành trận đánh Moscow và Stalingrad của riêng bạn!" Tôi nói với 1 shtrafnik dưới quyền như vậy. Có lẽ những lời nói này nghe quá cao xa nhưng tôi thấy nó có hiệu quả. Kẻ địch phải nhận thương vong nặng nề, nhưng thương vong quân ta cũng đặc biệt cao. Đó là vì trong các trận đánh trước quân Đức đã gây cho chúng tôi nhiều thiệt hại khi tấn công vào các vị trí phòng thủ tương đối yếu của chúng, trong khi đó thương vong của chúng ko cao.
  3. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    ... Năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng, tôi đã tìm gặp các đồng đội trong Tiểu đoàn Trừng giới để tổ chức 1 buổi họp mặt. Trong số ít các shtrafnik thường trực và sĩ quan có thiếu tướng Philip Kiselev, từng là đại uý trong trận đánh trên đường cao tốc và phó tham mưu trưởng thứ nhất của tiểu đoàn. Trong các chuyến công du với tư cách tướng quân ông đã thăm lại chiến trường xưa ở Byala Podlyaska, theo ông kể hồi đó vẫn còn những nghĩa trang lớn của các binh sĩ Soviet. Tôi ko rõ những nấm mộ đó có còn tồn tại ko, đã có rất nhiều hành động phá hoại nghĩa trang liệt sĩ Soviet ở Đông Âu. Tướng Kiselev kể ông chưa từng thấy nghĩa trang nào nhiều tên sĩ quan đến như vậy, đó hầu hết là các shtrafnik trong tiểu đoàn tôi. Nhìn những nấm mộ đó có thể xét đoán được cái giá của Chiến thắng nói chung và việc giải phóng Brest nói riêng ...
    Bọn Đức cố gắng đến mức liều mạng để phá vây trong 2 ngày nữa và chỉ sau đó chúng mới bắt đầu ra hàng. Cả các chiến sĩ trung đoàn bộ binh Cận vệ và các shtrafnik chúng tôi đều phải đánh quên chết. Chỉ đến bây giờ tôi mới bắt đầu hiểu rõ chúng tôi đã bị quá tải cả tinh thần lẫn thể xác đến mức nào trong những ngày đó. Đến mờ tối ngày thứ 2 ko còn ai cảm thấy sợ chết nữa. Đó là ngày 26/7, bọn Đức tấn công trở lại từ sáng sớm và cài răng lược vào đội hình quân ta. Chúng ko tiến bừa lên nữa mà nằm dán xuống đất vì vừa sợ bị sĩ quan của chính chúng xử tử vừa xuống tinh thần đến mức tuyệt vọng. Tiếng hò hét hăm doạ của bọn sĩ quan Đức quân ta cũng nghe được. Tuy nhiên quân địch vẫn cố áp sát để cận chiến bằng lựu đạn. Mặc cho hoả lực dữ dội của chúng, quân ta mới là người ném lựu đạn trước.
    Khi tôi đang thò đầu lên khỏi hào ném 1 quả lựu đạn nữa vào đám lính Đức đang bò tới thì 1 tay súng máy quân ta gục chết ngay cạnh. Tôi lao mình tới khẩu súng máy hạng nhẹ DP vừa im tiếng và cùng lúc cảm thấy 1 đòn mạnh giáng vào bên sườn giống như bị điện giật. Khi ngã xuống đất tôi hoàn toàn mất cảm giác với bên chân phải. Giấy chứng thương của bệnh viện sau này viết đó là 1 "viên đạn xuyên vào mông ở vị trí 1/3 từ trên xuống phá huỷ hệ thống thần kinh". Nói theo cách thông thường tôi bị bắn trúng mông phải, viên đạn cắt đứt hoàn toàn dây thần kinh khiến tôi ko còn điều khiển được chân phải và cũng ko có cảm giác gì về nó nữa.
    Cuộc tấn công của bọn Đức bị đẩy lùi, những tên sống sót bò trở lại. Người đồng đội tận tuỵ Zhenya kéo tôi vào 1 chỗ đất trũng, có lẽ là 1 hố đạn pháo. Tại đây tôi nhận thấy viên đạn còn phá vỡ 1 tĩnh mạch lớn khiến tất cả quần áo quanh vết thương nhuốm đầy máu và tôi ko thể cầm máu được. Tôi ko thể ấn chặt tĩnh mạch này lại khi bản thân vết thương cũng ở 1 vị trí quá khó nhìn. Tôi có thể đứng trên cái chân bị thương và dùng nó như 1 điểm để giữ thăng bằng vì ko hề cảm thấy đau đớn gì hết, nhưng ko thể đi được, mọi cố gắng đều vô hiệu. Giao liên của tôi kéo tôi lui về tuyến sau độ 50 - 60m. Tôi rất xin lỗi vì vẫn ko thể nhớ nổi họ anh ta vì toàn chỉ gọi bằng tên. Anh ta nhanh chóng tìm được 1 cô quân y thuộc trung đoàn Cận vệ. Tôi ấn chặt vết thương hết mức có thể để cố cầm máu trước khi cô ta tới.
    Cô quân y là 1 cô gái trẻ đẹp và hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, có thể thấy rõ trận đánh này là cuộc thử lửa đầu tiên của cô. Cô lấy 1 sợi dây thun ra để cầm máu nhưng khi nhận thấy ko có chỗ nào để buộc cô trở nên rất lúng túng. Đấy là 1 chỗ rất khó để băng bó. Cô gái ngượng chín người khi vô tình chạm vào cái của tôi, điều đó là ko thể tránh khỏi vì vị trí vết thương của tôi là vậy. Tôi thậm chí phải quát cô ta làm nhanh lên, đây là 1 tình huống khó chịu cho cả 2 chúng tôi. Túi băng cá nhân của tôi và số băng cô mang theo ko đủ để băng chặt vết thương chỗ này, tôi từ chối lấy băng của Zhenya vì như vậy anh ta sẽ chẳng còn thứ gì để "bảo hiểm" nếu bị thương sau đó. Chúng tôi phải dùng cái quần lót đẫm mồ hôi và máu của tôi làm băng. Băng bó xong cô quân y và Zhenya khiêng tôi tới trạm phẫu trung đoàn nằm cách tuyến lửa khoảng 200m. Tôi nhìn lại chiến địa lần cuối và bất thần 1 ý nghĩ hiện ra, đó ko phải chiến địa mà là 1 khoảnh rừng bị tàn phá hoàn toàn trong trận đánh khốc liệt. Đạn và mảnh đạn như 1 cơn bão chì đập vụn những thân cây, cành lá tơi tả.
    Tôi lập tức cử Zhenya tới chỗ trung đội phó Sergey Petrov, hy vọng ông vẫn còn sống, để lệnh cho ông lãnh trách nhiệm chỉ huy. Độ 1h sau 1 cỗ xe ngựa tới và tôi được đưa lên đó cùng 15 thương binh khác gồm cả shtrafnik và lính trung đoàn Cận vệ. Ngồi cạnh tôi là 1 shtrafnik trong trung đội tôi với khuôn mặt bị thương đến khủng khiếp, 1 viên đạn nổ tung khi bắn trúng 1 bên mũi khiến mắt trái anh ta chỉ còn là 1 hố lớn đầy máu. Sự can đảm và kiên gan của anh có thể nhìn thấy trong bàn tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đến mức cả tay và mặt anh ta trắng bệch như tuyết. Sự im lặng của anh ta cũng rất phi tự nhiên. Có lẽ anh đang cố tập trung để chống lại sự đau đớn ko thể tưởng tượng nổi, chỉ sợ mở mồm ra là sẽ gào hay rên lên.
    Kéo xe là 1 con ngựa Đức, giống ngựa kéo pháo to lớn có thể kéo 2 cái xe thế này 1 lúc. Con quái vật của loài ngựa này đưa chúng tôi tới điểm tiếp nhận thương binh tiền phương trung đoàn và tại đây chúng tôi nhận được giấy chứng thương đầu tiên, thường gọi là Thẻ Tuyến Đầu. Nó chứng nhận rằng chúng tôi bị thương trong chiến đấu. Chúng tôi được đưa tới tiểu đoàn quân y gần nhất trên 1 chiếc xe tải lèn đầy thương binh nằm ngồi đủ kiểu. Tại tiểu đoàn quân y chúng tôi bị đưa vào 1 nhà kho dài đầy chật thương binh, được đặt trên 1 lớp cỏ khô dày có mùi thơm và được nhắc nghiêm cấm hút thuốc. Tất cả có thể cháy thui nếu ai đó hút thuốc! Tôi sờ vào túi và nhận ra rằng tôi đã đánh mất tẩu thuốc trong trận đánh, thật tiếc, nó đã trung thành phục vụ tôi 1 thời gian dài.
    Thật dễ chịu khi quên hết sự đời trên cái giường cỏ khô thơm tho an bình và thân thuộc này! Thực ra mùi của nó còn lâu mới được gọi là thơm tho vì thấm đẫm mùi khói súng và máu của các thương binh chúng tôi. Trước khi gặp được 1 bác sĩ để chìa tấm giấy chứng thương ra xin được mổ ngay, tôi đã ngủ mất vì ko hề thấy đau. Tuy nhiên có lẽ tôi ko ngủ được lâu vì bị 1 y tá đánh thức. Nhìn mặt cô tôi nhận ra mình đã từng bị đưa vào tiểu đoàn quân y này sau cái lần đen đủi kích nổ quả mìn đúng 1 tháng trước, ngày 26/6. Cô là Tanya, y tá người Kalinin, chúng tôi từng chơi guitar và hát các bài ca Nga lãng mạn cùng cô để phục vụ các thương binh.
    Tôi vui mừng nhận ra mình đã nằm trong tay những bác sĩ quen biết. Tôi lập tức hy vọng họ sẽ lại thành công trong việc chữa trị vết thương này và tôi sẽ trở lại mặt trận nhanh chóng. Người ta cáng tôi tới 1 ngôi trường nhỏ hoặc 1 nhà gì đó tương tự để phẫu thuật, có thể nghe thấy tiếng thét và rên từ phòng bên. Vậy ra đó chính là phòng mổ. Những câu chửi rủa rất to bằng tiếng Nga vang lên từ phòng mổ át mọi tiếng kêu gào, tôi nghe cả tiếng bác sĩ quát: "Thuốc gây mê! Đưa tôi thêm thuốc gây mê!" 1 lúc sau tiếng kêu gào tắt dần và những người khiêng cáng khiêng từ trong phòng mổ ra 1 bệnh nhân đã chết. Theo Tanya giải thích bệnh nhân này bị thương rất nặng và vì lý do nào đó thuốc gây mê đã ko có tác dụng. Bệnh nhân đã chết ngay trên bàn mổ ko rõ vì vết thương hay vì bị tiêm quá liều thuốc gây mê. Sau này tôi tìm ra bệnh nhân chết đó là Petukhov, shtrafnik trung đội tôi, vốn là phi công sư đoàn ko quân do Vasily, con trai Stalin, chỉ huy. Thỉnh thoảng Petukhov kể nhiều câu chuyện lý thú về viên sư trưởng, ko thể tưởng tượng là tôi sẽ ko bao giờ gặp lại anh ta nữa.
    Tôi là người tiếp theo được đưa lên bàn mổ. Tôi vẫn nhớ mình bị cảm giác sợ hãi đáng khinh xâm chiếm. Tôi thực sự ko muốn chết trong khi mổ như người tiền nhiệm. Tôi ko muốn chết tại đó mà ko phải giữa trận tiền! Giấy chứng tử viết "ngã xuống như 1 người anh hùng trong trận đánh" là 1 chuyện, "chết vì bị thương" lại là chuyện hoàn toàn khác. Nó giống như nỗi sợ mà tôi trải qua hôm đầu tiên ra trận, trong cuộc phòng thủ Zhlobin khi mà tôi bất thần rơi vào 1 trận pháo kích của bọn Đức tại 1 khoảnh rừng trống. Khi đó tiếng rít của mỗi quả đạn bay tới đều có vẻ là quả đạn "dành cho mình", và nó đang bay thẳng vào tôi! Sau vài phút mà với tôi tưởng như dài vô tận, khi đó mong muốn duy nhất của tôi là viên đạn "dành cho mình" hãy bay tới càng sớm càng tốt, thì mọi chuyện kết thúc. Tôi phải thú nhận rằng nỗi sợ đó rất mạnh mẽ, nhưng trong chiến tranh phải tránh được nó, tìm cách vượt qua nó, điều này tôi làm rất thạo. Tôi học cách phân biệt tiếng của các loại đạn và nhận ra rằng ko phải lúc nào cũng cần chúi xuống ẩn núp. Còn tại đây, trong phòng mổ tôi có 1 nỗi sợ hoàn toàn khác, sau này tự nó biến mất. Và đó là 1 chương khác trong câu chuyện chiến trận của tôi, chương về cuộc sống bệnh viện!
  4. 1818888

    1818888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Maseo nhiều nhá. Em đọc truyện do bác dịch mà cảm tưởng như đang trong trận chiến ấy. Em cầu mong đừng bao giờ xảy ra chiến tranh nữa.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    5
    BỊ THƯƠNG​
    Sau khi shtrafnik Petukhov chết và bị đưa ra khỏi phòng mổ là đến lượt tôi. Tôi tập tễnh trèo lên bàn mổ với sự giúp đỡ của cô y tá, lấy hết can đảm nằm xuống cái bàn nơi 1 người vừa chết. Đó ko phải 1 cảm giác dễ chịu gì nhưng tôi đã cố hết sức. Tôi thấy ngượng vì đã để người khác thấy mình sợ. Đó là 1 ngày nắng đẹp, ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ. Phẫu thuật viên là phụ nữ nhưng tôi chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt và lông mày, còn lại bị tấm khẩu trang che kín. Hình như cô ta là người mới của tiểu đoàn quân y này, tôi chưa từng thấy cô trong thời gian điều trị trước đây. Nhiều nhân viên y tế mặc áo trắng tinh đến nhức cả mắt, có lẽ đó chỉ là cảm giác của tôi sau nhiều ngày chỉ toàn gặp các binh lính và sĩ quan trong điều kiện bẩn thỉu và mù mịt khói bụi của chiến trận, họ lột quần áo và trói chặt chân tay tôi vào chiếc bàn. Rõ ràng họ làm thế để tôi khỏi quẫy đạp trong cuộc phẫu thuật. Tôi ko chống cự.
    1 y tá đeo khẩu trang, có lẽ là 1 người có tuổi, đứng ở đầu bàn chụp tấm khẩu trang có lót gạc lên mặt tôi. Các y tá khác cởi bỏ hàng đống băng đẫm máu, 1 số làm từ quần lót của tôi. Khẽ khàng, gần như chỉ thì thào, họ buông lời chửi bới kẻ nào đã làm cái việc băng bó này. Tôi kể lại với lòng biết ơn rằng đó là cô quân y trẻ và thiếu kinh nghiệm, cô ấy làm vậy để cố cầm máu cho tôi! Y tá bắt đầu xịt ête vào khẩu trang của tôi trong khi phẫu thuật viên nói với tôi với giọng hết sức nhẹ nhàng: "Chúng tôi đang gây mê cho anh, anh sẽ ngủ và ko cảm thấy đau nữa. Vì vậy hãy bình tĩnh, thư giãn, bắt đầu đếm 1, 2, 3 và cứ thế". Lúc đó dường như có 1 con quỷ đã nhập vào tôi khiến tôi trả lời: "Tôi ko đếm. Cứ làm đi!" Dần dần, sau mỗi hơi thở của tôi, tiếng các y tá cứ xa dần. Y tá đứng đầu bàn hỏi tôi gì đó nhưng tôi trả lời rất uẻ oải và cảm thấy phẫu thuật viên đang xẻ thịt mình. Ko thấy đau tí nào, như thể cô ta đang cắt quần chứ ko phải da thịt tôi. Vậy thôi. Ngay sau đó tôi rơi vào 1 vực thẳm tối đen, thế giới xung quanh tan biến.
    Tôi tỉnh dậy trong phòng hậu phẫu vì có ai đó vỗ vỗ vào mặt, giọng nói quen thuộc của Tanya vang lên: "Dậy đi! Dậy đi! Tất cả đã qua". Điều đầu tiên tôi hỏi cô là về tư cách của tôi trong cuộc phẫu thuật. Tôi đã cư xử thế nào và có chửi rủa gì ko? Tôi sẽ cực kỳ hổ thẹn nếu vô tình làm giống như người tiền nhiệm, vì vậy tôi cười sung sướng khi nghe câu trả lời của Tanya: "Mọi thứ đều ổn. Anh hoàn toàn bình tĩnh và ko gây trở ngại gì cho cuộc phẫu thuật". Tôi cố thở sâu để ko tỏ ra ngượng ngập trước mặt 1 đám toàn phụ nữ. Do thuốc gây mê vẫn còn tác dụng hoặc do đã quá kiệt sức sau nhiều ngày chiến đấu liên tục, tôi lại chìm vào giấc ngủ. Tôi ngủ suốt ngày hôm đó, cả đêm luôn, và cuối cùng chỉ tỉnh dậy vào bữa trưa hôm sau. Tôi ngủ say tới mức ko biết người ta đã thay băng và kiểm tra lại vết thương cho tôi.
    Cảm giác kỳ lạ với cái chân mất điều khiển khiến tôi lo lắng, nhưng tất cả đã được giải quyết nhờ lời trấn an của cô bác sĩ, người đã xử lý cái chân của tôi trước đó: "Coi nào, đó chỉ là 1 tổn thương thần kinh nhỏ! Nó sẽ mọc liền lại và anh sẽ ổn." Cô bác sĩ thêm là tôi cần cảm ơn vì sao may mắn của mình đã khiến viên đạn bay chệch khỏi 1 động mạch lớn vài milimet. Nếu nó bắn trúng động mạch này tôi sẽ ko thể sống sót tới trạm tiếp nhận thương binh tiền phương trung đoàn vì mất máu. Còn nếu viên đạn bắn trúng tôi chệch đi vài milimet về phía đối diện thì nó sẽ cắt đứt hoàn toàn dây thần kinh chân và tôi sẽ ko bao giờ điều khiển được cái chân này nữa, như vậy tôi sẽ trở thành người què và cuộc đời tôi coi như chấm hết. Tuy nhiên số phận đã cứu giúp tôi: "Vậy là anh lại may mắn lần nữa, quan Thượng!" Đó là nickname mà cô bác sĩ phẫu thuật dùng để gọi các Thượng uý. Đây là lần thứ 3 tôi gặp may mắn lớn, chưa tính tới lần viên đạn làm cong thìa. Trường hợp may mắn của tôi có vẻ như đã chứng minh câu nói: "Điều gì xảy ra 1 lần thì chỉ là tình cờ, 2 lần là ngẫu nhiên còn 3 lần là quy luật". Nhiều điều có lẽ là quy luật trong chiến tranh nhưng còn nhiều điều hơn hoàn toàn chỉ là ngẫu nhiên.
    Thì ra trong cuộc phẫu thuật người ta đã ko lấy được viên đạn ra, nó chạy vào trong xương chậu theo 1 đường quái quỷ nào đó khiến người ta ko tìm ra. Ngoài ra cũng bởi ko có máy X quang. Tôi chỉ biết đến sự tồn tại của viên đạn này 1 năm sau khi tôi cảm nhận được nó dưới làn da mông. Nó khiến tôi rất khó chịu khi ngồi hoặc nằm ngửa. Phải sau khi chiến tranh kết thúc nó mới bị lấy ra, trong 1 bệnh viện hoàn toàn khác.
    Tôi bị cấm đứng dậy trong 2 ngày đầu tiên sau cuộc phẫu thuật. Đến ngày thứ 3 tôi cùng 1 nhóm lớn thương binh nặng được sơ tán về tuyến sau tới 1 bệnh viện khác. Tiểu đoàn quân y cần thêm chỗ cho các thương binh mới tới. Sau đó tiểu đoàn lại di chuyển tới gần tiền tuyến hơn vì sư đoàn giờ đã tiến xa hơn về phía tây. Căn cứ vào số lượng lớn thương binh được chuyển tới, có thể thấy các trận đánh rất ác liệt. Từ chuyện kể của các thương binh tôi có thể mường tượng 1 phần quá trình chiến đấu chống bọn Đức phá vây. Sư 38 Bộ binh Cận vệ với Tiểu đoàn Trừng giới phối thuộc trong đội hình đã bịt chặt được vòng vây. Trưa 27/7 chúng tôi đã hội quân được với các đơn vị vừa vòng qua Brest từ hướng bắc. Quân địch vắt kiệt sức mạnh còn lại của chúng nhằm chọc thủng vòng vây. Chiều tối 28/7, 1 bộ phận quân Đức đã bị bắt làm tù binh ở Brest nhưng 1 số đơn vị Đức vẫn còn cố đánh tháo ra. Cuối cùng, sáng ngày 29/7, quân ta đã bắt kịp những đơn vị hoàn toàn mất tinh thần và bị đánh bại này tại 1 khu rừng khác và tiêu diệt hoàn toàn chúng khi chúng đã tới được khu vực Byala Podlyaska. Vậy là cuộc chiến của Tiểu đoàn Trừng giới trong thành phần Sư 38 Bộ binh Cận vệ đã chấm dứt đúng vào ngày tôi bị chuyển về tiểu đoàn quân y. Moscow gửi lời chào tới những người lính vinh quang của Phương diện quân Belorussia 1 đã giải phóng Brest bằng 20 loạt đạn bắn ra từ 224 khẩu đại bác! Thật tốt khi biết máu của chúng tôi đổ ra đã ko vô ích.
    Như tôi biết sau này, tất cả những người tham gia trận đánh đã nhận được thư cảm ơn của Tổng Tư lệnh Stalin. Chúng tôi, các binh sĩ Tiểu đoàn Trừng giới, lần đầu tiên được nhận tấm giấy chứng nhận về lòng biết ơn này. Ai cũng có thể đoán được tầm quan trọng của bức công thư khi nhìn thấy chân dung Tổng Tư lệnh được in trong đó, nó làm tinh thần tăng cao hẳn lên, chẳng khác gì được tái tạo.
    Thay băng trở thành công việc hàng ngày của tôi ở bệnh viện. 2 ngày sau tôi khẩn khoản đề nghị được ko chỉ đứng dậy mà còn đi càng nhiều càng tốt. Tuy vậy tôi phải dùng 1 cái nẹp đặc biệt có khoá và băng xung quanh đặt dưới bàn chân của cái chân còn liệt. Sau 1 thời gian tôi thay băng bằng đai vải bạt khiến nó chắc chắn hơn hẳn. Tôi vẫn ko cảm thấy đau đớn gì hết. Chân tôi vẫn liệt và mất cảm giác, nhưng với sự hỗ trợ của "hệ thống lái bằng dây đai" do tôi phát minh, tôi đã có thể tập đi 1 cách hết sức thận trọng, dù chưa được nhanh như tôi muốn. 1 phần bệnh viện được dành riêng cho chúng tôi, các sĩ quan, đó là 1 căn phòng lớn với giường đôi 2 tầng. Tất nhiên tôi là "người thiếu 1 chân" nên được ở tầng 1, trên đầu tôi là anh chàng thượng uý đẹp trai Nikolai. Anh ta bằng tuổi tôi, 1 tay bó bột vì bị 1 viên đạn đập gãy xương. Chúng tôi tình cờ quen biết nhau nhưng rất nhanh chóng trở thành bạn bè. Chúng tôi có nhiều điểm chung về kinh nghiệm sống và nhân sinh quan. Đó là điều thường xảy ra trong chiến tranh. Gặp gỡ ngắn ngủi, tình bạn keo sơn, và bạn sẽ nhớ mãi trong suốt phần đời còn lại. Y tá của chúng tôi là 1 cô gái người Tartar tên là Aza, 1 người có giáo dục và hiểu biết, thật thú vị khi nói chuyện với cô, và chỉ 1 thời gian ngắn sau mối quan hệ giữa cô và Nikolai đã tiến triển thành 1 cái gì đó cao hơn tình bạn. Tôi nhờ Aza kiếm cho ít sách để đọc vì có quá nhiều thời gian rỗi và đã lâu mất thú vui đọc sách. Tôi cực kỳ sung sướng khi phát hiện ra bệnh viện có cả 1 thư viện kha khá, vì vậy mối quan hệ tốt đẹp với Aza cũng hết sức hữu dụng với tôi.
    2 tuần sau bệnh viện được chuẩn bị để di chuyển tới gần mặt trận hơn theo bước tiến quân ta. Tuy nhiên nhiều người trong chúng tôi lại bị đưa xa hơn về tuyến sau vì phải điều trị dài ngày. Điều đó có nghĩa là sẽ ko bao giờ được quay về đơn vị cũ, có khi còn phải sang 1 Phương diện quân khác. Như tôi đã nói quan điểm lãng mạn và khát vọng tuổi trẻ khiến tôi tự hào vì được chỉ huy những sĩ quan kỳ cựu, mặc dù họ đang bị tạm thời tước quân hàm. Tôi ko muốn đánh mất địa vị đặc biệt này tí nào. Nikolai cũng muốn trở lại đơn vị cũ sau khi rời bệnh viện. Chúng tôi thậm chí đã có 1 buổi phỏng vấn với 1 vị thiếu tá già, tham mưu trưởng 1 trung đoàn bộ binh Cận vệ. Ông đề nghị 2 chúng tôi về đơn vị mình với tư cách đại đội trưởng hoặc sĩ quan tham mưu nhưng chúng tôi ko chịu. Đề nghị của ông xem ra thiếu hấp dẫn với tôi vì dù sao trung đội trưởng trong tiểu đoàn trừng giới cũng chỉ huy số người ngang với 1 đại đội trưởng bộ binh thường. Cấp bậc của tôi cũng đã là đại uý, thêm vào đó lương tháng của tôi cũng ngang với các đơn vị Cận vệ và cao hơn các đơn vị bình thường 100 rub. Đó là lý do những tay tếu bảo tiểu đoàn trừng giới "gần giống 1 đơn vị Cận vệ". Thậm chí trong các đơn vị thường và cả đơn vị Cận vệ, 1 ngày phục vụ tại tuyến đầu chỉ được tính bằng 3 ngày bình thường trong khi với tiểu đoàn trừng giới là 6 ngày!
  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Vậy là để ko bị đưa về tuyến sau, chúng tôi quyết định chuồn khỏi bệnh viện này để tới điều trị tại 1 bệnh viện khác gần chiến tuyến hơn. Chúng tôi biết rõ nếu ko có giấy chứng thương tức thẻ thương binh tiền tuyến thì rất khó giải thích việc chuyển tới 1 bệnh viện khác, vì vậy chúng tôi quyết định lấy trộm. Chúng tôi ko muốn Aza dính vào phi vụ này nên chỉ đề nghị cô rời khỏi phòng hồ sơ 1 lúc, vậy là chúng tôi có thể ung dung "thực hiện hành vi phạm tội" và chuồn khỏi bệnh viện. Trong tình trạng hỗn loạn và ầm ĩ của việc di dời bệnh viện tới vị trí mới, chúng tôi đã lấy được giấy chứng thương của mình, nhét vào túi hành lý cá nhân và dông tuốt. Chắc người ta rất buồn cười khi nhìn thấy 2 viên thượng uý trẻ, 1 bó bột tay, 1 di chuyển chân nhờ 1 hệ thống dây đai kỳ quặc làm bằng vải bạt cũ. Chúng tôi từ từ lẻn ra khỏi bệnh viện khi người ta đang bận chất đồ lên xe tải, đi bộ được khoảng 2km mà ko ai biết và tới 1 ngã tư có 1 nữ nhân viên điều phối giao thông cực kỳ dễ thương. Chúng tôi nhờ cô dừng 1 chiếc xe tải đang chạy ra mặt trận, vội vàng và lóng ngóng trèo lên thùng xe và thế là thoát hẳn khỏi bệnh viện, nơi chúng tôi đã ở đó 2 tuần.
    Sau 1 chuyến du ngoạn bằng nhiều loại phương tiện, thỉnh thoảng cả bằng cách đi bộ, 3 ngày sau chúng tôi tới được 1 trạm cấp cứu của 1 đơn vị pháo binh gần mặt trận và nhờ họ thay băng vì tôi đã bắt đầu thấy ngứa bên trong. Các nhân viên y tế quyết định tháo bột cho cánh tay của Nikolai. 1 đại uý quân y khá trẻ có bộ ria dài dẫn chúng tôi vào 1 cái lều có sơn chữ thập đỏ. Khi anh ta tháo băng, tôi kinh hãi khi nhìn thấy những con dòi béo trắng đang bám đầy vết thương, có con dài tới 2cm. Chắc thấy tôi có vẻ quá sợ nên vị bác sĩ lập tức trấn an: "Đừng lo, trung uý, có dòi trên vết thương là tốt, trong 3 ngày qua chúng đã làm sạch vết thương và ăn hết mủ. Chẳng có gì nguy hiểm cả." Anh ta sát trùng vết thương, băng lại và để chúng tôi đi, chỉ cho chúng tôi vị trí tiểu đoàn quân y gần nhất. Đã rất gần tuyến đầu rồi, tôi thực sự bất ngờ khi nhận ra đây chính là tiểu đoàn quân y cũ của mình! Lại thêm 1 sự trùng hợp may mắn ko thể tin được! Nikolai được gửi tới bệnh viện từ 1 tiểu đoàn quân y khác nhưng cả 2 chúng tôi đều được chào đón. Đầu tiên họ nghĩ tôi lại nhận thêm 1 vết thương nữa nhưng khi 2 chúng tôi kể lại việc trốn khỏi bệnh viện và lý do làm việc đó, các bác sĩ đã hiểu ra.
    Mọi việc đó đã diễn ra trong khoảng trung tuần tháng 8. Hôm 18/8, Ngày Ko lực, chúng tôi lại bị chuyển tới 1 bệnh viện gần nhất. Mỗi người được phát 100g vodka ko chỉ trước mỗi cuộc tấn công mà cả trong các ngày lễ, vì vậy chúng tôi đã uống 100g vodka trong bữa trưa trước khi bị chuyển đi, mặc dù chẳng làm gì cho Ko quân! Chuyến đi khá ngắn ngủi, và trùng hợp kỳ lạ, chúng tôi bị đưa tới đúng bệnh viện mà mình vừa chuồn khỏi! Bệnh viện giờ nằm trong 1 thị trấn Ba Lan nhỏ tên là Byala Podlyaska và đang tiếp nhận thương binh tại vị trí mới này. Nikolai lập tức chạy đi tìm Aza, và vì lúc đó đúng vào giờ ăn trưa nên chúng tôi lại được mời ăn và uống rượu. Đương nhiên chúng tôi ko phản đối. Trước khi kịp lấy lại hơi thở, chúng tôi đã bị đưa gấp tới chỗ giám đốc bệnh viện. Đó là 1 vị đại tá vừa lùn vừa gầy, thân hình khô héo khiến cái quân hàm quân y bé tí trông quá to so với vai ông. Tuy vậy, ông sở hữu 1 chất giọng lệnh vỡ đến khó tin, ko thích hợp chút nào với thân hình nhỏ thó. Ông quát chúng tôi 1 trận! To đến mức làm căn phòng gần như rung lên bần bật như đang có 1 trận pháo kích hay oanh tạc.
    Đại tá gọi chúng tôi là những tên đào ngũ, doạ tống chúng tôi vào tiểu đoàn trừng giới cũng như báo cáo Đặc vụ về vụ tẩu thoát của chúng tôi, cô y tá cũng phải chịu hình phạt tương ứng vì đã giúp đỡ việc này. Và để cho lời nói có thêm trọng lượng, vị đại tá còn thêm vào 1 số lượng ko hạn chế những lời chửi bới. Vì 1 lý do nào đó toàn bộ tấn kịch này làm chúng tôi buồn cười hơn là sợ, có lẽ khẩu phần vodka đúp đã phát huy tác dụng. Tôi bình tĩnh trả lời rằng tôi đã quen với cuộc sống ở tiểu đoàn trừng giới, và đào ngũ thì thường là đi xa khỏi tiền tuyến chứ ko phải lại gần! Tôi cũng thêm rằng cô y tá chẳng làm gì trong cuộc đào thoát của chúng tôi cả, đơn giản là chúng tôi đã lấy trộm giấy tờ trong tình hình lộn xộn và gấp gáp lúc di chuyển bệnh viện. Có lẽ mặc dù giọng lưỡi rất chối tai nhưng vị đại tá có trái tim nhân hậu, ông nhanh chóng bình tĩnh lại nhưng nghiêm khắc cảnh báo rằng nếu chúng tôi còn lặp lại trò "vượt thoát anh hùng" thì trước hết phải nói với ông để ông thu xếp các vấn đề pháp lý. Ơn Chúa! Chúng tôi cảm thấy rất có lỗi với Aza. Cô ko tỏ ra tức giận vì chúng tôi đã đẩy cô vào tấn kịch này, sự vui mừng của cô khi gặp lại Nikolai là rất rõ ràng khiến tôi nghĩ câu chuyện đã có 1 kết thúc tốt đẹp.
    Được maseo sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 02/04/2009
  7. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Bàc Maseo coi hiẶu chì?nh lài chùt vì? em thẮy 'oàn trĂn dìch là? 2 tay thượng uỳ, 'oàn dưới lài hà xuẮng thà?nh 2 tay trung uỳ.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Cái vụ này là do từ Staryi Leitenant (thượng úy) thường được lính gọi tắt là Leitenant (trung úy) nhưng ta có thể dịch là "hai tay cấp úy" thay vì dịch rõ là "hai thượng úy", như vậy hợp ngữ cảnh hơn.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chính thế, tay Danngoc có bản gốc tiếng Anh nên giải thích vậy là rõ. Tuy nhiên tớ đã sửa theo ý gã Tieu rồi, dù sao chi tiết hơn thì cơ bản là cũng tốt hơn. Chương này ít đánh đấm nên hơi chán, nhà em sẽ cố vượt qua nó sớm.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tôi nghĩ bác sĩ mới của tôi rất dễ thương, đó là 1 nữ đại uý khoảng 30 tuổi và rất quan tâm săn sóc tôi. Trước khi tâng bốc cô, tôi phải kể lại trường hợp 1 nữ đại uý từng phục vụ tại trung đoàn tôi ở Ufa, quân khu Nam Ural, chính xác là tất cả sĩ quan trung đoàn đều mê cô ấy và tìm mọi cách để được nhìn thấy cô. Tôi có thể hiểu được họ. Đại uý Quân y Rodina, đó là tên cô, là người cực kỳ mảnh dẻ, nước da bánh mật tươi sáng và rất đẹp, mắt nâu và to cùng mái tóc dày đẹp dưới cái mũ pilotka rất phù hợp với cô. Chúng tôi hát bài ca về Đất Mẹ có đoạn "chúng tôi yêu Đất Mẹ như vợ mới cưới" nhiều hơn tất cả các bài hát khác. Tuy vậy chẳng ai có được cơ hội với cô, 1 trong các phó chỉ huy trung đoàn là chồng cô, thiếu tá Rodin. Anh là 1 frontovik cao to đẹp trai với nhiều huân huy chương. Tại đây, trong bệnh viện này, sự quan tâm của nữ đại uý quân y đã bắt đầu làm tôi bối rối.
    Cuối cùng, 1 hôm cô cho tôi 1 cái hẹn buổi tối "chỉ để nói chuyện". Lời hẹn có vẻ quá thiếu hấp dẫn với tôi, phần vì cô hơn tôi 10 tuổi, phần vì tình yêu mãnh liệt của tôi với Rita, người tôi đã gặp tại trung đoàn ở Ufa. Có vẻ tôi đã thành công khi giả bộ bị ỉa chảy để ko tới chỗ hẹn. Tôi ko chê trách gì cô, các tiêu chuẩn đạo đức rất khác trong chiến tranh, và "tiếng gọi của bản năng xác thịt" là khác nhau với mỗi người. Tất nhiên, sự quan tâm của nữ đại uý sau đó thay đổi ngay lập tức, và tôi bị chuyển cho 1 bác sĩ khác chăm sóc, 1 nam bác sĩ. Tôi rất vui mừng vì điều đó. Dù sao tôi cũng đã nói với tất cả bạn bè ở tiểu đoàn cũng như Nikolai và Aza rằng tôi đã lấy vợ, cho họ xem ảnh Rita. Tôi rất nâng niu tấm ảnh nhỏ đã phai màu này và chắc chắn cuộc tình lãng mạn của chúng tôi sẽ dẫn tới 1 đám cưới, trừ phi 1 trong 2 chúng tôi bị giết.
    Vì 1 số lý do người ta lại 1 lần nữa định chuyển các sĩ quan về tuyến sau. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng tới xin với giám đốc bệnh viện vì còn nhớ lời dặn của ông. Người chăm sóc chúng tôi, Aza, tìm thấy chúng tôi ngay trước khi đến gặp giám đốc, cô thông báo giám đốc bệnh viện đã chuyển chúng tôi vào nhóm sĩ quan đang bình phục, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ được ở lại 1 bệnh viện gần tiền tuyến. Chúng tôi biết đại tá giám đốc làm vậy để ngăn chúng tôi lặp lại cuộc đào tẩu. Chúng tôi cũng đang bình phục thật. Ngày đó chúng tôi còn rất trẻ, các vết thương dù là thể chất hay tinh thần đều dễ chữa khỏi khi người ta trẻ. Chúng tôi đã có vô khối vết thương tinh thần khi chứng kiến cái chết của các đồng đội. Cuối cùng họ đã tháo hẳn bột cho Nikolai, mặc dù anh vẫn còn phải mang nẹp nhưng đã bắt đầu các bài tập vật lý trị liệu. Tôi cũng dần cảm thấy dây thần kinh chân bắt đầu lành lại, mặc dù chưa thể tháo bỏ những sợi dây nối với thanh nẹp nhưng tôi cũng đã bắt đầu các bài tập phục hồi dưới sự giám sát của bác sĩ.
    Hôm sau chúng tôi được đưa lên xe tải tới thị trấn Ba Lan Kalushin vừa mới được giải phóng hồi đầu tháng 8. Tôi ko nhớ nó cách Warsaw bao xa nhưng lúc đó các đơn vị tiền tiêu Phương diện quân cũng vừa mới vượt sông Vistula ở phía nam thủ đô Ba Lan. Chúng tôi được đưa vào 1 căn nhà còn tốt, trong 1 phòng nhỏ trên tầng 2, mỗi phòng cho 5 - 6 người. Chúng tôi chưa từng quen với tiện nghi như thế này! 1 đại uý tiểu đoàn trừng giới của tôi mới bị thương cũng được đưa tới phòng dành cho sĩ quan này, anh ta ko định quay lại tiểu đoàn sau khi bình phục. Anh kể tôi nghe nhiều tin tốt. Chỉ huy Tập đoàn quân 70 đã tưởng thưởng cho các binh sĩ tham gia tiêu diệt các đơn vị Đức tại Brest và tôi được nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc. Tôi biết các bạn sẽ hiểu niềm vui của tôi. Khi 1 thợ ảnh địa phương, 1 người cận thị trông rất ốm yếu, đi qua phòng tôi, tất cả chúng tôi mời anh ta vào để chụp ảnh mình đang đeo huân huy chương. Những người khác bảo tôi hãy chụp với 2 huân chương, tấm Huân chương Sao Đỏ của tôi và Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 2 mượn của người khác. Ko nghĩ ngợi lâu tôi đồng ý và rất kích động khi nhận lại tấm ảnh rất đẹp với 2 tấm huân chương chiến trận. Tôi ko thể kìm nén được và viết nhiều bức thư gửi cho mẹ và chị em gái ở Viễn Đông, cho người yêu mà sau này sẽ là vợ tôi. Việc chụp ảnh với tấm huân chương của người khác ngay sau đó đã đẩy tôi vào hoàn cảnh rất khó chịu, nó đã dạy tôi 1 bài học tốt cho tương lai.

Chia sẻ trang này