1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Snowy London

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi wbguy, 03/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wbguy

    wbguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Luận về việc làm
     
    Qua bên Luân Đôn làm việc 17 ngày rồi tôi mới thấy được sự gần gũi về văn hoá, tâm lý chung, cách suy nghĩ và sự làm việc của người Mỹ và người Anh. Mặc dù bay từ Boston qua đến Luân Đôn hết 6 giờ bay dài, còn từ Cựu Kim Sơn thêm 5 tiếng nữa, vị chi là 11 tiếng đồng hố, 5371 dậm Anh. Trong khi đó từ cảng Dover bên Anh, vượt qua biễn Manche qua bên Calais ở Pháp, cách nhau dưới 32 dậm Anh, bay chừng 5 phút, còn đi xe lửa khoảng chừng 20 phút, vậy mà người Pháp với người Anh cũng không thể gần như người Anh với người Mỹ được. Những lần nói chuyện, những lần bàn luận về chiến tranh Iraq, kinh tế ở  Dockland, hoặc những lần lai rai bia cụng ly với mấy đệ tử mới quen  - dân Anh thì không uống rượu nhiều như dân Tây - thì ý tưởng chung chung không khác gì như nói với 1 người Mỹ.  Chắc hẳn rằng yếu tố cùng chung tiếng nói, cùng chung một ngôn ngữ là quan trọng đã đưa con người ta đến cùng chỗ hội tụ về tư duy,  cảm thông, và hành động hơn  là yếu tố địa lý hoặc lãnh thổ... Tư tưởng và ý thức hệ thì cũng chịu chung một quy luật đó mà thôi.... Đã từng làm việc với những kỹ sư Tây ở vùng Nice và Toulouse, tôi cảm nhận  ngay về những điều này. Ngay cả lúc ... bất đồng ý kiến thì 1 người Mỹ cũng không khác gì lắm với 1 người Anh!!! Qua những lần gọi điện thoại viễn liên để phát biểu về cái muốn làm của mình, tôi có thể nhận ra được cái nóng của Steve từ từ dâng lên qua giọng nói, khi bất bình với tôi, và mình có thể hình dung ra được nét mặt như thế nào ở đầu giây điện thoại bên kia, rồi mình phải tìm cách trấn an hoặc phản ứng lại cho đúng thời điểm, hoặc cho người đối diện biết là thái độ và cách suy nghĩ của mình như thế nào. Không nói thiếu mà cũng không nói thừa, right to the points?
     
    Làm việc chung với mấy tên xếp ngừơi Anh thì hầu như không còn biết nhìn đồng hồ để biết khi nào về cả, khi thì ra khỏi sở 6, 7 giờ tối rồi ra kiếm cái gì ăn, ăn xong thì ? lại vào sở làm thêm vài tiếng nữa mới đi về. Tôi cũng lấy làm lạ vì mình biết rằng, những tên này thì không ai ở trong vùng Luân Đôn cả, xe thì có, nhưng không lái vào, phải đi xe lửa mất hết khoảng 1 giờ 45 phút, nếu không bị trễ xe hoặc bắt lỡ chuyến, vậy mà chỉ khăn gói rời sở lúc sau 10 giờ đêm,  thế mà hôm sau họp sớm lúc 8 giờ sáng thì đã gặp mặt nhau để ?~cheers?T với nhau rồi? Tôi ước tính rằng mấy tên này về nhà chỉ kịp thay đồ, leo lên giường rồi phải lục tục dậy khoảng 5 giờ sáng sửa soạn, chuẩn bị, để kịp bắt xe lửa vào sở ? làm tiếp. Những tên làm cho hãng Mỹ lại còn cực hơn nữa, vì đôi khi nhận được những cú điện thoại khẩn cấp từ Cali khoảng 3 giờ chiều giờ Cali, thì cũng là gần nửa đêm giờ Luân Đôn rồi (Làm về Sales & Marketing thì chuyện điện thoại khẩn cấp là chuyện ? thông thường).  Bù lại thì dân Mỹ ít giờ nghỉ hè hơn, trung bình là 2 tuần 1 năm, trong khi đó, những tên làm cùng sở với tôi ở Anh thì được nghỉ ít nhất là 5 tuần mỗi năm? Lâu lâu muốn đi chơi xa 3 tuần thì cũng phải giàng xếp với Boss trước, không thôi thì cũng chẳng ai cho nghỉ hết. Nếu Boss không thương tình thì cũng chịu vậy thôi, chỉ đi lanh quanh ở Mỹ và Âu Châu...
     
    Về vấn đề giờ giấc, người Anh, họ tương đối tôn trọng sự đúng giờ. Có 1 lần, sau khi làm việc đến khoảng 11 giờ đêm, cả ngày hôm đó cũng làm trên 14, 15 tiếng,  trước khi về lại khách sạn tôi buột miệng nói với Steve rằng tôi sẽ vào hôm sau khoảng 7 giờ sáng vì nhân viên sẽ thông thường khoảng 8 giờ. Hôm sau, tôi đến khoảng 7:20 AM, cũng chỉ có 1 người đến sớm trước tôi thôi, vậy mà tôi cũng bị anh em ''nhắc nhở'' một cách vui vẻ vào lúc giờ ăn trưa. Mình cứ tưởng bở là hôm trước làm trể thì anh em cũng xí xoá cho mình, nhưng anh em cũng lơ là , coi như không biết điều này. Thông thường, trứơc khi làm việc thì nhóm họp anh em lại thì hầu như ai ai cũng hiện diện và đúng giờ trong suốt thời gian tôi ở đó.
     
    Người Anh thi họ thực tế hơn là người Pháp, kinh nghiệm tôi thấy là mấy kỹ sư người Anh cũng? bới theo thức ăn để ăn trưa như đa số người Mỹ. Cũng ăn qua loa, vội vàng, cho có. Cũng không cầu kỳ gì lắm, có thể là thức ăn còn lại của buổi ăn tối của ngày hôm trước, hoặc chỉ là 1 miếng sandwitch kẹp thịt heo muối với mấy cọng rau sà lách. Kỹ sư Tây thì không, thích đi kéo ghế, và làm việc xong thì đi nhậu cho đến khuya mới về. Tây thì cũng hay lý luận và triết lý hơn là dân Anh.
     
    Nói chung làm việc với đám dân Anh thì cũng thoải mái thôi, nếu mình chịu khó làm việc với ngưòi ta, mà mình có thể tiên đoán được những gì mấy anh em đó suy nghĩ và muốn làm. Đã làm quen ở Mỹ thì việc bước vào một nhiệm sở mới ở bên Anh, để làm quen nhân viên trong 1 thời gian ngắn ngủi, thì cũng không khác gì 1 công sở Mỹ cả. So sánh lối làm việc, một cách tổng quát, với những dân khác như Nhật, Ấn Độ, Ý, Pháp, Trung Hoa, tôi vẫn thích lối làm việc của người Mỹ hay người Anh hơn. Họ sẽ đặt thẳng vấn đề, đôi khi mình nghĩ là không tế nhị, thẳng thừng, nhưng lối giải quyết nhanh chóng. Một khi tranh cãi nhau xong thì thôi, ra ngoài pub thì vẫn là bạn bè như nhau, nể trọng nhau, chọc nhau... Dân Anh thì chọc người khác sâu và thâm thúy hơn dân Mỹ, khi chọc người khác vẫn giữ cái mặt ... phớt tĩnh Ăn Lê. Một trong những đi ều t ôi thích dân Anh là môt khi họ biết được khả năng của mình rồi thì họ chú trọng đến những thành quả mình đã làm hơn là gốc gác mình từ đâu ra. Ít ra ảnh hưởng của Magna Carta cũng không ... bất hư truyền thật!  Mặc dù dân Anh vẫn còn những truyền thống vua chúa cổ xưa, nhưng sự suy nghĩ và cách dùng người vẫn hơn hẳn các xứ lân cận như Pháp, Ý, Tây Ban Nha... và tệ hại nhất là Thụy Sĩ...
     
    Có một vài lần về Việt Nam, ghé nói chuyện, và quan sát cách làm việc của mấy bạn bè cũ, thì ... chịu thôi, chắc chắn là bó tay, không biết làm sao mà lần mò ra cả. Ở chơi cho vui thì có thể là được. Chỉ có ăn đặc sản thì tuyệt cú thôi..
     
    Tuỳ theo quan niệm sống của mỗi người, có người sẽ chọn hệ thống tư bản để sống và làm việc. Với tôi, hệ thống tư bản cho phép mình đuọc sự tự do phát triễn đầu óc của mình, một cách tự nhiên, không bị gò bó theo luật lệ ... vô duyên của những kẻ khác. Nếu mình không thích một sự việc nào đó hoặc một sự chèn ép nào đó thì mình có quyền bỏ phiếu bằng ... hai cái chân của mình, walk away. Tiền không là mục đích tối hậu, nhưng với tiền, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng, thời gian và không gian sẽ được rút ngắn lại, không để cuộc sống của mình lu bu, lôi kéo với những chuyện ... ruồi bu. Với chủ nghĩa tư bản, phẩm chất đời sống - Quality of Life - sẽ tốt đẹp hơn cho cá nhân, môi trường sống được an toàn và ổn cố hơn vì mình sẽ có thời giờ để suy nghĩ  và thực hiện những chuyện khác tốt đẹp hơn cho đời sống, ngay cả việc ý thức giúp đỡ những người khác kém may mắn hơn mình trong đời.
     
    Nhà thờ
    Đi Âu Châu thì không thể nào thiếu cái mục thăm viếng các nhà thờ hoặc các địa điểm tôn giáo, nhất là bên đạo Thiên Chúa Giáo vì lịch sử và văn hóa Âu Châu gắng liền như bóng với hình qua các đền đài tôn giáo này. Tôi thì chỉ để ý chính những kiểu kiến trúc qua chính là ở hai thời đại Trung Cổ và thời Phục Hưng. Đi dể biết thêm thế nào là trường phái loại Romanesque, Rococo, Gothic, hoặc là Baroque là 4 loại trường phái mà tôi muốn tìm hiểu rõ để có dịp nói chuyện trao đổi và biết thưởng thức, còn những thời đại  khác, vì không thể nào có thêm  thời giờ thì chỉ là những bóng mờ mà thôi. Định là như vậy để đi tìm các loại nhà thờ kiểu trên để đi tìm, nhưng đến khi vào nhà thờ  Thiên Chúa Giáo Westminster Cathedral,  là nhà thờ chính của Thiên Chúa Giáo ở Anh, thì lại thuộc loại Byzantine hơn là kiến trúc loại Gothic thông thường như đa số các nhà thờ Thiên Chúa Giáo khác. Nhìn từ phía ngoài thì không biết tại sao mình lại mường tượng đến nhà thờ hao hao giống nhà thờ Notre Dame de la Garde ở Marseille. Sau này về tra cứu thì mới biết rằng Westminster Cathedral và  Notre Dame de la Garde or Marseille đều thuộc loại Byzantine cả. Nước Anh, sau vụ xích mích và hiềm khích của Henri Đệ Bát với toà thánh La Mã, không còn sủng ái đạo Thiên Chúa Giáo nữa, nên từ đó về sau các nhà thờ Thiên Chúa Giáo cũng tàn lụi theo. Không biết bao nhiêu thánh đường, tu viện, nhà nguyện... đã bị bán đi hoăc chuyển qua thành cơ sở của Anh Giáo.
     
    Nói là đi xem nhà thờ, nhưng tôi cũng tham dự hầu như nguyên vẹn của thánh lễ ở nhà thờ chánh toà Wesminster Cathedral  vào tối thứ Bảy, và tuần trước đó nữa, lễ của bên phiá Anh Giáo (Anglican) nhà thờ St. Paul.
     
    Khi mình bước vào nhà thờ Westminster Cathedral thì mình cảm thấy thời gian và ngay cả không gian nữa, như dừng lại. Từ những hàng ghế quỳ lạy cũ kỹ, đan bằng mây, ghế thẳng đứng và riêng biệt, không khí lành lạnh như toát ra từ các viên đá cổ, sự im lặng và tiếng cầu kinh thì thầm của đa số những người già nua, làm cho mình ý thức và để ý kỹ hơn về tiếng nói nội tâm của mình. Mặc dù là 1 người theo Phật Giáo, nhưng có lẽ duyên để thực hiện đời sống tôn giáo lại nhiều hơn với bên Ky Tô Giáo. Thôi cũng được vậy, còn hơn là không có. Con người của mình vẫn còn đầy rẫy tham sân si, nếu có thời giờ để nghĩ về tư tưởng và hành vi của mình, để nhìn một cách dung dị hơn và hướng thượng hơn thì cũng là điều tốt hơn. Vào chổ thờ phượng , yên tĩnh, là dịp tốt để mình nói chuyện với chính con người của mình. Ngoài ra, đó cũng là lúc mà mình nghĩ đến những người sống và những người chết. Tôi có 1 người bạn có người mẹ mất về bịnh ung thư, thì đây là những dịp tôi ý thức sống với người đó, dù là không ở với nhau nhưng mình cảm thấy trong người của mình có một sợi dây vô hình với người đó, nghĩ đến bà bác mới qua đời ở Việt Nam, nghĩ đến cha mẹ và những người thân... Nghĩ đến sự khoang dung và tha thứ, về những hành động vô ý thức của mình... Qua bên này, có lẽ vì sự tiện lợi, cho nên việc đi chùa để theo Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, vẫn ít hơn là vào nhà thờ nghe Phúc Âm và hát thánh ca. Có lẽ lâu ngày thì cũng từ thói quen đi nhà thờ với gia đình của người bảo lãnh minh ra khỏi trại tỵ nạn, mà mình đang mang cái ân cái nghĩa suốt đời? Ở những nhà thờ lớn như vậy, có những khu riêng để thắp nến, vào đó mình bỏ tiền để đóng góp vào việc nhang đèn, rồi đốt lên những cây nến để cầu nguyện thêm, một vài lời thô thiển cầu siêu cho người chết và và những khẩn cầu an cho nhưng người sống? Làm sao để mình tìm thấy sự thật trong mọi vật và ... phiêu lưu vào những biên thùy mới của thế giới đổi thay của mình?
     
    Hôm vào nhà thờ Westminster Cathedral, tôi tình cờ được nghe những tiếng hót thánh thót của ca đoàn Douai Abbey. Những giọng kim đó đã trở nên những nét chấm phá sống động trong chuyến đi làm này. Ca đoàn này cũng là một trong những ca đoàn hát nhạc lễ có hạng ở bên Anh Quốc. Vào để mà nghe Bach thì còn gì bằng nữa, âu đó cũng là duyên với nhau mà thôi - Jesu, Joy of Man''s Desiring. Có những lúc nghe những âm hưởng cao, mạnh, chỉ biết úp mặt, rồi chợt 1 giây phút nào đó, bàng hoàng, như có cái gì đập nhói vào tim mình,  mình cảm thấy mình trở nên tha hoá với thân phận và cuộc đời, chỉ  còn ta với ta, very lonely!
     
  2. wbguy

    wbguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
     
    Ngày Chủ Nhật trước đó, tôi cùng 1 người bạn, người này nghe tôi ở bên Luân Đôn thì mua vé bay từ Zurich qua chơi cuối tuần, chúng tôi vào thăm nhà thờ Saint Paul là nhà thờ lớn nhất nước Anh. Đấy là trụ sở chính của đạo Anh Giáo từ khi vua Henry Đệ Bát quyết định tắch rời giáo hội La Mã. Tính ra nhà thờ này có một lịch sử nỗi trôi trên 1400 năm. Bị cháy và được trùng tu lại 4 lần. Là chứng nhân cho lịch sử của nưóc Anh qua biết bao đời vua chúa, cải cách, chiến tranh, bạo loạn, cưới hỏi quyền lực, ma chay, thay đổi thể chế tôn giáo... Vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, không quân Luftwaffe của Đức đã dội bom liên tục thành phố Luân Đôn. Hình ảnh vòm trắng của nhà thờ Saint Paul vẫn đứng vững, sừng sững giữa cảnh bom rơi, lửa cháy điêu tàn là 1 hình ảnh bất khuất, kiêu hùng của dân tộc Anh, nhất là vào giai đoạn Âu Châu chỉ còn nước Anh là thành trì độc nhât để chống lại đại quân của Đức Quốc Xã. Nhà thờ này cũng là nơi chôn của một số anh hùng của người Anh như Đô Đốc Horatio Nelson, chắc cũng tương đương với Trần Hưng Đạo của Việt Nam, hoặc cái am cho Lawrence of Arabia, đám ma của Winston Churchill cũng ở trong nhà thờ này đây... Gần nhất là đám cưới của Prince Charles & Pricess Diana cũng tổ chức vào năm 1981. Là 1 nhà thờ theo nguyên bản của 1 nhà thờ đạo Thiên Chúa Giáo  nên cách xếp đặt cũng giông như những nhà thờ Thiên Chúa Giáo lớn khác , theo kiểu Baroque. Đặc biệt nhất là cái tháp đường tròn (dome) lớn thứ nhì trên thế giới, sau cái tháp đuòng tròn ở bên Saint Peter ở La Mã. Thật sự mà nói, muốn đi thăm cho kỹ, và tìm hiểu rõ thì cũng mất hết ít nhất 1/2 ngày trời để xem qua...
     
    Nếu ai đã từng đi lễ với các chi nhánh Tin Lành như Lutheran, Episcopal, Baptist... thì chương trình hành lễ hàng tuần của Anh Giáo không khác biệt gì lắm: Cũng đọc thánh thư, cũng có kinh giảng, cũng chúc bình an, và quan trọng nhất là phần bí tích ăn bánh thánh để nhận sự mình chúa Giê Su vào trong cơ thể của mình. Tuy nhiên mỗi nhánh Tin Lành có mỗi cách nhận va truyền về bí tích ăn mình thánh đức Giê Su. Anh Giáo khi làm nghi lễ, sẽ dựa trên cuốn Anglican Missal (còn được gọi là Anglican Service Book) và cuốn này cũng theo sát cuốn sách the Common Book of Prayer mà các nhánh Tin Lành khác cũng dựa vào.
     
    Sự khác biệt lớn nhất giữa đạo Thiên Chúa Giáo và và các nhánh Tin Lành là sự phục tùng hoặc ai là người có quyền hạn cho những quyết định tối hậu. Bên Thiên Chúa Giáo, đó là Đức Giáo Hoàng, sẽ là người có toàn quyền trong giáo hội, các hàng giáo sĩ (các Hồng Y, Các ************* và Giám Mục, các cha, các sơ...) chỉ là người đại diện của Đức Giáo Hoàng mà thôi.  Trong khi đó bên Anh Giáo, thẩm quyền của ************* (Archbishop of) Canterbury chỉ có trong lãnh địa của giáo phận (diocese) Canterbury, mặc dù tren nguyên tắc là người đứng đâu của đạo Anh Giáo. Các ************* của từng địa phận sẽ có những quyết định riêng ảnh hưởng đến địa phận đó mà thôi.. Vì thế nên, trong năm vừa qua, mới xảy ra chuyện các địa phận của Anh Giáo chấp nhận 1 người ''gay'' làm Giám Mục ở bên Âu Châu, trong khi đó, các Giám Mục ở Phi Châu - Với số giáo dân gấp 5,7 lần bên Âu Châu - phản đối kịch liệt, đòi tách rời ra lập 1 nhánh khác. (Từng là người đã đi học thánh thư và ... đi chỉ dạy thánh thư trong những ngày đầu tiên ở Mỹ nên tôi mới có 1 số kiến thức căn bản để nói chuyện. Cũng đóng vai trò làm người Phật Tử đi rửa chân cho các môn đệ ky tô hữu trong tuần lễ cuối cùng của lễ Lá nên cũng biết thế nào cúi đầu hạ người để hiểu và làm những chuyện nghèo hèn này....)
     
    Epilogue
     
    This is my last writing on this London trip, I do not need to drag the story out more than necessary. I think I have offered some insights into an international business trip from the perspectives of a  Vietnamese-American project engineer -  A Việt-Kiều in the eyes of many of you ?" A sample of three days in London, you can see the pressures, the interaction between people, and the environment. It was a good trip overall and quite successful at the end, even the odds were against my team and its leadership. The team was able to pull together and overcome so many problems and obstacles. We had argued many times and had offered many different ways to tackle of the issues to bring the end results to the customers. There were times that I can feel Steve want to eat me alive, or I just want to hit back very hard to make my points. Our friendship is still intact after all of those heated argument. I worked so much, average 13-14 hrs a day, some days more, some days less. The key thing was customer, at the end,  was happy to accept the implementation that Steve & I initiated. We both were very happy and planned for the next project in Netherlands as planned. Consider the fact that the world economy is in such a state, I am glad that my company is doing well ? Steve called me recently that he is coming over to see me in California, in Santa Barbara. I make sure that I pay back and treat him right!
     
    On the last night in London, reluctanly, I was able to sing ?~Delilah?T like a Tom Jones wannabe, a Welch, at a pub for my team. It is a time for camaderie, like a time to sing to the tune ?~It?Ts A Long, Long Way to Tipperary?T? ?oTo Tipperary, to the sweetest girl I know??. It remind a chaotic party scene in the movie ?~Das Boot? So much fun. They all came to my farewell drinking party, except two leaders who were busy with work, and we had a crazy, raucous time together. Besides discussing things we did (or did not do) at work, there were plenty of things to talk about that are quite inappropriate to print it here. Man, it is a man world! Especially on a Valentine?Ts Day. We just laughed and laughed. There were plenty of jokes about me, my Sushi eating habits and my shortcomings with brogue. Each and everyone of them has a special place in my heart. Some of them, I think, could become life friends since our thinking was so much alike. After the party, Mark escorted me to for the Docklands and places that he worked before (He used to work in banking industry before the current financial crisis), then I headed for a good time in Central London before flying back to the States.
     
    Cheers!
     
  3. hungkhong25

    hungkhong25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2009
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác wbguy lắm lắm nhé? Bên box Thái thì bác cũng quậy một mình một cõi rồi đấy. Khi nào làm xong tự điển Việt Thái thì cho cháu nhờ ? Hic hic!

Chia sẻ trang này