1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án CDM - Cơ chế phát triển sạch

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi binhminh_46dt, 07/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhminh_46dt

    binhminh_46dt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Bài viết:
    2.756
    Đã được thích:
    0
    Dự án CDM - Cơ chế phát triển sạch

    Có bác nào có kinh nghiệm về làm dự án CDM ở Việt Nam không, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giúp mình với. Mình đang được giao làm phó giám đốc ban quản lý dự án CDM của Thuỷ điện Sơn La...hic.. chẳng biết gì vì lâu rồi toàn stock và Gold rơi vãi hết kiến thức rồi...
  2. thicongnha

    thicongnha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Như ta đã biết hiệu ứng nhà kính đang gây những biến đổi to lớn về khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và an ninh toàn cầu.
    Nghị định thư Kyoto được 159 quốc gia ký năm 1997 tại Kyoto với mục tiêu giảm lượng khí thải điôxít cácbon và các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên và được Nga ký ngày 11/3/1999.
    Nghị định thư quy định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến năm 2012, Nga cũng như các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm lượng khí thải CO2 xuống mức 5,2% như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than, dầu và khí thiên nhiên, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và sức gió.
    Thời kỳ sau năm 2012, mọi trách nhiệm giữa các nước sẽ được quy định trong quá trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, để có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước chịu trách nhiệm về 55% lượng khí thải toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển, phê chuẩn nhưng cho đến thời điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật ''''Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu", các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2% lượng khí thải toàn cầu.
    1. Khái quát về cơ chế phát triển sạch và dự án cơ chế phát triển sạch
    CDM là gì? CDM tên viết tắt tiếng anh là Clean Development Mechanism ?" cơ chế phát triển sạch là cơ chế hợp tác quy định tại điều 12 của nghị định thư Kyoto.
    Cơ chế phát triển sạch cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển, gọi là dự án cơ chế phát triển sạch (dự án CDM ) để nhận được tín dụng dưới dạng các ?ogiảm phát thải được chứng nhận?.
    Dự án CDM là dự án đầu tư sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM (là tổ chức được các nước tham gia Công ước Khí hậu thành lập và uỷ quyền giám sát các dự án CDM) chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính.
    Phát thải khí nhà kính là phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm soát bởi Nghị định thư Kyoto gồm: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác được quy định trong Nghị định thư Kyoto.
    2. Những lĩnh vực có thể xây dựng dự án CDM:
    ? Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh vực sau đây:
    - Sản xuất năng lượng;
    - Chuyển tải năng lượng;
    - Tiêu thụ năng lượng;
    - Nông nghiệp;
    - Xử lý, loại bỏ rác thải;
    - Trồng rừng và tái trồng rừng;
    - Công nghiệp hoá chất;
    - Công nghiệp chế tạo;
    - Xây dựng;
    - Giao thông;
    - Khai mỏ hoạc khai khoáng;
    - Sản xuất kim loại;
    - Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);
    - Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
    - Sử dụng dung môi;
    ? Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững.
    f~ Như vậy thực hiện dự án CDM, nước đang phát triển sẽ nhận được nguồn đầu tư mới từ nước ngoài và tiếp nhận các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu.
  3. jupiter2806

    jupiter2806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Vậy bác cho em hỏi, trong lĩnh vực môi trường của mình thì CDM sẽ bao gồm những dự án nào? Và như vậy thì người chủ công trình đó sẽ không bỏ ra bất cứ 1 khoảng chi phí nào phải không bác? Cái này sẽ được bọn nước ngoài tài trợ 100% vốn luôn đúng không? Bọn nước ngoài sẽ được lợi gì từ việc tài trợ này?
    Thank!
  4. Cacyme

    Cacyme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mình có biết một chút nên bổ sung một số thông tin:
    Dân môi trường làm về CDM trong tất cả các lĩnh vực, miễn là dự án đó khả thi (giảm CO2 thực sự, lượng giảm đủ tương ứng với tiền đầu tư).
    - Về việc đầu tư: có 2 cách
    1. Bọn nước ngoài đầu tư toàn bộ
    2. Doanh nghiệp tự đầu tư lấy, nuoc ngoai tu van.
    Sau khi đầu tư và đat được chứng nhận giảm phát thải từ tổ chức quốc tế (UNFCCC) doanh nghiệp sẽ thu đựợc tiền và phải chia 1 khoản tiền cho Bọn nước ngoài đã đầu tư (cách 1) hay đã tư vấn (cách 2).
    Nếu theo cách 1 thì khoản tiền mà doanh nghiệp nhận được sẽ nhỏ hơn cách 2, và ngược lại với Bọn nước ngoài kía :-)
    Với thuỷ điện Sơn La, mình đoán là doanh nghiệp sẽ bỏ tiền (chính là tiền xây thủy điện). Còn tổ chức nước ngoài chỉ giúp doanh nghiệp đạt được chứng chỉ giảm phát thải thôi.
    Cái lợi mà cả 2 bên thu được đều là Tiền do đã chứng minh được dự án Son La giảm phát thải CO2 vào Môi trường.
  5. KID1414

    KID1414 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    588
    Đã được thích:
    1
    hic...Xin lỗi bác chủ topic nhá. Không biết bác là ai và em cũng chưa từng nghe thấy có PGĐ quản lý dự án CDM của Thuỷ ĐIẹn SL cả. Em làm bên A Sơn La 5 năm rồi bác ah.
    +++
    To jupiter2806: Bác đọc lại bài bác thicongnha viết thì bác sẽ biết được những dự án nào được cấp CDM. Còn bọn nước ngoài nó được jì ah ...Giải thích mệt lắm bác ah. BÁc liên hệ mới em em trả lời cho nhanh
    To Cacyme: TĐ Sơn La không bao giờ được làm CDM thưa bác.
    Các bác muốn biết tại sao thì đọc Nghị định thư Kyoto và các văn bản của VN về CDM
    ++++ Hiện này ở VN có rất nhiều bọn cho là mình là nhà tư vấn CDM giỏi nhưng thực chất toàn lừa tiền Chủ Đầu Tư.
    Để tính lượng phát thải thì đơn giản nhưng để bọn nước ngoài nó mua thì cả là vấn đề lớn.
    Hiện tại VN đã cấp chứng chỉ CDM cho khoảng 200 dự án khác nhau nhưng khi đưa lên HĐ LHQ toàn bị loại chỉ được gần 5 cái là thực sự được LHQ chấp nhận.
    Khi CDM bị loại và bên tư vấn ko hợp tác nữa thì CĐT sẽ bị thiệt và ko bán được CDM nhưng tiền vẫn bị bọn tư vấn ứng trước một ít rồi ...vì vật các bác CĐT nên chú ý.
    Bác nào muốn hỏi thêm về vấn đề này liên hệ với em. Em xin trả lời trong phạm vi hiểu biết của em.
  6. hibun

    hibun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    TĐ Sơn La 2400MW - quá lớn và không thuộc nhóm dự án khả thi để triển khai CDM bạn à. (Hồ chứa quá lớn, tác động xã hội, dân sinh và môi trường lớn, thường là tác hại.) Với hồ chứa lớn như vậy, thì thường là gây hại cho môi trường nhiều hơn :D
    Bạn muốn trao đổi thêm xin trao đổi với tôi:
    Tuấn Anh - Trưởng ban Tư vấn Phát triển dự án Môi trường
    Email: anhlt@vmpec.com.vn
  7. hibun

    hibun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    CDM ở Việt Nam phù hợp nhiều nhóm dự án:
    -dự án phát triển năng lượng sạch
    -d/a phát triển năng lượng tái tạo
    -d/a tiết kiệm năng lượng
    VN có nhiều nhóm d/a phù hợp triển khai CDM:
    -Xử lí rác thải
    -Thủy điện
    -Phong điện
    -Tiết kiệm năng lượng tại các khu công nghiệp
    .....
    Chi Phí: (là phí tư vấn, đăng kí - ko phải vốn bạn nhé): có nhiều cách để làm. Có 1 cách là bên tư vấn chịu rủi ro bỏ toàn bộ chi phí tư vấn ra trước. Tuy nhiên phí tư vấn sẽ thu cao hơn theo tỉ lệ % giá trị chuyển nhượng lượng giảm phát khí thải của dự án
    ...Lợi gì cho nhà cung cấp dv tư vấn CDM: tiền à bạn ơi :D
    Các chi tiết hơn, luôn sẵn lòng trao đổi với các bạn tại địa chỉ: anhlt@vmpec.com.vn
  8. hibun

    hibun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Đính chính 1 chút. Chữ "đầu tư" dùng là ko đúng. Mà là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn ứng trước khoản phí tư vấn, phí đăng kí, ... (chịu rủi ro thay chủ dự án)
  9. hibun

    hibun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tớ đính chính thông tin bạn này viết một chút:
    -Đến T3-2009, tổng số khoảng 76 dự án được NDA Việt Nam phê duyệt PDD. UNFCCC thì chưa có phê duyệt cái nào của VN hết ạ.
    -Có nhiều cách triển khai dvu CDM: chủ dự án bỏ phí, nhà cung cấp dvu CDM chịu phí,... Thường khi d/a CDM thất bại thì chủ dự án ko mất gì cả (ngay cả nếu trả phí trước thì thường thất bại là nhà cc dịch vụ phải bồi hoàn phí này - giống như hợp đồng trọn gói dịch vụ)
    ANH Le: anhlt@vmpec.com.vn
  10. thicongnha

    thicongnha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Trong lĩnh vực môi trường có nước thải và rác thải.
    Vốn thì tuỳ có trường hợp họ bỏ vốn, có trường hợp mình tự bỏ vốn tuỳ vào cam kết 2 bên. Bọn nước ngoài đứng ra thực hiện và bán các chứng chỉ cho mình sẽ được chia lợi nhuận trong đó.
    Hôm nào tổ chức anh em Hà Nội offline về CDM bác nào ủng hộ vào đăng ký nhé.---------------------------------
    Yahoo: hmq039-----------------------------

Chia sẻ trang này