1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Vấn đề là khi tạt sườn thì bạn sẽ chọn tạc vào phần gì? Bắn vào khoang chứa đạn sau tháp pháo ư? Làm thế thì bạn sẽ chỉ loại khỏi vòng chiến vài chục quả đạn pháo, cái xe vẫn còn đó và có thể quay tháp pháo qua xử bạn. Còn nếu nhắm vào khoang chiến đấu thì bạn hoàn toàn có thể loại khỏi vòng chiến 1-3 thành viên tổ lái, làm hỏng một số thiết bị như FCS, hệ thống điện, thuỷ lực... trong khoang chiến đấu, làm kích hoạt hệ thống chữa cháy khiến tổ lái phải rời xe hoặc dùng mặt nạ phòng độc... Hiệu quả cao hơn nhiều so với nhắm vào khoang đạn. Chưa kể nhiều loại xe tank như trên thế giới chứa đạn trong khoang chiến đấu nên nếu bị dính đạn làm đạn cháy nổ thì coi như xong phim luôn con xe. Chưa kể khi nhắm bắn, nhắm vào khoang chiến đấu là nhắm vào ngay chính giữa xe, nếu đạn bạn bắn ra bị lệch một chút thì nó vẫn còn dính được các phần xung quanh, còn nhắm vào phần sau tháp pháo thì nếu chỉ cần lệch về phía sau hay bên trên một chút là phí luôn quả đạn.

    Về mấy bức hình thì mình có ý kiến là quả đạn bắn trúng xe tăng thì chưa chắc đã diệt được cái tăng đó bạn ạ. Trúng chưa chắc xuyên mà xuyên thì cũng chưa chắc "tiêu diệt" được mục tiêu.
    Nếu muốn biết ******rkava có bị "chết" như bạn nói hay ko thì cần phải có hình ảnh chụp bên trong xe chứng minh là vỏ xe bị xuyên phá và gây ra thiệt hại ngoài khả năng sửa chữa cho xe thì mới có thể công nhận là "chết" được.
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Bác có biết nguyên lý của đạn xuyên thép không nhỉ? viên đạn chỉ cần khoan một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu sau đó cái lõi thép cháy bỏng đến nghìn độ C phụt qua cái lỗ nhỏ đó và biến tổ lái thành lợn quay


    [​IMG]
    Cận cảnh hai chiếc tăng bị diệt nha, nó cháy bốc lửa thế này mà bác bảo không bị diệt mới là lạ



    [​IMG]
    Lính tăng tuy không chết nhưng phải cáng đến hồng tập tự


    [​IMG]
    Như ni thì làm sao mà phản công cho đặng


    [​IMG]
    Thêm một cái ảnh Merk bị lợn thui, chiếc này khả năng bị nổ thùng đạn bên trong xe


    Tóm lại súng chống tăng vác vai mà bác muốn chiếc xe tăng nó phải nổ tanh bành ra thì hơi khó - phải dùng đến bom hàng không nặng hàng chục, trăm ký, cứ còn loại đối phương ra khỏi trận chiến là ôke. Tại trận Kursk người Nga thu hồi hàng trăm xe tăng bị hỏng của Đức và độ lại thành xe của mình có ai bảo là người Nga không diệt được chúng đâu nhỉ.


    Hình mô tả thêm phát bắn xuyên thép



    [​IMG]
    Viên đạn tiếp xúc vào tháp chiếc xe tăng và tạo ra một chiếc lỗ nhỏ xíu


    [​IMG]
    Cái lõi thép của viên đạn nóng chảy với nhiệt độ hàng trăm- nghìn độ C



    [​IMG]
    Phụt qua chiếc lỗ nhỏ



    [​IMG]
    Và bùng thế là xong, dù đạn trong xe không nổ thì tổ lái cũng bị bỏng hết



    [​IMG]
    Cơ chế công phá của chiếc lõi thép của đạn chống tăng AT-14



    [​IMG]
    Bùng, không chết cũng đi bệnh viện



    [​IMG]
    Đạn chống tăng xuyên thép chỉ để một cái lỗ nhỏ xíu ở bên ngoài như thế này, nhưng không có nghĩa là xe tăng không bị bắn hạ
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    KILLER TANKS - FIGHTING THE IRON FIST [The KV Tank - Russian Steel Monster]







  4. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Luồng hơi rất nóng nhưng tác dụng tiêu diệt tổ lái ko phải là do nhiệt mà là do miểng bị phá ra từ vỏ giáp xe và từ cái phểu đồng(làm bằng thép như bạn nói thì e là hơi bị hiếm nhưng thôi kệ). Cháy nổ trên xe tăng chỉ xảy ra khi cái đám miểng này và luồng hơi dính vào đạn hay nhiên liệu trên xe. Thương vong của tổ lái chỉ xảy ra nếu như họ xui xẻo ngồi trong hoặc gần đường đi của đám miểng và luồng hơi. Ngoài ra, hoàn toàn ko có chuyện đạn ko xuyên được giáp mà vẫn giết chết tổ lái và làm hỏng thiết bị trong xe hay đạn bắn vào khoang động cơ phía sau mà làm chết được lái xe ngồi phía trước.

    Súng vác vai nếu bắn trúng đạn để trong xe thì vẫn có thể làm nổ banh xe được bởi lượng thuốc nổ chứa trong đạn pháo xe tăng có thể nặng tương đương với bom hàng không. Bạn hình như đang bị lẫn giữa "loại khỏi vòng chiến" và "chết" hay "bị diệt". "Loại khỏi vòng chiến" nghĩa là xe ko thể tham gia chiến đấu được ví dụ như bị hư động cơ, pháo hay tổ lái bị thương vong ko tiếp tục chiến đấu được nhưng vẫn có thể đem về sữa chữa được, trường hợp này thì giống như 1 người lính bị thương ko chiến đấu được. Còn chết hay bị diệt tức là cái xe ấy bị phá huỷ hoàn toàn, ko thể sửa chữa được vì dụ như đạn nổ làm văng tháp pháo, biến dạng khung gầm... giống như 1 người lính bị chết.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chiếc tăng bên trái trong hình trên và chiếc trong hình dưới thì mình công nhận là bị tiêu diệt. Nhưng ở trang trước bạn chỉ đưa ra hình Merkava bị trúng đạn, gãy nòng pháo... ko có dấu hiệu gì là giáp xe bị xuyên qua mà đã khẳng định là "bị bắn chết phát một". :-w:-w:-w


    Video của nó đây: http://www.youtube.com/watch?v=VDXXvTewVY0
    Làm quái gì có "Và bùng thế là xong, dù đạn trong xe không nổ thì tổ lái cũng bị bỏng hết" với "Cơ chế công phá của chiếc lõi thép của đạn chống tăng AT-14". Trong loạt hình đầu thì trong video cho thấy rõ luồng hơi xuyên đến đạn thì mới gây nổ hoành tráng còn trong loạt hình hai của bạn thì quả tên lữa phải chui vào trong nhà rồi nổ, lượng chất nổ trong tên lửa làm nổ căn nhà chứ dính gì đến lõi "thép".
    Ko hiểu do vô tình hay cố ý mà sao những khung hình cho thấy rõ bản chất của 2 vụ nổ đã ko được bạn đưa ra. :-w:-w:-w
  5. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Cái hình thế này thì rõ là bị diệt rồi còn gì nữa
    [​IMG]
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Bác hình như không có khái niệm gì về đạn xuyên giáp Armour Pearcing thì phải, thôi để em lấy một đoạn các chuyên gia ở bên quân sử VN cho bác tham khảo nha

    " ....
    Câu hỏi đặt ra cho đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là: yếu tố nào ảnh hưởng tới độ xuyên thép của thanh xuyên?

    Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

    Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

    Nếu như trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/3VBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72 .

    [​IMG]


    [​IMG]


    Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm 3ВБМ-7.


    Thì ngày này trong các dòng tăng hiện đại do Nga hợp tác sản xuất với Ukraina như T-80U/T-80UD hoặc Nga sản xuất giêng như T-90 đã sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17/3VBM-17(3БМ-42 hoặc 3БМ-44) do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

    Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.

    Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).

    Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.

    Đạn 3ВБМ-17 ngày nay vẫn được Nga tiếp túc nghiêm cứu cải tiến, gần đây nhất có đạn OBPC ZBM-29/ ОБПС 3БМ-29, được làm từ hợp kim В-96Ц1 được tiếp nhận trang bị.


    [​IMG]


    Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17(3БМ-44). ..." nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19031.150.html



    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Trích dẫn từ: longtrec trong 10 Tháng Bảy, 2011, 03:02:08 PM

    Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

    Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.
    Lại phải xin lỗi bác longtrec lần nữa, mong bác không phiền. Tôi không có ý định phá quấy gì, chỉ cố gắng giải thích thêm mà thôi.
    Đạn 3VBM-17 nói nôm na là được bọc đầu (gọi là mũ chụp đạn đạo cũng được) bằng hợp kim tungsten carbid rất cứng để giữ cho đầu đạn không bị biến dạng khi va chạm - hoàn toàn giống như con dao bằng théo mềm bọc lưỡi bằng thép cứng. Tiếp theo lớp mũ chụp này là lớp hợp kim mềm dễ nóng chảy, để lúc va chạm thì nó mềm ra, giảm sốc (chứ không phải là giảm rung) giữ cho thanh xuyên WHA phía sau không bị tù mũi. Khi đầu đạn đã đâm vào thép, thì lớp hợp kim này chảy ra, có tác dụng như lớp dầu bôi trơn để thanh xuyên phía sau chọc thẳng vào vách thép một cách trơn tru.
    Trích dẫn từ: longtrec trong 10 Tháng Bảy, 2011, 03:02:08 PM
    Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia. nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=19031.160



    Bác đã nhìn thấy cái lõi thép chưa nhỉ, nói là lõi thép nhưng thực chất nó được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    1. Đại chiến hay chiến tranh cục bộ đều cần kiểu tác chiến tăng đấu tăng. Bác nên phân biệt với kiểu đi bắt nạt trẻ con. Đó là chiến tranh đàn áp quân nổi dậy hay đánh với nước có quân đội quá yếu, không có tăng thiết giáp hiện đại.
    2và5. Bác không đọc về vấn đề này rồi. Các Pro Mỹ hay chê tăng Nga trúng đạn hay nổ tháp pháo, chết cả lính. Thế thì lấy đâu ra người chui ra. Em chỉ phản bác lại là khi chiến tranh thực, một khi nó đã bắn trúng xe tăng bạn rồi, bạn có còn sống chui ra thì nó cũng chẳng tiếc gì quạt cho bạn thêm tràng đại liên nữa. Việc này là bình thường, chẳng có nhân đạo gì ở đây cả. Còn lý luận là xe tăng có khoang chứa đạn riêng. Khi xe đó đã dính đạn đứng yên, em là thằng tăng chiến thắng cũng chẳng tiếc gì mà không tặng cho nó một vài phát nữa. Thích vào đâu thì bắn vào đó, chắc khoang chứa đạn cũng dễ bắn thôi[:D].
    3và4. Ai cũng biết phần phía trước có giáp dầy nhất. Nhưng phần phía sau của 2 loại tháp pháo có khác nhau. Một thằng vo tròn, đạn nằm trong thì phải an toàn hơn thằng mặt dựng đứng, mỏng dính, cồng kềnh phía sau rồi. Đây đang nói là an toàn đối với các loại đạn cỡ nhỏ xuyên thép như cỡ 30ly. Không xét đến đạn thanh xuyên. Nếu bác thích thì tranh luận lại vụ M1A1 bị đạn 30ly bắn thủng thành sau. Ý em là tự nhiên để đạn ra ngoài tháp pháo, hoá ra là chẳng cần đến súng khoẻ xuyên lớn, cứ đạn liên thanh cỡ nhỏ phục kích táng vào khoang chứa đạn phía sau, đạn nổ là coi như xong con xe tăng.
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Ậy sưu tầm được một bài hay trên tech.edu ko biết đã có bác nìu post chưa nhỉ???

    Hệ thống phòng thủ tích cực trên tăng thiết giáp Arena


    Hệ thống phòng thủ tích cực Arena E được sử dụng để bảo vệ xe tăng và xe BMP chống lại các loại đạn phóng lựu chống tăng, tên lửa chống tăng có điều khiển và tự dẫn hồng ngoại


    [​IMG]


    Hệ thống phòng thủ tích cực Arena E được sử dụng để bảo vệ xe tăng và xe BMP chống lại các loại đạn phóng lựu chống tăng, được bắn đi từ tất cả các loại súng phóng lựu chống tăng thông thường, các tên lửa chống tăng được bắn từ các ống phóng tên lửa trên mặt đất cũng như trên máy bay trực thăng, máy bay cường kích săn tăng. Và tiêu diệt các tên lửa chống tăng dù được bắn thẳng hay bay qua mục tiêu.


    [​IMG]

    Các thông số kỹ thuật

    Chế độ hoạt động
    Tự động hóa, trong mọi thời tiết và hoạt động ngày đêm.

    Cơ chế phát hiện và theo dõi mục tiêu
    Radar

    Khoảng giới hạn tốc độ mục tiêu,m/s
    70-700

    Không gian bảo vệ hình nón cụt (o độ)
    Đến 270

    Khoảng cách phát hiện mục tiêu,m
    Gần 50

    Thời gian phản ứng phòng thủ, s
    0,07

    Công suất yêu cầu. KVh
    < 1

    Hiệu điện thế sử dụng trên tăng. V
    22-29

    Khối lượng trang bị, kg
    1000-1300

    Thể tích thiết bị, triển khai trong thùng xe, dm³
    < 30

    Khoảng nguy hiểm cho bộ binh theo xe, m
    20-30

    Giá thành
    300000USD
    [​IMG]
    Sơ đồ hoạt động của hệ thống

    [​IMG]
    Mô phỏng arena trên xe T-55 Tech.edu 01. Rada phát hiện Javelin​

    [​IMG]
    02 Phóng đạn đánh chặn​



    03. Đạn đánh chặn kích nổ​

    [​IMG]
    04. Tên lửa chống tăng bị phá hủy ​


    Những tính chất cơ bản của hệ thống Arena


    [​IMG]
    Đạn arena trên xe BMP-1

    • Chế độ làm việc tự động của hệ thống không tăng thêm khối lượng công việc cho kíp lái và không làm kíp lái xao lãng khỏi nhiệm vụ tác chiến.
    • Chế độ làm việc ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, hệ thống sử dụng radar phát hiện mục tiêu và theo sát mục tiêu.
    • Bán kinh hình nón chụp rộng, bảo vệ tôt phần đầu xe và sườn xe, thực tế đã che chắn toàn bộ góc bắn của xạ thủ chống tăng trong các tình huống chiến trường.
    • Khả năng thu thập và xử lý thông tin của hệ thống điều khiển, radar nhanh và chính xác, hướng văng của mảnh đạn hẹp, khả năng nạp đạn tiếp theo nhanh. Máy tính sử dụng phương pháp có độ tương thích cao, do đó có khả năng xử lý thông tin nhanh và nâng cao khả năng tiêu diệt mọi loại đạn chống tăng. Trong điều kiện xe đang chuyển động và tháp pháo đang quay….
    • Hệ thống phòng thủ tích cực có khả năng phát hiện những mục tiêu không nguy hiểm cho xe tăng, thiết giáp, như bay với vận tốc thấp, bay ra khỏi xe tăng hoặc bay trượt bên cạnh, hoặc đạn pháo nổ, viên đạn thường, mảnh bom đạn…cho phéo giảm xuống rất thấp xác suất báo động giả, do đó giảm nhiều khả năng tiêu hao đầu đạn không cần thiết khi đưa hệ thống vào tác chiến.
    • Lượng đạn dự trữ lớn, do đó có khả năng đánh chặn liên tục các mục tiêu, kể cả trong trường hợp tấn công từ nhiều hướng. Cơ số đạn đủ để đánh chặn tất các các tên lửa tấn công trong thời gian hành tiến trên chiến trường.
    • Hệ thống có tính năng chống nhiễu cao và thiết bị được dấu kín trong xe cho phép các xe tăng thiết giáp lắp hệ thống Arena có thể thực hiện tác chiến trong điều kiện thực tế phức tạp của chiến trường đồng thời đối phương không thể vô hiệu hóa hệ thống.
    • Hệ thống được thiết kế theo modules và gắn kèm theo theo xe bằng các bộ gá cho phép có thể lắp đặt trên tất cả các xe tăng, xe bọc thép có trong biên chế hoặc đang được phát triển mới với mức độ công việc lắp đặt cải tiến không cao. Dễ dàng và tiện lợi.
    • Hệ thống đã tính đến khả năng tương thích với các loại xe, điều kiện khai thác sử dụng trên mọi chiến trường và địa hình, khí hậu. Hệ thống không làm giảm khả năng tác chiến của xe. Đồng thời các vùng địa hình, khí hậu khác nhau cũng không giảm hiệu năng hoạt động của hệ thống.
    • Khi hệ thống hoạt động tiêu diệt các tên lửa chống tăng, hoàn toàn không tác động đến hoạt động của xe và khoảng nguy hiểm cho bộ binh đi cùng rất thấp, do đó không ảnh hưởng đến khả năng tấn công, phòng thủ của xe.
    • Các xung từ trường của hệ thống có biên độ không kết hợp với các biên độ từ trường của các thiết bị khác trong xe, hoạt động cộng hưởng của hệ thống được lắp trên nhiều xe không xảy ra khi biên chế các đơn vị xe tăng hoặc hình thành các cụm xe tăng, xe bọc thép tham gia tấn công hay phòng ngự.
    • Hệ thống điều khiển và kiểm soát tích hợp cho phép giữ được độ tin cậy cao của hệ thống và kíp xe luôn theo dõi được tình hình và trạng thái hoạt động của hệ thống và các thành phần hệ thống.
    • Độ tin cậy và an toàn cao khi sử dụng, loại trừ trường hợp thiết bị tự kích hoạt trong mọi điều kiện khai thác sử dụng.
    Biên dịch: Trịnh Thái Bằng. Tech.Edu

    Nguồn: www.arms-expo.ru
  9. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    [​IMG]
    [​IMG]

    Đạn sabot của ngố (BM15)


    Đặc điểm là vì xài nạp đạn tự động nên liều phóng rời dẫn đến thanh xuyên ngắn hơn đạn dùng cactus, dù sơ tốc pháo đầu nóng 125mm cao hơn nhưng động năng mất trên đường đi nhanh và viên đạn không đạt hiệu quả xuyên cao
    Trong GW thì do LX không cấp cho iraq đạn APFSDS mới nhất dùng DU mà vẫn dùng volfram-tungsteng nên tank Iraq chỉ gãi ghẻ cho M1

    Đây là bảng so sánh nếu bắn sabot trực diện các loại tank hiện nay

    [​IMG]
  10. assassin14

    assassin14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    140
    EM thắc mắc chút là nếu bắn từ cự ly khoảng 1.5km đến 2km diệt tank địch xong nếu tổ lái chui ra ngoài thì bắn súng máy hạ được tổ lái cũng hơi khó ạ. Còn xe có khoang chứa đạn riêng không may nó trúng đạn của tank khác thì nếu nó chỉ bị thương mà chưa chết xạ thủ và chưa hỏng súng chính vẫn có thể bắn trả được xe kia, chứ có chứa băng đạn tròn quanh tháp pháo như T72 thì chẳng may ăn 1 viên xuyên vào đấy thì nó đi cả xe luôn chứ nhỉ.

Chia sẻ trang này