1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xe Tank Các Quốc Gia Trên Thế Giới (World's Tanks)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi CodeMonkey, 14/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Ối giời ạ. Toàn bộ những bài post của bạn đều là nói về đạn HEAT và đặc biệt là tên lửa chống tăng AT-14 Kornet. bằng chứng đây:
    kèm thêm một loạt hình cắt từ clip miêu tả AT-14.
    Những điều mà bạn nói trên là của đạn HEAT, còn gọi là nổ lỏm, shaped-chagre, chemical energy/CE(hoá năng). Còn những thông tin mà bạn lôi từ bên VMH qua đây lại là của đạn APFSDS hay đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ, kinetic energy/KE(động năng). Hai loại đan CE và KE đều là đạn xuyên giáp nhưng nguyên tắc hoạt động khác nhau. Bạn ban đầu ngồi chém gió về đạn CE mà sau lại lôi thông tin về đạn KE ra thật chả khác gì kêu người Mỹ thích ăn pizza rồi đưa bài báo nói là doanh số bán xúc xích ở Đức tăng cao để chứng minh điều vừa nói trước đó.
    Xem ra có vẻ bạn chả biết gì về đạn HEAT với APFSDS thì phải.


    2+5/Có rất nhiều trường hợp nó sẽ ko quạt được tổ lái chui ra bạn ạ. Vd như khi một lượng lớn xe tăng đấu nhau thì sau khi bắn hạ được 1 xe tăng địch thì việc đầu tiên bạn phải làm là lo giao chiến với các xe tăng khác chứ ko phải là lo dùng súng máy bắn tổ lái con tăng vừa bị hạ chui ra, hoặc là khi chiếc tăng bị hạ nó nằm trong tầm pháo nhưng ngoài tầm súng máy, hoặc là do bạn sử dụng 1 loại xe tăng dùng nạp đạn tự động buộc phải nâng pháo đến 1 góc cố định nào đó để nạp đạn sau khi bắn nên ko thể vừa nạp đạn vừa bắn súng máy đồng trục để diệt tổ lái địch, hoặc là khói bụi bốc lên khi mục tiêu bị trúng đạn làm mất tầm nhìn...
    Đấy là chưa kể tăng T của Nga ko phải lúc nào trúng đạn nó cũng nổ thưa bạn.

    Còn chuyện bạn thấy chưa thoả mãn sau khi bắn hạ tăng địch, muốn hấp diêm nó thêm thì chả ai cấm bạn. Nhưng vì những lí do đã nêu trên thì khi mà bạn rãnh tay để hấp diêm con tank vừa hạ thì tổ lái nó đã cao chạy xa bay rồi, rất có thể trước khi chạy thì đám giặc lái đó nó đã tự xử cái xác tăng bằng lựu đạn+đạn pháo trong xe rồi cũng nên chứ chả cần bạn phải động tay. Nhưng mà tổ lái chạy thoát an toàn đúng như ý đồ người ta thiết kế khoang đạn tách rời sau tháp pháo ko phải là để cái tăng bất khả chiến bại mà là để cho tổ lái sống sót lết về.

    3+4/ Cái chữ an toàn của bạn mà mình bôi đỏ ở trên ko biết là ám chỉ an toàn cho đạn hay là an toàn cho tổ lái vậy? Đồng ý là khi bị bắn từ phía sau thì cái khoang đạn sau tháp pháo dễ bị trúng đạn hơn, nhưng nó có trúng đạn thì phần còn lại của cái xe cũng ko sao(nếu như có ván blow off trên nóc), cái khoang đạn này nó có thể đóng vai trò như 1 khối ERA khổng lồ ngăn ko cho đạn đích bắn từ phía sau xuyên phá vào khoang chiến đấu. Còn ở những loại tăng ko có cái khoang ở sau tháp pháo thì đạn địch bắn vào nó sẽ xuyên thẳng vào khoang chiến đấu. Nếu giờ so sánh đơn giản thì cứ giả dụ bặng dùng đạn 30mm APDS bắn từ phía sau 1 con M1 và 1 con T-72. Cái khoang đạn sau tháp pháo con M1 có thể bị nổ, nhưng đầu đạn 30mm ko thể xuyên đến khoang chiến đấu được vì trên thì vướng cái khoang đạn, dưới thì vướng cái động cơ vậy nên con m1 bị mất động cơ + 34-36 viên đạn pháo 120mm, còn tổ lái và phần còn lại của xe vẫn an toàn. Còn ở con T-72 thì đạn 30mm có thể nó xuyên thẳng qua vách sau tháp pháo đâm vào đầu xạ thủ với xa trưởng như chơi.

    Đó chỉ là mới tính chuyện xe tăng bị thủng từ phía sau. Còn nếu tính đến khả năng xe bị thủ từ các hướng trước, hai bên, trên nóc, dưới gầm xe thì kiểu chứa đạn tách biệt sau tháp pháo an toàn hơn so với kiểu bố trí đạn dưới gầm xe của T. Bởi vì kiểu chứa đạn của xe tăng T đặt dạn ở ngay chính giữa xe, bất cứ viên đạn nào xuyên được giáp xe và có hướng di chuyển ngang qua phần trung tâm xe đều có thể kích nổ đạn pháo tăng và khi đạn đã bị kích cho cháy nổ thì vô phương cứu. Còn ở tăng bố trí đạn sau tháp pháo thì do đạn bố trí lệch khỏi trung tâm xe nên khi xe bị thủng từ hai bên, nóc, gầm thì đạn khó bị bắn trúng và nếu có bị bắn trúng thì sức cháy nổ bị giải phóng ra bên ngoài qua các lỗ trên nóc, ko gây thương vong cho tổ lái và phần còn lại của xe(chỉ trừ khi viên đạn tạc ngang hay tạc từ trên xuống bắn trúng vái vách ngăn khoang chiến đấu với khoang đạn, làm kích nổ đạn và làm hỏng vách ngăn thì may ra tổ lái mới chịu chết, nhưng khả năng điều này xảy ra là cực thấp vì bề ngang cái vách ngăn chắc chỉ khoảng 10cm trong khi cái thân xe dài tới 7-8m lận).
    Đặc biệt bố trí đạn sau tháp pháo thì có thể coi như đạn được miễn nhiễm với các loại mìn mặt đất. Còn tăng T mà gặp mìn thì cũng giống như gặp thần chết.
    Cái vấn đề màu cam thì đề nghị bạn xem lại hoặc cho cái nguồn hoặc lý luận nào chứng minh.
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
  3. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Ôi giời. Cái clip đó quảng cáo thôi bạn ạ. Chả có gì dám đảm bảo quả AT-14 xuyên nổi giáp trán M1 cả.
  4. vtc1

    vtc1 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2010
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    1
    ở Iraq M1 thủng trán mình mà thảm mà iraq có AT 14 thì chả biết cái gì xảy ra
  5. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Cái hình đó nhớ ko lầm thì chỉ có cái lỗ ở phía bên ngoài chứng tỏ đạn có đi vào lớp giáp trán nhưng chả có ảnh nào khẳng định nó xuyên qua được lớp giáp và đi vào khoang chiến đấu cả bạn ạ.
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Nói như bác thì ae mình phải khăn gói quả mướp sang Trung Đông đợi nó bắn nhau rồi chạy ra xem mất thôi he he


    Em cũng công nhận khả năng bắn hạ được từ phía trước là rất khó, nhưng từ các điểm khác là hoàn toàn có thể.

    Trích từ Eng.wiki

    Hezbollah countered IDF armor through the use of sophisticated Russian-made anti-tank guided missiles (ATGMs). According to Merkava tank program administration, 52 Merkava main battle tanks were damaged (45 of them by different kinds of ATGM), missiles penetrated 22 tanks, but only 5 tanks were destroyed, one of them by an improvised explosive device (IED). The Merkava tanks that were penetrated were predominantly Mark II and Mark III models, but five Mark IV tanks were also penetrated. All but two of these tanks were rebuilt and returned to service. The IDF declared itself satisfied with the Merkava Mark IV's performance during the war. Hezbollah caused ad***ional casualties using ATGMs to collapse buildings onto Israeli troops sheltering inside. As a result, IDF units did not linger in any one area for an extended period of time. Hezbollah fighters often used tunnels to emerge quickly, fire an anti-tank missile, and then disappear again.

    Vậy chả nhẽ Nga và Hezbolar cũng quảng cáo luôn ở trên eng.wiki đây ạ
  7. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Hé hé, đạn BM-48 của Ngố hồi 2006 đã đạt 800mm ở 2000m rồi, anh Ucraina kém hơn nhưng Lekalo của anh ấy cũng đạt 760mm. Đem cái BM-44 từ 15 năm trước ra khoe thì chậm cập nhật quá đấy[-X
  8. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265

    Nếu bạn ko muốn qua trung đông ngồi chờ vật nhau thì cứ khăn gói lên các diễn dàn quân sự nước ngoài mà học lóm.

    Còn 1 xe tank dĩ nhiên vẫn có điểm yếu và các loại đạn xuyên giáp vẫn có thể xuyên qua được các điểm yếu này. Điều này ai cũng biết, chả cần quảng cáo làm gì.

    Có vài ảnh T-90A thử giáp bên Nga cho bạn xem thử.
    [​IMG]


    [​IMG]
    Sau tháp pháo thấy có mấy lỗ nhỏ nhỏ, ko biết có phải 30mm ko[:D]
  9. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140

    ĐỎ 1: vấn đề là luồng hơi này sẽ phả một nhiệt lượng lớn kèm khói độc vào xe. Dù chưa bị sát thương nhưng nếu không mau chui ra thì tổ lái cũng chết thui hoặc chết ngạt trong xe

    Đỏ 2: Dòng này là sai. Không thiếu trường hợp chiếc tăng trúng đạn nổ, vỏ giáp chưa thủng nhưng tổ lái bên trong đã hộc máu mồm máu mũi mà chết vì chấn động (tương tự như ngồi trong chiếc chuông rồi gõ mạnh vào bên ngoài). Điển hình là những chiếc Tigẻ bị ăn đạn IS-2
  10. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Ok đồng ý. Mình có chút sai sót trong việc nêu ra ví dụ để chi cho ban hongson.

Chia sẻ trang này