1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Học phí

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi warfare, 16/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. warfare

    warfare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy thằng bạn chơi võ nó nói cùng một câu mà làm mình ấm ức mãi :
    Học võ mà phải đóng tiền thì vứt sẽ chẳng bao giờ học được đến nơi đến chốn
    Tôi thì quan niệm riêng " thích " không thôi đã là tiền rồi vì người ta có thể thích cái khác sinh ra tiền sao phải thích võ vậy thì sao không thể dùng võ sinh lời như các bậc thầy đang làm, phỏng ạ
  2. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Học - phí : Đã đóng nhiều tiền không học cũng phí
  3. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Nói vậy chứ chuyện này ngẫm ra cũng thấy có tí ti sâu sắc.
    Thứ nào giao dịch được bằng tiền thì vẫn thấy thuận theo xu hướng thị trường mà phán, thứ nào tiền không mua được thì vẫn thấy âm thầm cho không, đó có lẽ là cái dòng chảy âm thầm duy trì tinh thần của võ thuật, giống như thời trẻ thì lăn lưng ra làm kiếm tiền, về già lại thèm một thứ tình thâm thiết thủy chung vậy.
    Thôi thì thu tiền thì cứ thu mà cho không vẫn cứ phải cho, có điều, đừng thu tiền thật mà bán đồ rởm, còn tất nhiên đã cho thì là cho đồ xịn rồi. Còn nữa, nếu có tâm thì nên lấy sự thành danh của trò là thành công của mình, còn biết tạo cơ hội đời người cho kẻ khác.
    Chỉ tiếc mình chưa giỏi chứ mình mà giỏi, thằng nào có đức, có chí mình cũng cho không, chẳng cần nó phải tốt đẹp lại với mình, chỉ cần nó sẽ tốt với người khác không phải kẻ thù của mình là đủ, mình khoái thế!
  4. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Đúng là những người có tâm hồn lãng mạn thì tư duy cũng lãng mạn thật , bác nói hay lắm vithuymylove
    Thắc mắc chút đoạn sau như vậy thì bác cũng phải tu dưỡng chí - đức rùi mới giỏi được rùi mới cho không đứa nào có chí - đức ...tui thấy chuyện này giống như giáo dục mầm non vậy , nếu cứ phải trả tiền để học trúng tủ, lên điểm, tốt nghiệp Đại học lại trả tiền để mua chức quyền thì lên chức rùi phải tìm cách lèo lái thu hồi vốn lãi chứ ai đi quên mình phục vụ Nhân dân, làm đày tớ ND hả bác VT ..
    Vậy nên có phải những người được cho không mới có thể cho không chứ không bao giờ xảy ra việc ngược lại !!!
  5. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Hơ hơ, cho nên bác cứ thử để ý xem, trong đám học trò giỏi của một ông thầy thậ sự giỏi, chỉ người học trò không thành danh mới là người học trò thực sự thầy cảm thấy " thương " nhất, hình như nó là thằng mà thầy muốn phải tiếp tục gánh cái trọng trách trả nợ đời giúp ông thầy, và cứ thế, cứ thế cho thế hệ nối tiếp, còn thằng danh vọng cao lại chỉ là thằng mà chính thầy trả nợ cho đời thôi. Cái "nghiệp chướng" là cái mà một ông thầy phải trả do những gì đã được nhận từ cuộc đời, tôi nghĩ thế.
  6. warfare

    warfare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Học phí: Đóng tiền học càng lâu càng thấy phí tiền
  7. chicken_2006

    chicken_2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2006
    Bài viết:
    1.247
    Đã được thích:
    0
    Sao mà phí , chả có gì là phí cả, không bổ ngang cũng bổ dọc.
  8. votudohn

    votudohn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Học võ có thể trả bằng tiền nhưng kinh nghiệm thì phải trả bằng máu đôi khi là cả mạng sống .
  9. newdom

    newdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Bài viết:
    816
    Đã được thích:
    0
    Nhưng bác không thấy rằng danh tiếng của thày lại do những học trò thành danh - những người có tài năng được xã hội công nhận - mang lại hay sao
    Người ta hay nói danh có chính thì ngôn mới thuận <=> "danh chính ngôn thuận" , cái tinh thần mà không có cái thể xác hiện hữu thì ai nhận biết được cũng như cái " nghiệp chướng" kia phải có cái " danh tiếng " thì người ta mới công nhận nó đang tồn tại .
    Có thể nào thu học phí cao cũng là cách phản ánh lên danh giá của môn phái võ !!??
  10. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Bậc cha mẹ nuôi dưỡng con cái có vì nhằm mục đích cho nó thành danh để sẽ đem lại danh tiếng cho mình không? Cho nên ngày xưa mới gọi thầy võ là "sư phụ"... còn giờ thì tùy tâm trò sau này, nhưng thỉnh thoảng vẫn bắt gặp tình của ông thầy ngày xưa, có điều chắc là hãn hữu. Cho nên, dậy thành danh cho trò, nhưng chưa chắc thầy đã đặt mục đích đem lại danh cho mình khi dậy người trò ấy.
    " Nghiệp chướng " này không phải là sự "trả nợ" cho cái "danh tiếng" ông thầy có được, mà đó là sự "trả nợ" cho những cơ hội trong đời ông thầy đã được nhận mà nhờ những cơ hội đó, ông thầy đã có được một sự "thấu hiểu" về một "cách sống", một "lẽ sống" mà mỗi ông thầy khi đã thâm nhập thì đều mong muốn và thấy có nghĩa vụ phải gìn giữ lại cho những đời sống tiếp sau. Cho nên, tôi nghĩ cái "nghiệp chướng" này là sự cảm nhận từ trong tấm lòng mình chứ không cần phải được người khác công nhận và biết đến.
    Nhưng mà đây là đang bàn luận về những ông thầy đáng tôn làm "sư phụ" theo đúng nghĩa nhất nhá!
    Vẫn thấy diễn đạt tối nghĩa, ăn cơm đã!

Chia sẻ trang này