1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thuê kiến trúc sư là một người có chuyên môn và uy tín trong ngành để thiết kế sửa chữa nhà, nhưng k

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Dumuc_kt, 30/03/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pom

    pom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Miệng lưỡi mấy nhà báo thật đáng sợ.
  2. pom

    pom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đọc kỹ 2 bài viết này:
    1. Vụ KTS đọc thiếu bản vẽ: Chưa tìm được tiếng nói chung
    Làm việc với gia đình chị Vương Thu Hà, ông Thuật thừa nhận có sai sót trong bản thiết kế, đề nghị trả lại tiền thiết kế và xin được thanh lý hợp đồng.
    >> Đọc? thiếu bản vẽ khiếnnhà dân thiệt hại tiền tỷ
    Sau khi báo giới phản ánh sự việc KTS đọc? thiếu bản vẽ, nhà dân thiệt hại tiền tỷ (ngày 30/3/2009), phía gia đình người dân và bên thiết kế xây dựng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
    Phản ánh với PV, chị Vương Thu Hà (chủ ngôi nhà số 24/2, ngõ 2, Giảng Võ) cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã liên lạc với bên Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội để tìm phương án giải quyết. Nhưng đến thời điểm hiện tại, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
    Ngày 24/3/2009, ông Phạm Trọng Thuật đã cùng ông Đào Tiến Hoàn (GĐ Công ty CP Tư vấn Phát triển Đô thị HN) đến gặp gia đình chị Vương Thu Hà. Gia đình chị Hà yêu cầu bên thiết kế xây dựng làm một bản xác nhận chỉ ra những sai phạm của bên B, và trách nhiệm của bên B trong vấn đề này như thế nào.
    Thế nhưng cho đến cuối ngày 28/3, gia đình chị Hà vẫn chưa thấy bên B liên lạc. Sốt ruột, gia đình chị đã gọi điện tới ông Phạm Trọng Thuật và nhận được câu trả lời của bên B: cần có thời gian để đánh giá mức độ đúng sai, nguyên nhân vì sao? trước khi có phương án giải quyết.
    Chị Hà cho biết: gia đình chị không bắt bên B (bên thiết kế xây dựng) phải bồi thường thiệt hại cho gia đình. Anh chị chỉ bức xúc trước việc, khi gia đình phát hiện bản thiết kế xây dựng có sai sót, nhưng phía công ty CP tư vấn Phát triển đô thị Hà Nội đã thiếu trách nhiệm trong việc cùng người dân khắc phục sự cố.
    Ngày 03/4, chị Vương Thu Hà đã xuống trường ĐH Kiến trúc HN phản ánh sự việc trên với Phòng đào tạo, đề nghị nhà trường can thiệp. Gia đình chị đề nghị nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm sự cố này.
    Làm việc với gia đình chị Vương Thu Hà, ông Thuật thừa nhận có sai sót trong bản thiết kế, đề nghị trả lại tiền thiết kế và xin được thanh lý hợp đồng.
    Trao đổi với PV, ông Chu Văn Đu, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho biết: nhà trường tạo điều kiện về thời gian để ông Phạm Trọng Thuật giải quyết dứt điểm vụ việc đối với gia đình chị Vương Thu Hà. Trong sự việc này, khi ký kết hợp đồng thiết kế xây dựng, ông Thuật với danh nghĩa là đại diện của Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội, do đó nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện để ông Thuật giải quyết công việc riêng của mình.
    Khi sự việc xảy ra, gia đình chị Hà đã cho dừng việc thi công. Trong bản thanh lý hợp đồng (phụ lục hợp đồng số 01 giữa bên thi công với gia đình ông Trần Ngọc Phương) có ghi rõ: Ngày 01/12/2008, bên nhận thầu (đại diện là ông Nguyễn Vũ Băng) ký kết hợp đồng xây dựng ngôi nhà số 24/2 Giảng Võ. Ngày 20/01, khi đang tiến hành thi công phá dỡ tường ngăn của các tầng thấy có thêm hàng cột ở giữa (theo bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật thì không có hàng cột này). Bên thi công đã thông báo cho bên thiết kế kiểm tra để có hướng xử lý. Bên thi công chuyển sang cắt cầu thang tầng 5.
    Ngày 01/3/2009 (sau 4 ngày cắt cầu thang tầng 5) phát hiện thấy vết nứt sàn tầng 4 và ba ngày sau nứt thêm sàn tầng 3. Sau khi kiểm tra nhận thấy nguy hiểm nếu vẫn tiếp tục thi công. Để đảm bảo an toàn cho chủ nhà và bên thi công, hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng, không có tranh chấp. Tổng số tiền bên A đã thanh toán cho bên thi công là 80 triệu, tính đến thời điểm hợp đồng được thanh lý.
    Bản thiết kế mới của ông Phạm Trọng Thuật xác định không có hàng cột ở giữa nhà, nhưng khi thi công lại xuất hiện. Điều này làm ảnh hưởng đến mỹ thuật của nội thất bên trong ngôi nhà, và do đó, phương án cải tạo mới bên trong (theo bản thiết kế của ông Thuật) là không khả thi. Hiện trạng ngôi nhà nứt (và có biểu hiện lún về phía sau), nguyên nhân không phải do bên thiết kế. Gia đình chị Hà cũng không đổ trách nhiệm cho bên thiết kế về sự cố này. Tuy nhiên, chị khẳng định, nếu bên thiết kế có trách nhiệm với gia đình chị, xuống khảo sát và điều chỉnh lại bản vẽ, thì hậu quả trên có thể sẽ không có, và không khiến gia đình chị thiệt hại nặng nề như vậy!
    Theo ông Vũ Mạnh Tuấn, kỹ sư xây dựng (Công ty tư vấn xây dựng trường ĐH Xây dựng Hà Nội): Bên thiết kế đã có sai sót trong việc khảo sát trước khi thiết kế. Mặt khác, trong bản vẽ phần móng của ngôi nhà thể hiện rõ hàng cột ở giữa nhà. Nếu bên thiết kế sớm điều chỉnh lại bản vẽ cho phù hợp, thì sẽ không có những việc đáng tiếc như vậy.
    Hiện tại, gia đình chị Hà đã thuê người đến dỡ bỏ phần mái bê tông tầng 5 (tum). Theo yêu cầu của các hộ dân xung quanh, anh chị phải đảm bảo an toàn cho các nhà xung quanh bằng việc che chắn kín công trường. Tuy nhiên, việc thi công gây tiếng ồn, nhiều người hàng xóm đã yêu cầu anh chị phải có biện pháp? giảm tiếng ồn thì mới tiếp tục được thi công tiếp.
    ?oNếu thuê giám định công trình vào để xem nguyên nhân vì sao lún nứt, thiệt hại do bên nào thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, và chúng tôi cũng đã thực sự kiệt sức! Chúng tôi vừa phải làm hợp đồng với bên phá bỏ ngôi nhà với chi phí 35 triệu đồng và toàn bộ sắt thép của công trình cũ!? ?" anh Trần Ngọc Phương cho biết.
    Theo tính toán, để công trình hoàn thành, anh chị sẽ phải mất thời gian tính bằng năm. Trong thời gian đó, anh chị phải thuê nhà để ở. ?oChúng tôi cần biết bên thiết kế có trách nhiệm với những sai sót của họ như thế nào, mà trước tiên đó là thái độ và tinh thần trách nhiệm. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa bắt bên thiết kế phải có trách nhiệm bồi thường kinh tế. Tôi đã quá mệt mỏi vì chờ đợi, vì bên B chưa thể hiện được tinh thần trách nhiệm cùng chúng tôi giải quyết hậu quả này! Tôi cũng sẽ tính đến khả năng nhờ sự can thiệp của pháp luật để giải quyết vụ việc này.? - chị Hà cho biết.
    Phóng viên đã nhiều lần liên lạc với cá nhân ông Phạm Trọng Thuật để tìm hiểu sự việc, thế nhưng, cũng như gia đình chị Vương Thu Hà, chúng tôi cũng phải? chờ đợi!
    Theo VNN
    2.KTS đọc thiếu bản vẽ sắp bị khách hàng khởi kiện
    Sau rất nhiều thời gian chờ đợi, chủ ngôi nhà số 2 (ngõ 2 - Giảng Võ) đã quyết định uỷ quyền cho Văn phòng luật sư Hồng Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chuẩn bị các thủ tục pháp lý để giải quyết hậu quả của Hợp đồng kinh tế với KTS Phạm Trọng Thuật - đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội.

    ?oBên B? không đưa ra chính kiến!

    Sau khi VietNamNet phản ánh sự việc nói trên, rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi bức xúc về sự việc nêu trên. Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự cảm thông với gia đình chị Vương Thu Hà và góp ý, gia đình chị Hà nên quay phim, chụp ảnh? làm chứng cứ để giải quyết sự việc với Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội (bên B).

    Ngày 10/4/2009, VietNamNet đã gửi Công văn số 126/CV-VNN tới Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội đề nghị công ty này làm rõ những nội dung mà VietNamNet phản ánh. Ngày 24/4/2009, Giám đốc Công ty CPTVPTĐTHN đã có công văn phúc đáp số 27/ CV?"HUDC trả lời VietNamNet.

    Hình ảnhHình ảnh Bản thiết kế cũ (phải) của HUDC có biểu hiện của hàng cột giữa và bản vẽ mặt bằng hiện trạng tầng 3 do KTS Phạm Trọng Thuật đã không có biểu hiện của hàng cột này!

    Nội dung công văn của HUDC có đề cập: ?oKhi ký hợp đồng thiết kế, gia đình anh Trần Ngọc Phương (chủ hộ ngôi nhà C2 - ngõ 2/Giảng Võ) đã cung cấp hồ sơ hoàn công phần móng có hai hàng cột. Công ty đã thiết kế theo hai hàng cột và điều chỉnh kích thước theo thực tế mà HUDC đo vẽ tại hiện trường.

    <th>TIN LIÊN QUAN</th>
    <td>
    * Chưa tìm được tiếng nói chung vụ KTS đọc thiếu bản vẽ
    * KTS đọc? thiếu bản vẽ, nhà dân thiệt hại tiền tỷ!
    Sau đó, anh Phương lại đem thêm bản vẽ hoàn công móng có 3 hàng cột đến công ty. Sau khi kiểm tra, chúng tôi (HUDC) đã thực hiện chỉnh sửa bản vẽ theo ba hàng cột?.

    HUDC cũng nêu rõ, Công ty CPTVPTĐT Hà Nội sẽ có trách nhiệm với sản phẩm của mình theo quy định hiện hành.

    Ngày 7/5, sau một thời gian dài chờ đợi mà chưa tìm được tiếng nói chung, gia đình anh Phương - chị Hà đã quyết định uỷ quyền cho Văn phòng luật sư Hồng Hải - Đoàn luật sư Hà Nội đứng ra lo các thủ tục pháp lý cần thiết để giải quyết sự việc trên. Ông Phương cho biết, rất có thể, ông sẽ khởi kiện HUDC ra toà án kinh tế.

    KTS Phạm Trọng Thuật có ?obỏ sót? bản vẽ?

    Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Lân - Trưởng phòng Dự án (Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà - Tổng Công ty Sông Đà) khẳng định: Theo đánh giá chuyên môn, bản thiết kế của KTS Phạm Trọng Thuật hoàn toàn sai về chuyên môn và không khả thi!

    Căn cứ trên hồ sơ thiết kế đối với công trình nhà số 2 (ngõ 2 - Giảng Võ) của Tổng Công ty ĐTPT Nhà và Đô thị (HUDC) - chủ đầu tư công trình và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công (Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội), ông Lân khẳng định: phương án thiết kế của KTS Phạm Trọng Thuật không phù hợp với nền móng hiện có và thiếu cơ sở khoa học.

    Hình ảnh Công văn phúc đáp của CTCP TVPTĐT Hà Nội gửi đến VietNamNet.
    Ông Lân cho biết: Trong bản vẽ hoàn công phần móng, hạng mục nhà số 6 (công trình nhà số 24/2 bây giờ) có biểu hiện chi tiết hàng cột giữa gồm 4 cột trên bản đồ. Đây là hàng cột chịu gần 50% tải trọng của công trình. Chủ đầu tư (Tổng Công ty ĐTPT Nhà và Đô thị) thiết kế phần móng này cho phép chịu tải trọng của công trình cao tối đa 4 tầng (trên thực tế xây dựng, công trình này cao 3,5 tầng). Kiểu thiết kế này dành cho nhà khung, do đó không cho phép phá bỏ bất kỳ hàng cột nào.

    Ông Lân khẳng định: đây là công trình dân dụng đặc biệt vì nó thuộc vùng địa chất yếu. Chủ đầu tư cũ phải sử dụng phương pháp cọc ma sát chịu lực ép theo bản vẽ thiết kế là 15T; lực nén đầu cọc trong bản vẽ hoàn công là 40,3 tấn/1 đầu cọc. Hàng cột giữa (gồm 4 cột) được đặt trên 12/28 cọc chịu lực. Bất kỳ một phương án cải tạo kiến trúc bên trong của ngôi nhà, đều không được phép cắt bỏ hàng cột giữa này. Nếu cắt bỏ hàng cột giữa, chắc chắn công trình sẽ bị sập.
    Bản thiết kế cải tạo mới do KTS Phạm Trọng Thuật thiết kế, ông Lân khẳng định, KTS Thuật đã không bỏ sót hàng cột này, vì trong bản vẽ hiện trạng, ông Thuật có biểu hiện hàng cột này. Sai phạm lớn của ông Thuật, đó là đã phá bỏ 3 trong tổng số 4 chiếc cột giữa ở các tầng, một điều không cho phép. Về chuyên môn, ông Lân khẳng định, đây là phương án không khả thi.

    ?oSự lầm lẫn bỏ sót hàng cột giữa khi đọc trên bản vẽ thiết kế phần móng là một điều không thể. KTS Phạm Trọng Thuật không đọc sót hàng cột này trên bản đồ, mà đưa ra phương án cắt bỏ 3 chiếc cột nói trên. Riêng chiếc cột giữa vị trí số 1, ở bản hiện trạng tầng 1, không có biểu hiện và cũng không có phương án giữ hay cắt bỏ, mà tôi thấy đó là phần tường. Các tầng 2, 3, 4 cũng thế. Như tôi đã nói, lỗi nghiêm trọng ở đây là KTS Thuật đã đưa ra phương án cắt bỏ những chiếc cột chính chịu tới gần 50% tải trọng của cả công trình. Phương án này là thiếu khoa học và chứng tỏ, người thiết kế không xem xét kỹ hồ sơ thiết kế cũ của ngôi nhà và bản vẽ hoàn công!? ?" ông Lân cho biết. <span style="mso-spacerun: yes;"> <span style="mso-spacerun: yes;">

    Sự việc kéo dài không tìm được tiếng nói chung đã khiến gia đình chủ hộ nhà C2 nói trên khốn đốn trong một thời gian dài vì không có chỗ ở. Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Đô thị Hà Nội, đơn vị nhận thiết kế nói trên, đã thực sự có trách nhiệm đối với sản phẩm của họ làm ra, như họ đã nói?
    * Thái Kiên

  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài học cho giới KTS, những người không thực sự tôn trọng khách hàng và thiết kế của mình. Anh Thuật từ ngày xưa trong trường đã có trò nhận thiết kế về và vứt cho sinh viên (sinh viên chứ không phải KTS) làm, vụ này chắc cũng là tai nạn do anh bận quá không check lại cẩn thận, nhưng gì thì gì cũng là tên anh đứng ở phần thiết kế và phải chịu trách nhiệm. Buồn khi nhìn thấy tên người quen trên báo nhưng đáng để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho thực trạng thiết kế nhà dân hiện nay ở VN. Số những KTS thực sự tâm huyết và "cẩn thận" với thiết kế của mình cho dù là công trình nhỏ vẫn chỉ là số ít.
  4. KtsDzi_2

    KtsDzi_2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Mấy năm vừa rồi ĐHKT HN còn không cho phép SV thực tập ở nơi khác ngoài các xưởng của trường vì... lo không đảm bảo chất lượng
    Ban đầu nghe SV nói thế miềng còn chưa tin, hôm ngồi nhậu với các "thầy" hỏi lại mới biết là thật:( Miềng văng 1 đoạn tục ngữ ngắn rồi hỏi: thế SV của tao thì sao? - À, mày thì khác, nhưng nhớ báo tên, lớp để bọn tao còn châm chước
    17 năm làm việc với SV, kinh nghiệm miềng là cho SV "tập chép" + vẽ "chính tả" là chính, sểnh ra là các em cho 1 số thứ vào mặt ngay, chưa nói việc các em bỏ bom làm nhỡ việc vì 1001+n lý do để các anh chị KTS è cổ hót là chuyện hàng ngày. Nói chung trừ việc render, dán shop, kéo thước phụ đo vẽ hiện trạng, làm mô hình... đa số SV không thể làm những việc phức tạp hơn liên quan nhiều đến kỹ thuật. Nói chung, nếu doanh nghiệp nhỏ có vốn lưu động quá ngắn thì mới phải dùng SV, giảm đc tí chi phí trước mắt nhưng tiềm tàng vô số tai nạn mà topic này là 1 ví dụ. Miềng thì chưa bị nặng thế vì SV nào cũng thù mình soi mói hồ sơ quá ăn mày đếm tiền lẻ, soi thế nhưng các em vẫn cho miềng lãnh sẹo nhỏ chi chít, thường xuyên, liên tục:(
    Trong tiêu đề topic này có đoạn "là một người"... "có uy tín trong ngành" nghe hơi điêu!
  5. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Một lần, tôi thuê kts Nguyễn Chí Thành, giảng viên trường ĐH KT thiết kế 1 căn nhà ở khu Linh Đàm, dây dưa mãi mà bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu đá nhau, sửa đi sửa lại không xong. Chán, bỏ của chạy lấy người, mất chục triệu đặt cọc.
    Về sau, qua kinh nghiệm bản thân và bạn bè là dân thi công, mới biết việc hồ sơ thiết kế mà các kts giao cho khách hàng thường xuyên bị lỗi, mâu thuẫn nhau giữa các phần việc (kt, kết cấu, điện nước) là việc phổ biến (chắc phải đến 80-90%?).
    Dù cho chủ nhà có nhắc kts kiểm tra thì vẫn không thể tin tưởng được, lại phải tự kiểm. Hiện tôi vẫn lưu giữ 3 bộ hồ sơ thiết kế của 3 nhóm kts khác nhau, đều bị lỗi như trên.
    Có cảm giác là do các văn phòng ktrúc tổ chức kém, cơ chế loại trừ sản phẩm kém, kts kém không có hoặc thiếu, thường thiếu trách nhiệm trong khâu kiểm lại hồ sơ nên sản phẩm kiến trúc VN có tỷ lệ tốt-đẹp không được cao cho lắm, bản thân các kts cũng thấy chê bai nhau nhiều.
  6. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Bác nói hoàn toàn đúng. Lịt mịe mấy cái thằng kts an nam mít là bố của bốc phét. Bác cứ sang topic Công trình mới mà xem chúng nó show hàng là bít ngay.
  7. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Bác có vu khống không đó. Anh KTS Thành hình như là con nhà dòng giống 3 đời làm KTS. Bản thân anh tu nghiệp ở Liên xô về, hình như học vị hiện nay là tiến sĩ. Người danh gia vọng tộc như vậy đâu có hành xử như bác nói. Bác có đưa nổi bằng chứng ko??? Cha ông đâu có đưa ra bán rẻ như vầy???
  8. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    anh Thành mà anh Dinnerless nhắc đến là Nguyễn Trí Thành - thầy của architetto ,anh Nguyễn Chí Thành là người khác
  9. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Á á em nhầm. Lúc thầy Thành anh Tồ về trường dạy học thì em đi lâu rồi nên hổng có bít rõ tên.
    Khổ tí oan.
  10. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    anh nên ti?m văn pho?ng kts na?o có ca? thi công nưfa thi? sef hết ti?nh trạng trên.
    Điê?u na?y hoa?n toa?n đúng đối với kiến trúc sư mới ra nghê?, coi thươ?ng va? ít chịu đi ra công trươ?ng, chi? thích ngô?i 1 chôf ma? thiết kế cho đẹp con mắt 1 cách mu? quáng.
    Khách ha?ng thi? chi? câ?n thấy cái 3d đẹp la? ok, sung sướng hạ bạc liê?n nên kts giơ? đua nhau học món render đê? lấy tiê?n cho nhanh chứ có the?m quan tâm gi? đến điện nước kết cấu gi?.

Chia sẻ trang này