1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toán cấp 1-2 mà đại học cứ đần thối ra!

Chủ đề trong 'Toán học' bởi baoson1969, 01/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huucong0406

    huucong0406 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Những bài toán như vậy sao có ở lớp 1-2 được nhỉ....Vớ vẫn thật
  2. huucong0406

    huucong0406 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2010
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Những bài toán như vậy sao có ở lớp 1-2 được nhỉ....Vớ vẫn thật
  3. keydangyeu

    keydangyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    em deck hiểu câu "A và B có cùng 1 số bi" ở đây là ý gì và để làm gì? k thấy ai đề cập đến?
    Giải thích hộ phát!
    Thank u!
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Toán lớp 4, giả thiết tạm hoặc sơ đồ đoạn thẳng. Bài này tớ nhớ giống như là một bài toán cổ, như sau:
    Lừa và ngựa thồ hàng ra chợ
    Ngựa thở than mình chở quá nhiều
    Lừa rằng anh chớ lắm điều
    Chính tôi mới phải chất nhiều hơn anh.
    Anh giúp tôi một bao mang bớt
    Thì của tôi nhiều gấp đôi anh
    Nếu tôi phải chất cho anh
    Một bao mang bớt ta thành bằng nhau.
    Vậy thì giả thiết A và B cùng số bi là thừa và làm bài toán vô nghiệm Bạn trên nói là "Có một số bi, chứ không phải "Có cùng một số bi". Bạn đọc đề không kỹ rồi.
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ủng hộ bác vietdeptrai, toán học chứ không phải toán đố toán mẹo, toán mẹo chỉ là trò vớ vẩn làm xấu đi cái đẹp của toán học, như so sánh trò ảo thuật với vật lý chân chính vậy, phản đối toán mẹo!
  6. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Dạy bài toán giả sử ở cấp I


    Bài toán

    Trong một lần nói chuyện, nhân nhắc đến nhận định của W.W.Sawyer “Không có gì hủy hoại những khả năng toán học bằng thói quen tiếp nhận những phương pháp giải có sẵn mà không hề tự hỏi vì sao cần giải đúng như thế và làm thế nào để có thể tự nghĩ ra điều đó “ , mấy người bạn là GV cấp I có hỏi: Tư tưởng này nên vận dụng như thế nào vào bài toán cụ thể sau:

    Vừa gà vừa chó
    Có 36 con
    Bó lại cho tròn
    100 chân chẵn
    Hỏi có mấy gà, mấy chó ?

    Các cách giải truyền thống

    Đây là bài toán cổ quen thuộc, có trong SGK Toán 6 cũ (trước 2002). Với học sinh lớp 8, 9 bài toán giải được dễ dàng bằng cách đưa về một (hệ) phương trinh bậc nhất, nhưng với học sinh lớp 5,6 đây là bài toán khó, điển hình cho dạng toán giả sử , thường chỉ dành cho hs khá giỏi.
    Dạng toán sở dĩ có tên gọi như thế vì khi giải dạng toán này, bài giải thường bắt đầu bằng câu: Giả sử rằng …. Cụ thể với bài toán trên, bài giải thường được trình bày như sau:

    Giả sử cả 36 con đều là chó cả, khi đó tổng số chân có là: 36 x 4 = 144 (chân)
    Số chân bị dôi ra là 144 – 100 = 44 (chân)
    Sở dĩ như vậy do số chân của mỗi con gà bị tính dôi ra là: 4 – 2 = 2 (chân)
    Vậy số gà là: 44:2 = 22 (con)
    Số chó là: 36 – 22 = 14 (con)
    (Trích: Những phương pháp giải toán cấp I, Đỗ Trung Hiệu – Vũ Dương Thụy, ĐHSP HN I 1986, trg 51 )

    Đã qua nhiều năm tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác chưng hửng khi lần đấu gặp bài toán này, bó tay và rồi được thấy cho bài giải Giả sử .. . Cái Giả sử trời ơi này từ đâu ra thế?
    Hình như để tránh cái Giả sử đột ngột kia, và cũng để tạo ấn tượng, một số tác giả đưa ra cách giải Gắn thêm cho mỗi con gà 2 chân, khi đó tổng số chân là … hoặc Bắt mỗi con chó đều gác hai chân lên bàn … . Ấn tượng thì có ấn tượng thật, nhưng vẫn cái cảm giác gượng ép, đột ngột từ trên trời rơi xuông

    Một số tác giả khác đưa ra cách giải bằng sơ đồ:

    Biểu thị số chó bằng một hình tam giác, số gà bằng một hình tròn.
    Như thế ta có 1 tam giác + 1 hình tròn = 36,
    Số chân chó + số chân gà = 4 tam giác + 2 hình tròn = 100
    Thay 2 tam giác + 2 hình tròn = 72, còn lại 2 tam giác = 100 – 72 = 28 …

    Thực chất cách giải này là giải một hệ phương trinh bậc nhất trong đó hai ẩn x, y thông thường được thay bằng các hình vẽ tam giác, hình tròn. Nhìn chung vẫn là cách giải truyền thống: phỏng theo cách giải đại số để giải bài toán số học.
    Học sinh buộc phải chấp nhận học thuộc bài giải mẫu, rồi mỗi khi gặp bài tương tự thì cứ máy móc Giả sử rằng … mà không hề biết và cũng không hề được ai giải thích cho Tại sao phải giả sử như thế và nhất là Làm thế nào để tự nghĩ ra điều đó ? .

    Học sinh cấp I không có một nhu cầu bức thiết nào buộc phải biết cách giải dạng toán này hay dạng toán nọ. Mọi bài toán đố đều cần được xem như những trò chơi trí tuệ, nhằm rèn luyện trí tuệ … Thế nên, có lẽ thà không dạy còn hơn là bắt các em chấp nhận máy móc một cách giải mà không biết tại sao phải làm đúng như thế vì như W.W Sawyer nhận xét điều đó chỉ làm thui chột khả năng cũng như lòng ham mê toán học của các em.
    Vậy thì với bài toán trên đây, có thể giải thích điều đó cho học sinh như thế nào, để việc dạy bài toán thực sự đem lại một lợi ích nào đó cho các em? Hay là nên bỏ đi, đợi vài năm nữa khi các em đã biết lập phương trinh rồi hãy dạy?
    http://www.taybacuniversity.edu.vn/forum/viewtopic.php?f=19&t=1011
  7. ngoanhkienbb

    ngoanhkienbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    1
    Xin phép đổi đề thành dạng tương đương: giả sử có 2 loại gà, gà 2 chân và gà 4 chân, tổng cộng 36 con, đếm được 100 chân, hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
    Lời giải: có 100 chân = 50 cặp chân gà, nhưng chỉ có 36 con gà. Thường thì 36 con gà chỉ có 36 cặp chân thôi chứ, nhưng mỗi con gà 4 chân đã làm tăng thêm 1 cặp chân gà, tổng cộng có 14 cặp chân tăng thêm, vậy có 14 con gà 4 chân và 22 con gà 2 chân.

    Cái khó hiểu của lời giải thực ra chỉ là ở cách dùng từ. Toán học hơi trừu tượng, gà hay chó thì đều là con, và chân gà hay chân chó thì đều là chân. Toán học đòi hỏi người giải phải linh hoạt nhìn 1 con chó có 4 cái chân gà hay 1 con gà có 2 cái chân chó, nếu chỉ quan tâm đến vấn đề chân. Ngoài ra, bài này nếu ko giải bằng hệ phương trình thì có thể dùng phương pháp chặn rồi thử, trong khả năng của các em học sinh lớp 4.

    Ko nhớ hồi xưa lúc học bài này thì mình thế nào nhỉ :D.
  8. sausisausi2004

    sausisausi2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    các bác giúp tớ em lớp 6 lâu quá quên mất:


    x^3 - 2^3 = 2^5 - ( 3^16 : 3^10 + 2^8 : 2 ) - tìm x

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    x^3 - 2^3 = 2^5 - ( 3^16 : 3^10 + 2^8 : 2^6 ) - tìm x


    các bác dùng giúp bài này
  9. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Toán lớp 7: Một đường thẳng cắt một hình tròn tại 2 điểm A và B. Chứng minh tất cả các điểm nằm trong đoạn (AB) đều nằm trong hình tròn
  10. vietdeptrai

    vietdeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/09/2001
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Cách giải của bạn vẫn có chữ giả sử, kiểu tư duy như vậy không phù hợp với học sinh lớp 5. Mình đang hướng dẫn cháu mình giải bài này bằng phương pháp lập bảng, thử, vậy mà cô giáo cháu bảo giải sai. Không hiểu cô giáo học toán ở đâu nữa?

    - Toán lớp 7: Một đường thẳng cắt một hình tròn tại 2 điểm A và B. Chứng minh tất cả các điểm nằm trong đoạn (AB) đều nằm trong hình tròn
    Bài này học sinh lớp 7 không thể giải được vì trong chương trình học của lớp 7 không có tiên đề về điểm, đường thẳng!

    [​IMG]

Chia sẻ trang này