1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện mới nhất về nhạc sĩ Phạm Duy

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi phuongpho, 27/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongpho

    phuongpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chuyện mới nhất về nhạc sĩ Phạm Duy

    Từ khi về nước đến nay, Phạm Duy
    đã gặp nhiều dư luận trong và
    ngoài nước. Ở hải ngoại nói rằng
    ông bỏ họ. Còn trong nước, ngoài

    sự hoan nghênh, tới nay đã
    có 2 bài báo tỏ ý khó chịu về sự kiện
    Phạm Duy. Bài
    đầu tiên của Nguyễn Lưu, một nhạc
    sĩ vô danh, đại ý cho rằng vì

    thế này thế nọ mà không nên đón
    nhận Phạm Duy kiểu ấy - bài viết
    sau đó đã được Phương Nam Film
    hồi đáp bằng lời chỉ dạy về
    những kiến thức đơn giản nhất về văn

    hóa mà ông Nguyễn Lưu quên bổ
    sung truớc khi làm cái việc mà
    ông cho là "trọng đại", như việc "lộn"
    cụ Thượng Chi với cụ Tân Nam Tử.

    Nguyễn Lưu đã im lặng không
    biết vì nói tiếp sợ sai
    tiếp hay là vì đã
    tâm phục
    khẩu phục.

    Năm 2009, sau đó 3 năm, con đường
    trở lại với quần chúng Việt Nam
    của Phạm Duy lại một
    lần nữa gặp gỡ những sự phản ứng

    từ một số nhạc sĩ khác, lần này là
    ba người từng có vai vế trong
    hội nhạc sĩ. "Phạm Duy
    không care dư luận" - lời Trịnh
    Cung. Ông không lên tiếng có lẽ
    vì thấy không cần phải tự mình lên tiếng.

    Nhưng sự thật đã lên
    tiếng thay ông
    Xin mời nguời
    nghe nhạc theo dõi
    từ từ chậm rãi
    kêu một ly Cà-phê có
    đường
    cũng
    khá thú vị lâm ly
  2. phuongpho

    phuongpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Khởi sự từ ANTG số ra hồi đầu tháng 5:
    NHẠC PHẠM DUY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI
    Sau nhiều lần ngoái đầu về cố quốc, Tết năm 2005, nhạc sỹ Phạm Duy chính thức trở về với quê hương, mảnh đất luôn luôn coi trọng tình nghĩa, không bao giờ ?ođánh người chạy lại?. Ông đã chọn TP Hồ Chí Minh làm nới sinh sống cho những năm tháng cuối đời của mình.
    Sau không ít những ấp ủ, liveshow ?~Ngày trở về? của Phạm Duy đã vang lên trong một đêm diễn duy nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội vào cuối tháng 3-2009. Sự trở về của bản thân nhạc sỹ Phạm Duy và âm nhạc của ông mới đây đã làm dậy lên một làn sóng báo chí quan tâm. Tuy nhiên, không ít điều xuất hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng xung quanh đêm nhạc Phạm Duy đã gây nên những bức xúc cho người chính trực. Nhìn lại bản chất vấn đề, đánh giá một cách công bằng nhất những giá trị đích thực của Phạm Duy và âm nhạc của ông, Báo ANTG đã mở ra một diễn đàn nhỏ để mời các nhạc sỹ lớn, những người có tên tuổi có trọng lượng trong nền âm nhạc Việt Nam nói về sự kiện này.
    Nhạc sỹ-NSND Trọng Bằng:
    Tôi có đọc trên báo thấy có nhiều lời tâng bốc cũng hơi là lạ, không quen. Nhạc sỹ Phạm Duy nếu nói ngắn gọn chỉ 4 ?othứ? thôi. Thứ nhất, anh là một người đầu kháng chiến chống Pháp có một số bài hát được quần chúng yêu thích. Thứ hai, sau khi anh bỏ Tổ quốc ra đi, không biết anh có công nhận không nhưng lúc đó cả nước người ta nói anh đi theo giặc, đi phục vụ địch. Và một số bài hát của nah, anh đã làm lời lại để phục vụ hoàn cảnh mới. Thứ ba là khi anh về nước, anh nói rằng anh trở về với nguồn cội. Anh có đến Hội Nhạc sỹ gặp tôi. Tôi cũng có nói chuyện và bảo anh rằng: Ngày xưa khi tôi còn bé, anh Phạm Duy và anh Trọng Loan (anh trai của tôi) cùng ở một đoàn nghệ thuật. Ngày xưa tôi cũng thích những bài hát của anh. Nhưng âm nhạc bây giờ khác chứ không ít ỏi như thời anh viết những tác phẩm ngày xưa nữa đâu. Cả một cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi viết hàng ngàn bài hát, hàng ngàn ca khúc. Chúng tôi viết và được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam hôm trước thì ngay hôm sau cả nước hát, và hát cho đến bây giờ. Thứ tư tôi muốn nói là anh về thì cứ về, cứ thế mà làm việc, cứ sáng tác, viết thêm được gì thì viết, cống hiến được gì thì cống hiến chứ đừng lợi dụng lúc này mà tâng bốc mình lên như vị nọ vị kia. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sự tâng bốc này là lỗi một phần ở các nhà báo, dễ dãi và chạy theo thị hiếu, cứ coi đây như sự kiện âm nhạc lớn, Phạm Duy được tâng bốc như là nhà sáng tạo ghê gớm. Vì nói đến Phạm Duy những người chân chính ở Việt Nam đã biết cả rồi, biết Phạm Duy như thế nào trong quá khứ, Phạm Duy có cái gì tốt, cái gì chưa tốt, bản chất của Phạm Duy và giá trị thật âm nhạc của anh người nghe đều hiểu cả. Sự trở về của Phạm Duy là sự ưu ái của Đảng và Nhà nước, sự rộng lượng của nhân dân ta, nên đừng đặt mình ở vị trí cao, cứ nên im lặng mà làm việc thôi. Có những tác phẩm anh sáng tác đầu kháng chiển rất tốt, bây giờ Cục biểu diễn người ta khuyến khích cho phép anh trở về biểu diễn, thì cứ thế mà cống hiến thôi. Dư luận chúng ta hơi dễ dãi và nhẹ dạ. Nhưng vấn đề là Phạm Duy phải tỉnh táo. Vì ông hoàn toàn hiểu ông là ai, quá khứ đối với dân tộc của Phạm Duy là một tội lỗi. Ông không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng, vì thế ông không thể nào so sánh với nhạc sỹ Văn Cao. Không thể ví được. Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện, và ông Văn Cao còn biết tôn trọng những người nhạc sỹ đàn em đi vào con đường âm nhạc bác học, một người rất khiêm nhường biết mình, biết ta. Giả sử có một nhạc sỹ X, Y, Z nào đó hỏi: Khi chúng tôi đi đánh Mỹ giải phóng dân tộc thì ông làm gì? Chắc chắn rằng nếu là người hiểu biết đều hiểu rõ khi đó ông là tác giả của các bài hát chống lại cách mạng, chống lại nhân dân, chống lại công cuộc giải phóng dân tộc.
    NS Phạm Tuyên:
    Hôm nhạc sỹ Phạm Duy ra đây nói chuyện nhân việc phổ nhạc các trích đoạn trong ?oTruyện Kiều? của Nguyễn Du, tôi có được mời tới dự. Sau đó một số người hỏi tôi về chương trình này. Tôi nói rằng đây là một sự tìm về một áng văn chương tuyệt tác của văn học Việt Nam. Nhưng nếu vào âm nhạc thì còn xa lắm so với ?oTruyện Kiều? của Nguyễn Du. Tuy nhiên đó là sự biểu hiện của tìm về với cội nguồn. Riêng tôi lúc vào trong TP Hồ Chí Minh, nghe tin ông Phạm Duy về, tôi nghĩ đó là một sự trở về với nguồn cội thôi. Dân gian có câu ?oĐánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại?. Chính lúc đó các nhạc sỹ ở trong TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng không nên làm rùm beng cái chuyện này, thậm chí báo chí đề cao quá như vừa rồi thì người ta không tán thành. Tôi lại không nghĩ như thế. Ai cũng có những sai lầm trong quá khứ cuộc đời. Trong cơ chế thị trường hiện nay có những công ty nhạy bén với thị hiếu của thị trường, người ta săn đón, mua bán quyền của nhạc sỹ Phạm Duy, xuất bản và tổ chức biểu diễn rầm rộ. Một số anh em nhạc sỹ trong Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh gặp tôi và nói rằng không nên làm như thế. Còn việc đánh giá về phẩm chất nghệ thuật thì phải nhìn cả một quá trình. Đóng góp như thế nào, sai lầm như thế nào. Nếu bây giờ chúng ta chỉ đánh giá phần đóng góp mà quên đi phần sai lầm, thậm chí gạt bỏ hết mọi sai lầm để tâng bốc đóng góp thì như thế chẳng công bằng với các nhạc sỹ trong nước. Có một số anh em nhạc sỹ sau khi đọc báo nói về ?oNgày về? của Phạm Duy, sự trở lại rầm rộ, được báo chí săn đón và tâng bốc thái quá đã thốt lên: ?oTrời đất ơi, thế thì thành tựu âm nhạc của chúng ta mấy chục năm qua nhỏ nhoi quá nhỉ!?. Trong khi đó, tôi là người trong cuộc, cảm thấy được sức mạnh của vũ khí âm nhạc, đúng ra trong thành công của Cách mạng chúng ta, trong chiến thắng thống nhất đất nước, có sự đóng góp lớn của âm nhạc, và chúng tôi rất tự hào. Một số anh em ở Huế hỏi tôi đánh giá như thế nào về nhạc sỹ Phạm Duy, tôi trả lời hồi nhỏ tôi có thuộc và thích một số bài hát của Phạm Duy. Nhưng sau khi nhạc sỹ Phạm Duy rời bỏ đất nước ra đi, thậm chí có một thời gian đưa âm nhạc phục vụ chính quyền Mỹ-ngụy. Tôi nghĩ, rồi cũng sẽ có lúc bản thân anh Phạm Duy phải nhìn thẳng vào sự thật. Trong cơ chế thị trường hôm nay, tôi nghĩ cần phải thẩm định đúng giá trị thật những đóng góp của nhạc sỹ Phạm Duy, không nên quá đề cao. Bởi lẽ tìm tòi trong âm nhạc của Phạm Duy cũng chỉ có hạn thôi, trong khi đó tìm tòi về mặt sáng tạo âm nhạc trong nước ta có rất nhiều tài năng, nhiều khả năng. Ngay vấn đề đem âm nhạc phục vụ cho sự nghiệp cách mạng thì làm thế nào mà so sánh nổi với Văn Cao hay bất cứ một nhạc sỹ nào tham gia cách mạng. Sự đóng góp của nhạc sỹ Văn Cao rất phong phú, bây giờ được ghi nhận là người có đóng góp lớn cho đất nước và âm nhạc Việt Nam. Tôi chỉ có một suy nghĩ nhỏ, chúng ta chúc cho ngày trở về của nhạc sỹ Phạm Duy là một sự trở về của lá rụng về cội. Còn đánh giá về con người, nhất là đánh giá về tác phẩm thì phải rất thận trọng, công bằng và đúng bản chất, một phần nào đó phải có giới hạn. Đừng chạy theo thị hiếu, theo cơ chế thị trường mà quá đề cao sự đóng góp của nhạc sỹ Phạm Duy, như vậy mới xứng đáng với lịch sử, với những người đã đổ máu xương cho đất nước, cho dân tộc được có ngày hôm nay.
    NS Hồng Đăng:
    Vấn đề này thực ra rất tế nhị đối với anh em nhạc sỹ. Vì đối với những người sáng tác với nhau, bao giờ chúng tôi cũng hết sức rộng lượng, nhìn nhau bằng cặp mắt tốt đẹp và mong cho nhau thành công. Riêng trong vấn đề Phạm Duy, cái nhìn của tôi có thể khác hơn.
    Ngay trong giai đoạn đầu kháng chiến, nhạc sỹ Phạm Duy là một trong những nhạc sỹ có ý thức khai thác vốn dân ca, đưa chất liệu dân ca vào sáng tác mới. Cho nên những ?oBà mẹ Gio Linh?, những ?oVề miền Trung?? ngày ấy rất được nhiều người tán thưởng. Nhưng thời kỳ ấy chúng tôi đang còn bé quá. Sau này lớn lên thì có nghe tin nhạc sỹ Phạm Duy đã vào trong thành, sau đấy bẵng đi thời gian 5 đến 6 chục năm, chúng tôi cũng không mấy lưu tâm. Vừa rồi ông Phạm Duy xin phép được trở về, và được Nhà nước ta cho phép. Lúc Phạm Duy về, rất nhiều anh em nhạc sỹ vui vẻ vì thấy rằng đây là một lần quay lại của các anh em mà trước kia có một thời kỳ bẵng đi không thấy mặt nhau. Nhưng gần đây, báo chí lại rộ lên về những chương trình của Phạm Duy. Tôi cũng nghe rất nhiều người phàn nàn là tác phẩm của Phạm Duy như thế mà báo chí tâng bốc, đề cao đến mức y như là nhân vật số một của âm nhạc Việt nam hiện nay, và là người nhạc sỹ kỳ tài. Điều ấy là vô lý, như thế không đúng, huống gì lại xem như người có công lớn (?!). Những giá trị thật của một người nghệ sỹ, thứ nhất là tinh thần yêu nước, những đóng góp tâm hồn mình cho dân tộc? So sánh một cách thẳng thắn, những bài hát của Phạm Duy có một vài bài công chúng thích và không phải bài nào công chúng cũng thích. Có một thời nghe nói các tác phẩm của ông cũng không được người ta ưa chuộng lắm đâu ngay cả ở nước ngoài. Điều ấy chúng ta phải có sự cân nhắc tử tế. Nếu như có sự đóng góp nào đấy thì nên ghi nhận. Nhưng đừng nghĩ rằng như thế thì tất cả các anh em khác không ra gì. Trong lúc ấy chúng ta có những tên tuổi lừng lẫy như Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lê Yên, Nguyễn Đức Toàn, Huy Du, Hoàng Vân, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, và còn rất nhiều người khác đã gắn bó với những ngày gian khổ, thiếu thốn cùng cực của đất nước chỉ để góp một chút gì của mình cho cuộc chiến tranh vệ quốc. Từ ngày anh ra đi, anh Duy ạ, nền âm nhạc của chúng ta đã khác trước nhiều lắm. Từ một đội ngũ thưa thớt thời của anh, giờ đây không biết bao nhiêu tên tuổi nổi lên một cách xứng đáng, có hiểu biết, có tìm tòi, khác xa thời anh bỏ khu III, khu IV mà đi. Điều đáng nói là nhiều anh em thành thực mong cho anh có nhiều đêm nhạc tốt đẹp, trong khi hàng trăm hàng nghìn người không có nổi kinh phí để lo một đêm nhạc của riêng mình dù tác phẩm cứ ngồn ngộn ra đấy?Muốn nhìn nhận công bằng, nên nhích xa ra một tí để nhìn toàn cảnh. Còn nhớ năm 1994, chúng tôi tổ chức được 4 đêm, 4 chương trình khác nhau ở Nhà hát Lớn Hà Nội lấy tên là ?oNửa thế kỷ Bài hát Việt Nam? chỉ giới thiệu được gần 80 bài cho 80 tác giả, trong đó riêng anh Văn Cao được 2 bài. Chương trình có tiếng vang lớn nhưng hàng trăm nhạc sỹ khác nằm chờ giới thiệu ở TP Hồ Chí Minh thì vướng quá nhiều thứ, nhất là kinh phí mà không giới thiệu được thêm nữa, đành cay đắng mà chịu thiệt thòi. Tất nhiên anh Phạm Duy có thể kiêu một tý cũng chẳng sao (thói thường mà)! Nhưng những người hướng dẫn dư luận có lẽ nên nghĩ kỹ một tí, để khách quan hơn, công bằng hơn. Còn riêng một chi tiết nhỏ về chuyên môn: Các anh em nhạc sỹ sau này khai thác dân ca vào sáng tác mới giỏi hơn anh nhiều lắm. Có thể kể Thái Cơ, Phó Đức Phương, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Văn Thành Nho, Nguyễn Đình Bảng, Lê Mây?Tư liệu này ở Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam đều có cả. Anh Phạm Duy trở về, chúng tôi chúc mừng anh và mong anh khỏe mạnh để có những sáng tác mới.
  3. phuongpho

    phuongpho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đắc Xuân sau khi đọc báo, đã viết một lá thư gửi Phạm Tuyên
    THIẾU MỘT TẤM LÒNG
    (Thư của Nguyễn Đắc Xuân gởi nhạc sĩ Phạm Tuyên sau khi đọc bài báo ?oNhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói? trên An Ninh Thế Giới Cuối Tháng 4-2009)
    Huế, ngày 22 tháng 5 năm 2009
    Anh Phạm Tuyên kính mến,
    Có lẽ anh rất bất ngờ khi nhận được cái thư khá dài nầy của tôi. Trước tiên tôi xin lỗi đã làm mất thì giờ lão nhạc sĩ rất quý mến của người bạn vong niên ở Huế của anh.
    Vừa rồi tôi được đọc bài báo ?oNhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói? trên An Ninh Thế Giới Cuối Tháng (4-2009) của ba anh Trọng Bằng, Phạm Tuyên và Hông Đăng, tôi cảm thấy có sự bất bình thường, định viết một bài phản biện gởi cho báo, nhưng nghĩ lại thấy như thế không tiện nên ngồi gõ cái thư nầy gởi cho anh và qua anh có thể trao đỏi ý kiến của tôi với hai anh bạn của anh. Chuyện muốn nói với ba người mà bắt một mình anh phải nghe quả là không công bằng. Mong anh thứ lỗi.
    Anh Pham Tuyên kính mến,
    Cảm tưởng đầu tiên của tôi: Bài báo của các anh không có điều gì mới về tiểu sử trích ngang của nhạc sĩ Phạm Duy. Trong bộ sưu tập của tôi, tôi có hàng trăm bài của các lực lượng lưu vong chống Cộng đã dội ?ogió tanh, mưa máu? lên Phạm Duy vì cái tội Phạm Duy hưởng ứng Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN. Và, tôi cũng có không ít những bài viết phê phán Phạm Duy ở ngay trong nước Việt Nam trước và sau 30-4-1975. Phạm Duy là một nhạc sĩ, một người bình thường, chứ không phải là một kẻ sĩ. Con người bình thường thì có khối chuyện hay và cũng lắm chuyện dở. Báo chí, sách vở và chính Phạm Duy đã, đang và cũng sẽ viết tiếp những chuyện dở của Phạm Duy. Trong hồi ký Phạm Duy đã viết nhiều chuyện dở của Phạm Duy mà những ai chưa đọc hồi ký ấy thì không thể biết được. Nhưng viết những chuyện dở ấy để hiểu mặt phải mặt trái của một nhạc sĩ lớn chứ không phải viết vì đố kỵ, vì trâu cột ghét trâu ăn giống như vụ hoạ sĩ Trịnh Cung viết về chuyện ?otham vọng chính trị? của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa công bố hồi đầu thang 4-2009 vừa qua. Tôi còn nhớ, năm 2002, trong một cuộc họp mặt của các Cựu Thiếu sinh quân VN, có cả con gái và con rể (làm Phóng viên báo SGGP) của Tướng Nguyễn Sơn với nhạc sĩ Phạm Duy tại phòng hội trường Sư Phạm đối diện với Đài Truyền hình đường Đinh Tiên Hoàng TP HCM. Nhiều Cựu Thiếu sinh quân từng hát bài Thiếu sinh quân của Phạm Duy trong vùng kháng chiến Khu IV, đã tỏ sự bất bình về chuyện Phạm Duy bỏ kháng chiến ?ovề thành?. Trả lời, Phạm Duy đã nói rõ lý do anh ?ovề thành?: Vì anh và gia đình không chịu được hoàn cảnh quá cực khổ lúc ấy. Về thành anh rất đau đớn mỗi khi nhận được những oán trách của anh em kháng chiến dành cho anh. Để chứng tỏ Phạm Duy rất biết, rất quan tâm đến những oán trách về chuyện ?ovề thành? của anh, anh đọc thuộc lòng bài thơ của Huy Phương lên án anh một cách gay gắt. Anh cũng giới thiệu rằng anh đã viết rõ lý do vì sao anh ?ovề thành? trong Hồi ký (Có lẽ lúc qua Pháp anh Phạm Tuyên đã đọc). Cả hội trường rất bất ngờ rồi vỗ tay vui vẻ, thông cảm cho hoàn cảnh của anh. Họ xem những chuyện buồn xưa như những kỷ niệm của một thời để cùng nhau hưởng hạnh phúc đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất và hội nhập. Sau đó mọi người mời Phạm Duy dự một buổi liên hoan cũng rất vui vẻ. Vô tình các Cựu Thiếu sinh quân đã đưa Nghị Quyết 36 của Trung ương vào cuộc sống thật nhẹ nhàng, đạt được kết quả tốt. Chính qua những buổi gặp gỡ cảm thông như thế đã giúp Phạm Duy vững tin vào chính sách hoà hợp và hoà giải dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam. Sự tin tưởng ấy thúc đẩy Phạm Duy phải về nước sớm vào năm 2005. Không rõ Hội nhạc sĩ Việt Nam, các anh Trọng Bằng, Phạm Tuyên, Hồng Đăng đã có lần nào đưa tinh thần của Nghị Quyết 36 đến với nhạc sĩ Phạm Duy chưa? Nếu chưa thì các Đảng viên quan chức của Hội nhạc sĩ Việt Nam phải kiểm điểm vì các anh đã không thực hiện Nghị quyết của Đảng. Các anh đã hưởng ứng các nghị quyết của Đảng, sáng tác nhạc cổ vũ cho quyết tâm của dân tộc đánh thực dân Pháp, đánh Đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam. Các anh đã nhận được những phần thưởng cao quý nhất của nhà nước. Vậy các anh đã có hành động gì, sáng tác gì có giá trị cho công cuộc hoà hợp, hoà giải dân tộc xây dựng đất nước giàu mạnh chưa?
    2. Anh Phạm Tuyên, chỗ thân tình, ?ovừa là đồng chí vừa là anh em? tôi xin nói nhỏ với anh: Chúng ta lên án nhạc sĩ Phạm Duy bỏ kháng chiến ?ovề thành?. Giả dụ lúc đó Phạm Duy không ?ovề thành? mà cứ tiếp tục công tác cho đến ngày 30-4-1975, anh có tưởng tượng được tình cảnh Phạm Duy và gia đình anh ấy ở miền Bắc sẽ như thế nào không? Với tài năng và phong cách của Phạm Duy, Phạm Duy không thể trung thành tận tuỵ với chế độ như Phạm Tuyên, không thể nhẫn nhục, chịu đựng như Tô Hải, không thể chịu ngồi yên in bóng mình trên vách như Văn Cao. Tôi tưởng tượng đến những việc có thể xảy ra với Phạm Duy như sau: Sau 1954 về Hà Nội, Phạm Duy đứng về phía những văn nghệ sĩ mà lịch sử gọi là ?oNhóm nhân văn? với Hoàng Cầm. Khi ấy Phạm Duy không thể tránh được tù tội, nếu không chết trong tù thì anh ấy sẽ âm thầm viết hồi ký, bút ký, truyện ký gì đó tố cáo bôi bác chế độ ta, tàn mạt gấp nhiều lần so với hồi ký của Tô Hải đang được cư dân mạng toàn cầu chăm chú đọc hiện nay. Phạm Duy ?ovề thành?, phải chịu tiếng ?ophản bội kháng chiến? nhưng bớt được cho chế độ ta một sai lầm là ?ođã đày đoạ một nhân tài của đất nước?. Qua Pháp, anh đã đọc hồi ký của Phạm Duy chắc anh đã biết rõ: trong thời gian Văn Cao ngồi in bóng mình trên vách ở Hà Nội đợi kháng chiến thành công thì Phạm Duy ?ovề thành? đã làm được những gì cho nền tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy chịu tiếng ?ophản bội kháng chiến?, và anh ?ochuộc tội? bằng các nhạc phẩm Tình ca, Tình hoài hương, Thuyền viễn xứ, Đố ai, Nghìn trùng xa cách, Trường ca Con đường cái quan, Trường ca Mẹ Việt Nam , .v.v. [Theo thống kê của tôi có đến vài trăm bài được người yêu nhạc trước đây hay hát). Phạm Duy ra đi để trở về, chắc chắn tốt hơn những người ở lại tại chỗ rồi phải sống giả giối, chờ hưởng hết bổng lộc vinh quang của chế độ rồi quay đầu chưởi lại chế độ, chưởi đồng chí, đồng đội và chưởi luôn mình như đã xảy ra trong giới nhạc sĩ Việt Nam. Và có ai dám bảo đảm với Đảng trong ngăn kéo, trong ổ nhớ máy vi tính của anh em ta không còn những bút ký, hồi ký, tự bạch như của Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Khải, Tô Hải không ? Các anh đã có ?onhững điều cần phải nói? với những người đã tự thú và cả những người đang chờ cơ hội để bộc lộ mình chưa?
    ***
    3. Anh Trọng Bằng cảnh báo nhạc sĩ Phạm Duy rằng: ?oÔng không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng, vì thế ông không thể nào so sánh với nhạc sỹ Văn Cao. Không thể ví được. Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện.? Anh nói hộ với anh Trọng Bằng, về đoạn trích trên, tôi xin trao đổi 4 ý kiến sau:

    3.1. Anh Trọng Bằng, em anh Trọng Loan, về tuổi đời cũng như tuổi nghệ thuật âm nhạc đều thuộc lứa đàn em của nhạc sĩ Phạm Duy. Một nghệ sĩ đàn em viết về một nghệ sĩ đàn anh với giọng cửa quyền, gia trưởng, lệnh lạc như thế là khiếm lễ. Với tư cách là người từng lãnh đạo ngành âm nhạc Việt Nam, nếu cần cảnh báo cho nhạc sĩ Phạm Duy biết điều gì đó thì anh Trọng Bằng nên viết một công văn gởi riêng cho nhạc sĩ Phạm Duy hơn là viết trên báo chí. Vì viết trên báo chí người trong nước và ngoài nước đọc được họ có thể hiểu lầm là cái ?ocửa quyền? vẫn còn tồn tại trong giới âm nhạc Việt Nam thời hội nhập quốc tế nầy;
    3.2. Không rõ anh Trọng Bằng đã đọc được bài viết nào chứng tỏ nhạc sĩ Phạm Duy đã tự so sánh mình với các nhạc sĩ đã tham gia cách mạng chưa ? Trong bộ sưu tập của tôi chưa có tài liệu ấy. Nhưng nếu có ai đó viết chuyện ấy thì cũng không sao. Dựa trên nguyên tắc nào, quyền hành gì mà anh bảo nhạc sĩ Phạm Duy ?okhông thể so sánh ông (tức Phạm Duy) với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng?? Nếu viết lịch sử âm nhạc Việt Nam hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1947-1950) tôi không thể không viết Nguyễn Xuân Khoát với Tiếng chuông nhà thờ, Đỗ Nhuận với Du kích sông Thao, Văn Cao với Trường ca Sông Lô và chắc chắn tôi không thể không viết về Phạm Duy với những Xuất Quân, Chiến Sĩ Vô Danh, Khởi Hành, Việt Bắc, Rừng Lạng Sơn, Nhớ Người Thương Binh (1947), Mùa Đông Chiến Sĩ (1947), Dặn Dò (1947), Ru Con (1947), Nhớ Người Ra Đi (1947), Tiếng Hát Trên Sông Lô (1947), Nương Chiều (1947), Về Miền Trung (Ðại Lược-Huế, 1948), Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quảng Bình, 1948), Bà Mẹ Gio Linh (Quảng Trị, 1948), Gánh Lúa (1949)...v.v. Tôi cũng có thể so sánh sự xông xáo của các tác giả, so sánh ảnh hưởng của các nhạc phẩm ấy trong vùng kháng chiến và cả trong vùng tạm chiếm, so sánh giá trị nghệ thuật của các tác phẩm ấy. Năm 1996, ngồi ở Quận 18 Paris, đọc tập hồi ký Thời Cách mạng kháng chiến của Phạm Duy, tôi chộp được lời nhận định nầy của Phạm Duy:
    ?oBài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Văn Cao luôn luôn là một người khai phá và là cha đẻ của loại Trường Ca? (Cali, 1989, tr.121). Không rõ cho đến năm 1989, trong Hội nhạc sĩ Việt Nam đã có ai so sánh các nhạc sĩ những năm đầu kháng chiến chống Pháp rồi có một nhận định về một tác phẩm của Văn Cao như thế chưa ?

    Viết lịch sử âm nhạc Việt Nam những năm kháng chiến từ 1950 đến 1954, tôi cũng có thể so sánh để thấy sự nghiệp của tác giả Phạm Duy là một con số không. Nhưng khi viết về tình ca Việt Nam, trường ca Việt Nam, về nhạc tâm linh, Đạo Ca Việt Nam, Thiền Ca Việt Nam chưa chắc nhiều ngưòi từng tham gia kháng chiến có thể so sánh với Phạm Duy. Lịch sử diễn ra như thế thì viết như thế chứ làm sao lại bỏ qua? Bỏ qua thì còn gì là lịch sử nữa? Có phải vì không viết về Phạm Duy thì thiếu, không được, mà viết thì miễn cưỡng nên cho đến nay chưa có bộ sử tân nhạc Việt Nam nào ra hồn cả. Hay đã có mà tôi ở xứ Huế xa xôi chưa biết chăng? Nếu đã có mà tôi chưa biết thì tôi xin lỗi vậy. Nhưng nếu đã có thì vì sao các anh không báo cho giới làm báo biết để họ tham khảo, để khi viết về Phạm Duy họ viết đúng theo lịch sử của các anh. Và, nếu đã... thì làm gì có chuyện báo chí ?otâng bốc, đề cao Phạm Duy quá mức? để ba anh phải buộc lòng cùng cất lời cảnh báo Phạm Duy một cách nặng nề đến vậy! Trách nhiệm của các anh ở đâu? Cơ quan nào của Đảng có thể làm thay các anh?
    3.3. Anh căn cứ vào luật lệ nào mà cấm Phạm Duy không được so sánh với Văn Cao ? Luật vườn hay luật ruộng ? Phạm Duy so sánh với Văn Cao để thấy Văn Cao lớn hơn Phạm Duy như thế nào chứ? Cứ đọc mục từ ?onhạc sĩ Văn Cao? trong google trên internet cũng có thể thấy nhiều cụm từ Phạm Duy nói về sư lớn lao của Văn Cao như thế nào. Ví dụ Phạm Duy viết: Văn Cao ?oThấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều.? Không so sánh làm sao Phạm Duy viết được câu đó?
    3.4. Anh Trọng Bằng đánh giá: ?oVăn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện.? Anh Phạm Tuyên ơi, anh Trọng Bằng là một nhà soạn nhạc, nguyên Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam mà đi đánh giá nhạc sĩ Văn Cao chi lạ rứa?
    3.4.1.?oVăn Cao là một con người có trình độ?, xin hỏi trình độ gì ? Ở cấp bậc nào? Trình độ chính trị ? trình độ ngoại ngữ? trình độ toán học? trình độ âm nhạc? Sao lại viết quá chung chung đến như thế ?
    3.4.2.?olà một nhà nghiên cứu dân tộc? Dân tộc nào? Với công trình gì? Có bằng Tô Ngọc Thanh, Trần Văn Khê không ?
    3.4.3. ?oông Văn Cao là một người toàn diện? Toàn diện gì? Văn, võ, chính trị, ngoại giao, kinh tế ? Diện gì anh phải nói cho rõ chứ?
    Còn câu nào, cụm từ nào anh Trọng Bằng nói về giá trị âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao đâu? Sao ông nguyên Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam lại đi đánh giá nhạc sĩ Văn Cao tùy tiện, dễ dãi, tầm thường đến vậy? Anh Trọng Bằng đánh giá Văn Cao như thế thì trên nước Việt Nam bây giờ có đến hằng ngàn ?oVăn Cao? theo kiểu Trọng Bằng chứ không như trong thực tế Việt Nam mới chỉ có một nhạc sĩ Văn Cao mà thôi. Đánh giá Văn Cao như thế là anh Trọng Bằng đã hạ Văn Cao thấp xuống đến một ngàn lần.
    Phải chăng vì đánh giá Văn Cao tầm thường dễ dãi đến như thế nên bao nhiêu năm các anh đã mặc cho Văn Cao ngồi in hình mình trên vách như thực tế đã diễn ra? nên sau năm 1975, Văn Cao sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên vào dịp Tết Bính thìn (1976), êm đềm, đậm đà tình người, nhưng mới phát hành đã bị tịch thu, các anh không có một lời bảo vệ? nên 1986 các anh tổ chức sáng tác quốc ca mới để thay thế Tiến quân ca của Văn Cao? May sao Mùa xuân đầu tiên vẫn được ra đời bắt đầu từ Liên xô, cuộc thi sáng tác quốc ca tiêu hao nhiều sức người. sức của nhưng rồi cũng chỉ được một bài học thất bại vì duy ý chí ngược với qui luật phát triển của nghệ thuật mà thôi. Những giá trị của âm nhạc Văn Cao không có gì có thể phủ nhận được. Các anh phê Phạm Duy kiêu, nhưng chính Phạm Duy đã đánh giá đúng Văn Cao. Theo Phạm Duy, Văn Cao là "người viết tình ca số một", "người đẻ ra thể loại hùng ca và trường ca Việt Nam"...
    ** *
    4.Anh Hồng Đăng viết: ?oSo sánh một cách thẳng thắn, những bài hát của Phạm Duy có một vài bài công chúng thích và không phải bài nào công chúng cũng thích.(nđx nhấn mạnh). Nếu anh viết ?oNhạc của Phạm Duy tôi chỉ thích được vài bài? thì tôi tôn trọng sở thích của anh và không dám có ý kiến gì. Nhưng anh viết chỉ ?ocó một vài bài công chúng thích? (trong công chúng mà anh đề cập ở đây có tôi) thì không đúng. Anh Hồng Đăng là một nhạc sĩ, tác giả của sáu bảy trăm nhạc phẩm, lại nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá IV và V, Tổng biên tập tạp chí Âm nhạc (từ 1989), và tờ Thế giới Âm nhạc (từ 1996) nên tôi không dám nêu ra đây tài liệu vị trí của nhạc sĩ Phạm Duy trong lịch sử tân nhạc Việt Nam sợ múa rìu qua mắt thợ, vốn là một nhà báo, để chứng minh điều anh viết thiếu chính xác tôi chỉ dám trưng dẫn những gì tôi đang có trong tay và những hoạt động âm nhạc vừa diễn ra mấy năm gần đây.


  4. namsp

    namsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy ý kiến thế này:
    Theo anh Putin nói, đại ý rằng: Người không nhớ đến quá khứ là không có trái tim nhưng không biết hiện tại là không có khối óc!
    Chúng ta khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Bác Phạm Duy chỉ bình thường như nhiều nhạc sỹ khác (thậm chí có giai đoạn dài không bình thường lắm) nên việc tâng bốc quá đáng là không nên.
    Thế thôi!
  5. thahuong13281

    thahuong13281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Bài này đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng 4. Ý kiến của các nhạc sỹ được phỏng vấn quanh quẩn vẫn là : "Khichúng tôi đi đánh Mỹ giải phóng dân tộc thì ông ở đâu" chứ không đứng trên quan điểm nghệ thuật để đánh giá nhạc Phạm Duy. Tôi nghĩ bài phỏng vấn tiêu cực và phi nghệ thuật.
  6. meo_ko_an_ca

    meo_ko_an_ca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Các nhạc sỹ nên nhìn lại, tại sao Phạm Duy được nhiều người mến mộ, báo chí tung hô mà lại không phải là các bác?
    Tại sao chất lượng tác phẩm theo các nhạc sỹ nhận định là chả ra đếch gì lại được người ta đón nghe?
    Tại sao PD viết đến cả nghìn ca khúc mà được phổ biến rộng rãi, còn các bác sáng tác xong rồi cất vô tủ?
  7. thahuong13281

    thahuong13281 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Tinh thần "trâu buộc ghét trâu ăn" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ bài phỏng vấn các nhạc sỹ được coi là lão thành nhất của Âm nhạc cách mạng Việt Nam. Kể ra thì cũng cay cú phết, cống hiến cho Đảng bao nhiêu năm, bây giờ báo chí và người nghe lại a dua theo thị hiếu đi tâng bốc một ông nhạc sỹ thuộc dạng "xỏ nhầm giày" và cái loại âm nhạc "không chính thống", "không có tính đấu tranh". Trong mắt các vị nhạc sỹ của chúng ta thì Phạm Duy thuộc dạng "tư sản giãy chết", về nước thì im lặng mà cống hiến được cái gì thì cống hiến, năm nào cũng làm một vài live show đều như vắt chanh trong khi các bác nhà ta cả đời không có thằng nào nó tài trợ để làm một cái lai vờ sâu cho ra hồn, làm gì mà chả ức. Mà cái sự đời nó cứ thế đấy, các bác có ức thì người ta vẫn nghe nhạc Phạm Duy, các live show vẫn cháy vé dù giá có đắt cắt cổ...Mong các bác khỏe mạnh để có sức mà cay cú dài dài.
  8. cafe8group

    cafe8group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0

    Nhạc sỹ-NSND Trọng Bằng:
    Không hiểu ông NHÂN DÂN này có bài nào mà NHÂN DÂN đang hát nhỉ? Lạ thật!
    Trong khi 1 người nhạc sĩ như PHẠM DUY hay như TRỊNH CÔNG SƠN và cả VĂN CAO nữa, không bao giờ khoe cái sự NHÂN DÂN của mình nhưng ÂM NHẠC của họ vẫn được NHÂN DÂN hát, nghe và thưởng thức!
  9. choihangdep

    choihangdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Bài viết:
    647
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước xem kênh HTV (đài truyền hình Hà Tây cũ) điểm báo ra trong ngày, thấy có đoạn báo giới thiệu cái title to lớn : "Hồng Đăng - Cây Đại Thụ Nền Âm Nhạc Việt Nam" đọc xong mà nín nổi cười, kể cả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi sinh thời trả lời trên truyền hình Nhật Bản vẫn không dám nhận mình là cây đại thụ nền âm nhạc VN, mà người xứng đáng nhận danh hiệu đó là nhạc sĩ Phạm Duy, tuy PD đi theo chế độ khác, con đường khác, nhưng chúng ta phải công nhận PD là cây đại thụ .
  10. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Nói công bằng thì PD là nhạc sĩ tài năng đã để lại nhiều bài hát để đời kể những bài "không đỏ" , tuy nhiên để có một vị trí như vậy trong lòng khán giả thì cũng còn do một số yếu tố như :
    - Anh thuộc hàng những nhạc sĩ từ thời kỳ đầu của nền âm nhạc VN , khí ấy người viết nhạc còn rất ít nên anh đã trở thành một hiện tượng âm nhạc , giống như hiện tượng thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa , và hơn nửa thế kỷ sáng tác đã khiến anh trở thành cây đa cây đề trong giới nhạc sĩ , đặc biệt thế hệ khán giả lớn tuổi hay hoài cổ về quá khứ , anh đã trở thành một nhạc sĩ gắn với một giai đoạn lịch sử của đất nước .
    - Với con mắt khoan dung của khán giả bây giờ thì việc anh bỏ miền bắc chạy vào nam rồi ra nước ngoài rồi bây giờ lại quay về ; không còn là vấn đề quan trọng nữa , nhưng quá khứ đó vô tình tạo nên cho anh một số phận đặc biệt trong con mắt của người đời , khác hẳn với các nhạc sĩ khác , nguời ta đến dự liveshow của anh có lẽ vì tò mò nhiều hơn vì giá trị của các tác phẩm âm nhạc của anh .

Chia sẻ trang này