1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di tích Vĩnh Phúc

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi Idecghin, 09/06/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Di tích Vĩnh Phúc

    Mình không biết chuyển bài vào đâu nên lập topic mới. Nếu ko phù hợp nhờ các mod xử lý giúp nhé. Mình chỉ muốn giới thiệu với các bạn một trang giới thiệu về các di tích - danh thắng - lễ hội Vĩnh Phúc. Trang này vẫn còn rất sơ khai, nhưng cũng đã có nhiều thông tin hữu ích. Mời các bạn vào xem và đóng góp ý kiến nhé!

    http://***ichvinhphuc.multiply.com/
  2. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Hơ, hình như chẳng ai ngó ngàng gì đến cái topic này cả. Mình đúng là đăng nhầm chỗ rồi mà?!?!!
  3. juggle

    juggle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, sao bác không post trực tiếp lên thay vì send link nhỉ, như vậy sẽ tiện hơn cho mọi người theo dõi hơn.
  4. changchaithonque

    changchaithonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    7.688
    Đã được thích:
    0
    Nếu đặt nhầm thì đặt lại.Thếmà!
  5. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    @admin/mod: Nhờ xóa giùm mấy bài viết ở trên. mình xin phép bắt đầu lại topic này bằng các bài viết cụ thể hơn chỉ là 1 cái link :)
    THÁP BÌNH SƠN
    [​IMG]
    Hỡi ai qua bến đò Then
    Dừng chân mà ngắm tháp tiên bên đường

    Tháp Bình Sơn nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh, tục gọi là chùa Then, thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Tháp được coi là tháp cao nhất và còn nguyên vẹn nhất và là một di tích điển hình của Vĩnh Phúc, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
    Tháp cũng như chùa đều nhìn về hướng Nam (chếch Đông) ?" hướng của Bát Nhã, của trí tuệ và thiện tâm. Tương truyền, tháp xưa cao 15 tầng, trên đỉnh có chỏm hình búp sen, tạo dáng vút lên trời xanh. Tuy nhiên, tháp nay đã mất chỏm và chỉ có 11 tầng đặt trên bệ tháp. Theo một số nhà khoa học thì có lẽ từ trước đến nay tháp chỉ có 11 tầng, và đây chính là tháp thờ Bích chi Phật hay Duyên Giác Phật, gắn với người đạt được quả do mình tự chứng ngộ, sau thời Thích Ca Mầu Ni.
    [​IMG]
    Tháp hình vuông, cao khoảng 16,5m tính cả bệ tháp. Lòng tháp rỗng, các tầng tháp thu nhỏ dần đến đỉnh. Cạnh tháp ở tầng dưới cùng là 4,45m, ở tầng trên cùng là 1,55m. Người xưa đã dùng khoảng 13.200 viên gạch nung để xây tháp, gồm 2 loại: hình và hình chữ nhật. Phần móng tháp được đào sâu hơn 1m và xây bằng gạch vồ. Qua những khảo sát và nghiên cứu gần đây, có thể thấy gạch dùng để xây dựng tháp Bình Sơn là loại gạch được nung với độ lửa cao, rắn chắc như sành. Mặt ngoài các tầng tháp ốp gạch mịn mặt, màu đỏ sậm, có nhiều hình hoa văn trang trí. Những người thợ xây tháp đã sáng tạo những phương pháp lắp ghép độc đáo như: viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ sau đó ghép 2 viên gạch vào với nhau, hoặc tạo lỗ hình thang ở hai viên gạch xếp sát nhau làm thành một mộng cá và sau đó đổ chì vào mộng cá... để cho các viên gạch có thể gắn với nhau theo một chiều cao dựng đứng mà không cần vôi vữa.
    [​IMG]
    Nghệ thuật tháp Bình Sơn thể hiện ở những mảng trang trí nổi trên thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp đều có hình hoa văn với nhiều đề tài rất phong phú. Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại. Những mảng trang trí này tập trung chủ yếu và hoàn chỉnh nhất ở những tầng dưới, giảm dần lên các tầng trên, do lợi thế về chiều ngang mặt tháp. Họa tiết hoa văn trang trí ở tháp Bình Sơn có nhiều kiểu dáng. Hoa văn hoa cúc giữa các hàng gạch khẩu tô điểm cho bệ tháp. Ở các khung viền quanh những hình trang trí lớn là những cánh hoa cúc hình dấu phẩy (vạch chìm hoặc khắc nổi) hay các sống cúc dây nhỏ đã lược bớt hình họa để chỉ còn như một hình ?osin? lượn nhẹ. Những hàng diềm hình lá sòi. Hình cánh sen dẹo hay cánh sen ngửa lại được trang trí trên các hàng gạch mang tính chất như bệ đỡ, ngăn cách giữa các tầng khiến cho mỗi tầng tháp như được đặt trên một tòa sen. Hình lá lật uốn nổi dùng cho các khuôn cửa. Hình lá đề giữa các đấu (con sơn) 3 chạc trang trí bằng hoa dây uốn. Những đường diềm hình ô trám, đặt giữa là hoa văn mặt nhẫn v.v. Cách tạo hoa văn trang trí trên gạch tháp cũng hết sức đa dạng: Có thể dập khuôn hình hoa văn sẵn rồi dán hình vào gạch trước khi nung (rồng), hoặc lấy một dạng con dấu in thẳng vào mặt gạch (cánh hoa cúc hình dấu phẩy), hay cũng có thể lấy dao mỏng bằng cật tre, vạch khắc vào đất, gọt tỉa như thợ chạm khắc? Tạo nên những đường nét hoa văn rất tinh tế, phóng khoáng mà hình dáng chắc khỏe.
    Ở bốn mặt tháp đều trổ các cửa tò vò. Quan sát các tầng tháp thấp có thể thấy cửa tháp không có tượng kim cương ở 2 bên nữa mà thay vào đó là các đố hình chữ nhật kết nổi. Ở tầng tháp thứ nhất, trong mỗi đố có 3 ô tròn chứa hình rồng cuộn nổi trên nền dây hoa cúc. Ở tầng thứ 2 trở đi, trong mỗi đố hình chữ nhật ấy có hình đắp nổi một ngôi tháp nhỏ 5 tầng tỏa hào quang (tháp bồ tát). Còn theo các cụ già trong vùng thì ở mỗi ô cửa tò vò của các tầng thấp xưa kia đều có tượng Phật Bà. Điều này cho thấy đây là một cây tháp Phật giáo song hướng chung là đề cao tâm Bồ tát.
    Một điều đáng chú ý nữa là hình rồng trang trí ở tháp Bình Sơn là rồng có sừng và cuộn tròn mình, đầu rúc vào giữa, chân đạp ra ngoài, sống lưng có vây như răng cưa, một chân trước đưa lên nắm tóc trong tư thế ngộ nghĩnh, dường như đã có sự dân gian hóa . Hình sư tử vờn cầu ở chân bệ tháp lại đơn giản, hai con sư tử đều không có họa tiết và đồ án trang trí trên thân mà chỉ là hai hình trơn. Cặp sư tử ở đây không quay đầu đối nhau, đưa chân trước vờn cầu như kiểu ở một số chùa khác, mà một con đang vờn quả cầu trên đuôi mình, ngoảnh đầu quay lại nhìn con khác đang tiến đến về phía quả cầu.
    Chính từ những hình trang trí này cùng với các đồ án trang trí, họa tiết hoa văn khác, cũng như bố cục các tầng tháp, hướng tháp mà gần đây một số nhà nghiên cứu cho rằng: ?oNgôn ngữ? tạo hình của tháp Bình Sơn không phải là của thời kỳ Lý ?" Trần như các nhà nghiên cứu người Pháp và các nhà khoa học Việt Nam trước đây nhận định, mà phải là muộn hơn. Tháp có lẽ xuất hiện như một di tích điển hình khoảng thế kỷ XVI ?" thời Mạc ?" thời kỳ bùng nổ của kiến trúc và mỹ thuật? Nhìn chung, xung quanh vấn đề niên đại tuyệt đối của tháp có rất nhiều ý kiến khác nhau và cần được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
    [​IMG]
    Song, với giá trị về lịch sử ?" văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, tháp Bình Sơn có thể coi là một biểu tượng vững bền của tính dân tộc trước những biến động của lịch sử và tự nhiên. Là một di tích tiêu biểu của Vĩnh Phúc cũng như cả nước, tháp Bình Sơn và cùng với tháp là chùa Vĩnh Khánh thường xuyên được các cấp chính quyền và nhân dân từ Trung ương đến địa phương quan tâm tu bổ, tôn tạo. Khu chùa tháp đã được đưa vào quy hoạch hệ thống các di tích trọng điểm của tỉnh gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là du lịch. Các hạng mục đang được triển khai theo đề án quy hoạch đã được UBND tỉnh ký duyệt, dự tính sẽ hoàn thành việc xây dựng trước năm 2010. Với công trình tôn tạo này, tháp Bình Sơn ?" chùa Vĩnh Khánh sẽ không chỉ là một di tích tiêu biểu mà trở thành một thắng cảnh, một điểm du lịch văn hóa ?" lịch sử tuyệt đẹp bên bờ dòng Lô xanh.
    Hồng Lĩnh - Ban QLDT
    (Bài đã đăng trong sách Di tích - Danh thắng Vĩnh Phúc, SVHTTVP,2007)
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 08/07/2009
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 08/07/2009
  6. Muasaobang_o0o

    Muasaobang_o0o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    web cũng khá có ích mà.
  7. changchaithonque

    changchaithonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    7.688
    Đã được thích:
    0
    Công nhận ảnh đẹp.Thế mà!
  8. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    @Muasaobang o0o: who''s that? người quen à? sao biết đang tập ký?
    @changchaithonque: Ảnh đẹp. Nhưng "thế mà!" sao?
    P/s: ảnh đầu tiên thì ko nhớ rõ người chụp, nhưng mấy cái sau là mình bấm máy và chỉnh sửa đôi chút. Giờ khu vực tháp Bình Sơn đã khác nhiều rồi do mới xây dựng thêm một số công trình, khi nào có dịp qua đó mình sẽ update thông tin và ảnh.
  9. Idecghin

    Idecghin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    ĐÌNH HIỂN LỄ VÀ LỄ HỘI GIỖ TỔ NGHỀ GỐM
    [​IMG]
    Trụ biểu trước đình Hiển Lễ
    Làng Hiển Lễ, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên vốn có nghề gốm cổ truyền.
    Theo truyền thuyết của làng thì ông Tổ nghề gốm là người Thanh Hóa, trong khi chu du thiên hạ phát chẩn cứu bần cầu phúc đã tới vùng Kẻ Rẫy (tên nôm của làng Hiển Lễ), thấy con người hiền lành chất phác, đất đai "sơn thuỷ hữu tình" ông và gia đình dừng chân sinh cơ lập nghiệp và truyền nghề gốm cho dân. Vì có công dạy dân nghề làm gốm, nặn nồi nên ngay sau khi mất đi, ông đã được dân làng thờ làm Tổ nghề. Tương truyền thi hài ông được an táng tại ?oxứ đồng cổng Tây? của làng, cách đình chừng 200m. Năm 1994 trên phần mộ ấy, nhân dân đã xây thành lăng tổ nghề gốm Hiển Lễ. Hiện trong đình Hiển Lễ có bài vị thờ ông tức đức thánh tổ Hà Tân, vợ ông (La Lang Lương thị) cùng với con trai ông ?" Đức thánh Trường Sinh ?" có công phò giúp vua Hùng và âm phù Hai Bà Trưng đánh giặc giúp nước, cứu dân, đã được tôn phong làm thành hoàng làng.
    Đình Hiển Lễ tọa lạc ở một vị trí đẹp, rộng và bằng phẳng ở ven làng. Lúc mới khởi dựng, đình có quy mô kiến trúc rất đồ sộ với các tòa bố cục theo hình chữ ?oChủ?( 主 ). Tuy nhiên, qua những biến cố lịch sử và tác động của điều kiện tự nhiên, kiến trúc cổ của đình nay chỉ còn lại tòa ống muống 3 gian, với 5 bộ vì theo kiểu giá chiêng ?" chồng rường, 10 cột cái khá lớn, chân cột kê đá tảng vừa để chống ấm, vừa mang ý nghĩa huyệt đạo thông tam giới. Mái đình lợp ngói mũi, kết cấu theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, vẫn còn nhiều nét cổ kính, trầm mặc.
    [​IMG]
    Ngai thờ ở đình Hiển Lễ
    Trên những cấu kiện kiến trúc gỗ của đình Hiển Lễ, các nghệ nhân dân gian thời xưa đã dùng đôi bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hết sức tinh tế, nội dung sâu sắc, phản ánh ước vọng tốt đẹp trong cuộc sống của con người đương thời. Tiêu biểu là khu vực cửa khám thờ được trang trí các hình hổ phù, rồng uốn, rồng hút nước, phượng càm thư, sen rùa và các chữ Hán làm thành những bức đại tự, hoành phi, câu đối đan xen nhau tạo thành mảng chạm khắc hết sức tinh xảo. Ba bức trần đình Hiển Lễ cũng là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bởi trên đó là những hình họa bầu trời và các vì tinh tú, hình rồng bay, phượng múa thể hiện quan niệm về vũ trụ, về thế giới quan của con người dưới góc độ Dịch học, cũng như thể hiện tình cảm của người dân đối với các đức thánh thần tôn kính.
    [​IMG]
    Trang trí trần đình Hiển Lễ
    Ngoài ra, đình Hiển Lễ còn lưu giữ được nhiều cổ vật thuộc các loại chất liệu: gỗ, vải, đồng, giấy? như: Hai cỗ ngai thánh làm thời Nguyễn được sơn son thếp vàng, đục chạm tinh tế; kiệu bát cống với lầu kiệu khá lớn hình mui thuyền, được làm từ thời Hậu Lê và các mâm xà, mâm ấu, mâm bồng, hòm sắc, cuốn thư... Đặc biệt có 6 bản sắc phong và 2 cuốn ngọc phả chữ Hán, là tài liệu thuộc dạng cổ vật độc bản, rất quý.
    Theo cổ truyền, hàng năm tại đình Hiển Lễ có nhiều ngày tiệc lệ, trong đó lớn nhất là 2 kỳ tiệc lớn là ngày giỗ Tổ nghề gốm (30 tháng Giêng) và ngày sinh thánh (mùng 5 tháng Hai). Hai kỳ tiệc này rất gần nhau, các nghi lễ giống nhau, song vẫn được tiến hành thành 2 đợt rõ ràng. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế của địa phương cho phép, làng tổ chức lễ tiệc và hội làng suốt 7 ngày liền kéo qua cả 2 kỳ tiệc.
    Lễ hội bắt đầu từ chiều 29 tháng Giêng, dân làng rước kiệu mang lễ vật ra khu lăng mộ làm lễ bái đức thánh tổ rồi sau đó rước kiệu nghinh thánh về đình. Đoàn rước thường gồm có: Đội cờ, bát âm, đội long đình bát bửu, chấp kích, kiệu thánh và theo sau là quan viên lý dịch, chức sắc trong làng rồi đến dân làng theo rước. Sau khi đem mâm lễ vật gồm có: Chè đỗ xanh, oản xôi, thịt lợn đen...từ kiệu dâng lên đình, các cụ trong làng thực hiện lễ cáo yết rồi tắm mộc dục. Khi tắm mộc dục phải lấy nước giếng đình và đựng trong một nồi đất nung đẹp, gọi là nồi đình. Làng cử ra hai người tắm mộc dục, đây phải là hai người đức độ, gia đình phong quang. Tắm mộc dục xong thì phong áo mũ cân đai cho thần và gióng chuông nổi trống làm lễ yên vị.
    Đến sáng 30 tháng giêng thì làm lễ nhập tịch và tiến hành việc tế lễ trong suốt thời gian mở tiệc, mỗi ngày tế hai lần. Theo quy định của làng, người chủ tế phải là người có chức sắc của địa phương, còn đông xướng, tây xướng, tiến tước do các cụ cao tuổi cử ra. Mỗi lần tế đủ 3 tuần theo đủ các thủ tục quán tẩy, dâng hương hoa, dâng rượu, hoá chúc, lễ tạ. Sau thủ tục tế của các cụ là phần lễ bái của dân làng và khách thập phương. Bên cạnh phần lễ, suốt mấy ngày tiệc còn có các trò chơi dân gian như: Bắt vịt , đập niêu, đánh đu...và các trò như hát nhà tơ, hát chèo, tuồng (xưa) và liên hoan văn nghệ (nay).
    Trước đây còn có lệ là: Toàn thể dân làng, bắt đầu từ tối ngày 29, mỗi nhà phải lắp một ngọn đèn treo ở cổng (ý nghĩa tượng trưng cho lò nung đang đỏ lửa) và sáng hôm sau, mỗi nhà phải làm một mâm cỗ ?othủ gia? (cỗ theo đầu nhà) mang ra đình làm lễ. Sau đó sẽ dùng các mâm cỗ này để tiếp khách thập phương và dân làng, cùng hưởng lộc thánh.
    Xưa do dân làng làm gốm nhiều nên khách đến dự hội đồng thời giao lưu buôn bán, có nhiều cửa hàng ăn uống mở ra, lại có các đoàn hát đến phục vụ, biểu diễn khiến lễ hội rất đông vui náo nhiệt. Nay, nghề gốm đã không còn phát triển như trước đây nữa. Cả làng chỉ còn một vài nhà làm. Tuy nhiên lễ giỗ đức thánh Tổ vẫn diễn ra hàng năm. Vài năm lại mở thành hội một lần./.
    Hồng Lĩnh - Ban QLDT tỉnh
    P/s: Đình Hiển Lễ sau trận mưa bão cuối năm 2008 đã bị sập hậu cung và hỏng nặng, hiện đang được lập quy hoạch tu bổ.
    Được Idecghin sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 13/07/2009
  10. changchaithonque

    changchaithonque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    7.688
    Đã được thích:
    0
    Thế mà mình được ở đó thì còn đẹp hơn.Thế mà!

Chia sẻ trang này