1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    COCHINCHINE EXECUTION DES PIRATES A VINH-LONG

    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    TOULON troupes envoyées en Cochinchine - 1865


    [​IMG]







    Cochinchine MATAS SOLDAT INDIGENE COCHINCHINOIS




    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]






  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Trận Đại đồn Chí Hòa


    :Đoàn Thị Hồng Điệp


    [​IMG]
    Đại đồn Chí Hòa (hay Kỳ Hòa)

    Ngày 12 tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp chiếm thành Gia Định. Năm 1860, vua Tự Đức sung chức Gia Định Quân thứ cho tướng Nguyễn Tri Phương, để cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển, trông coi việc quân sự ở miền Nam.
    Để đương đầu với thực dân Pháp ở Gia Định, ngay khi mới vào thay tướng Tôn Thất Hiệp, Nguyễn Tri Phương đã cho tập trung sức quân, sức dân vào việc xây dựng một đại đồn lớn, để ngăn chặn và đánh bại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha.

    Đại đồn mới của Nguyễn Tri Phương được xây dựng từ tháng 8 năm 1860 đến tháng 2 năm 1861 mới hoàn thành. Do công trình này ở tại làng chí Hòa nên được gọi là Đại đồn chí Hòa.
    Đại đồn dài 3.000m, rộng 1.000m, được chia làm năm khu bằng nhau, ngăn cách bằng một bờ rào gỗ có cửa. Tường đồn được xây bằng đất sét và đá ong, cao 3,5m, dày 2m, có rất nhiều lỗ châu mai.
    Mặt trên và mặt ngoài tường đồn, có trồng nhiều cây gai gốc dày đặc. Bên ngoài đồn có nhiều lớp rào tre, nhiều mô đất, nhiều ao nước và vô số hố chông.
    Trên mặt tường đồn, bố trí 150 đại bác các cỡ bắn bằng đạn gang. Bên phải của đại đồn về phía chùa Cây Mai và bên trái rạch Thị Nghè có đắp mỗi bên một chiến lũy dài, lấy đồn Hữu và đồn Tả làm điểm tựa. Đằng sau Đại đồn là nhiều đồn nhỏ yểm trợ: đồn Thanh Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra...Ngoài ra, phía sau đại đồn còn có kho chứa quân lương, quân khí.
    Khi ấy, ở đại đồn có khoảng 20.000 quân thường trực, 10.000 quân dân dũng. Vì vậy đối với thực dân Pháp, đại đồn Chí Hòa là một vật cản lớn cần phải đánh dẹp, để họ có thể tiến chiếm các nơi khác...

    Ngày 23 tháng 2 năm 1861, quân Pháp do Đô đốc Charner chỉ huy với khoảng 5.000 quân và chiến thuyền các loại, bắt đầu công phá Đại đồn Chí Hòa. Đáp lại, tướng Nguyễn Tri Phương với khoảng 30.000 quân thường trực và quân dân dũng, cũng đã kháng cự mãnh liệt, nhất là trong hai ngày 24 và 25 tháng 2. Tuy nhiên, trước những vũ khí hùng hậu và hiện đại, lực lượng giữ Đại đồn cũng đã phải rút lui, để cho quân Pháp chiếm đoạt và rồi cho san bằng.

    Trận Đại đồn Chí Hòa (Đại đồn Chí Hòa, Pháp gọi là Kỳ Hòa, gọi tắt là Đại đồn) xảy ra tại Sài Gòn (Việt Nam) vào 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, và đến khoảng 8 giờ tối ngày hôm sau thì kết thúc. Đại đồn do Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương trấn giữ đã bị quân Pháp chiếm mất. Sau lần đại bại này, triều đình nhà Nguyễn sẽ từ chủ trương “thủ để hòa” chuyển sang “chủ hòa”, khiến cho non sông Việt cứ mất dần vào tay thực dân Pháp.


    Trận Đại đồn Chí Hòa
    [​IMG]


    Thời gian 24 và 25 tháng 2 năm 1861
    Địa điểm Gia Định, Nam Kỳ
    Kết quả Quân Pháp thắng trận.
    Tham chiến
    Nhà Nguyễn Đế chế Pháp thứ hai
    Chỉ huy
    Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương
    Tham tán Phạm Thế Hiển
    Thị lang Tôn Thất Cáp
    Lang trung Nguyễn Duy
    Tán tương Tôn Thất Chỉ
    Phó lãnh binh Trương Định Đô đốc Léonard Charne
    Thiếu tướng Jaurès
    Đại tá Lapelin
    Đại tá D’ Ariès
    Đại tá Crouzat
    Trung tá Testard
    Trung tá Desvaux
    Thiếu tá Allizé de Matignicourt
    Và hai sĩ quan Tây Ban Nha là: Thiếu tướng De Vassoigne & Đại tá Palanca.
    Lực lượng
    20.000 (?) quân chính quy
    10.000 dân quân
    Số đại bác: không rõ. Khoảng 5.000 quân
    Khoảng 50 chiến thuyền
    Số đại bác: không rõ.
    Thương vong
    Khoảng 1.000 người chết và bị thương, mất 2.000 súng bắn đá lửa, 2.000 kg thuốc súng, 150 trọng pháo các cở và rất nhiều lương thực… 12 người chết, 213 người bị thương (theo báo cáo của Đô đốc Charner)

    [​IMG]

    Trước khi giao tranh

    Năm 1860, những rắc rối trong việc bang giao với Trung Quốc khiến chính phủ Anh và Pháp phải mở một cuộc viễn chinh mới tại quốc gia đó. Do vậy, tất cả lực lượng Pháp tại Viễn Đông liền được dùng vào cuộc chiến tranh này. Nên không những quân Pháp phải triệt thoái khỏi Đà Nẵng mà tại Sài Gòn chỉ còn để lại một đội quân nhỏ (khoảng 800 người) lo việc phòng thủ.

    Theo Giáo sư Nguyễn Thế Anh, thì khi đó, chính phủ Pháp đã muốn rút quân ra khỏi Việt Nam, nhưng khi nghe tướng Charles Rigault de Genouilly biện hộ và Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp là Chasseloup Laubat tán đồng, thì chính phủ Pháp liền thay đổi quyết định. Vì thế ngay khi hòa ước Bắc Kinh được ký kết ngày 25 tháng 10 năm 1960, vua nước Pháp là Napoléon III, liền cử Đô đốc Léonard Charner thống lĩnh toàn bộ quân Pháp ở Viễn Đông, để hoàn thành nhanh việc chiếm cứ Nam Kỳ [1].

    Và mục tiêu đầu tiên của viên tướng này là phải tấn công Đại đồn Chí Hòa, vì đây là một vật cản lớn cần phải phá bỏ để có thể tiến chiếm các nơi khác...

    Theo ý kiến của GS. Nguyễn Phan Quang:
    Theo như nhận định của các nhà nghiên cứu, một cuộc giải phóng đất nước đã mở ra. Nhưng tướng nhà Nguyễn chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Hiệp lại chủ trương “án binh bất động” để “làm nản lòng địch”. Do vậy, thời cơ đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi bị bỏ qua [2].

    Còn theo GS. Trần Văn Giàu, thì:
    Tuy có chủ trương “vừa công vừa thủ”, nhưng không hơn gì Tôn Thất Hiệp, Thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn án binh bất động, chỉ khác một điều là ông tập trung sức lực quân dân (khoảng 30.000 người) không phải vào việc đánh mà vào việc xây dựng Đại đồn Chí Hòa nhằm bao vây địch chặt chẽ hơn, tính không cho địch bung ra rộng hơn nữa.[3].

    Trong 800 quân đồn trú có 200 quân Tây Ban Nha, ngoài ra còn 1 đội hải quân gồm 4 chiến hạm cỡ lớn và 2 thuyền buồm. Đồn lũy của liên quân Pháp-Tây Ban Nha nằm giữa Sài Gòn-Chợ Lớn kéo dài 7 km có đặt nhiều đại bác hạng nặng[4]

    Ngay khi nhậm chức ở Nam Kỳ, Nguyễn Tri Phương đã cho người dò la. Biết rõ đối với súng đạn có sức tàn phá rất mãnh liệt của người Pháp, quân nhà Nguyễn dù can đảm tới đâu cũng không thể giáp chiến được, ông lựa chọn chiến lược nửa công nửa thủ, tức dựng chiến lũy để bảo vệ quân Việt Nam khỏi súng địch và bao vây dần quân Pháp. Ông truyền lệnh xây nhiều pháo đài và đắp lũy ở phía Bắc Sài Gòn, cách quân Pháp khoảng 4 km. Chiến lũy vây quân Pháp dài từ 12-16 km,có đủ chỗ cho quân canh phòng và lực lượng ẩn nấp bên trong.

    Nhà báo Pháp Maxim Vauvert viết trong tạp chí Monde Illustré ngày 20 tháng 4 năm 1861 đã ghi nhận:
    Họ (quân nhà Nguyễn) xây dựng ở đồn Kỳ Hòa những chiến lũy vĩ đại, dựa theo 1 dãy pháo đài kiên cố, diện tích chừng 12 km. Tất cả những thành lũy bài trí khéo léo và có 1 đại đội binh mã chống giữ...mỗi ngày người Việt Nam lại dựng thêm chiến lũy mới để bao vây quân Pháp[4]

    Một sĩ quan Pháp đã từng tham dự cuộc công kích Kỳ Hòa là Phillippe Aude đã viết trong 1 bức thư ngày 28-3-1861:
    Những chiến lũy mà người Việt Nam dựng lên rất kiên cố đều bằng đất sét cốt tre...Quân Việt Nam rất can đảm và về dũng cảm cũng như lòng khinh thường trước cái chết, chỉ xem 1 việc dùng chiến khí sau này của họ thì đủ rõ lời tôi nói không phải là không xác đáng. Trong khi giao chiến họ dùng dáo, thứ khí giới này chỉ đâm được quân địch cách 4 thước, đó là 1 lối tự vệ rất can đảm, đến quân Tàu cũng chưa bao giờ nghĩ đến [4]

    Một viên tướng khác trong quân đội Pháp cũng đã khen ngợi Nguyễn Tri Phương:
    Thấy phương pháp dụng binh của Nguyễn Tri Phương, người ta phải tin rằng vị nguyên soái anh hùng của nước Nam đã biết phương lược xây dựng lối pháo đài tạm thời như Totleben ở Sébastopol, Denfert Rochereau ở Belfort, Osman Pacha trong trận Plevna. Quân Pháp cũng nhận xét:Thành lũy của Nguyễn Tri Phương dựng mau như nấm mọc, hễ chỗ nào có lối đi là có ngay chiến lũy ngăn cản.[4]

    Quân Pháp bị vây chặt tới nỗi trong 6 tháng liền không nhận được tin tức gì từ Pháp. Tuy nhiên quân đội nhà Nguyễn tuy đông đảo cũng không thể diệt nổi quân Pháp cũng do súng đạn họ tinh xảo và bắn xa được vài ngàn thước, hễ quân Nam tiến tới gần đồn lũy của Pháp là bị đại pháo tàn sát. Dù vậy, khi Nguyễn Tri Phương mới nhậm chức, có lần chiến hạm Pháp đang nã súng vào pháo đài Phú Nhuận thì bị quân Nam đánh lui, vua Tự Đức đã ban thưởng cho tướng sĩ hậu hĩ để khuyến khích tinh thần chiến đấu của mọi người.[5]
    [​IMG]
    Pháp tấn công phòng tuyến có đài quan sát ở Đại đồn Chí Hòa


    Xem : Đại đồn Chí Hòa, Trận thành Gia Định, 1859


    Cuộc tấn công của Nguyễn Tri Phương

    Sau khi bao vây được quân Pháp, Nguyễn Tri Phương cho quân liều chết dưới mưa đạn để hãm đồn Cây Mai. Trong đêm 3 và 4-7-1860, 3.000 quân của ông đã anh dũng chiếm được 1 đồn lũy do Đại úy người Tây Ban Nha Fernandez chỉ huy với 100 lính Tây Ban Nha và 60 lính Pháp. Trái phá đối phương bắn ra không ngớt khiến quân nhà Nguyễn thây chết đầy đồng nhưng đích thân Nguyễn Tri Phương vẫn thản nhiên chiến đấu bên cạnh quân sĩ. Khi tiền quân đi quá sâu vào trận địa quân Pháp, ông truyền án binh, hạ trại.[5]

    Trong tháng 11, quân Pháp lại tấn công dữ dội các pháo đài ở Gia Định nhưng quân nhà Nguyễn đã đánh lui được đối phương khiến quân Pháp thiệt mất tới 132 binh sĩ. Được tin thắng trận, vua Tự Đức tiếp tục ban thưởng cho các tướng sĩ ngoài mặt trận. Trong giai đoạn này, Nguyễn Tri Phương đã giành được thắng lợi và nếu không có ưu thế của đại bác thì quân Pháp-Tây Ban Nha không tránh khỏi việc bị tiêu diệt.[5]


    Lực lượng đôi bên


    Về phía Pháp

    Theo GS. Trần Văn Giàu, tính chung đội quân viễn chinh vừa kể trên với số quân có sẵn tại Sài Gòn khoảng 800 người, thì lực lượng của Pháp chỉ có khoảng 5.000 quân với khoảng 50 chiến thuyền các loại.[6]


    Về phía Việt Nam

    Phía Pháp nói ở Chí Hòa, quân Việt có tới 20.000 quân chính quy, 10.000 dân quân và ở Biên Hòa có 15.000 quân từ miền Trung vào. Nhưng theo GS Trần Văn Giàu, chắc quân chính qui không đông như thế. Vì khi Pháp đánh Đà Nẵng, gần sát kinh đô mà quân triều đình ở đó chỉ có 3.200 người, thì ở Gia Định xa xăm, không thể có hơn 2 vạn được. Dân quân thì đông, chắn chắn như vậy. Sở dĩ Pháp “ tăng” số quân của Nguyễn Tri Phương, trước hết là để tăng giá trị trận đánh của họ[7]


    Kế hoạch hành binh của Pháp
    Dàn đại bác theo phòng tuyến các chùa, chiến thuyền đậu từ sông Rạch Cát qua sông Bến Nghé và sông Thị Nghè, tất cả đều nhắm vào Đại đồn.
    Đại quân bộ của Pháp sẽ từ chùa Cây Mai đánh bọc phiá tây nam, là phiá yếu nhất cuả Đại đồn, cắt đứt đại đồn với kho lương ở Thuận Kiều, và dồn quân Việt chạy về phiá sông Gò Vấp để chặn đánh.
    Bố trí chiến thuyền ngăn viện binh từ Biên Hòa xuống, và ngăn quân Việt rút chạy lên đó.
    Thủy quân Pháp ở cánh Đông bắc cùng bộ binh ở cánh tây nam sẽ bao vây và tiêu diệt đại quân Việt trong khoảng giữa ba sông, là Thị Nghè, Gò Vấp và Bến Nghé.


    Đại đồn Chí Hòa bị tấn công

    [​IMG]

    Charles Rigault de Genouilly.

    Tuy lời kể ở mỗi sách có vài chi tiết khác nhau, nhưng cuộc tấn công đại để như sau:

    Sau mấy tuần chuẩn bị và sau khi nghe Đại tá Crouzat phúc trình công tác thám thính Đại đồn xong, 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, được lệnh của Đô đốc Charner, đại bác của Pháp từ “phòng tuyến các chùa” và trên các tàu, đều nhắm vào đại đồn Chí Hòa mà bắn. Đại bác của quân Việt từ Đại đồn rộ lên đáp trả. Hai bên đánh nhau bằng đại bác tới sáng.

    Từ vùng chùa Cây Mai, Đô đốc Charner, Thiếu tướng De Vassoigne và Đại tá Palanca (Tây Ban Nha) dẫn quân tiến lên cùng với pháo nhẹ. Quân Việt trong đồn Hữu bắn cản lại. De Vassoigne và Palanca đều bị thương. Đại bác Pháp liền bắn khoảng 500 phát vào đồn Hữu, rồi cho bộ binh tấn công chiếm đồn. Phía Việt cho voi xông ra ứng chiến, nhưng đội quân voi tỏ ra không mấy hiệu quả trước đại bác, súng trường…

    Hai bên đánh nhau đến tối, nhưng Pháp chỉ mới tiến được một cây số, còn hai cây số nữa mới đến được Đại đồn.

    Đêm đến, hai bên đều ngưng chiến. Năm giờ sáng hôm sau, quân Pháp tràn lên tấn công, xáp được gần Đại đồn. Song cách vách thành trăm thước thì gặp rất nhiều cạm bẫy, hào ụ, nên tiến rất chậm. Quân Pháp lúc này bị bắn chết và bị thương rất nhiều. Tuy vậy, quân Pháp vẫn quyết dùng thang và đứng trên vai nhau mà trèo lên vách đồn. Trên đồn và trong các lỗ châu mai, quân Việt bắn chém dữ dội. Phần lớn các thang tre của Pháp vác theo đều bị đánh gãy, nhưng cuối cùng vẫn có một số lính Pháp vào được Đại đồn. Hai bên xông vào đánh giáp lá cà, giành giật nhau từng khu vực một.

    Chống chọi được một lúc, tướng Nguyễn Tri Phương bị mảnh đại bác trúng bụng, phải ra lệnh rút quân về đồn Thuận Kiều. Ngày 28 tháng 2, Pháp tấn công Thuận Kiều, Đại tá Crouzat của Pháp bị thương, nhưng quan quân phải bỏ đồn Thuận Kiều, bỏ cả đồn Tây Thới mà chạy tán loạn về Biên Hòa, mất hầu hết khí giới và lương thực...Riêng Trương Định rút về Gò Công tiếp tục kháng Pháp..
    [​IMG]


    Đô đốc Charner, hình vẽ khoảng năm 1880

    Trích thêm trong sách Monographie de la province de Gia Đinh, phần tấn công Đại đồn:
    Trong đêm 23 rạng ngày 24 tháng 2 quân Pháp tập hợp ở Bào Dứa, một ao nhỏ trên ranh giới Tân Sơn Nhì và Tân Thới. Lính kỵ binh Tây Ban Nha đóng ở Bàu Cát trong Phú Thọ. Từ sáng sớm, cuộc pháo kích bắt đầu. Cuộc tấn công kéo dài suốt ngày với kết quả là Pháp chiếm được nhiều công trình bên ngoài, pháo đài và trại quân... Buổi chiều lúc 5 giờ trong khi quân Nam tập trung lực lượng vào các điểm trên, chuẩn bị cho cuộc chiến ngày mai, quân Pháp tiến lên phía Bà Quẹo đóng quân qua đêm tại thôn Cù Lao Keo.
    Ngày 25 là cuộc chiến quyết định. Sáng sớm, pháo binh đóng tại Chòm-Mây Mà-Đá gần ngã ba đường đi Tây Ninh và Chợ Lớn tấn công vào ba pháo đài phía tây với sự hỗ trợ của bộ binh. Quân Nam bắn trả kịch liệt. Nhưng đại pháo của họ chẳng bao lâu đều bị triệt hạ.
    Đô đốc Charner ra lệnh tấn công vào thành. Nguyễn Tri Phương đứng một góc Đại đồn trên một chiến lũy, quan sát chiến trận, nhìn thấy quân Pháp tiến lên. Ông ta đem toàn lực lượng để đẩy lui quân Pháp và cho di tản khỏi đồn Tả Hậu, Quân Pháp lội xuống hào và tiến vào chân thành dưới làn mưa đạn của quân Nam, các cạm bẩy, hố chông và chướng ngại vật. Họ phá cửa, leo lên thành và đột nhập vào thành. Nguyến Tri Phương ngồi dưới bốn tán lọng là một mục tiêu tốt cho quân đối phương. Ông ta bị trúng đạn ở cánh tay trong khi người em (Nguyễn Duy) thì bị tử thương. Quân hộ vệ đặt ông Phương lên võng và khiêng đi. Trong khi đó, quân sĩ tưởng rằng tướng lãnh của họ đã chết nên tự rút lui, bỏ cả thành trì chạy về phía Tân Sơn Nhì và Gò Vấp. Đến 8 giờ tối, quân Pháp hoàn toàn làm chủ Chí Hòa...[8].

    Sau này, trong báo cáo của Đô đốc Charner, còn cho biết:
    Quân địch (tức quân Việt) đã kháng cự kịch liệt (…). Địch ở sau các bờ thành xô nhào các cây thang được áp vào tường (…), dội nước sôi và ném các vật dẫn lủa từ trên thành xuống. Súng bắn ra dữ dội từ các lỗ trên bờ thành. Họ cố thủ cho đến khi ta tiến sát mép bờ rào; và khi ta trèo lên được mặt tường thành, thì họ mới bỏ chạy tán loạn...[9]

    Nhận được tin Đại đồn thất thủ, triều đình nhà Nguyễn tức tốc phái Nguyễn Bá Nghi mang 4.000 quân vào chi viện. Nhưng viên tướng này, chỉ đến Biên Hòa thì cho dừng quân lại, cử người đi tìm gặp Đô đốc Charner để xin được nghị hòa và tâu về Huế rằng: "Việc nước ta ngày nay, trừ một chước hòa không có chước nào khác. Hòa thì không ổn rồi, nhưng trông mong sự khôi phục về sau...” [10]

    Theo các báo cáo của Pháp ghi lại:
    Quân ta gồm 4,000 quân đã tấn công thành luỹ. Chúng ta đã chiếm được thành nhưng thiếu tướng Vassivigne bị 1 viên đạn bắn trúng cánh tay. Đại tá Palanca người Tây Ban Nha bị 1 viên vào bắp chân, nhiều sĩ quan khác bị trọng thương. Người Nam có súng tốt và dũng cảm hơn người Tây nhiều...[11]


    Thiệt hại
    Theo báo cáo của Đô đốc Charner ngày 27 tháng 2 năm 1861, thì phía quân Pháp có 12 người chết, 213 người bị thương [12]. Nhưng theo báo Le Mémorial d’ Asie phát hành tháng 2 năm 1861, thì con số thiệt hại của Pháp lớn hơn: 16 người chết, 299 người bị thương, trong số đó có Thiếu tướng De Vassoigne, Đại tá Palanca, Đại tá Crouzat đều bị trọng thương, Trung tá thủy quân lục chiến Testard chết ở bệnh viện...[13].
    Bên quân Việt, khoảng 1.000 người chết và bị thương, trong số đó có Tham tán Phạm Thế Hiển, Lang trung Nguyễn Duy, Tán tương Tôn Thất Chỉ đều tử trận và Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương thì bị thương nặng. Ngoài ra, Đại đồn còn bị đối phương chiếm mất 2.000 súng bắn đá lửa, 2.000 kg thuốc súng, 150 trọng pháo các cở và rất nhiều lương thực..


    Nhận xét

    GS. Trần Văn Giàu:
    Nguyễn Tri Phương và các võ quan, văn quan cao cấp của triều đình lúc bấy giờ, mang nặng "võ khí chủ nghĩa". Họ hốt sợ trước vũ khí bắn xa mạnh và đúng cùng tàu to của đối phương. Họ đâu có biết rằng yếu tố quyết định là lòng dân, là tinh thần binh sĩ...(Tổng tập, tr. 81). Và Đại đồn thiếu cao thừa rộng, mặt thì yếu, mặt thì mạnh, địch dễ leo vào đánh xuyên hông, đánh bọc hậu...Công trình này xây dựng gần một năm với công sức của mấy vạn quân và dân, chỉ bảo vệ được hơn một ngày thì mất!...Đại đồn Chí Hòa, biểu hiện chiến lược phòng thủ tai hại của tướng Nguyễn Tri Phương!...[3]

    Sách Lịch sử Việt nam: 1858 - cuối thế kỷ 19 có đoạn:
    Việc hệ thống phòng ngự ở Đại đồn tan vỡ và Gia Định bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn, đã chính thức tuyên cáo sự thất bại của chủ trương “lấy chủ đợi khách, nên dùng kế trì cửu để cho họ mỏi”. Cho nên, sau vụ chấn động đó, triều đình Huế sẽ từ “thủ để hòa” chuyển sang “chủ hòa”, để cho Pháp lần lượt chiếm đóng Định Tường (15 tháng 4 năm 1861), rồi sau đó là Biên Hòa (7 tháng 1 năm 1862) và Vĩnh Long (23 tháng 3 năm 1862).[14].

    Nhà văn Phan Trần Chúc cho rằng:
    "Cái thua của ta không phải vì thiếu lòng can đảm hy sinh, cũng không phải vì thiếu tướng tài điều khiển hoặc thiếu chiến lược ứng dụng với tình thế. Sự bại trận của Nguyễn Tri Phương là lẽ dĩ nhiên vì kỹ thuật chiến tranh của Pháp tiến bộ đến giai đoạn cơ khí ở thế kỷ XIX mà quân ta thì dùng các khí giới về thời phong kiến. Cự địch với đại bác, thần công, súng trường, lựu đạn...quân ta chỉ mang nào gươm, nào dáo, nào súng hỏa mai và một tấm lòng...[5]

    sưu tầm
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Description: 1930 photo Three Annamite mandarins in ceremonial attire and man behind them holding parasol, Hue, Annam
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vietnam Black Market Stall . Photo is dated Nov 12,1966. It shows black Market items for sale.​
    [​IMG]
  8. lolemlunglinh

    lolemlunglinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2012
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Nhiều điều bổ ích thật đấy! Topic hay!
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Cấu trúc kiến trúc cổ Việt NamAug 21, '09 10:00 PM
    f

    Viết bởi kientruc360
    Thức kiến trúc cổ Việt Nam là một trật tự (order) hoặc là những quy định thống nhất về kích thước, các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc trong một công trình kiến trúc theo phong cách cổ điển của Việt Nam với những quy tắc riêng biệt và điển hình đã được người Việt sử dụng trong lịch sử Việt Nam. Nó được đánh giá là thể hiện tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ Việt Nam.
    Hình ảnh ban đầu
    Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ văn hóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian (đa số những công trình cổ còn hiện hữu, có niên đại từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn).
    Người ta hiện còn biết rất ít (và cũng nhiều điều người ta chưa biết gì) về kiến trúc các cung điện thời Lý-Trần, được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu… có thể chứng minh được những lời này. Tuy vậy, những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa, được gọi là “thức kiến trúc cổ Việt Nam”.

    [​IMG]
    Phương đình Đền Đô ở Bắc Ninh
    Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng nó là kiến trúc Trung Hoa. Nhưng thật ra kiến trúc cổ Việt Nam khác nhiều so với hệ kiến trúc Trung-Nhật-Hàn (3 nước này khá tương đồng nhau). Kiến trúc cổ Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với kiến trúc gạch đá của các vùng còn lại trên thế giới.
    Nét đặc trưng

    [​IMG]

    Thức kiến trúc cổ Việt Nam: dốc mái thẳng
    Có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam làm ta phân biệt trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:
    - Dốc mái thẳng
    - Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên
    - Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới
    Nếu so sánh với thức kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ thấy được sự khác nhau:
    - Dốc mái võng xuống
    - Đỡ mái hiên bằng hệ đấu-củng (còn gọi là con sơn chồng đấu)
    - Cột thanh mảnh, tròn đều
    Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Trong khi kiến trúc Trung Hoa mái cong và chỉ hơi hếch ở góc mái. Ngói lợp mái truyền thống Việt Nam là ngói mũi hài còn gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm dương hay ngói ống. Trang trí trên mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con giống luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung hanh vữa truyền thống. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm, con sô, con náp, hay lạc long thủy quái. Khu đĩ thường để trống thông thoáng và có chạm yếm trang trí gọi là vỉ ruồi.

    [​IMG]
    Trang trí mái lưỡng long chầu hổ phù
    Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đòn bảy rất hay. Không dùng hệ đấu – củng rất nhiều chi tiết như Trung Hoa.
    Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột tròn và to mập, phình ở giữa.
    [​IMG]
    Chi tiết giằng cột chuẩn
    Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống nền và chính sức nặng của
    công trình làm công trình ổn định và vững vàng.
    Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần công trình. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn mầu sặc sỡ, kiến trúc cổ Việt Nam thường để mộc mầu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có mầu nâu, thích chạm trổ.
    Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo Thước Tầm, một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc đáo, theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái với phần chân cột, sự thích hợp với người gia chủ.

    [​IMG]

    Thước Tầm
    Căn nhà được xây dựng theo các vì nhà, sau đó các vì được dựng lên và nối với nhau bằng các xà ngang và xà ngưỡng tạo thành một hình hộp, sau đố là lợp mái và làm tường nhà. Vì nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là “gian”. Vì nhà cũng là đặc trưng cho lối kiển trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ, tuy rất trung thành với thức kiến trúc cổ Việt Nam.
    Khung nhà phân không gian nhà thành các gian nhà, thường có các bộ phận sau:
    [​IMG]
    Tên gọi các cấu kiện bộ vì nhà và hệ mái
    Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột:
    - Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
    - Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;
    - Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.

    [​IMG]


    Liên kết đầu cột


    [​IMG]
    [​IMG]
    Liên kết cột – kẻ nóc
    [​IMG]
    Liên kết chân cột
    Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:
    - Xà lòng hay chếnh: liên kết các cột cái của khung;
    - Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.
    Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:
    - Kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;
    - Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài conson qua cột hiên để đỡ phần chân mái.


    [​IMG]



    Chi tiết hiên
    Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm conson nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bảy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.
    Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, khoá các đầu trên của các cột cái trong khung (gác lên các cột cái).
    Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.
    Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.
    Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.
    Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:
    - Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái giữa các khung với nhau.
    - Xà hạ hay xà đại liên kết các cột cái giữa các khung, tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái.
    - Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
    - Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
    - Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.
    - Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
    Thượng lương, còn gọi là đòn đô ông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.
    Các kết cấu mái:
    - Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
    - Dui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.
    - là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.
    - Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
    - Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.


    [​IMG]
    Chi tiết đỡ mái
    Các chi tiết kiến trúc khác:
    - Cửa bức bàn
    - Con tiện
    - Dạ tàu
    - Đầu đao
    [​IMG]
    Cửa dân gian
    Nhà Việt cổ có thể làm theo:
    - Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc
    - Hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.
    - Hình thức 8 mái chồng diêm.


    [​IMG]
    Modulor trong thức cổ Việt Nam
    Truyền thống người Việt thường làm theo nhà theo cơ số lẻ:
    - Phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng
    - Nhà 3 gian
    - Nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 trái
    - Nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 trái
    - Nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 trái

    [​IMG]
    Cơ sở tỷ lệ hài hoà giữa con người và kiến trúc

    Một số hình ảnh tham khảo và so sánh
    Hà Nội
    [​IMG]

    Chùa Một Cột


    [​IMG]
    Nghi môn Chùa Láng


    [​IMG]
    [I]Văn Miếu Môn[/I]


    [IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/23/thuc-kien-truc-co-vn-221.jpg?et=BuzPDJjs%2C%2CCkTcqeQBB4%2CA&nmid=277105559[/IMG]
    [FONT=Arial][I]Tỷ lệ của Khuê Văn Các[/I][/FONT]​

    [IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/24/thuc-kien-truc-co-vn-231.jpg?et=FrLN0GQTgLm7p31hhdopjw&nmid=277105559[/IMG]


    Mặt đứng Khuê Văn Các


    [IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/5/thuc-kien-truc-co-vn-51.jpg?et=4AnBfeRgEaeCFMqcvGVKGQ&nmid=277105559[/IMG]
    [I]Chùa Kim Liên[/I]
    Bắc Ninh
    [IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/3/thuc-kien-truc-co-vn-33.jpg?et=mmvD4Roh3mmy%2BLTf3DUmkA&nmid=277105559[/IMG]​
    [CENTER][I][FONT=Arial]Phối cảnh góc Đình Bảng[/FONT][/I][/CENTER]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [FONT=Arial] [CENTER][I][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/2/photos/8/600x600/1/thuc-kien-truc-co-vn1.jpg?et=i422kEkee2VDyMGy%2CCb%2C0w&nmid=277105559[/IMG][/I][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [CENTER][FONT=Arial][I]Mặt đứng, mặt bên, mặt bằng Đình Bảng[/I][/FONT][/CENTER]
    [FONT=Arial][/FONT]
    [FONT=Arial][/FONT]
    [FONT=Arial] [CENTER][I][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/31/thuc-kien-truc-co-vn-291.jpg?et=gXfM9%2CnSYqUNmqZhNmdP%2BA&nmid=277105559[/IMG][/I][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [CENTER][FONT=Arial][I]Tỷ lệ Đình Bảng[/I][/FONT][/CENTER]
    [FONT=Arial][/FONT]
    [FONT=Arial][/FONT]
    [FONT=Arial][/FONT]
    [FONT=Arial] [CENTER][I][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/30/thuc-kien-truc-co-vn-281.jpg?et=Syc5Lf%2CwAoSc1S5qWQEYFA&nmid=277105559[/IMG][/I][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [CENTER][FONT=Arial][I]Gác chuông chùa Bút Tháp[/I][/FONT][/CENTER]
    [B][FONT=Arial]Thái Bình[/FONT][/B]
    [B][FONT=Arial][/FONT][/B]
    [B][FONT=Arial][/FONT][/B][FONT=Arial] [CENTER][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/29/thuc-kien-truc-co-vn-271.jpg?et=qL5rjoQHFcFyfkqmz82R1Q&nmid=277105559[/IMG][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [CENTER][I][FONT=Arial]Chùa Keo[/FONT][/I][/CENTER]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [FONT=Arial] [CENTER][I][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/28/thuc-kien-truc-co-vn-261.jpg?et=jYbOs8cPVvQs2yeoaFnBaw&nmid=277105559[/IMG][/I][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [CENTER][FONT=Arial][I]Mặt cắt gác chuông Chùa Keo[/I][/FONT][/CENTER]
    [B][FONT=Arial]Huế[/FONT][/B]
    [B][FONT=Arial][/FONT][/B]
    [FONT=Arial] [CENTER][B][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/21/thuc-kien-truc-co-vn-210.jpg?et=kGcirsyEI%2CvTPC%2BNrq6MSA&nmid=277105559[/IMG][/B][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [I][FONT=Arial]Mặt cắt Đoan Môn[/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial] [CENTER][IMG]http://images.hauhtdk.multiply.com/image/1/photos/8/600x600/4/thuc-kien-truc-co-vn-41.jpg?et=EtHB6QMKo3ZfJBdcZCmoKg&nmid=277105559[/IMG][/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [/CENTER]
    [CENTER] [I][FONT=Arial]Triều Miếu ở kinh thành Huế[/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial][/FONT][/I]
    [I][FONT=Arial]Theo: kientruc360[/FONT][/I]
    [/CENTER]
    [/FONT][/I][/CENTER]
    [/FONT][/CENTER]
    [/FONT][/CENTER]
    [/FONT][/CENTER]
    [/FONT][/CENTER]
    [/FONT][/CENTER]
    [/FONT]​
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Triết lý cái đình



    Một người theo công giáo là linh mục Kim Định đã có một chuyên khảo mang tên "Triết lý cái đình" (1971, Nguồn Sáng, Sài Gòn), trong đó có câu: "Riêng Đình là chú ý ngay vào đời sống hiện tại ở đây và bây giờ". Ở khía cạnh đề cao cái đình, Kim Định có cùng ý kiến của nhiều học giả XHCN. Đình là đặc thù của làng xã Việt Nam, của tinh thần cộng đồng có màu sắc dân chủ, dù là đại diện của triều chính tại địa phương. Cái đình có giá trị thực tiễn về chức năng, nơi làng họp nhau khi có việc, nhưng ở cấp độ cộng đồng, khác với công môn là nơi làm việc của quan lại.

    Đấy là mặt chức năng. Còn hình thức đình làng, có lẽ đây là một đặc trưng kiến trúc truyền thống, mà tương ứng có thể kể nhà rông, nhà dài Tây Nguyên. Nhưng cũng như nhà rông, nhà dài thì đình hiện giờ đang mất. Cái mất không những về hình hài được trùng tu mới coóng dỡ sạch cái nguyên bản đi, mà còn về chức năng sử dụng - các công việc diễn ra ở đình chủ yếu mang tính phục vụ lễ lạt, vừa hạn chế người dùng, vừa yếu về kết nối hệ thống. Cái đình xưa là niềm tự hào của các làng, thường là kiến trúc to nhất của làng, đem ra đọ với làng khác. Bao nhiêu cái hay cái đẹp đều tạc vào đình. Đình bây giờ là pháo đài cố thủ của các cụ với cái nhìn lo âu về vị thế của thế hệ của họ sắp mất dần.

    Các nhà nghiên cứu kiến trúc và mĩ thuật đã có nhiều tài liệu về đình Việt Nam. Tuy nhiên, với số đông, cái đình khá đơn điệu về cấu trúc và na ná nhau về hình thức nên họ không quan tâm nhiều bằng các kiến trúc tôn giáo như đền, chùa, miếu, phủ... Nhất là sự tham gia hoạt động của họ ở đình gần như hạn chế chỉ trong vòng những ngày hội làng mà họ cất công tới xem - phải nói là hội làng cũng thường... na ná nhau. Trong khi đó, vào chùa còn xem tượng, xin quẻ, vào đền còn cầu khấn rồi hầu bóng. Sân đình bây giờ cũng không còn là sân khấu hấp dẫn để biểu diễn chèo nữa. Với lại teen có xem chèo đâu?

    Nên cái đình cũng dường như là hình ảnh của một nền văn hóa truyền thống bị mờ đi, yếm thế và có khi còn là suy đồi. Có người đề xuất tích hợp đình với nhà văn hóa làng, nhưng chuyện này đã từng làm bốn chục năm trước, mà kết cục là phá nhiều hơn giữ. Cái đẹp của đình làng lay lắt ở những hình mái đao, chạm trổ rồi khung cảnh bình dị xung quanh khi may chăng còn lại.

    Chắc sẽ là một bài lan man không dứt, bởi vì cái đình không là một hình ảnh hấp dẫn, sống động. Nó chỉ khiến người ta thấy thân thương khi nó gắn kết với kỷ niệm, với nhận thức của họ về thời yên ấm đã qua:

    Qua đình ngả nón trông đình
    Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu

    Chắc có lẽ tôi bị ảnh hưởng bởi những bài giảng và sách vở nên vẫn giữ mãi tình cảm với ngôi đình truyền thống: Một ngôi nhà sàn chạy dài, mái đao lớn xòe bốn góc thật to, hình chữ nhất hoặc có chuôi vồ (chữ công), như một khối nâu sẫm đứng giữa làng cây xanh, đồng rộng bao quanh.

    Đình làng Việt có gần như khắp các làng, từ Bắc vào Nam có cả. Tuy vậy tập trung và đồng đều về phong cách kiến trúc thì ở vùng Bắc Bộ cho đến Thanh- Nghệ. Câu Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài cho thấy vùng phía Tây Hà Nội là nơi có nhiều đình đẹp nhất từ xưa. Hiện tại, đình vùng Hà-Tây cũng vẫn là nơi phong phú nhất, ngoài ra vùng Hà Bắc cũng giữ được nhiều đình đẹp.

    Dưới đây là một số ngôi đình và hình ảnh đi từ Tây sang Đông Bắc Bộ.

    1. Đình Tây Đằng, ở thị trấn Tây Đằng (Quảng Oai cũ), huyện Ba Vì, là ngôi đình có niên đại thuộc vào loại sớm nhất VN, khoảng đầu thế kỷ 16, nhưng có nhiều chạm khắc mang hình thức đời Trần nên có lẽ được lấy từ một kiến trúc sớm hơn. Ngôi đình có niên đại được xác minh rõ ràng sớm nhất là Lỗ Hạnh ở Đông Lỗ, Hiệp Hòa, Bắc Giang - năm 1576. Tuy vậy, trừ những điêu khắc đã xuống cấp thì hình thức ngôi đình còn lại không mấy hấp dẫn, có lẽ đã bị phá dỡ nhiều lần. Tuy nhiên, trùng tu như đình Tây Đằng dưới đây thì lại quá mới!

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Còn giữ được một số chạm khắc ở đầu bảy. Chạm khắc ở đình Tây Đằng rất đặc sắc, nhiều cảnh sinh hoạt dân gian thú vị như hứng dừa, đá cầu... Đình Tây Đằng trước đây có lẽ cũng có sàn cấp, nhưng đã dỡ bỏ. Ngôi đình chỉ có tòa chữ nhất và không che chắn nên thoáng. Hai dãy giải vũ có đặc biệt là có lầu mái chồng diêm. Cách đây nhiều năm, ấn tượng của mình là một ngôi kiến trúc cởi mở và đậm chất phóng túng của miền Ba Vì - Sơn Tây.

    [​IMG]

    Trên đây là một bức tranh bột màu vẽ năm 1998. Khi đó còn vào được bên trong, bây giờ người ta xây tường bao kín, làm cổng sắt khóa!

    2. Đình Chu Quyến, ở xã Chu Minh, Ba Vì, cách Tây Đằng 3km về phía Hà Nội. Đình này tôi đã giới thiệu ở entry trước đây ở blog cũ (Ngôi đình đẹp nhất VN). Đình xây chữ nhất, có hình thức nhà sàn, dựng từ thế kỷ XVII, to đẹp, mộc mạc và khỏe khoắn, đặc trưng cho thẩm mỹ dân gian xứ Đoài. Hiện đã dỡ ra trùng tu lại.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Một bức tranh bột màu năm 1998 thì phải. Đáng tiếc là tôi đã để mưa làm hỏng.

    3. Đình Mông Phụ, ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, Ba Vì. Ngôi đình này cũng có niên đại khoảng thế kỷ XVII-XVIII, nằm trong quần thể làng cổ nên là điểm nhấn đặc biệt của không gian làng. Các chạm khắc cũng quen thuộc, nhà sàn và thông thoáng các mặt. Đình có hình chữ công, phần chuôi vồ là hậu cung. Đợt trùng tu vừa rồi gây nên hình ảnh tức cười là gạch lát sân quay mạch dọc đâm vào đình; ngói lợp dồn hết ngói cũ sang một bên, ngói mới phần còn lại, chia đôi diện mái thành hai mầu như lang ben. Người dân ở làng không hài lòng chút nào nhưng đình giờ là của nhà nước chứ không còn là của riêng làng xã nữa!

    [​IMG]

    [​IMG]

    4. Đình Đoài Giáp, ở thôn cùng tên, thuộc xã Đường Lâm, Ba Vì. Đình nhỏ nhưng cũng có hình thức cân đối, đặc thù của đình Đoài.

    [​IMG]

    5. Đình Hữu Bằng, ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất là ngôi đình lớn, nằm trong khu vực đình-chùa-miếu của làng xã. Hữu Bằng gần chùa Tây Phương, là làng nghề gỗ mỹ nghệ, thợ làng chuyên làm đình chùa. Vì thế dễ hiểu là các kiến trúc cổ ở đây có quy mô lớn.

    [​IMG]

    Tổng thể nhìn ra một ao nước hình tròn rộng.

    [​IMG]

    Ngôi đình nằm ở bên trong cùng, qua một sân rộng là đến chùa và miếu.

    [​IMG]

    Nhìn sang chùa từ phía đầu hồi đình.

    [​IMG]

    Tòa đại đình rất to nhưng mặt đứng bị hai dãy giải vũ che chắn mất nên cảm giác chật chội.

    [​IMG]

    Đình có đặc biệt là có một gian thờ phụ ở chái nhà.

    [​IMG]

    Những đồ gỗ bên trong rất trau chuốt và thẩm mỹ cao.

    [​IMG]

    Nhìn từ đầu hồi mới thấy được dáng đồ sộ.

    [​IMG]

    Toàn cảnh mặt bên. Đình có mặt bằng hình chữ công, hậu cung xây hẳn chồng diêm, vốn không thấy ở các đình khác. Sắc nâu của ngôi đình khiến như kiến trúc có một triết lý về thẩm mỹ vật liệu: gạch ngói và gỗ đều nhất quán màu. Tường gạch cũng chỉ vôi trắng.

    6. Đình Dị Nậu, Thạch Thất. Đình không nhiều chi tiết tinh xảo nhưng có những nét đáng lưu ý vì mang phong cách y hệt nhiều ngôi đình khu vực này - một nhà tiền tế mái chồng diêm phía trước, tòa đại đình hình chuôi vồ phía sau.

    [​IMG]

    7. Đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, là ngôi đình được xem như to nhất trong mẫu đình vùng như Dị Nậu, Canh Nậu, Liên Hiệp. Nhà tiền tế có các trụ đá, chạm khắc công phu phong cách thời Nguyễn. Tòa đại đình có các chạm khắc tuyệt hay về các chủ đề như tiên múa, chuốc rượu, đánh cờ, đấu vật, rình xem gái tắm... Tuy nhiên, khi tôi đến thì ông trông đình không cho chụp mà yêu cầu hôm sau quay lại để xin ý kiến cụ trưởng ban. Hôm sau thì chưa biết là hôm nào!
    [​IMG]

    [​IMG]

    Trên là đình Liên Hiệp, một đình khác ở làng bên cạnh, quy mô nhỏ hơn.

    [​IMG]

    Một bài thơ có tên "Cho ngày hội cầu lông" trên tường tòa giải vũ ở đình Dị Nậu:

    Em đây tên gọi cầu lông
    Xin chào các bạn thôn đông, thôn đoài

    [​IMG]

    Hình thức hai bể sen đá này có ở khắp các đình khu vực. Hàng chữ nho được một cụ ở đình Hạ Hiệp đọc - được ghi là năm Tự Đức thứ mấy gì đó.

    8. Đình Thụy Khuê ở làng Thụy Khuê, xã Sài Sơn, Quốc Oai. Đình này ngay cạnh chùa Thầy, có đặc trưng lối vào từ đầu hồi của chuôi vồ, nghĩa là mặt bằng chữ công ngược.

    [​IMG]

    9. Đình So ở làng Yên Sở, xã Cộng Hòa, Quốc Oai. Tôi đã giới thiệu ở entry Quốc Oai trên blog cũ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    10. Đình làng này ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ, gần chùa Trăm Gian.

    [​IMG]

    11. Về đến mạn Phùng thì có đình Đại Phùng nổi tiếng. Nằm ngay đầu làng nên cũng cạnh một cái chợ.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ngôi đình đẹp nhưng cũng xuống cấp nhiều. Có cấu trúc nhà sàn và phía trước có tiền tế làm thành hình tiền nhất hậu công. Những mái đao mềm mại thật đẹp.

    [​IMG]


    [​IMG]

    Tiếc là khóa trái nên chỉ thò được máy ảnh vào chụp vọng. Những chạm khắc và nội thất khá đẹp.

    12. Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy / Vui thì vui vậy, chẳng tầy rã La. Đăm là tên nôm của làng Tây Tựu, Từ Liêm. Đình Đăm có kiến trúc kiểu thế kỷ 19, nhưng đã xuống cấp nhiều. Không gian rộng và có nhiều tòa kiến trúc lẻ.

    [​IMG]

    Phía trước là tam quan và hai nhà mộc dục (nhà bia) kiểu phương đình chồng diêm, mái vuông. Hai bên có tả hữu vu, hiện làm quán chợ.

    [​IMG]

    Qua khoảng sân là đến hai nhà phương đình nữa và tiền tế ở giữa. Sau cùng là đại đình.

    Bỏ qua Hà Nội, có một số đình như Yên Phụ, Kim Liên, Nghi Tàm, Quảng An chưa có điều kiện phân tích, sang Bắc Ninh.

    13. Đình Phú Thụy, Gia Lâm, vốn là đất kẻ Sủi, quê Cao Bá Quát. Ngũ môn này có cái đẹp là do điêu tàn, thật nghịch lý.


    [​IMG]

    14. Đình Đình Bảng thì nhiều người biết, và tôi đã có entry về Bắc Ninh ở blog cũ rồi. Đình xây năm 1732, là ngôi đình loại lớn nhất VN hiện còn. Đình đạt tới vẻ đẹp cổ điển và hoàn hảo.

    [​IMG]

    15. Đình Diềm cũng đã nói tới rồi, ở làng Viêm Xá, Yên Phong, Bắc Ninh, nơi có đền Bà Thủy tổ Quan họ. Thứ nhất là đình Đông Khang. Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm. Đình Diềm tuy bé vì chỉ có 3 gian nhưng nội thất cực đẹp và khung cảnh làng Diềm còn giữ được kiến trúc đồng đều, rất nên thơ.

    [​IMG]

    16. Đình Cổ Mễ ở ngay cạnh đường vào đền Bà Chúa Kho.

    [​IMG]

    17. Đình Mỹ Lộc ở xã Mỹ Hà, Lạng Giang, Bắc Giang. Gần đấy có đình Phù Lão, chắc sẽ tìm cách đi thăm sớm.

    [​IMG]

    18. Đình Tiên Lục, nơi có cây dã hương to nhất VN. Đình có tường bao xây bằng gạch nung già, nhìn rất đẹp. Hai đình này đã giới thiệu ở entry Bắc Giang.

    [​IMG]

    Lẽ ra các đình ở Vĩnh Phúc cũng thuộc về xứ Đoài nhưng để tiện đường thời bây giờ, xếp xuống dưới.

    19. Đình Hương Canh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ai về mua vại Hương Canh - làng này chuyên làm chum vại và đồ gốm sành. Ngôi đình cũng khá lớn, tuy vậy chỉ chụp được bên ngoài.

    [​IMG]

    [​IMG]

    20. Đình Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc cũng có nghề gốm sành. Có thể thấy dấu ấn của thời biến đình làng thành hợp tác xã. Gian giữa xây thêm một mặt đứng kiểu cổng chào, năm 1964.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bên cạnh là ngôi chùa. Màu gạch đậm nhạt xen kẽ ở đầu hồi thật đẹp.

    21. Đình Phú Hậu, xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Đã giới thiệu ở entry Quê nghèo. Chỉ còn cái cổng đặc biệt này.

    [​IMG]
    Nguồn: truongquy.blogspot.com

Chia sẻ trang này