1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Hình ảnh xưa về Đất Nước, Con Người, Văn Hoá Việt Nam (Updated ngày 19/6/2014)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi ruavang, 16/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    NHÀ Ở DÂN TỘC MẠ


    KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN TỘC MẠ
    THỊ TRẤN ĐẠTẺH – TỈNH LÂM ĐỒNG
    [​IMG]

    NỘI DUNG
    A - Con người và phong tục dân tộc Mạ
    I- Giớí thiệu:
    1. Gốc tích và địa vực cư trú.
    2. Nhân dạng.
    3. Tính tình.
    II- Đời sống cá nhân:
    1. Ăn uống.
    2. Hút thuốc.
    3. Y phục.
    4. Trang sức.
    III- Sinh hoạt xã hội:
    1. Xã giao.
    2. Hôn nhân.
    3. Giáo dục – Y tế.
    4. Việc ma chay.
    IV- Đời sống tinh thần:
    1. Tín ngưỡng.
    2. Âm nhạc.
    V- Đời sống kinh tế:
    1. Trồng trọt.
    2. Chăn nuôi.
    3. Săn bắn, hái lượm.
    4. Tiểu thủ công nghệ.
    5. Thương mại.
    B - Kiến trúc
    I- Buôn làng.
    II- Những yếu tố cơ bản thuộc về ngôi nhà.
    1. Nhà 1 hộ riêng lẽ.
    2. Nhà dài.
    3. Vật liệu xây dựng.
    4. Kết cấu.
    5. Không gian bên trong.
    III- Nhà kho
    IV- Nhà rẫy (nhà chòi)
    V- Nhà làng.
    VI- Nghiã địa
    VII- Thần thoại về nhà ở.
    C - Phương hướng nghiên cứu
    * Nhà ở
    I- Phương hướng.
    II- Giải pháp đề nghị.
    1. Cải tạo ngôi nhà sàn hiện tại.
    2. Mẫu nhà sàn cải tiến
    3. Mẫu nhà mới.
    III- Bố cục không gian ăn, ở cho 1 hộ.
    IV- Vệ sinh ăn, ở.
    V- Kỹ thuật xây dựng:
    1. Vật liệu.
    2. Kết cấu.
    3. Mái.
    4. Sàn.
    5. Vách tường.
    ----------


    KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN TỘC MẠA

    THỊ TRẤN ĐẠTẺH - HUYỆN DATEH - TỈNH LÂM ĐỒNG

    A - CON NGƯỜI VÀ PHONG TỤC DÂN TỘC MẠ.
    I- GIỚI THIỆU:
    1.Gốc tích và địa vực cư trú:
    Rất ít người biết rằng trước đây cả vùng Đồng Nai thượng thuộc Tỉnh Lâm Đồng có một "Tiểu quốc" của người Mạ nằm giữa Chân Lạp và Chiêm Thành. Tiểu quốc này mờ dần trên con đường Nam tiến của người Việt và bị xoá nhòa vào thế kỷ 17 khi cả Chân Lạp và Chiêm Thành thuộc về Việt Nam.
    Hiện nay sắc tộc Mạ có hơn 30.000 người. Tuy ít nhưng chiếm cứ cả vùng Đồng Nai thượng rộng lớn chạy từ vùng Đơn Dương xuống tới Bảo Lộc, đông nhất ở Di linh, một số ít ở Long Khánh.
    Mạa còn gọi là Cqâu Mạ, Châu Mạ, Chi Hạ. Mạa là một sắc tộc Thượng, có gốc tích Indonésien. Ngôn ngữ thuộc ngành Môn-K'hmer.
    [​IMG]

    2.Nhân dạng:
    Người Mạ thường nhỏ người, cao trung bình 1m60, nặng từ 50kg đến 55kg, da ngăm đen hoặc nâu thẩm, tóc đen cứng, thỉnh thoảng lại hung hung do thiếu vitamin, có người lại có tóc loăn xoăn. Họ đi bộ rất khoẻ, gùi được nhiều. Nhưng nếu ta bắt họ khuân vác hay xách nặng thì họ không quen.
    [​IMG]

    3. Tính tình:
    Thật thà, mộc mạc trong nếp sống bình dị sơ khai. Họ trở nên cộc cằn khi đụng chạm đến đời sống của họ.

    • Tính lười biếng, không thích suy nghĩ sâu xa, đầu óc họ thực tế hướng về cụ thể hơn là trừu tượng, không cần lợi vì ít nhu cầu.
    • Có tính di truyền bảo thủ, câu nệ tập tục.
    • Thích sống và hoạt động tập thể.
    • Tình cảm quyến luyến làng xóm, nhà ở, nương rẫy của mình.
    • Người đàn ông Mạ can đảm, hăng say chiến đấu, ảnh hưởng của những thế hệ trước.
    II- ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN:
    1- Ăn uống:
    Lúc ăn uống, người Mạ quen ăn bốc, họ cũng biết dùng chén, đũa. Một ngày, họ chỉ ăn hai bữa cơm; Một bữa lúc 7 giờ sáng, trước khi đi làm việc hay đi rẫy, chiều về dùng bữa tối trước khi đi ngũ. Món ăn chính là cơm nấu bằng gạo tẻ hay nếp, cũng có thể ăn độn trừ bữa. Thức ăn thông dụng là muối sống đâm nhỏ. Gia vị là ớt, tiêu. Họ thích ăn măng, cà, mướp nấu với muối. Cơm hay món ăn nấu một lần buổi sáng, để dành cả ngày. Họ nấu trong những cái nồi đất miệng hơi loe ra, đậy bằng là chuối. Ngày nay, họ dùng nồi đồng hay xoong chảo bằng nhôm mua ở chợ.
    Rượu cần là một món ưa thích nhất của họ. Rượu ủ bằng cơm gại tẻ hay nếp, cũng có thể ủ bằng ngô, sắn hay khoai lang, bo bo. Men rượu làm bằng bột bắp củ riềng và vài thứ lá rừng. Rượu cần có vị chua chua ngọt ngọt, uống nhiều rất say. Rượu được hút bằng những cần trúc đã thông mắt..
    2- Hút thuốc:
    Hút thuốc là một thói quen của người dân tộc Mạ cũng như uống rượu. Đàn bà, đàn ông, trai gái cho chí những em bé vài tuổi cũng biết hút thuốc. Họ hút bằng ống điếu, quấn lá, đàn bà ưa ăn thuốc.
    3- Y phục:
    Không kể những lối phục sức phức tạp mà đồng bào Thượng trong nhiều năm gần đây đã chịu ảnh hưởng người Kinh, lối ăn mặc thuần túy của người Mạ rất đơn giản.

    • Đàn ông đóng khố và ở trần. Khố là một miếng vải hẹp, bề rộng từ 15cm – 20cm , dài 2m, đôi khi mặc thêm áo cánh cụt tay rộng, tay choàng thêm khăn về muà lạnh.
    • Đàn bà mặc "yêng" (váy). Đó là một tấm vải quấn nữa mình, dài tới đầu gối, khi mặc giao hai múi tới trước rồi quấn cho chặt. Mình để trần hoặc có thêm áo cánh cụt hay dài tay với những vết sọc ngang.
    Ngoài ra, họ còn hay khoác 1 tấm choàng, để che thân hay che con nhỏ.Đa số đàn bà Mạ biết dệt vải. Những lúc hội hè lễ phục tươm tất hơn.4- Trang sức:

    • Cà răng: Thanh niên đến tuổi trưởng thành phải cà răng, vừa để biểu lộ lòng can đảm. Chỉ cà sát nướu 6 răng cửa hàm trên.
    • Căng tai: Thành những lổ thật rộng bằng những khoanh ngà hay những vòng đồng. Ngày nay, ở những nơi gần người kinh, tục lệ này đã được hủy bỏ dần dần.
    • Những đồ trang sức: cả đàn ông, đàn bà đều thích đeo những vòng đồng, những khoanh ngà, vòng cườm, xâu chuỗi cườm. Đàn ông thích cắm lên búi tóc những lông chim rừng.

    III-SINH HOẠT XÃ HỘI:
    1. Xã giao:
    Hiếu khách, phòng khách của họ là một bếp lửa ở giữa nhà. Bất kỳ khách lạ hay quen đến nhà cũng được chủ nhà ngồi bên bếp lửa, mời hút thuốc uống rượu cần rồi nói chuyện.
    2. Hôn nhân :
    Trước đây theo chế độ mẫu hệ, ngày nay đã chuyển sang phụ hệ. Người con trai đi hỏi cưới vợ, nhưng lại ở rể nhà vợ. Nếu không muốn ở rể thì phải nộp của hồi môn (tổn phí, trâu, rượu…) và được sự đồng ý của nhà gái. Con gái lấy họ Mẹ.
    Lễ hỏi chỉ có đơn sơ đôi sợi cườm, vòng đeo tay, chiếc nhẫn.
    Lễ cưới theo nghi thức tín ngưỡng và vậ phẩm gồm có heo, dê, rượu cần.
    Người Mạ cũng có chế độ đa thê với sự chấp thuận của người vợ cả.
    Nếu cuộc sống gia đìng trở ngại cũng có thể ly dị.
    3. Giáo dục – Y tế:
    Đối với họ chỉ là bước đầu, đa số mù chữ ngôn ngữ tiếng Mạ và tiếng Việt. Đồng bào Thượng bị bệnh rất nhiều, thuốc men không có. Họ chữa bệnh theo phù phép, cúng tế và lá cây rừng. Tại xã có trạm xá nhưng họ ít đến.
    Khi có một sản phụ sắp sinh, họ để ở góc nhà chờ đợi phó mặc thiên nhiên. Do vậy số trẻ sơ sinh bị chết khá nhiều. Hiện tại y tế xã không quản lý được điều này.
    Vấn đề vệ sinh trong buôn thượng là cả một vấn đề, trên nhà rận rệp, ruồi muỗi đầy rẫy, trong nhà tối om, xung quanh nhà rác rưới tràn ngập, nước sinh hoạt thiếu thốn nhất là về muà hạ khi sông suối cạn nước.
    4. Việc ma chay:
    Khi có người chết, thân quyến lo khâm liệm, ngã trâu bò làm lễ cúng. Xóm làng vào rừng kiếm cây to (thường là cây bằng, gạo)đem về đục lỗ khoét rỗng bên trong như hình chiếc mõ dài, trên có nắp đậy. Khi liệm, để nghiêng người chết cho lọt vào, đến khi chôn thì lật ngữa xác người lên. Áo quan được đục lỗ ở phiá dưới và đưa để trên một cái vại. Hàng ngày, họ mang đi để ở nghiã địa, khi nào xác chết không chảy nước nữa mới mang đi chôn.

    IV- ĐỜI SỐNG TINH THẦN:
    1-/ Tín ngưỡng:
    Do điều kiện kém văn minh nên họ có rất nhiều lễ lộc và cúng tế. Tất cả hành động từ sự canh tác, gặt hái, săn bắn, cưới hỏi, đình đám, ăn ở và mọi sinh hoạt trong xã hội bị bao trùm bởi những tín ngưỡng, dị đoan. Họ tin tưởng ở thần linh , núi sông, cây cối, đất đai. Tế lễ là một hình thức mua chuộc thần thánh qua trung gian thâỳ cúng (bojou). Một số lễ chính: lễ đâm trâu; cúng mồ mã; cúng ruộng nương; lễ tạ ơn; lễ cúng tại những nơi mà họ cho là có thần linh. Đau ốm cũng cúng bái.
    Ngày nay, họ đã cố gắng khắc phục bỏ dần khi tiếp xúc nhiều với người Kinh.
    2-/ Âm nhạc:
    - Đơn giản kết hợp những ăm thanh man dại của núi rừng, vẫn giữ được bản chất nguyên vẹn buổi ban đầu.
    - Những bài ca là những điệu hát thần thoại truyền khẩu.
    - Nhạc cụ được chế biến từ những vật liệu thảo mộc tự nhiên, công chiêng…
    - Vũ khúc bình dị như tâm hồn họ, đơn giản hòa với lời ca tiếng nhạc.
    Ngày nay, nhạc mới cũng khá phổ biến, cây đàn guitar rất được thanh niên dân tộc sử dụng thành thạo và ưa thích đặc biệt.
    [​IMG]


    [​IMG]

    V- ĐỜI SỐNG KINH TẾ:
    1-/ Trồng trọt:
    Người Mạ sinh sống bằng nghề làm rẫy, kỹ thuật rất đơn giãn. Về muà nắng họ đốn cây để cho khô rồi đem đi đốt, tro còn lại dùng làm phân bón đất. Khi muà mưa bắt đầu, họ lấy cây tre nhọn chọc lỗ và gieo lúa. Đến mùa gặt, đàn bà ra tuốt lúa bằng tay, cho vào gùi đem về cất trong nhà sàn. Lúa trồng trên đồi nên rất đễ bị nước cuốn trôi đi và thế nên cứ vài ba năm họ lại chọn nơi khác làm rẫy.
    Kỹ thuật thô sơ, năng suất lúa rẫy kém, mỗi năm làm một mùa lúa nên không đủ dùng.
    Họ còn trồng thêm hoa màu phụ như: bắp, sắn, khoai, đâu, chuối, miá, thuốc lá...
    2-/ Chăn nuôi:
    Có tính cách cá thể: heo, dê, gà trâu…
    Trước đây họ nuôi trâu giống rất mập và thả đi tự do.
    [​IMG]


    3-/ Săn bắn, hái lượm:
    Những nơi gần sông suối, người Mạ cũng biết đánh bắt cá.
    Họ vào rừng săn thú, thu lượm những lâm sản như quế, mật ong, sáp ong, dầu chai, củ măng rừng…
    [​IMG]

    4-/ Tiểu thủ công nghệ:
    Thường là thô sơ, có tính cánh gia đình.
    - Đan gùi mây, đồ dùng bằng tre, mẫu nhà sàn nhỏ, cà nồi đất gia dụng.
    - Dệt vải để mặc và trao đổi.
    [​IMG]


    5-/ Thương mại:
    Thu nhặt lâm sản để đem trao đổi với miền xuôi,
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    B .KIẾN TRÚC
    Buôn làng
    Nhà ở
    Nhà kho
    Nhà rẫy
    Nghiã địa
    Nhà công cộng

    I- BUÔN LÀNG:
    Làng là đơn vị quan trọng trong xã hội người Thượng (người Mạ gọi là BON). Những người đã sống trong một làng có sự liên đới cổ truyền với nhau một cách mạnh mẽ và cả với những người ở khác làng mà cùng một sắc dân, toàn thể coi nhau như là các phần tử trong một gia đình.
    Sự cách nhau của các buôn làng tùy theo vị trí địa dư của từng bộ lạc và tùy theo sự canh tác của họ. Thường thì cách nhau 1,2,3 cây số. Những ngôi làng Châu Mạ thường được xây dựng ven bờ suối, ở chân núi, dọc theo những thung lũng nhỏ hẹp hoặc nằm rãi rác ở các sườn đồi hẻo lánh. Khu đất dựng buôn được khai hoang sạch sẽ chỉ chừa những cây lớn.
    Nhà ở trong buôn bố trí tùy tiện, không theo một quy hoạch nào cả. Thường thì người nào chiếm được chổ nào thì làm nhà ở đó, thành ra sự đi lại trong buôn rất tự do và lộn xộn. Ở những khoảng trống là những nơi sinh hoạt lẽ tẻ, cũng là sân thả heo, gà…giếng nước chung. Xung quanh buôn làng có hàng rào với cổng đơn sơ. Những ngày lễ ở đầu buôn có treo vật biểu tượng như đầu trâu, cành lá, rua…
    Đặc điểm buôn người Mạ không có nhà rông (nhà làng). Họ chỉ lấy nhà vị chủ làng làm nơi hội họp, tiêp khách.
    Có những bộ lạc hướng nhà của họ về nhà chủ làng hoặc là hướng nhà về phiá con đường lớn hay dòng suối chảy ngang đó.
    Thường ngày cả làng đi làm rẫy hay về chợ đổi chác thực phẩm, trong làng còn lại người già đau yếu và trẻ con.
    [​IMG]
    [​IMG]
    DATEH

    [​IMG]
    NHÀ SÀN DÀI-DATEH
    [​IMG]
    NHÀ SÀN -DATEH
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]




    [​IMG]
    Giếng nước ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà đất- 2 hộ gia đình- 2 anh em chung một mái nhà​

    [​IMG]
    ký họa1Nhà sàn dài


    II- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN THUỘC VỀ NGÔI NHÀ:
    Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy có nhiều loại nhà, nhưng thực tế có 2 loại chính:
    1-/ Nhà cho hộ riêng rẽ, thường được lợp lá RSÔI
    - Nhà sàn cao cẳng (1m-1,5m), kho ở bên ngoài nhà.
    - Nhà sàn thấp cẳng (0,5m – 0,8m), kho ở bên ngoài nhà.
    - Nhà có 1 phần hạ xuống đất, kho ở bên trong nhà.
    2-/ Nhà hẹp và dài (sàn thấp) hơn 50m, có khi đến 70m – 80m dành cho nhiều hộ gia đình trong tôn tộc, kho lúa ở ngoài nhà.
    - Loại chỉ lợp lá RSÔI.
    - Loại lợp tranh hoặc vật liệu khác.
    Kiểu nhà sàn thông thường cao cách mặt đất từ 0,8m tới 1,2m, chiều cao trung bình của nhà là 4,5, dài khoảng 6-7m.
    Họ ở trên sàn là do nhiều lý do:
    · Đất có độ dốc nên làm nhà sàn để giải phóng mặt bằng.
    · Điều kiện khắc nghiệt của khí hậu miền núi, chống khí độc, thú dữ.
    · Đất dể thấm nước, đất tơi xốp, mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi mù nên họ ở nhà sàn cho sạch sẽ.
    · Nhà sàn là sản phẩm kế thừa của tổ tiên, ít chịu suy nghĩ cải cách, họ hành động theo thói quen.
    3-/ Vật liệu xây dựng:
    - Là thảo mộc địa phương: tranh, tre, nưá, lá, vầu, hóp,mai, bương... dùng làm bộ xương mái.
    - Khung nhà: cột, quá giang, sà dọc, dầm sàn bằng gỗ tốt như: Êkrăng (cẩm lai), Cà te (gụ), Săn drao (giổi), Hlok (đinh hương) để làm cột. Grat (trám) làm quá giang, Kpang truột (ổi rừng), Hrat làm sà dọc và dầm sàn.
    - Lạt buộc: ngoài tre còn phải kể đến song, mây và các dây rừng như đùng đình, thèm bép.
    - Những vật liệu để làm vách: tre hay lồ ô đan thành phên hay là thanh tre chẻ nhỏ buộc khít vào nhau.
    4-/ Kết cấu:
    - Cấu trúc bộ sườn đơn giản. Mỗi vì gồm 2 cột cái (Kneh) đẽo tròn, chân cột chôn sâu xuống đất (1 Heh = 0,4m- đơn vị đo lường của đồng bào), đầu cột được khoét để ôm lấy xà dọc. Ngoài ra bên cạnh cây quá giang chính cũng có thể có 1 quá giang phụ cho mỗi vì cột, cây này cũng được ngàm ở hai đầu để giữ xà dọc.
    - Không có vì kèo thật mà chỉ có những hàng kèo giả mặt kèo giả cách nhau 2 Heh = 0,8m).
    - Kết cấu sàn: dầm ngang được ốp vào cột cái bằng ngàm khoét vào dầm và cột xiết chặt bằng dây mây, cột theo hình chữ thập.
    - Mái nhà thường có 2 mái, đôi khi có thêm 2 mái phụ ở đầu hồi, trên mái cũng như trên đường nóc không có trang trí gì cả.
    - Vách phên ở 2 đầu hồi thẳng đứng, còn vách phên 2 bên thì ngã ra ngoài so với mặt sàn (hạ thu thượng thách).
    - Nhà có 2 cửa đi đặt gần chính giữa 2 hồi. Cửa trước nhìn ra lối xuyên thôn dành cho khách và đàn ông, cửa sau dành cho đàn bà và người nhà. Chổ góc hai hồi nhà có sàn nước, dùng để rửa chân.
    - Lên nhà bằng cầu thang bằng gổ hay tre.
    - Nhà không có cửa sổ trông rất bưng bít, tối tăm.
    5-/ Không gian bên trong:
    Bước vào nhà chúng ta dễ để ý đến cái Bếp, nhà nhỏ thì có 2 cái bếp. Nhà dài thì nhiều bếp, mỗi bếp một hộ, cạnh bếp có chỗ để củi, phiá trên bếp là "dựa" treo bằng tre đan để hun khói thực phẩm (sấy thóc). Ché rượu cần đặt ở góc nhà, nơi dễ thấy nhất.
    - Không có tủ, quần áo treo móc rất luộm thuộm.
    - Cả nhà sàn chỗ nào cũng có thể ngủ được, chân quay về bếp lửa, đầu hướng về vách phiá trên. Vách bên kia để gùi đựng quần áo, nhà không có vách ngăn gì cả.
    - Đôi khi trên xà ngang họ làm cái dàn để đựng đồ lặt vặt.
    Ở những ngôi nhà dài chứa khoảng 10 gia đình, sống quây quần trong đó. Ở giữa nhà, là một dãy bếp đặt theo chiều dọc của nhà sàn, mỗi gia đình một bếp. Dọc theo mặt vách là một dọc chỗ ngủ chạy từ đầu nhà đến cuối nhà và được chia thành từng ngăn cho mỗi gia đình, bên kia vách người gia đình để ché rượu, gùi thóc, gùi đựng quần áo và trên vách treo chiêng, còng, rìu, xà gạo, chỗ để củi, đồ linh tinh.
    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]
    III - NHÀ KHO:
    Tại xã Đạ tẻh, người Mạ cất thêm 1 nhà sàn nhỏ để chứa lương thực, phiá dưới là chỗ để công cụ, củi thô. Họ bố trí cách xa nhà ở từ 5m – 10m vì sợ lỡ khi cháy nhà thì lương thực ăn quanh năm vẫn còn.
    [​IMG]

    Kiến trúc cũng giống như nhà ở, chỉ có 1 cửa và vách không có nghiêng ra, mà tựa vào khung nhà, quy mô nhỏ và cao hơn nhà ở.

    VI - NHÀ RẪY (CHÒI):
    Ngoài nhà ở, Người Mạ còn cất thêm 1 chòi nhỏ nơi họ làm nương rẫy. Hiện nay có những lúc mà những gia đình sống ở trên rẩy luôn trong thời gian làm luá, vì rẫy của họ ở cách xa buôn làng, có chổ tít phiá bên kia sông Đồng Nai. Mỗi lần đi là họ dùng xuồng độc mộc xuôi theo dòng Đạ tẻh mà lên trên ấy. Lúc đó nhà cửa họ để trống như nhà hoang. Ta có thể thấy:
    - Nhà: nơi ở chính thức, nơi thờ cúng, đón tiếp khách và tổ chức các nghi lễ trong năm (chức năng xã hội, tôn giáo và che đậy bảo vệ).
    - Chòi: Dựng ở nơi sản xuất trong vòng vài ba năm. Khi nào đất hết màu mở, họ dời chòi đi nơi khác (chức năng liên quan đến sản xuất).
    [​IMG]
    Khi vào 1 làng, ta ít gặp vườn tược, trái lại khi đến chòi rẫy, cây cối hoa màu rất nhiều. Chòi là nơi ở người sản xuất, đồng thời là nơi chăn nuôi. Khi cuộc sống đã định cư, nhưng sản xuất vẫn còn du canh thì cái chòi vẫn còn tồn tại.

    V - NHÀ LÀNG:
    Người Mạ không có nhà Rông như phần lớn các dân tộc khác. Thay vào đó họ coi nhà của vị chủ làng là nơi đại diện cho làng. Phần lớn sinh hoạt của làng được tổ chức nơi đây.

    VI - NGHĨA ĐỊA:
    Chổ ở cuối cùng, thường được đặt ở cuối làng, cây xanh cách ly chưa đủ bảo đảm.

    VII- THẦN THOẠI VỀ NHÀ Ở:
    Thuở ban đầu, loài người không có nhà, người ta ở trên cây rừng. Thấy cây nào được thì ở. Một hôm thần NDU thấy một người tên DOÊ đang ẩn núp trên ngọn cây MƠHI là cây thần thường trú ngụ. Muốn che chở người đó, thần Ndu làm cho lá cây không thấm nước mưa và mưa không ướt được. Từ ngày đó người đó kiếm cây MƠHI làm cây trú ẩn.
    Sau đó BUNG về âm phủ đem tre, rồi rạ lên, BUNG dạy cho người ta làm nhà bằng tre, mái lợp rạ. Từ ngày cây đa lấy sắt cho con người ta, người ta mới làm ra dao, rìu, rựa. BUNG cho người ta tất cả cây to trên rừng, đủ các thứ gỗ để xây cất. BUNG còn dạy cách thức đẽo cột nhà.
    Con mọt dạy cho người ta cách đục gỗ bằng cái khoan để chắp nối gỗ với nhau. Từ đó người ta mới bắt chước con mọt đẻo gỗ. Mỗi khi cần chắp nối thì đục 1 cái lổ trong khúc gỗ để đút một khúc gỗ khác vào.
    [​IMG]

    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Sài Gòn qua những bức ảnh cổ


    Written By kuxh on 01/05/2011 | 19:01



    Từ một con phố nhỏ, với những mái nhà tranh lụp xụp trong bức ảnh chụp từ năm 1860, khó có thể hình dung, Sài Gòn lại trỗi dậy, trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông" vào giữa thế kỷ 20.

    [​IMG]
    Nhà thờ Đức Bà chụp năm 1890. Một bộ ảnh, được nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá là "cổ nhất, từng được công bố về Sài Gòn" đang được kiến trúc sư Đoàn Bắc lưu giữ và bảo quản.

    Cùng với cha mình - nhà giáo Đoàn Thịnh - kiến trúc sư Đoàn Bắc từng được biết đến với bộ sưu tập hơn 1.000 bức ảnh về Hà Nội xưa. Lần này, với hàng trăm bức ảnh được anh đặt tên là "Thủa ban đầu hòn ngọc Viễn Đông", người xem có thể hình dung khá rõ quá trình phát triển theo chiều dài thời gian của thành phố miền Nam. Đoàn Bắc cho biết, bộ sưu tập của anh ghi lại hình ảnh Sài Gòn giai đoạn 1860 - 1909. Kho ảnh được anh kế thừa từ hai nguồn chính, do nhà giáo Vũ Thế Khôi và gia đình Louis Sadoul - một bác sĩ quân y người Pháp - trao tặng.

    [​IMG]
    Bức ảnh được xác định là cổ nhất về Sài Gòn. Ảnh chụp một khu phố vào năm 1860.
    Nhà giáo Vũ Thế Khôi là con trai cụ Vũ Đình Hòe - Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam. Theo kiến trúc sư Đoàn Bắc, trong lần sang thăm một trung tâm lưu trữ ở Paris (Pháp), ông Vũ Thế Khôi được tặng một bộ ảnh cổ về Việt Nam. Do không có điều kiện phục chế và bảo quản, ông đã đem giao lại cho học trò của mình là Đoàn Bắc. Còn Louis Sadoul là bác sĩ quân y người Pháp, từng sang Việt Nam vào các năm 1889 - 1890 và 1903. Đoàn Bắc may mắn quen biết với vợ chồng Pierre và Claude Sadoul - cháu nội của Louis. Chính họ đã tặng anh những bức ảnh về Sài Gòn do ông nội chụp.

    Trao đổi với VnE, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá, đây là những hình ảnh rất quý và được kiến trúc sư Đoàn Bắc lưu giữ, bảo quản rất cẩn thận. Anh chia bộ ảnh thành 4 chủ đề: Phát triển đô thị, Sông Sài Gòn, Con người Sài Gòn và Kiến trúc. Nếu như trong những bức ảnh sinh hoạt của người bản địa, Sài Gòn vẫn hiện lên đơn sơ, nghèo nàn thì trong những hình ảnh về bến cảng, dấu ấn của một đô thị phát triển đã bắt đầu được hình thành. Bên cạnh những xe bò, xe ngựa trên phố có hình ảnh những hạm tàu tấp nập trên sông Sài Gòn. Bên cạnh những quán ăn rong bên đường, có hình ảnh những hiệu cafe sang trọng. Bên cạnh những mái nhà lụp xụp, có những tòa Thống sứ, Dinh toàn quyền rực rỡ đèn hoa... Sài Gòn trong bộ sưu tập hiện lên với nhiều dáng vẻ, nhiều ngõ ngách ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau.

    Cùng với bộ ảnh về Hà Nội, bộ sưu tập ảnh Sài Gòn là những báu vật ký ức góp phần giúp thế hệ sau nhận diện một Việt Nam của thời thuộc địa đã xa.

    Sông Sài Gòn

    [​IMG]
    Cảng Sài Gòn (1866). [​IMG]
    Cảng dành cho các tàu buôn (1866). [​IMG]
    Cảng Sài Gòn và khu phố kiểu kiến trúc thuộc địa (1866). [​IMG]
    Tàu chiến trên sông Sài Gòn (1866).
    [​IMG]

    [​IMG]
    Tàu thuyền tấp nập trên sông (1890). [​IMG]
    Tàu thuyền làm thủ tục nhập cảng (1890). Đô thị Sài Gòn

    [​IMG]
    Bản đồ quy hoạch Sài Gòn (1866). [​IMG]
    Công trường xây dựng phố Charner trên kênh trung tâm (1866). [​IMG]
    Vườn Bách thảo Sài Gòn (1890). [​IMG]
    Khu Bến Nghé (1901).
    [​IMG]

    [​IMG]
    Nhà thờ Đức Bà (1890). [​IMG]
    Nhà thờ Thánh Enfance (1866). [​IMG]
    Dinh Toàn quyền (1866). [​IMG]
    Phủ Thống xứ Nam Kỳ (1890).
    [​IMG]

    [​IMG]
    Một số công trình kiến trúc (1890). [​IMG]
    Chòi canh của doanh trại lính thủy quân (1901). [​IMG]
    Một ngôi chùa Việt cổ (1900). [​IMG]
    Chùa của người Khơme (1890). [​IMG]
    Chùa của người Hoa kiều (1890). [​IMG]
    Một khu lăng mộ (1866). Sinh hoạt con người

    [​IMG]
    Một khu phố Sài Gòn năm 1866.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Cảnh mua bán ở chợ (1890).
    [​IMG]

    [​IMG]
    Những gánh hàng rong trên phố (1890). [​IMG]
    Người trên phố (1900). [​IMG]
    Giao thông trên phố Catinat năm 1890 (nay là đường Đồng Khởi). [​IMG]
    Các quan chức người bản xứ (1890). [​IMG]
    Xe tay trên đường phố (1890). [​IMG]
    Viên toàn quyền Bonhoure và vợ tại Sài Gòn (1909). [​IMG]
    Nhà ở và cửa hàng gần bến cảng (1909). [​IMG]
    Tiệm cà phê Rotonde (1901). [​IMG]
    Nhà truyền thống của người Hoa kiều trên sông Bến Nghé (1866). [​IMG]
    Lò nung gạch (1866). [​IMG]
    Mộ của người An Nam (1866).
    Hà Linh/Theo VnExpress
    (Hình ảnh thuộc bộ sưu tập của Kiến trúc sư Đoàn Bắc)
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hà Nội Xưa - Phố Hàng Thiếc



    Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers) dài 136m, nối từ phố Thuốc Bắc đến phố Hàng Nón. Là một phố nghề có từ lâu đời trong 36 phố phường của Hà Nội.

    [​IMG]

    Hàng Thiếc là một con phố cũ lâu đời, được lưu danh đến ngày nay cũng bởi nơi này khi xưa đã phát triển nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng, chuyên nghề đúc thiếc làm lư hương, ấm pha trà, khay.

    [​IMG]


    Người Pháp gọi con phố này là Rue des Ferblanties (Phố thợ làm hàng sắt tây).


    [​IMG]


    Một cửa hàng


    [​IMG]


    Gia công các vât dụng bằng sắt tây


    [​IMG]

    Nghề làm hàng bằng sắt tây có từ khi người dân bắt đầu quen với việc dùng đèn dầu hoả thay các loại dầu thắp sáng trước đó.

    [​IMG]

    Những thùng đựng dầu là nguyên liệu cho thợ thủ công phố này. Có những chiếc thùng cứ để nguyên, chỉ đốt ở trong cho hết mùi dầu hoả, rồi đóng đai bán cho người ta dùng để gánh nước. Sắt tây thùng cũ đó còn dùng để gò chậu giặt, gáo múc nước...

    [​IMG]


    Con phố nhỏ vốn không mấy khi yên tĩnh bởi những âm thanh của việc gò, hàn càng nhộn nhịp hơn mỗi độ trung thu về. Thợ thủ công ở đây đã tận dụng những nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất làm những món đồ chơi nho nhỏ cho con trẻ.

    [​IMG]



    Từ các con thú trong truyện cổ tích đến ô tô, tầu thuỷ, xe đạp, bàn ghế, các loại đèn quả đào, đèn ****, búp bê...


    [​IMG]



    Một thế giới đồ chơi vô cùng hấp dẫn đối với bất kì đứa trẻ nào


    [​IMG]


    Phố Hàng Thiếc trong ngày lễ. Phố xá treo lá cờ ba sọc đỏ trên nền vàng. Theo Wikipedia: lá cờ này được dùng từ năm 1890 đến 1920, trước khi Khải Định quyết định thay đổi cờ.

    Từ sau năm 1931 phố Hàng Thiếc dần dần có thêm một số nhà buôn bán lớn, giàu có không phải về nghề làm tôn và sắt tây, mà do buôn tôn kẽm tấm, buôn kính tấm lớn, kính hoa lắp các cửa những ngôi nhà hiện đại, và có nghề tráng gương, mài kính gương. Hàng Kính và gương mua của Công ty Thuỷ Tinh Viễn Đông ở Hải Phòng, hoặc mua được hàng thẳng tại Hãng Gobelin ở bên Pháp. Nhiều nhà làm giàu nhanh chóng vì mua chịu được hàng của mấy hãng Descous Cabaub - Poinsard Veyret hoặc Denis - Freres, “vốn người lãi ta”.

    Từ chỗ bán kính, gương, rồi làm ống máng ống nước sau họ thêm cả buôn bán các thiết bị nhà tắm vệ sinh bằng sứ, bán cho thầu khoán hoặc trực tiếp đưa thợ mang đồ đến làm ở những nhà gọi sửa chữa hoặc làm mới, với những công việc như đặt ống nước, lắp kính cửa, đặt xí máy, lavabô.

    Ngày nay, khi tôn, kẽm, sắt tây đã được sử dụng phổ biến thì phố này chuyên sản xuất các mặt hàng gia dụng từ tôn, nhôm, i-nốc như khuôn làm kem, bánh, bình tưới, hòm xiểng… đến thuyền nhỏ cho dân vùng đất bãi sông Hồng. Nghề làm gương kính cũng chiếm vị trí quan trọng ở đây, nhất là khi nhu cầu làm tủ bày hàng, cửa với vật liệu nhẹ như khung nhôm kính phát triển thì phố này bận rộn suốt ngày đêm với các công trình lớn nhỏ.

    Trãi qua bao năm tháng phố Hàng Thiếc vẫn không thay đổi
    nhiều, ngày ngày vẫn râm ran tiếng búa gõ vào những mảnh thiếc, mảnh tôn trắng lấp lánh, gò nên những sản phẩm thiết thực trong đời sống hàng ngày.

    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ảnh - Việt Nam 1980 kho ảnh cực kỳ quí giá - phần 1

    written by Trung Lùn at Apr 20, 2013

    Kienthuc.net.vn - Một cuộc sống mới đang hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi cuộc chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi…

    [​IMG]
    Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Philip Jones Griffiths (1936 –2008) được cả thế giới biết đến với nhứng bức ảnh kinh điển về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đến một loạt ảnh đặc sắc được ông thực hiện ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt. Sau đây là những hình ảnh của ông được đăng tải trên trang Magnum Photos.

    [​IMG]
    Trong chiến tranh, do điều kiện y tế thiếu thốn nên cắt bỏ chi là một biện pháp được thực hiện phổ biến với những người lính bị thương. Vào thời hậu chiến có rất nhiều người bị mất chi, và sản xuất chân tay giả trở thành một ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Chiếc máy may MiG-21 từng được phi công Việt Nam dùng để bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ được trưng bày trong bảo tàng Quân đội, Hà Nội.

    [​IMG]
    5 năm sau chiến tranh, những dẫy hào trú ẩn trong một ngôi trường ở vùng quê vẫn chưa bị vùi lấp.

    [​IMG]
    Trẻ em trong một trường mẫu giáo ở nông thôn.

    [​IMG]
    Bên trong cửa hàng bách hóa trung tâm ở Hà Nội.

    [​IMG]
    Ca sĩ biểu diễn phục vụ quần chúng ngoài trời, TP HCM.

    [​IMG]
    Vật dụng của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi quy tụ những người nghiện ma túy ở TP HCM.

    [​IMG]
    Các học viên trong trường giáo dưỡng Bình Triệu.

    [​IMG]
    Một bé gái là con lai Mỹ - Việt bán thuốc lá dạo ở TP HCM.

    [​IMG]
    Dân làng đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng.

    [​IMG]
    Một khoảng ao gần Hoàng thành Huế được khoanh lại để nuôi cá.

    [​IMG]
    Đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời hậu chiến.

    [​IMG]
    Những người phụ nữ nhặt phế liệu tại địa điểm từng là trại Evans, một căn cứ bộ binh lớn của Mỹ.

    [​IMG]
    Những người ăn xin phía ngoài nhà thờ Lớn, Hà Nội.

    [​IMG]
    Những đứa trẻ hiếu kỳ tập trung bên bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long để ngắm các phóng viên ngoại quốc. Việc kết thúc cuộc chiến đã khiến dân số Việt Nam bùng nổ.

    [​IMG]
    Du khách xem những quả bom tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM.

    [​IMG]
    Các tân binh tập thể dục buổi sáng tại một đơn vị quân đội.

    [​IMG]
    Một khối nhà tập thể mang phong cách Xô Viết được xây ở Hải Phòng, trên nền của khu dân cư đã bị bom Mỹ san bằng.

    [​IMG]
    Một đứa trẻ trên con đường lịch sử ở Mỹ Lai, nơi 504 dân thường vô tội đã bị lính Mỹ thảm sát năm 1968.

    [​IMG]
    Những người trẻ tuổi đua xe máy vào buổi đêm tại TP HCM, một hoạt động bị luật pháp ngăn cấm.

    [​IMG]
    Người đồng tính luyến ái, những đối tượng chưa được xã hội Việt Nam công nhận vào năm 1980.

    [​IMG]
    Một cụ bà, người đã trải qua ít nhất 2 cuộc chiến tranh và những đứa trẻ đang được lớn lên trong hòa bình.

    [​IMG]
    Buổi lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh lãnh tụ cách mạng V. I. Lenin.

    [​IMG]
    Trên một con kênh ở đồng bằng sông Cửu Long.

    [​IMG]
    Lễ kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước tại TP HCM.

    [​IMG]
    Tín đồ Công giáo ở TP HCM tham gia buổi lễ diễu hành.

    [​IMG]
    Người dân cầm chân dung Hồ Chủ tịch trong buổi lễ.

    [​IMG]
    Người dân cầm chân dung Hồ Chủ tịch trong buổi lễ.

    [​IMG]
    Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường phố của thành phố mang tên Người.

    [​IMG]
    Các thanh niên tập quân sự tại công viên Lênin, Hà Nội.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ảnh - Việt Nam 1980 kho ảnh cực kỳ quí giá - phần 2



    Kienthuc.net.vn - Sau 5 năm, những dấu tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn hiện hữu trong mọi mặt đời sống, xã hội ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Các chiến sĩ diễu hành về Nhà Hát Lớn trong buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ở Hà Nội.

    [​IMG]
    Những đứa trẻ chơi đùa trên xác một con tàu quân sự bị bỏ lại tại bãi biển gần thành phố Đà Nẵng.

    [​IMG]
    Những người đã nổ phát súng đầu tiên trong phong trào Đồng Khởi chống chính quyền Ngô Đình Diệm ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, ngày 17/1/1960. Từ trái qua phải là các ông Nguyễn Văn Thông, Lê Văn Kính, Phạm Văn Giai và Nguyễn Văn Dũng.

    [​IMG]
    Các thương binh tập hợp để xem trận đá bóng tại một trung tâm phục hồi chức năng gần Hà Nội.

    [​IMG]
    Người thương binh và đứa con xem đá bóng.

    [​IMG]
    Bên cạnh thương binh chiến tranh, những vụ tai nạn do nổ bom mìn còn sót lại xảy ra hàng ngày khiến nhu cầu về chân tay giả ở Việt nam thời hậu chiến rất cao.

    [​IMG]
    Những đứa trẻ Mỹ Lai đứng trên con đường làng, nơi 12 năm trước rất nhiều người họ hàng của chúng đã bị lính Mỹ thảm sát.

    [​IMG]
    Một người dân làng Mỹ Lai đứng trước bản danh sách các nạn nhân của vụ thảm sát ngày 17/2/1968.

    [​IMG]
    Hai cậu bé ngồi trên xác trực thăng Mỹ để lại từ thời chiến.

    [​IMG]
    Thị trấn Xuân Lộc, nơi 5 năm trước đã diễn ra trận đánh lớn cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, trước khi quân đội Giải phóng tiến về Sài Gòn và thống nhất đất nước.

    [​IMG]
    Trẻ em ở Xuân Lộc - thị trấn từng bị hủy hoại nặng nề khi không lực Sài Gòn thả một quả bom nhiệt áp CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ nhằm tiêu diệt sinh lực quân đội Giải phóng.

    [​IMG]
    Trẻ em bên một khu nhà bị đạn bom phá hủy ở nông thôn Việt Nam.

    [​IMG]
    Lớp học ở miền quê, nơi việc khắc phục hậu quả chiến tranh diễn ra chậm hơn vùng đô thị.

    [​IMG]
    Khu chung cư do CHDC Đức (cũ) xây dựng tại Vinh, thành phố miền Trung đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh Việt Nam.

    [​IMG]
    Một quán giải khát mở tại nhà riêng, dấu hiệu hiếm hoi của kinh tế tư nhân tại Việt Nam sau chiến tranh.

    [​IMG]
    Một cửa hiệu tạp hóa mọc lên phía ngoài ngôi nhà bỏ trống do gia đình đã xuất cảnh ra nước ngoài.

    [​IMG]
    Trẻ em trên cầu Thê Húc, Hà Nội.

    [​IMG]
    Trong một vườn trẻ, nơi trẻ em được hưởng bữa trưa miễn phí.

    [​IMG]
    Thị xã Lạng Sơn, một năm sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979.

    [​IMG]
    Các chiến sĩ trẻ tham gia buổi mít-tinh tại nhà hát TP HCM.

    [​IMG]
    Chiếc xe bọc thép của Mỹ trở thành "tài sản" có giá trị nhất của một hộ dân ở Củ Chi.

    [​IMG]
    Một cậu bé người Việt lai "Mỹ đen" đi xem biểu diễn văn nghệ mừng ngày 30/4.

    [​IMG]
    Trẻ em tập trung quanh một thương binh để nghe kể chuyện.

    [​IMG]
    Một thương binh bị mất cả hai mắt níu tay một tân binh, người chăm sóc ông tại nhà tình nghĩa dành cho cựu chiến binh.

    [​IMG]
    Một chiến sĩ đứng gần cánh cổng của Hoàng thành Huế.


    [​IMG]
    Du khách xem sa bàn tái hiện chiến dịch giải phóng Sài Gòn ở Bảo tàng Quân đội, Hà Nội.

    [​IMG]
    Xác xe cơ giới vẫn chất đầy ven Quốc lộ 1 trên địa phận miền Bắc sau gần 1 thập niên. Đây là tàn tích của hoạt động đánh phá đường giao thông có quy mô lớn nhất lịch sử do Mỹ tiến hành trong chiến tranh Việt Nam.

    [​IMG]
    Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.

    [​IMG]
    Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.

    [​IMG]
    Học viên trong trại giáo dưỡng dành cho các phụ nữ từng hành nghề mại dâm tại TP.HCM tập dượt biểu diễn văn nghệ.
    Lùn
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Kienthuc.net.vn - Việt Nam năm 1980 là, những ngôi nhà mới được xây dựng trên miền quê bị tàn phá, nụ cười dần dần thay thế cho những đau thương mất mát...

    [​IMG]
    Bà Lê Thị Nhiếp, người làng Bình Khánh, tỉnh Bến Tre kể: "Tôi bị dính bom napalm vào 3h chiều ngày 9/4/1964, khi ba chiến đấu cơ Mỹ ném bom xuống làng... Rất nhiều người chết dù không có binh sĩ Giải phóng nào trong làng. Tôi sẽ không bao giờ quên tội ác mà người Mỹ ra với cơ thể tôi. Bây giờ tôi phải chịu đựng đau đớn. Nhưng tôi không phải là ai đó quá quan trọng, đã có hàng nghìn trẻ em phải chịu thảm cảnh như vậy".

    [​IMG]
    Trong một ngôi làng từng bị hủy diệt, những đứa trẻ của một số gia đình còn sống sót sau cuộc chiến đang chờ đợi những ngôi nhà được xây dựng lại.

    [​IMG]
    Sau cuộc chiến, nhiều người dân làng bị li tán đã trở về miền quê của mình, nơi hứng chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

    [​IMG]
    Một tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ những người dân vô tội bị giết hại trong chiến tranh.

    [​IMG]
    Trường giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, nơi các phụ nữ lầm lỡ được quan tâm chăm sóc, chu cấp về vật chất, học nghề và tham gia các hoạt động văn hóa.

    [​IMG]
    Một học viên trong trại giáo dưỡng. Từ năm 1975 - 1990, nạn mại dâm được kiểm soát khá hiệu quả ở Việt Nam. Nhưng sự phát triển của kinh tế thị trường đã khiến hoạt động mại dâm bùng nổ thời kỳ sau đó.

    [​IMG]
    Những đứa trẻ trong trại giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, TP HCM.

    [​IMG]
    Một chiếc ô tô chạy trên con đường chất đầy những bó lúa vừa gặt. Người nông dân tận dụng điều này thay cho việc đập lúa.

    [​IMG]
    Trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.

    [​IMG]
    Nhiều đứa trẻ trong trại có cha mẹ đã mất trong cuộc chiến tranh Việt nam.

    [​IMG]
    Trẻ em trong trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.

    [​IMG]
    Xe tăng, máy bay, súng ống... là những đồ chơi ưa thích của trẻ em Việt Nam thời hậu chiến.

    [​IMG]
    Một buổi sáng chủ nhật trong nhà thờ Lớn, Hà Nội.

    [​IMG]
    Một cựu chiến bịnh bị chấn thương cột sống do mảnh bom trong thời gian hoạt động trên Đường mòn Hồ Chí Minh ngồi xe lăn trên con đường mòn của làng A Lưới, Huế.

    [​IMG]
    Các mặt phẳng sạch sẽ, kể cả mặt đường Quốc lộ 1 thường được người dân tận dụng để phơi thóc lúc trời nắng.

    [​IMG]
    Một quán nước phía ngoài Hoàng thành Huế.

    [​IMG]
    Bé gái mặc áo dài ngồi phía ngoài đền thờ của đạo Cao Đài ở Tây Ninh.

    [​IMG]
    Bên trong đền thờ, các tu sĩ Cao Đài tiến hành các buổi lễ 8 tiếng một lần.

    [​IMG]
    Tín đồ đạo Cao Đài mặc một kiểu áo dài màu trắng, chia thành hai bên nam nữ khi hành lễ.

    [​IMG]
    Các tín đồ nam giới.

    [​IMG]
    Bao thuốc lá bên trong đựng dược phẩm trị liệu của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi tập trung những người nghiện ma túy ở TP HCM.

    [​IMG]
    Một người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM.

    [​IMG]
    Cây rừng bị thiêu rụi để người dân làm nương rẫy. Những thân cây khô sau đó sẽ được tận dụng để làm củi.

    [​IMG]
    Người dân làm nông nghiệp trên những khoảng rừng bị đốt trụi.

    [​IMG]
    Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) bên một bệnh nhi. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.

    [​IMG]
    Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng bên một cựu chiến binh, người đã nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và biến chứng thành ung thư gan.

    [​IMG]
    Bác sĩ Tôn Thất Tùng cầm hình vẽ lá gan minh họa bệnh tình của bệnh nhân.

    [​IMG]
    Những thân cây trơ trụi ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.

    [​IMG]
    Một cửa hàng bán sách cũ trên vỉa hè.

    [​IMG]
    Trẻ em trong bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP HCM.
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Indochina: Landscapes and Architecture
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Hình trên là tháp nước Sài Gòn, nay là Hồ Con Rùa.
    Hình dưới là Lăng Cha Cả.
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    OV-10 và manhai là hai vị rất giỏi về hình ảnh xưa
    Chân dung các vị vua triều Nguyễn

    [​IMG][​IMG]
    Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc TuyềnDung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.

    [​IMG][​IMG]
    Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.

    [​IMG][​IMG]
    Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.

    [​IMG][​IMG]
    Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vương kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).

    [​IMG][​IMG]
    Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

    [​IMG][​IMG]
    Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.

    [​IMG][​IMG]
    Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.




  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Lịch sử Sài Gòn từ 1698 trở về trước


    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Last Updated on Thứ Bảy, 04 Tháng Sáu 2011 16:05 Chủ nhật, 17 Tháng Hai 2008 06:46


    Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh nhau: Thù Nại và Bà Lị.
    Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt kinh đô ở Vyâdhapura. Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu vương Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên.
    Triều đình Chân Lạp thuở đó với bộ máy nhà nước khá quy củ. Phần đất có hai khu vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp.
    Miền khô nằm trên phía Bắc. Nơi này khô ráo, đồi gò thoai thoải, sông nước trong lành, khí hậu hiền hòa. Nơi đây được tập trung tất cả hệ thống hành chánh, vua quan. Chung quanh có phố xá sầm uất, dân chúng đông vui. Dần dần ở lục Chân Lạp này còn có các dân tộc khác cũng đến giao thương như Mã Lai, Ấn Độ, Chăm.
    Còn phần đất bên dưới nằm ở phía Nam, thuộc hạ lưu sông Mê Kông (Cửu Long) vốn là miền trũng úng, thuộc loại hiểm địa, bị hoang phế từ lâu đời. Bao quanh phần lớn lại là biển cả, gọi là Thủy Chân Lạp, ta gọi là Đàng Thổ. Thế kỷ thứ 14 nước Chân Lạp bị quân Mã Lai áp đảo dày xéo, buộc phải thần phục. Lại về sau bị Xiêm đặt ách thống trị. Khoảng thời gian này đã có lúc chiến tranh biên giới Xiêm La và Chân Lạp đụng độ nhau rất quyết liệt khiến quân lính cả hai bên sợ hãi tìm cách đào ngũ nhập vào số các sắc dân Mã, Việt, Chăm, Chân Lạp cùng nhau chạy loạn. Một vài toán liều mạng chạy xuống vùng biển Thủy Chân Lạp, vào rừng sâu ẩn náu.
    Có lẽ từ đó những danh từ chỉ vài vị trí địa lý được xuất hiện như: Prinagaram nghĩa là phố giữa rừng; Kas Krôbey chỉ khu vực có nhiều trâu nước và Pranokor tức rừng già. Sau cuộc chiến dữ dội ấy, thế lực Chân Lạp sút kém dần. Rõ rệt nhất ở vào thế kỷ 16 đất đai của họ bị lấn dần. Trong Hoàng tộc lúc đó lại thường xuyên xảy ra nội loạn tranh chấp ngôi báu.
    Sang đầu thế kỷ 17 vua Chân Lạp là Chey Choetha II đã xin cưới một công nương nhà Đại Việt, con gái vua Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1617-1635). Mục đích của Chân Lạp muốn dựa thế lực nhà Nguyễn hòng chống lại Xiêm La (tức Thái Lan). Còn mục đích của Đại Việt muốn nhân cơ hội lấy tình thân thông gia, giữ ôn hòa lân bang và để đặt bước khai hoang.
    Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại Oudong , rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.

    Cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp được hình thành vào năm 1620. Bà được phong làm Hoàng hậu với tước hiệu "Somdach - preia Peaccac - Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey". Từ đó mối giao bang giữa Đại Việt và Chân Lạp khá êm đẹp. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống cả hai bên lãnh thổ của nhau. Vậy là nơi rừng rú hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm nhiều hơn vết chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey ra Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến lưu cư đầu tiên.
    Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua Chân Lạp đã mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế tại 2 nơi đó. Sự việc này đã là một thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ.
    Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.
    Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1618 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang (fille batarde) của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chưa không phải sứ giả mới đới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.
    Năm 1658, "Nặc Ông Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
    Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...
    Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh tô Xiêm.
    Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674 (tức là 51 năm sau khi lập đồn thu thuế và 16 năm sau sự kiện Mô Xoài) xảy ra một biến cố chính trị và quân sự quan trọng: Vua Chân Lạp là Nặc ông Nộn bị người hoàng tộc Nặc Ông Đài nổi lên đánh đuổi. Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đem quân vào giúp, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ông Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ông Nộn làm phó vương ở Sài Gòn. Ông Nộn lập dinh cơ có lẽ ở vùng đất cao ráo từ đồi sau này gọi là đồi Cây Mai đến vùng Phú Thọ hiện giờ. Ông Nộn 15 năm ở Sài Gòn cũng hoạt động quân sự nhiều cuộc đối đầu với vua Chân Lạp mà không thành.
    Năm 1679 (tức 56 năm sau khi lập đồn thu thuế và 5 năm sau khi Ông Nộn đóng ở Sài Gòn). Đồn dinh Tân Mỹ không phải là một cái đồn có nhiệm vụ kinh tế, mà mang tính chất quân sự, chính trị, cai quản; có giám quân, cai bộ và ký lục với dinh thự của bộ sậu ấy, có trại lính để sai phái và để bảo vệ phó vương Chân Lạp, bảo vệ việt kiều. Đồn dinh cũng có nhiệm vụ lập làng chia xóm, tổ chức phố chợ. Thực tế đó là một chánh quyền bán chánh thức của chúa Nguyễn.
    Cuối năm 1679 chúa Nguyễn cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa Nguyễn thực tế xem như là do mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17.
    Hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo hai đạo quân và gia quyến, thân thuộc xuống phía nam, xin chúa Nguyễn đùm bọc; chúa Nguyễn cho đoàn Trần Thượng Xuyên vào vùng Biên Hòa, cho đoàn Dương Ngạn Địch vào Mỹ. Cả hai đoàn, mỗi đoàn nhiều ngàn người, họ lập phố xá buôn bán, cũng có phần làm nghề nông nhưng ít hơn nghề thương. Nông Nại đại phố (ở Biên Hòa) sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu ngoại quốc tới lui. Vùng "Nông Nại đại phố" này cũng đã sẵn có người Việt Nam ở làm ăn khá đông, việc thương mãi của Nông Nại đại phố một phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và đồng bào bản địa. Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hơn. ý kiến nói rằng ở miền Nam, ở vùng Sài Gòn, người Minh có công khai hoang trước rồi người Việt mới tới sau lập phủ huyện, là một ý kiến hoàn toàn sai. Người Việt đã tới đây khai hoang lập ấp 70, 80 năm trước rồi, sau người Minh mới đến. Tuy vậy vai trò kinh tế của người Minh ta không xem nhẹ, càng không phủ nhận. Người Minh mau chóng bị Việt hóa.
    Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn làm phản, giết Dương Ngạn Địch, và mưu đồ bá chiếm, cát cứ. Chúa Nguyễn phái Mai Vạn Long đem quân vào diệt Hoàng Tấn, rồi Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên đánh lên kinh đô Chân Lạp. Nặc Ông Nộn có mặt trong cuộc hành quân đó. Mai Vạn Long và Trần Thượng Xuyên đưa vua Chân Lạp Nặc Ông Thu về Sài Gòn thương thuyết với chúa Nguyễn. Nặc Ông Thu trở lại kinh thành Oudong làm vua Chân Lạp và đồng ý hợp sức với chúa Nguyễn chống Xiêm. Xiêm bị chận đứng lại.
    Năm 1697, con của Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm từ Sài Gòn về Oudong được Nặc Ông Thu gả con gái để sau này Yêm nối ngôi Thu làm vua Chân Lạp. Từ nay ở Sài Gòn không còn có phó vương.
    Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ ngày nay.
    Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt: đất đai hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu kém, đời sống sinh hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan! Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc: Khai hoang mở cõi và dàn xếp biên cương.
    Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi hành ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư.
    Về hành chính: Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", ông chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Sài Gòn). Mỗi trấn có lưu thủ quản trị, dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục coi về hình án. Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến Nhà Bè. Phiên Trấn bao gồm từ Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An).
    Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến Long An. Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm vuông, các chủng dân được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ. Liền đó, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vạch ra quy hoạch:

    1. Thiết lập làng xã, khóm ấp.
    2. Lập sổ đinh, sổ điền.
    3. Định mức tượng trưng về thuế tô, thuế dung. Riêng người Hoa tập trung làm hai xã để việc thương mại có cơ hội bành trướng đều khắp.
    4. Xã Thanh Hà ở huyện Phước Long (Đồng Nai Biên Hòa).
    5. Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé).
    6. Tất cả dân số người Hoa cũng đều nhập sổ bộ Đại Việt.
    Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã: Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Đặc biệt bến tàu Châu Đại Phố của nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm, giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của miền này ở cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.
    Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh binh và thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang và quân lính cả hai dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập.
    Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng tộc của họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định vùng biên giới của nhà Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần phục tiến cống được họ nối lại như trước.
    Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp thuận. Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào chiêu mộ dân chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp.
    Sự hình thành của Sài Gòn Gia Định ngày nay bắt đầu tư thuở cha ông đi khai phá và lập nghiệp cách đây hơn ba thế kỷ là vậy.

    Theo website TP. Hồ Chí Minh​

Chia sẻ trang này