1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn - Nhiều tác giả

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi outbox161, 03/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn - Nhiều tác giả

    Tô bích này được lập với mong muốn lưu lại và chia sẻ những truyện ngắn đã đọc và để lại ít nhiều ấn tượng.

    Rỗng (phần 1)

    Từ Nữ Triệu Vương

    Em như cơn giông
    đi qua cánh đồng hà hơi mầm trắng
    cúc vàng ủ nắng
    Tháng Ba dại khờ




    I. Cơn giông

    Em, mắt to ẩm ướt, môi gợi mở, mũi tẹt da vàng, yêu những cơn nhiệt đới, những cơn bão to đổ gẫy cây đường phố, những cơn mưa kỳ lạ, như mưa đá hôm nay. Em tung những ngón tay ra mưa, khuôn mặt dập bầm nếp nghĩ sồng sộc lên vẻ phấn khích. Mái tóc bị trận mưa đá đập tan tác đường lối, làm bết lên cổ lên ngực, nhờn nhợt màu môi màu vú thâm lại tím tái.

    Chưa bao giờ em nhìn thấy mưa đá, em đã tắm cả 24 mùa mưa dài dằng dặc, những cơn mưa lăn qua tròn trĩnh, nhưng lần thứ 25 này lại khác, em cù nhích dưới mưa, khúc khích cười trên sân thượng tầng 5 kí túc xá, tất cả những ngôi nhà gần đó đều khuất bóng, hay nói đúng hơn là những ngôi nhà ấy không có chút ánh sáng nào thoát ra khỏi cửa bởi trăm thứ rèm the, nào rèm màu đỏ choé từ cái bàn thờ, nào rèm phơn phớt hồng của phòng ngủ, màu nhàn nhạt xanh của phòng khách, chúng nhiều đến nỗi lẫn vào nhau, dồn dập vào nhau, nhún nhảy như loài voi bước.

    Em xổ tung chiếc váy ngủ xuống chân, uốn éo theo điệu nhảy cô nàng Madonna trong clip La is Bonita, chà, mưa thế này mới đã chứ, mưa lạnh toát phóng xối xả lên người như trận ném sỏi rồi từ từ tan dài trên cơ thể em với sức toả hầm hập ở nhiệt độ 37 có dư, vẫn vũ điệu giữa em và mưa, em đưa cao cánh tay làm điệu bộ truy hoan với trời, rít lên những tràng cười làm mấy nhà hàng xóm phải kéo rèm ngó nhìn liên láo, cau mày thầm rủa: "Lũ vô tích sự, văn với chả chương".

    Em sốt, sau trận sốt giần giật kéo dai dẳng cả tuần kễ, khi tỉnh lại, em xơ xác như chiếc lá ép lấy mảnh xương của những cô cậu học trò lãng mạn, mắt em tối sâu vô cảm, nụ cười dính nhâm nhấp khó khăn lắm với thấy được hàm răng têtaxilin tuổi thơ.

    Em dựa đầu vào góc tường nhìn đám tranh công nghệ hàng chợ không cảm xúc, nghe vài đĩa Tuấn Ngọc trôi tuột từ tai này sang tai khác. Chị chủ quán Mắt Xanh bán café vỗ vai hỏi:

    - Mệt thế hử?

    Em ngước đôi mắt lờ đờ dòng kênh mương mùa chiêm lũ lên nhìn, cố nhếch mép, thổi hơi qua hàm răng, buột một từ:

    - Mệt!

    Mắt Xanh không để ý, vô tư nói, bất cần em có quan tâm hay không:

    - Tuần trước Cong Cớn bạn em vào đây, vẫn cặp kè đú đởn với mấy thằng mặt búng ngô sữa bên Kiến Trúc.

    Cong Cớn xinh đẹp, nhỏ nhắn, tóc vàng, viết kịch bản truyền hình nghiệp dư, mải chơi, yêu đương toàn bọn nhóp nhép, tóc tai bọn nhóp nhép ấy bù xù có, dài ngoằng có, đen có, nâu có, đỏ có, mà cả đen đỏ nâu chộn lộn cũng có, quần áo chúng te tua xơ mướp gật gà với Rock, đến cả con LuLu Nhật lai ta của Mắt Xanh cũng vãi tè khi đám nhóp nhép ấy ột ạt tiếng tây ta kéo vào quán.

    Mắt Xanh vẫn kể, em mặc kệ cơn hào hứng của chị ta, em sờ tay vào bao quần chạm gói Manboro và chiếc bật Zep, em lôi ra theo thói quen, chầm chậm rút điếu thuốc, chầm chậm quẹt lửa, chầm chậm rít một hơi dài nông toẹt, phì khói lên trần quán, nơi có mấy sợi tơ giăng qua vội vã của loài nhện cái, em dí điếu thuốc vào bụng nó, con nhện lập rập chạy, em ngướn cổ lên cười, kéo theo một tràng ho rũ rượi, tóc em xập xoè khuôn mặt, tròng mắt đỏ hoe, em uống lại chút nước lọc, rút tiền trả.

    Mắt Xanh kết thúc bài diễn văn bằng cái "ớ" tiếp luôn câu "Về sớm thế! Đã đóng cửa đâu, ừ thì về, mai ra nhé, em ốm quá đấy".

    Em long dong cái dáng xác rắn của mình ra đường, em thèm vào Net, thèm mở email, thèm biết anh viết thư cho em, thèm biết anh nghĩ gì, thèm biết anh có yêu em cho dù anh chỉ gửi chữ ""yeu"" con chữ xếp đặt không dấu má, con chữ khô khốc bởi công nghệ vi tính, em vẫn cảm nhận ngon lành, vẫn khóc rào lên như mưa mùa hạ mà sung sướng, vẫn chênh chao bay lơ lửng như cô gái đồng quê nhận thư tình của lính thời tiền chiến xưa, mà xưa quái gì, chiến tranh mới xa ba mươi năm, ba mươi năm hoà bình, ba mươi năm người ta đấu đá, ba mươi năm người ta dằn vặt nhau, ba mươi năm người ta thù hằn.

    Sự mong muốn trỗi dậy trong em, kéo riết em chạy băng qua con nắng tháng năm dai dẳng, con nắng đổ tràn ngóc ngách phố nhỏ Hà Thành sau đêm mưa, Net nồng mùi, thứ mùi của máy lạnh, café, thuốc lá, thứ chộn lộn những trang Web ***, những lối thủ dâm của đám trẻ tanh nước bọt.

    Em ngột ngạt không chịu nổi, em đứng dậy vẫy Taxi lên con phố Tô Ngọc Vân, một trung tâm nhậu nhẹt của dân thượng lưu ham không gian làng quê vùng đồng bằng, ham cảm giác nghèo nàn nhà sàn của miền Tộc, em lôi chiếc Sony T610 cũ nát bởi trên mười lần bị đập văng xuống đất, em thèm bấm cho mười số quen thuộc, trong mười số quen thuộc có số của anh. Em không dám. Em nhét máy lại túi, em lại lôi ra, ngắm nghía mười tấm ảnh của anh chụp trong máy, đọc mười tin nhắn của anh, em thẫn thờ ném phịch chiếc di động lên bàn, tu mười chai beer Heineken đã trộn với mười lát chanh muối vào họng.

    Em nhớ cách bật nắp chai của anh, em nhớ cách anh thấm từng lát chanh vào dĩa muối, em nhớ cách anh nhét chúng vào miệng chai, em nhớ cách anh đưa beer lên miệng nhấm nháp. Em không nhấm nháp, em đưa chúng lên dốc ngược, tu ừng ực như tiết trâu hộc, hai dòng nước mắt trườn trên má, em quẹt ngang, em cười, em cười nhạt như nước luộc mầm đá, em có quá nhiều mối tình để buồn, để đau, để khóc và để quên. Anh cũng là một trong những mối tình đó, em biết anh cũng theo chu kì tình cảm ấy, anh sẽ ra đi, và em sẽ không nhớ ra ánh mắt anh, nụ cười anh, bờ môi anh, giọng nói anh như bây giờ. Em sẽ đẩy khuôn mặt anh qua vai, truy hoan hình bóng người đàn ông khác trong giấc mộng ngay tắp lị. Nhưng điều cốt yếu hiện giờ là em yêu, em yêu anh thế mới dại. Anh đã có vợ, kết hôn vì tình yêu, anh có một cô con gái xinh đẹp, anh yêu và chiều con gái, anh có những cô bạn đồng nghiệp váy ngắn chân dài, sẵn lòng cho anh luồn tay qua thứ vải ren lót bên trong sục sạo, tất cả những điều đó em không quan tâm, em chỉ bật khóc khi anh nói: "Anh có bạn gái rồi". Em đã chếnh choáng sau câu nói bằng một chai Nếp Mới hàng nhái và một cuộn giấy vệ sinh An An cho việc lau nước mắt. Cong Cớn bạn em, chung lớp, chung kí túc xá, đã sứt xát khắp người ép em nằm ngủ yên trên giường, Cong Cớn không cho em đập nốt bộ sưu tập gốm sứ mua bằng những đồng nhuận bút làm thơ thất tình trong ba năm. Sau câu nói đêm ấy của anh, em thức dậy vào trưa hôm sau, em làm nốt việc dang dở của ngày hôm qua, em đập nốt bộ sưu tập gốm sứ, đốt nốt bộ nhật kí, xé nốt bộ ảnh chụp anh, em đi siêu thị, ôm về chục bao thuốc Manboro, chục bao diêm dễ đến đốt cháy cả khu kí túc xá, chục chai Vodka hàng Việt Nam chất lượng cao tiêu chuẩn ISO quốc tế bảo đảm không nhái đủ ngâm một con khỉ con. Chỉ có hàng Vodka Việt Nam chất lượng cao dán mác ISO em với dùng, em sợ các cơn say nhức nhối đầu óc, nhức nhối tim gan của mấy thứ rượu Lúa Nếp hàng nhái. Em rinh rích cười bộ sưu tập mới, em khoái trá khi nghĩ rằng anh sẽ đưa tay lên ngực trái mà ôm con tim nhạy cảm, con tim rách tươm như váy đụp của Thị Nở mà đau đớn khi thấy em hành hạ thân xác vì anh, anh sẽ nghẹn ngào nhìn ảnh Đức Mẹ cầu nguyện xin tha lỗi cho sự ngốc nghếch dại khờ của em, em sung sướng trong viễn cảnh huyễn hoặc của mình, em đắc thắng, bĩu môi lặp lại câu nói của anh: "Tháng ba qua rồi, em gái làm thơ về tháng Ba làm gì nữa" giọng em dài hàng km giễu cợt, em xé bao thuốc lá, vừa dằn dỗi lên từng từ: "Quên đi nhé, anh sẽ yêu em, chẳng có em gái quái quỷ gì ở đây hết", em biến căn phòng 15m2 của em thành lư hương sặc khói thuốc Man, Cong Cớn vừa mở cửa, ho sặc sụa lao sục ra đầu hồi hành lang bấm chuông báo động. 33 khuôn mặt trong kí túc xá thò đầu ra khỏi phòng nhốn nháo hỏi có chuyện gì, hay A-hoàn chủ nhiệm lớp lại bắt họp đột xuất, suốt ngày họp hành không chán sao, cái bệnh họp là cái bệnh muôn thuở, bệnh di truyền từ khi phôi thai, họp gia đình, họp lớp, họp tổ dân phố, họp phường, họp cơ quan, nên đừng có gắt lên vì sao lắm họp với chả hành.

    (còn nữa)
  2. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tiếng chuông kéo bác bảo vệ đang ngon giấc trưa, nồng nỗng chiếc quần đùi mỏng tang hình sương khói trong thơ Hàn chạy lên gắt:
    - Chúng mày lại làm chuyện gì đấy hả? Trưa phải cho người ta ngủ với chứ, một lũ văn chương dở hơi chúng mày.
    27-Em nữ sĩ quay ra nhoẻn cười với bác, í ới đọc thơ tình tán tỉnh, một nữ sĩ nói to: "Đố con nào kéo được anh bảo vệ vào phòng đóng cửa lại mà anh không khóc thét lên sau khi đẩy anh ta ra khỏi phòng". Một tràng cười rúc lên như đám tàu hoả vào ga. Còn 7 anh chàng văn sĩ dặt dẹo vái vọng ra ngoài hành lang góp chuyện : "Trưa nắng cực, làm việc mất nhân nghĩa như thế thì cứ phải là xót xa". Thêm một tràng còi hú tiếp. Một nữ thi sĩ chuyên vật vã những câu thơ ẩn ức nguýt đôi mắt dao cau, dẩu cái mỏ nhỡn son lên: "Gớm! Chả sướng phát rồ", rồi ngúng nguẩy chiếc váy ngủ vào phòng, sập cánh cửa, om mình trong bốn bức tường nhang miếu trinh nguyên ấy. Tiếng chuông rơi vào tõm vào hư không của trưa hè, bỏ mặc 27-Em/7 ấy lại cho trưa mềm êm ả. Cong Cớn bây giờ quay lại, ngửi ra hơi thuốc lá pha nồng rượu gắt toáng: "Mày cứ đốt cháy mình bằng những thứ ấy à? Mày sẽ chết để chứng minh mình là con nghiện, chứ chẳng chứng minh được tình yêu đếch nào đâu". Em lặng lẽ đưa chai Vodka hàng Việt Nam chất lượng cao đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế bảo đảm không nhái lên miệng chọp chẹp một ngụm, hất ánh mắt ma quái nhợt nhạt nâu vàng mời gọi.
    - Không! Tao chẳng tội quái gì tiêu hoá những thứ này, cho dù tao có thất tình cả ngàn lần đi nữa thì đâu có hết đàn ông đâu, Việt Nam có trên 80 triệu dân, thế giới có trên 6 tỉ dân, mày dại dột lắm.
    Em thổi hơi thuốc vào mặt đứa bạn cười khúc khích như đứa trẻ con chơi trò thổi bong bóng xà phòng óng ánh sắc màu.
    Cong Cớn vẫn diễn thuyết:
    - Mày nghe này, thơ mày tặng gã Tháng Ba in rồi đấy.
    Thơ em viết tặng anh, thơ đã lên trang, anh đã đọc, anh đã không email, anh đã không nhắn tin, anh đã không gọi điện. Anh im lặng trước tình cảm của em.
    - Mày cứ mãi là cơn giông khan qua những sa mạc hoang trụi mà không thấy chán sao? Mày cứ đốt cháy mình như thứ diêm rẻ tiền ấy, rồi đến ngày mày chẳng còn que diêm nào đốt cho mày nữa đâu. Bỏ qua đi. Mấy anh bên truyền hình giục kịch bản đấy, viết đi, sống đi, mẹ kiếp, mày định chết thế này à?
    Em ngước nhìn Cong Cớn, bất cần, bỡn cợt, thách thức.
    - Bốp!
    Cái tát in vào má em rát bỏng, điếu thuốc văng khỏi miệng, chai rượu đổ lềnh trên bàn rò rò chảy xuống nền gạch hoa nhuốm màu ố, vàng vọt. Mắt em quay tít như dics nhạc Rock đã play, em khàn giọng:
    - Cút!
    Cong Cớn đổ vật lên giường khóc rậm rựt, khóc ào như mưa, nước mắt nước mũi nhễ nhại với son phấn quệt ngang dọc như trường phái tranh siêu thực.

    Em
    tâm địa digan
    đẩy qua vai khuôn mặt người đàn ông ảo nét
    truy hoan anh trong giấc muộn
    Vờ đau
    vờ khóc những hình hài không đầu không cuối
    viết câu thơ dở dang để cười

    Sau lần ấy, em rơi vào im lặng, sự im lặng triền miên khiến 27-Em nữ sĩ trên 7 văn sĩ trong lớp ngỡ em mắc bệnh trầm cảm. Câu đùa cợt của gã văn sĩ lùn nhất lớp phả vào gáy em: "Con chim hoạ mi đã thôi cất tiếng hót, nó lao mình vào một bụi gai", câu tiếp theo của gã văn sĩ đa nghi có dáng vẻ triết gia: "Chắc nàng đang bận phôi thai tiếng hót cuối cùng để đời". Cả mớ bùng nhùng 27-Em/7 ấy hềnh hệch cười ram ráp, em mơ màng nhìn những chùm hoa cau non vàng phả hương thơm ngát tràn qua sáu tư ô gạch khuôn viên giảng đường. Tâm hồn em loãng ra trong sáu tư viên gạch ấy bất ngờ chạm phải sự nồng nỗng của bác bảo vệ, nó bật lại hiện thực tanh tách, nhếch một phần mười cái cười vu vơ, em nhớ đến câu thơ Xuân Diệu gửi nỗi buồn không hiểu vì đâu.

    Chiều!
    Em ngồi rù một chỗ, cố đóng băng những cảm xúc khi đọc thơ tặng anh trên trang báo, tiếng di động rù rù rích rích lên như loài dế đực trong túi quần, em ok, bên kia là Cong Cớn, giọng nhão nhoẹt bởi thứ nước nước mắt cá sấu pha trộn loại cồn 45 độ, chẳng biết nó có dùng Vodka hàng Việt Nam chất lượng cao đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế không, em lo lắng cho những cơn đau đầu của nó chợt nhớ đến những cơn đau đầu của mình, nó ề à kể cho em nghe về nỗi buồn chia tay mùa hạ với Kiến Trúc, thằng Kiến Trúc đi Canada, sang đó hẳn, thằng Kiến Trúc nếu có về nước, nó sẽ sợ thức ăn ở Hà Nội, nó sẽ sợ đồ uống ở Hà Nội, nó sẽ sợ không khí bụi bặm ở Hà Nội, nó sẽ sợ cả những nụ hôn của các cô gái Hà Nội bị ô uế vi trùng, nó sẽ trở lại Canada, lấy vợ Canada, đẻ con ở Canada. Cong Cớn thở dài, miệng rú lên ngân nga:
    - Một lũ nghệ sĩ bất hạnh
    - Ừ! Bất hạnh
    - Tối nay nhậu đi, tao chết mất - Giọng Cong Cớn méo mó.
    Em thầm nghĩ: "Ừ thì tình yêu, ừ thì bất hạnh, dù tình yêu hay nỗi bất hạnh nó có còm cõi như chiếc lá khô, nó có to lớn như mấy cái tượng đài, thì cứ việc đau khổ vật vã, nhưng đừng có dại dột mà chết".
    Em không mở email, em không biết anh có gửi email cho em không, em không biết anh có viết gì cho em không, em không biết anh có nói yêu em không, em không biết thời gian vừa qua anh sống thế nào, anh có ngủ với vợ, anh có nằm cạnh con gái, anh có sắp xếp lịch đưa bạn gái đi chơi, nhưng em yên tâm vì tất cả những điều ấy, những công việc ấy anh làm rất chuẩn xác, chuẩn xác hơn những suy nghĩ của em, chuẩn xác hơn những cảm xúc của em, chuẩn xác hơn những nhịp đập tim của em khi ở gần hay ở xa anh.

    2h đêm!
    Thời tiết hừng hực, em chỉ muốn sấn sổ vào sáu cái phòng tắm của kí túc xá, sáu phòng tắm đều đóng cửa, đều òm õm, dều xèo xèo tiếng nước xối, em lẩm bẩm căm thù thói giăng hoa đĩ thoã về đêm của giống văn chương quê kiểng chẳng hề khuê các chút nào, giống văn chương cứ như đứa con gái nhà quê vừa mới lớn, đi tát nước đồng về muộn, xoành xoạch kéo quần áo trước giếng làng mà thoả thuê trần truồng những gầu nước mát lạnh tê tê. Em chui người trong chiếc váy mỏng tang, lẹp xẹp đôi dép nhựa ra hành lang, trăng sao chạy đâu ráo, chỉ toàn muỗi vo ve, trăng thanh gió mát thơ mộng đã đành, đằng này... Em lôi di động ra nhắn cái tin mướt mát: "Co the em đang tan dan nhu tang nuoc da trong can phong 34 đo, em them mot phong tam mat lanh chi co hai đua minh trong lot Adam va Eva, minh yeu nhau nhanh len, em khat them anh". Em save lại gửi cho chục số di động quen thuộc, trong chục số quen thuộc ấy có số của anh, gần chục tin nhắn gửi về đều mướt mát nhưng số của anh lặng câm, em reply cho anh chục lần, anh vẫn câm lặng, chắc giờ này anh đang ngủ bên vợ, anh đang nằm bên con, anh đang mơ giấc hoang hoải cùng cô bạn gái, em thương vợ anh bị phản bội tâm hồn mà không biết, em thương con anh bị sớt chia tình cảm mà không hay, em hậm hực bạn gái anh, dè bỉu cô ta không thể ngờ rằng em với thật sự tồn tại trong tim anh, còn cô ta chỉ là cốc beer trong cơn khát, là đôi bít tất đi cả ngày nắng. Em bỗng khóc oà thương phận em, em ngột ngạt bởi ý nghĩ cuồng loạn, ngột ngạt bởi cảm xúc tắc tị. Về phòng, em bật màn hình máy tính, gõ những lời thoại kịch bản truyền hình rẻ rúng rất sến quay quanh motive nhân vật nam lên đường ra mặt trận, nhân vật nữ quyết định hiến thân cho anh ta, sự quần thảo của đôi trai gái diễn ra trên bờ đê, vậy là nhờ ra chiến trận, anh con trai có thể xơi tái con bé không hề mất công sức dụ dỗ, không hề mất công sức mời đi nhà hàng này nhà hàng kia, không hề mất công sức thuê khách sạn ba sao hay khách sạn năm sao cho phù hợp với đêm phá trinh, chỉ cần bờ đê là đủ, là thích chán rồi, kịch bản kỉ niệm ngày chiến thắng vĩ đại, vĩ đại đến mức chiến tranh trôi qua ba mươi năm rồi mà văn học Việt nhắc đi nhắc lại không chán, nên văn học Việt cứ cùn rỉ cùn rì, chiến thắng vĩ đại đến mức phim ảnh Việt chiếu đi chiếu lại không chán, nên phim ảnh Việt cứ đùng đoàng những quả pháo xịt, em đưa chai Vodka hàng Việt nam chất lượng cao tiêu chuẩn ISO quốc tế rót lấy một chén tu ực một miếng, sả người lên giường chậm chậm đi vào giấc ngủ.
    Còn tiếp
  3. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Rỗng (phần cuối)
    Từ Nữ Triệu Vương
    II. Lãng mạn
    Sáng!
    Em nhận được tin nhắn của anh mang nội dung: "Em nhan tin nham vao may anh roi, chac em gai lai say. Anh khong thay em gui gi moi cho bao, co bai tho nao hay chua gui cho anh trai doc nhe!". Em đọc xong tin nhắn lia cái gối bông xuống giường bặm chặt môi, kìm thứ nước mặn xoét ở tuyến lệ kia lại, em thở hắt ra mệt mỏi gượng cười, em gọi điện cho Lãng Mạn_Sếp của anh, đầu dây bên kia là giọng gã đàn ông khàn, mỏng tang nhớp nháp đang hưng phấn đến tội nghiệp:
    - Anh không tin em gọi điện cho anh.
    - Tin đi vì em đang rất thèm anh - Em diễn kịch.
    - Mình gặp nhau nhé, anh chờ em ở quán Julian, anh sẽ họp một nhóm vui vẻ chào mừng em.
    - Vâng, người đàn ông của em ạ.
    Em nằm im nghĩ đến anh, anh sẽ chết nấc khi biết tin em là bạn gái của Lãng Mạn, anh sẽ nghĩ gì khi thấy em ngả ngớn hôn lên cái mồm chua chua bởi tuổi già của gã, anh sẽ nghĩ gì khi gã bật tung nút áo nịt ngực của em vùng vẫy đôi bàn tay múp míp, nhờn nhợt trắng pha lấm tấm đồi mồi lên khuôn ngực thanh tân đáng ra anh sở hữu, anh sẽ nghĩ gì khi em nhả khói thuốc lá vào miệng gã một cách điêu luyện, khi em phun những tia rượu John qua hàm răng trắng muốt chỉ có ba cái số tám sâu hoét, bửa vữa của gã là răng thật, anh sẽ nghĩ gì, nghĩ gì, nghĩ gì.
    Trời sớm nắng, em tua chậm chạp những đường kẻ mi mày mầu nâu, những bông phấn màu hồng lên má, những nhũ son bong màu cam lên môi, hoàn chỉnh khuôn mặt vốn dĩ Điêu Thuyền của mình, em lườm nguýt toà thiên nhiên trong gương, huýt sáo một điệu nhạc anh thích, rồ ga phóng ra khỏi kí túc xá trước 27 - Em đôi mắt ghen tị ngầm và 7 đôi mắt thèm thuồng ướt sũng chất nhầy nhụa dâm dật.

    Tối!
    Em về trong cơn say nồng, kéo di dộng gọi Cong Cớn, Cong Cớn mải mê chạy theo cơn đau khổ vì tình đầy thác loạn, nhưng vẫn sang phòng em ngả ngớn bằng chiếc quần ngắn ren đen khêu gợi, hất mái tóc loè xoè hỏi:
    - Đâu về?
    - Nhậu, hát, ngủ.
    - Với ai?
    - Không là anh.
    - Xuỳ, vất mẹ anh ta đi, mày đừng có tự biến mình thành call girl vì anh ta đấy.
    - Tất nhiên nhưng Lãng Mạn rất tôn thờ tao, tao trẻ đẹp đầy sức sống đầy sự gợi cảm.
    - Sực mùi libido rồi.
    - Ừ, cái cảm giác lưỡi gã mơn man con mèo nhỏ của tao, mút mát như trẻ ăn kem thấy mà thương hại.
    - Mày ngã lòng.
    - Ồ, chỉ là trò chơi thôi.
    - Trả thù cũng vui nhưng anh ta sẽ a-kay, nỗi a-kay của kẻ yếm thế, của con hổ đực mất con hổ cái - Cong Cớn thở dài, tiếp - Mày còn thuốc không, tao điếu, hút đỡ buồn. Mà lạ nhỉ, tại sao mày toàn lao vào lũ có vợ để đú đởn, sao mày không yêu tụi trẻ, cũng thú vị lắm chứ.
    - Xời, để tao làm mẹ trẻ của tụi nó à, chán chết, tâm hồn tao cần những người đàn ông từng trải lấp đầy để không còn lỗ hổng, không trống rỗng, tẻ nhạt.
    - Lại mớ lý thuyết sặc mùi nước tiểu.

    Đêm!
    Em im lặng trong sự lặng im của anh, em lao vào các cuộc nhậu triền miên và chăn đệm ẩm ướt với Lãng Mạn, đôi khi em sực tỉnh giữa giấc bên Lãng Mạn, ngồi ngắm nét nằm co quắp trong ánh đèn mờ hắt hồng thẫm, em sượt tiếng thở dài, em nghĩ đến anh, giá Lãng Mạn là anh, em uể oải ngồi dậy đi vào phòng tắm trong tiếng gáy pho pho bởi rượu tây của Lãng Mạn, của nỗi bất lực hằm hè nơi cổ họng gã phát tiết ra, em soi mình trong gương, ngắm nghía cơ thể tươi rói như súc thịt cừu mà căm thù anh, em đắm mình vào bồn tắm chất đầy sữa dê tươi của hãng Dove dùng cho mọi loại da để thư giãn, bất chợt em kéo chiếc vòi hoa sen lại gần, vặn nước, vòi phun bắn ra những tia nước nhỏ dai dẳng, dứt khoát, em chầm chậm chĩa những tia nước ấm ấp vào giữa hai đùi non, ngột ngạt nơi ***g ngực, em nuốt khan, cổ họng khô rát, em đẩy vòi sen nhích qua nhích lại, những dòng nước mơn man, những dòng nước ấm áp, những dòng nước ve vãn đĩ thoã, em nhắm mắt lại tưởng tượng khuôn mặt anh, anh nhẹ nhàng mơn trớn, nhẹ nhàng và dứt khoát, nhẹ nhàng đi sâu, thật sâu.
    Cửa phòng tắm xịch mở, em giật mình đánh rơi chiếc vòi sen, Lãng Mạn giương đôi mắt gằn tia đỏ hau háu nhìn, nuốt nước bọt:
    - Cho tắm với.
    Gã sả luôn cơ thể lên em, cắn xé ngấu nghiến em đến bầm vập, chà sát hai bàn tay thô bạo vào đám nhiễu nhung không thương tiếc, em đẩy gã ra quấn nhanh chiếc khăn tắm, gã lạc giọng chưng hửng:
    - Em đi đâu?
    - Em về - Em lạnh lùng trả lời.
    Em mặc nhanh quần áo nước mắt giàn trên má, Lãng Mạn nhìn thấy.
    - Em khóc?
    Em im lặng bước ra cửa.
    - Em đi hẳn sao?
    Em quay lại nhìn khuôn mặt của gã đang nhăn nhúm khổ sở đầy hối lỗi, đầy bất an, dịu giọng:
    - Em xin lỗi.
    Em bước ra ngoài, trời mưa, không phải là cơn mưa đá mà sao buốt rát, em nấc lên từng chuỗi tủi hờn, em làm những điều này để làm gì, em đang là ai, em chầm chậm trôi dần vào đêm, vào mưa, vào những ánh đèn vàng khả ố cuồng dâm. Đêm hay là em chầm chậm trôi đi.

    III. Doanh nghiệp
    Em bỏ đi, em chạy trốn anh, chạy trốn con đường nơi anh qua, chạy trốn thành phố ấp ủ anh, chạy trốn lên chuyến tàu Bắc - Nam kéo em nhễ nhại 32 tiếng, em ú ớ giữa Sài Gòn nô náo nhộn nhạo, em ngơ ngác mệt mỏi, ngơ ngác trống rỗng, ngơ ngác vô cảm trong một quán cà phê phương Nam. Doanh Nghiệp đến, nụ cười ủ nắng, duyên dáng lịch sự kiểu sở khanh, em chú ý đến nụ cười mang nắng phương Nam của gã có thêm hàng ria con kiến chạy gần bờ môi gợi dục giống anh, gã đưa ánh mắt vẻ chân thành, thả lời mềm óng:
    - Anh giúp em được chứ?
    Em gật đầu không suy nghĩ, em còn đang mải nhìn hàng ria của gã, em còn đang mải nghĩ đến hàng ria của anh, anh đang ở Hà Nội, anh đang ở con đường ấy, ở trong ngôi nhà ấy, trong mỗi buổi sớm mai ấy, anh có chịu tỉa tót những sợi ria con kiến một cách công phu và tài tử như Doanh Nghiệp không. Anh không. Những sợi ria trên mép anh đã lốm đốm màu bạc. Em đi theo gã, gã đưa em lên taxi, taxi Sài Gòn dơ dáy hơn taxi Hà Nội, lái xe taxi Sài Gòn nói giọng khó nghe hơn lái xe taxi Hà Nội, em đến khách sạn, Doanh Nghiệp ở sát phòng em, Doanh Nghiệp là Việt kiều Đài Loan, là tổng giám đốc tập đoàn SuMi, chức tổng giám đốc có căng thẳng hơn chức phó tổng của anh không. Không. Doanh Nghiệp đi chơi với em vào những ngày lễ, những ngày lễ anh bỏ em để làm việc, một ngày anh làm việc 14 giờ, anh làm việc quên ăn, anh làm việc quên hút thuốc, quên thời gian, anh làm việc như trả nợ. Em buồn, em buồn vì Doanh Nghiệp không có bốn nụ cười như anh, nụ cười trẻ thơ, nụ cười gượng gạo, nụ cười giao tiếp, nụ cười Cacnava. Doanh Nghiệp không có. Doanh Nghiệp nhủ em nên nghỉ ngơi, gã muốn mời em đi ăn ở nhà hàng Trung Quốc, món ăn Trung Quốc có phải là món ăn tình yêu không, em thích món ăn Đức, món ăn Đức mà anh hay đưa em đi ăn, với em món ăn Đức mới là món ăn tình yêu. Doanh Nghiệp hiền lành, Doanh Nghiệp lịch sự, Doanh Nghiệp duyên dáng, Doanh Nghiệp hào hiệp, Doanh Nghiệp rất đàn ông, hay tất cả chỉ tỏ vẻ, vì Doanh Nghiệp muốn đè lên em, sao những người đàn ông khác đều muốn đè lên em trong căn phòng lạnh với nệm mềm gối thơm, còn anh thì không, hay anh bất lực, hay anh vô cảm. Không. Anh có vợ, anh kết hôn có tình yêu, anh có một cô con gái xinh đẹp, anh có bạn gái rồi. Em không thay sim di động mới, tài khoản ứ thừa, em nhớ chục số di động trong đó có số của anh, em nhớ chục email trong đó có email của anh, anh lặng im em phải im lặng, cả hai ta như hai con hổ nằm rình nhau, nhưng chỉ khác rằng, những con hổ đực khác đói em, em đói anh, anh đói con hổ cái khác em, Doanh Nghiệp chỉ cho em những khoảng khắc tím lịm hoàng hôn, Doanh Nghiệp chỉ những nơi lãng mạn ngờm ngợp hương hoa cỏ trong tiếng nhạc du dương, Doanh Nghệp ru ngủ em bằng chất giọng mềm óng những tình khúc không tên, em lên cơn khát, em khát gã như người đi qua sa mạc khát một miếng nước, cho dù là nước biển, em lùng sục trong khuôn ngực gã tìm hơi thở của anh, em chà miết bờ môi gã tìm nụ cười Cacnava của anh, em gặm nhấm cơ thể gã kiếm một nhúm ảo ảnh, vô vọng ảo não, em chà đạp gã, hắt hủi gã, gã từ ngạc nhiên sang hưng phấn tụt xuống tủi hờn, gã ngồi khóc như một đứa trẻ làm mất con thú bông yêu quý, giọng gã ẩm ướt, giọng gã nhão, giọng gã nỉ non, gã im lặng, sau thời gian im lặng ấy gã xách em dậy, tặng hai cái tát, gã lịch sự xin lỗi, gã rối rít hôn tràn khuôn mặt em, gã sửa chiếc váy tử tế lại cho em, dắt em vào đêm, đêm Sài Gòn man mác, Sài Gòn mờ sương, Sài Gòn chật những cột đèn vàng dâm dật bên cạnh vài ba cô gái bán hoa mặt bì phấn sáp, những cô gái trèo kéo khách sâu vào đêm, em chèo kéo nỗi cô đơn, trống rỗng bã bời với đêm. Doanh Nghiệp loãng. Đêm trôi. Em trôi.

    IV. Kết
    "Em dang o dau, ve di, anh nho em". Dòng tin nhắn này cùng nụ cười trẻ thơ của anh hiện trên di động. Em đặt vé máy bay chuyến thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội nhanh nhất.
    Doanh Nghiệp thức giấc ngỡ ngàng nhìn em đang soạn đồ.
    - Em phải xa anh thôi.
    - Điều gì khiến em làm vậy?
    - Tháng Ba.
    - Nhưng tháng ba đã qua lâu rồi.
    - Ừ nhỉ, giờ là tháng năm rồi còn gì, nhưng trái tim em vẫn đang mùa hoa gạo rực ối tháng ba - Em trả lời, khẽ hát giai điệu anh thích, Doanh Nghiệp châm điếu thuốc rít hơi dài, trầm ngâm.
    - Chúng ta sẽ gặp lại nhau chứ?
    - Em không biết, cũng có thể gặp, cũng có thể chúng ta chỉ đi với nhau một đoạn đường như vậy là đủ.
    - Anh hiểu, em yêu Tháng Ba.
    Từ sân bay em lao thẳng đến điểm hẹn, anh đón em bằng nụ cười thứ nhất, nụ cười trẻ thơ, anh đón em bằng ánh mắt hoa cúc đại đoá, anh đón em bằng những câu chuyện vui. Nhưng anh không đón em bằng ba chữ: Anh yêu em.
    - Em vẫn là cơn giông chợt đến chợt đi.
    - Vâng, nhưng cơn giông chỉ có vào tháng ba.
    - Tháng ba qua rồi em nhắc đến tháng ba làm gì nữa.
    - Vậy anh nhắn em về là sao?
    - Chạy trốn như vậy đủ rồi, là em gái, em nên ở bên anh.
    - Rồi anh vẫn nằm cạnh vợ, dành thời gian chơi với con, hẹn hò đưa bạn gái đi chơi, chỉ uống cà phê với em khi buồn.
    - Ừ, cuộc sống là vậy, anh không muốn thay đổi.
    - Tẻ nhạt quá, nó như nước lọc đựng trong chiếc ly quý dùng cho kẻ không khát.
    - Anh đã sống bằng hai lần tuổi em như vậy, anh đã quen, anh không muốn thay đổi.
    Em trộn những cốc café trên bàn với đá, với đường, với sữa, với thuốc lá, với diêm đổ tràn lên chiếc khăn trải bàn trắng muốt, nhìn thẳng mắt anh rành rọt:
    - Dù là sống thêm mười lần em vẫn muốn mình sống đa vị đa sắc, em không muốn sống rỗng, tẻ nhạt.
    Em bỏ đi trong cái nóng bức của tháng 5, cái nắng rực lửa màu hoa phượng, cái nóng khản rát tiếng ve, cái nóng nung đỏ nhức nhối của hoa gạo trong tâm thức. Phía sau em là anh một khoảng trống. Rỗng. Xa vời.
  4. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thuốc lá (truyện ngắn - Trang Hạ)

    Nghiện thuốc lá suốt nhiều năm, anh không tài nào bỏ được. Chỉ còn cách giấu người yêu hút vụng trộm. Cô đành bỏ qua, vờ như không biết người yêu vẫn lén lút "hôn môi" với những chiếc đầu lọc thuốc lá.
    Có lúc bực quá, cô cũng cằn nhằn:
    - Hút thuốc lá ngon không? - Cô nhíu mày hỏi.
    - Không ngon lành gì cả, nhưng không thể không hút.
    - Em và thuốc lá, anh chọn ai?
    - Cả hai. Em có cằn nhằn anh thì anh cũng không thể ngừng yêu em.
    Còn nhớ hồi mới quen nhau, anh hút thuốc nhiều kinh khủng. Cứ rảnh ngón tay ra là lại thấy điếu thuốc kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa. Lúc thức đêm viết báo cáo thì càng khỏi nói, hút như đang tham gia cuộc thi hút thuốc lá nào đó. Cô thường ngạt thở, rát họng vì khói thuốc của người yêu.
    Sau khi yêu nhau, anh mới bắt đầu bớt dần thuốc lá, những lúc vui vẻ ngồi quán với bạn bè, thường lẻn ra ngoài toa-lét một lúc châm điếu thuốc rồi vào ngay. Có lần vẫn bị bắt quả tang khi ai cũng ngửi thấy trên người anh mùi thuốc lá trộn với mùi nước hoa và nước tiểu của toa-lét công cộng, họ khẽ nhăn mặt.
    Lần ấy, cô giận người yêu ghê lắm, cãi nhau to, chiến tranh lạnh suốt mấy ngày.
    Có tối trời đẹp, trăng sao sáng lấp lánh, hai người bên nhau tận hưởng những giây phút lãng mạn của tình yêu, cô ngả vào lòng anh rồi... im bặt.
    Anh cúi đầu xuống hỏi:
    - Sao em tự dưng im ắng thế?
    - Lúc nãy anh vừa hút thuốc lá à?
    - Anh... à ừ... - Anh ấp úng.
    Cô lập tức đẩy anh ra, đứng lánh sang một bên.
    - Có một điếu thôi mà... anh không nói dối em! - Anh khổ sở cầu hoà.
    - Sao anh không thể vì em mà bỏ thuốc lá đi? - Cô giận dỗi, và xen lẫn cả thất vọng.
    - Em hãy cho anh một thời gian nữa được không?
    - Em chỉ muốn tốt cho anh thôi, anh có biết không hả?
    Kỷ niệm ba năm yêu nhau, họ hẹn nhau ra bãi biển kỷ niệm. Trên xe ô tô, bất ngờ cô sờ tay thấy một bao thuốc hút dở dưới khe ghế ngồi.
    Cô không giận, như thể đã quen với việc ấy, nhưng cô giữ luôn bao thuốc. Anh sợ hãi nhìn người yêu, cô không có ý định trả bao thuốc cho anh.
    - Anh hứa với em đi, anh hút nốt ba điếu cuối cùng trong bao thuốc này, rồi đừng hút nữa nhé!
    Không nói nên lời, có điều gì cảm động dâng lên ăm ắp quanh đó. Anh chỉ biết cười ngượng nghịu, gật đầu.
    Lúc ấy cho dù bắt anh lên rừng gươm, xuống biển lửa, anh cũng sẵn lòng.
    Cô cũng biết bỏ thuốc lá đâu phải một sớm một chiều. Chỉ có điều, thấy người yêu không quyết tâm làm việc đó, cô muốn nghĩ cách giúp người yêu mình bỏ thuốc. Nào kẹo cai thuốc, thuốc đặc trị dứt cơn nghiện thuốc lá... cô đều cố mọi cách mà chẳng mang lại kết quả gì.
    - Hay là em cũng học hút thuốc là, rồi em nghiện thuốc, rồi em sẽ cai thuốc làm gương cho anh?
    - Ngốc lắm, có ai làm thế bao giờ!
    - Biết đâu sẽ có tác dụng?
    - Tại sao em lại phải ép mình làm cái điều chính em không muốn?
    - Vậy làm thế nào để anh cai thuốc đây? - Cô lo lắng hỏi.
    - Anh đã cố hết sức rồi! Ngốc ạ!
    Vào giữa chợ đêm trung tâm thành phố, cô kéo anh vào hàng chụp ảnh Hàn Quốc, nhét đồng xu vào máy ảnh, rồi dán tấm ảnh nhỏ của mình vào ví anh:
    - Lúc nào anh định bật diêm châm thuốc lá, anh hãy nhìn hình em!
    ---
    Giằng co nhiều năm, anh phát chán vì việc cai thuốc như một bóng ma lởn vởn bao quanh họ, làm họ xung đột, giằng co, coi thường nhau, trách móc nhau, rốt cuộc, anh đề nghị chia tay nhau!
    Họ cùng để nước mắt rơi suốt một đêm, sau khi gác máy điện thoại, tối hôm ấy. Anh chờ cô bỏ máy trước, rồi mới gác máy, kết thúc cuộc tình suốt mấy năm.
    Cô sống nhẹ nhõm, nhưng cứ cảm thấy như cuộc sống đã thiếu đi thứ gì đó. Dường như anh đã tan biến đi trong cuộc đời cô, những vấn đề khó khăn quanh việc cai thuốc cũng tan biến đi. Nhưng giờ đây, cứ mỗi khi có ai hút thuốc, ngửi thấy hơi khói ấy, cô lại nhớ người yêu cũ da diết. Cô nhớ mùi thuốc lá trên người anh.
    Nhớ tha thiết những giây phút ngả đầu lên vai anh, vai anh có mùi khói thuốc. Nhớ những lần anh tìm trăm phương nghìn kế để xua đi mùi khói thuốc ám quanh mình.
    Cô bắt đầu điếu thuốc đầu tiên của mình như thế. Lúc ấy, nỗi nhớ anh trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
    Cô bắt đầu điếu thuốc thứ hai trong căn phòng, khói mờ bao phủ khắp, cả đệm ga giường có mùi khói thuốc, cũng như đã biến thành những chăn gối ám khói của anh ngày xưa mà cô từng căm ghét.
    Ngửi thấy hơi thuốc phảng phất đâu đây, cô mới an tâm chìm vào giấc ngủ.
    Ngày nối ngày qua, cô không thể xa điếu thuốc lá nữa. Là nghiện thuốc, là yêu cơn ghiền ấy, tất cả cảm xúc không còn rõ rệt nữa. Cô chỉ biết là mình đã nghiện.
    Một năm sau, họ gặp nhau bất ngờ ở góc phố. Như những người bạn cũ đã lâu không gặp gỡ, họ ra bờ biển ngồi hàn huyên. Cô đã gầy xanh đi rất nhiều, anh nhìn cô thương xót, đó có lẽ là vì lỗi lầm của anh.
    Cô châm lên một điếu thuốc.
    - Em hút thuốc? - Anh kinh ngạc nhìn cô.
    - Vâng. Anh hút không? - Cô rít một hơi thật sâu, đưa cả gói thuốc cho anh.
    - Không, anh bỏ thuốc lá rồi!
    - Hả? Anh bỏ thuốc hồi nào? - Cô kinh ngạc nhìn anh.
    - Nửa năm trước, vì một người anh yêu.
    Cô lặng đi. Điếu thuốc giữa ngón tay run rẩy. Bao năm yêu nhau, tha thiết như thế, chỉ hy vọng người yêu bỏ thuốc lá, vậy mà không mạnh bằng một người yêu gặp sau đó nửa năm.
    Cô cảm thấy mình đã thất bại hoàn toàn, trong đời, trong tình cảm.
    Và cô im lặng ngồi hút hết những điếu thuốc còn lại.
    - Và em, vì sao bây giờ em lại nghiện thuốc lá?
    - Từ một năm trước, vì một người em yêu.
    - Vậy... có phải vì em muốn giúp anh ta cai thuốc không? - Anh nghĩ đến một người nào đó đã đến thế chỗ mình trong đời cô. Hay đó là mình, một năm trước là lúc anh đòi chia tay.
    Anh mở ví ra, đưa cô xem tấm ảnh nhỏ nhoi còn trong đó.
    - Đây là người đã giúp anh cai thuốc, vì anh muốn được quay trở lại bên người đó!
    Cô nhìn nhoà đi trong nước mắt, những giọt nước mắt to lăn xuống dọc theo gò má.
    - Anh đã bỏ thuốc lá rồi. Giờ hãy để anh giúp em bỏ thuốc, có được không?
    (hết)
  5. mytime2931

    mytime2931 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2008
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện đầu tiên hay quá. Nhg kết thúc, có gì đó hẫng ...
  6. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    một câu chuyện nhỏ về tình yêu. Hãy đọc đi !!!

    O. Henry
    XUÂN VỀ TRÊN THỰC ĐƠN
    [​IMG]
    Đấy là một ngày tháng Ba.
    Không bao giờ, nên nhớ là không bao giờ bạn viết như thế khi bắt đầu một mẩu truyện. Không có câu mở đầu nào tệ hại hơn nữa. Như thế là thiếu sáng tạo, đơn điệu, khô khan, và có thể rồi chỉ có gió? Nhưng trong hoàn cảnh này, câu trên lại có thể được người đọc chấp nhận. Vì lẽ, câu văn sau đây, đánh lẽ có thể được dùng để khánh thành mẩu truyện, lại quá cường điệu và đường đột nếu ta dứ trước mắt người đọc mà thiếu sự chuẩn bị.
    Sara đang khóc trên bản thực đơn của cô.
    Cứ nghĩ đến một cô gái New York nhỏ nước mắt trên một bản thực đơn!
    Để lý giải việc này, cho phép bạn đoán là có thể do tôm hùm không có trong thực đơn, hoặc là cô đã thề trong mùa Chay Tịnh (thời gian 40 ngày trước lễ Phục Sinh, khi nhiều tín đồ Ki-tô thực hiện nghi thức tôn giáo gồm nhịn ăn và tỏ lòng sám hối về tội lỗi của mình) là sẽ không đụng đến món kem lạnh, hoặc là cô đã lỡ gọi món hành, hoặc là cô đã có một bữa ăn thịnh soạn. Rồi khi mọi giả thuyết này đều không đúng, xin bạn vui lòng để câu chuyện được tiếp tục.
    Cái ông, đã tuyên bố rằng thế giới chỉ là một con sò mà ông có thể dùng thanh gươm để tách nó ra, thì có thể gây tiếng vang lớn hơn là do ông có thực tài. Tách hai mảnh vỏ của con sò bằng gươm thì chẳng khó gì cả. Nhưng có khi nào bạn thử tách con sò trên cạn với máy đánh chữ không?
    Sarah đã cố tách vỏ sò bằng vũ khí của cô. Không biết gì về tốc ký, cô không thể tham gia vào vũ trụ của những tài năng mà bạn thấy thường đi ăn trưa với đồng nghiệp của họ trong thời gian xe điện ngầm bãi công. Cô chỉ là thư ký đánh máy làm việc tự do trong những nghề kỳ lạ chuyên lo ghi chép.
    Thành tựu sáng chói và danh giá nhất trong việc Sarah đấu giá với đời là sự dàn xếp với nhà hàng Schulenberg?Ts - một cái tên Đức. Nhà hàng này nằm kế cận toà nhà có phòng mà cô thuê trọ. Một buổi tối nọ, sau một bữa ăn đáng giá 40 cent gồm năm món (được dọn ra cho khách nhanh như khi bạn ném năm quả bóng vào ông da đen), Sarah mang đi bản thực đơn. Nó được viết bằng nét viết thảo, hầu như không ai đọc ra đấy là chữ Anh hay chữ Đức, mà cách viết lại lộn xộn đến nỗi nếu bạn không cẩn thận thì bạn có thể bắt đầu bữa ăn bằng cây tăm xỉa răng, rồi đến bánh ngọt, rồi đến món súp và ngày trong tuần. (Người phương Tây bắt đầu bữa ăn bằng món súp, thường là ?osúp trong ngày? nếu là trong nhà hàng, cuối cùng là bánh ngọt. Vì thực đơn viết lộn xộn nên thứ tự các món ăn bị đảo lộn và lại viết không rõ ràng nên món ?osúp trong ngày? bị đọc thành ?ongày trong tuần?) .
    Ngày kế, Sarah cho Schulenberg xem một tờ thực đơn hoàn chỉnh, chữ đánh máy đẹp, với tên các món ăn được sắp xếp đầy hấp dẫn đúng theo nghĩa vụ của chúng và đặt dưới tiểu tựa thích hợp, từ các món ăn nhẹ đến việc không nhận trách nhiệm về áo khoác và dù của khách.
    Schulenberg xem như được thực sự là công dân Mỹ ngay tại chỗ, nhờ việc chỉnh sửa ngữ pháp và chính tả trên bản thực đơn của ông ! Sarah đạt được thoả thuận với ông. Cô sẽ đánh máy thực đơn cho hai mươi mốt bàn trong nhà hàng - một bộ thực đơn mới cho mỗi bữa ăn tối, thực đơn mới cho các bữa ăn sáng và trưa khi món ăn có nhiều thay đổi hoặc khi tờ thực đơn cũ đã nhăn nheo. Để bù lại, mỗi ngày Schulenberg cung cấp cho Sarah ba bữa ăn do một anh bồi ?" đầy hăng hái hết mức có thể - mang đến tận phòng trọ. Mỗi buổi chiều, Sarah sẽ nhận một bản nháp thực đơn viết bằng bút chì, thảo ra những gì mà Định Mệnh sẽ dành cho thực khách vào ngày hôm sau.
    Hai bên đều hài lòng với thoả thuận này. Bây giờ thực khách của Schulenberg biết món mình ăn có tên gọi là gì, tuy đôi lúc vẫn còn hoang mang do chính bản chất lôi thôi của các món ăn ấy. Còn Sarah thì được ngày ba bữa trong mùa đông lạnh lẽo, vô vị, và chính yếu đấy là điều cô cần.
    Một ngày, bản niên biểu thời tiết dối trá cho là mùa xuân đã đến. Mùa xuân sẽ đến khi nó phải đến. Tuyết của Tháng Giêng vẫn còn cố chấp bao phủ trên đường phố. Các đàn óc-gan vẫn còn chơi khúc nhạc về mùa hè, với bao âm điệu rộn rã của Tháng Mười Hai. Mọi người bắt đầu ghi chú ba mươi ngày trước để nhớ mua áo mùa Phục Sinh. Những người gác dan đã đóng vòi hơi nước (hơi nước nóng được bơm vào hệ thống ống dẫn đên các phòng để sưởi ấm). Và khi những việc như thế xảy ra, ta có thể biết rằng thành phố vẫn còn bị mùa đông siết chặt.
    Một buổi chiều, Sarah run rẩy trong phòng ngủ lịch sự của cô; toà nhà được sưởi, được quét dọn kĩ càng, mọi tiện nghi đều có; phải nhìn tận mắt mới đánh giá cao được. Cô không có việc gì làm ngoại trừ mấy bản thực đơn của Schulenberg. Sarah ngồi trên chiếc ghế đu làm bằng gỗ cây liễu kêu cót két, và nhìn ra ngoài cửa sổ. Tấm lịch trên tường khóc với cô không ngớt: ?oMùa xuân đã đến, Sarrah, mùa xuân đã đến, báo cho cô biết đấy. Hãy nhìn con số của tôi đây, Sarah, các con số của tôi chỉ về mùa xuân. Cô cũng có các số đo đẹp ?" các số đo của mùa xuân ?" nhưng tại sao cô lại nhìn ta cửa sổ buồn bã thế kia??
    Phòng của Sarah nằm ở mặt sau của toà nhà. Khi nhìn qua cửa sổ, cô có thể thấy bức tường gạch đỏ không cửa sổ của một nhà máy sản xuất bao bì trên con đường kế bên. Nhưng bức tường trong suốt như thuỷ tinh, và Sarah đang nhìn xuống một con đường mòn dài, rợp bóng cây anh đào và cây đu, với hai bên lề lót những bụi mâm xôi và dây hồng dại.
    Đội tiền quân đích thực cuả mùa xuân thì quá tinh tế, tai và mắt ta khó nhận ra. Người khác phải thấy có hoa huệ tây đang nở, sơn thù du, tiếng hót của chim xanh ?" ngay cả lời nhắc nhở thô thiển kiểu như cái bắt tay vĩnh biệt của kiều mạch và sò biển - truớc khi họ có thể dang rộng tay chào đón Nàng Xuân vào vòng tay vô vị.
    Vào mùa hè năm trước, Sarah đã đi về miền quê và yêu một nông gia.
    Khi bạn viết truyện, không bao giờ bạn nên viết trở về quá khứ theo cách như thế. Đấy là thứ nghệ thuật tồi, nó làm què quặt mọi sự chú ý. Phải tiến tới, tiến tới trước nữa.
    Một tiếng gõ trên cánh cửa làm tan vỡ những mơ mộng của Sarah về những ngày hạnh phúc ấy. Anh bồi mang bản thảo tờ thực đơn cho ngày hôm sau, do ông giá Schulenberg thảo tay bằng bút chì.
    Sarah lưu lại ở trang trại Sunnybrook trong hai tuần. Ở đấy, cô đã yêu WWalter, con trai của nông dân Franklin. Mấy nông dân đã từng yêu và thành hôn rồi trở thành cỏ trong thời gian ngắn hơn. Nhưng anh trai trẻ Walter Franklin là một nhà nông học tiến bộ. Walter đã tán tỉnh và chiếm được con tim của Sarah trên con đường mòn ấy, đầy bóng mát và các bụi mâm xôi. Họ đã ngồi bên nhau và hái các nụ hoa bồ công anh để bện thành vương miện cho mái tóc của cô. Anh đã phóng đại ca ngợi vẻ đẹp của các nụ hoa vàng trên mái tóc nâu của cô, và cô đã bỏ lại sợi dây chuỗi của mình ở đấy, bước đi về nhà vung vẩy chiếc mũ rơm trên tay. Họ hẹn sẽ cưới nhau vào mùa xuân - Walter bảo vào lúc có những dấu hiệu đầu tiên của màu xuân. Và rồi Sarah đã trờ lại thành phố để gõ máy đánh chữ.
    Sarah ngồi xuống bên cái máy đánh chữ, luồn một tờ giấy cứng giữa hai trục lăn. Bình thường cô làm khá nhanh, chỉ trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ là cô đánh xong hai mươi mốt bản thực đơn.
    Hôm nay thức ăn có nhiều thay đổi hơn bình thường. Các món súp lỏng hơn, không còn có thịt heo trong các món ăn nhẹ, mà lại có rau diếp Nga trong số các món thịt nướng. Tinh thần sang trọng của mùa xuân lan tràn trên khắp bản thực đơn. Thịt cừu, vốn ngay trước đấy còn nhảy nhót trên các sườn đồi xanh, đã được khai thác với nước sốt để kỷ niệm các vũ điệu. Bài hát của sò biển, tuy không bị ngậm miệng im tiếng, đã trở nên một khúc thì thầm của mùa xuân. Cái chảo chiên được xếp xó, bất động sau mấy thanh vỉ của lò nướng. Danh sách các món bánh trái cây dài ngoằng ra; các loại bánh nhiều béo đã biến mất; xúc xích, với tấm áo dày cộm cuốn quanh, không ở nán lại lâu.
    Các ngón tay của Sarah nhảnh múa như đàn chuồn chuồn lượn trên mặt nước ao mùa xuân. Cô đánh tên từng món ăn theo thứ tự từ trên xuống dưới, lấy mắt để điều chỉnh chính xác mỗi tên tuỳ dài ngắn.
    Ngay trên các món tráng miệng là danh sách các loại rau. Cà rốt và đậu, măng tây ở trên bánh mỳ nướng, các loại cà chua và ngô phục vụ quanh năm, đậu ngự, bắp cảroo - và rồi -?
    Sarah đang khóc trên bản thực đơn của cô. Những giọt lệ từ sâu thẳm của mối thất vọng nào đấy dâng lên trong tim cô và trào ra khoé mắt. Cô gục đầu trên cái giá của máy đánh chữ, và các phím chữ canh cách tạo nên khúc đệm khô khan cho những nức nở của cô.
    Vì cô đã không nhận được thư từ gì của Walter trong hai tuần nay, và món kế tiếp trên bản thực đơn là món rau bồ công anh, bồ công anh trộn với trứng gì đấy ?" nhưng để ý đến trứng làm gì! - bồ công anh với những nụ hoa vàng chói mà Walter đã dùng để phong cho cô làm nữ hoàng của tình anh và cô dâu tương lai của anh - bồ công anh, quân tiên phong của mùa xuân, vương miện của nỗi sầu thảm của cô ?" đã gợi lại cho cô về những ngày hạnh phúc nhất.
    Thưa quý bà, tôi thách quý bà dám cười nếu quý bà trải qua ba cuộc trắc nghiệm đau khổ này: giả dụ quý bà thấy những nụ hoa hồng mà ông nhà đã tặng bà khi bà trao trọn con tim mình cho ông ấy, giờ được dùng làm món rau trộn với nước sốt Pháp, dọn lên trước mắt bà ở nhà hàng Schulenberg! Nếu nàng Juliet thấy những biểu tượng của tình yêu do chàng Romeo trao tặng bị làm nhục như thế, thì hẳn cô ấy sẽ uống thứ thuốc độc kia sớm hơn là trong tình sử mà Shakespear đã viết!
    Nhưng Nàng Xuân quả là ác độc! Nàng cần gửi tín hiệu của mình đến thành phố bao la nhưng lạnh lẽo với toàn đá và sắt. Không có ai để nhờ gửi ngoại trừ anh liên lạc viên rắn rỏi với lớp áo xanh nhám và dáng vẻ khiêm tốn. Anh chỉ là một quân sĩ phiêu lưu, cây dent-de-lion ?" răng sư tử, theo như giới bồi bếp Pháp gọi. Khi nở, anh giúp đỡ cho tình yêu, ***g lên mái tóc nâu của cô nàng tôi; khi còn non và mọng và còn búp, anh đi vào cái nồi luộc và phát tín hiệu của cô chủ tối thượng của anh.
    Dần dần, Sarah cố cầm nước mắt. Cần phải đánh máy xong các bản thực đơn, nhưng, vẫn còn chím đắm trong cơn mơ lặng lờ với hoa bồ công anh vàng chói, cô lơ đãng lướt các ngón tay trên bàn phím một lúc, với trí óc và con tim vẫn còn vương trên con đường mòn giữa cánh đồng với anh nông gia trẻ. Nhung chẳng bao lâu cô đã nhanh chóng trở lại với những đường mòn lát đá của khu Manhattan, rồi cái máy đánh chữ lại lách cách vang lên như chiếc mô tô của cảnh sát đi giải tán đám đình công.
    Lúc 6 giờ, anh bồi mang bữa ăn tối đến cho cô và manh đi các bản thực đơn đánh máy. Khi Sarah ăn, với một tiếng thở dài cô gạt qua một bên đĩa rau bồ công anh trộn trứng. Khi những nụ hoa vàng chói thắm đượm tình yêu bị chuyển thể thành mớ rau đen đủi thấp hèn ấy, những hy vọng mà cô ấp ủ từ mùa hè cũng héo úa, tàn tạ theo. Tình yêu có thể tự nuôi dưỡng nó, như Shakespear đã nói, nhưng Sarah không thể nuốt nổi món bồ công anh vốn khi còn là hoa cảnh đã tô điểm bàn tiệc tinh thần đầu đời được dọn cho tình cảm chân thật của con tim cô.
    Lúc 7 giờ 30, đôi vợ chồng phòng bên bắt đầu cãi nhau; người đàn ông ở trên tầng trên đang thử nốt nhạc A trên cây sáo của ông, ga đốt xuống thấp hơn, ba chiếc goòng than đá bắt đầu xuống hàng ?" âm thanh duy nhất khiến cái máy hát ghen tức, những con mèo trên hàng rào sân sau bắt đầu rút lui. Với những dấu hiệu này, Sarah biết đây là giờ cô đọc sách. Cô lấy một quyển ra đọc, bắt đầu lang thang cùng với nhân vật chính trong truyện.
    Chuông cửa kêu vang. Bà chủ trả lời. Sarah bỏ mặc nhân vật chính, nghe ngóng. Đúng thế, bạn sẽ làm y như cô! Rồi có một tiếng nói mạnh mẽ vang lên từ hành lang bên dưới, rồi Sarah phóng ra cửa, để mặc quyển sách nằm trên sàn nhà.
    Bạn đã đoán đúng. Cô chạy xuống đến đầu cầu thang cùng lúc anh nông gia của cô cũng chạy đến đấy, nhảy một bước ba bậc, rồi cắt ngay lấy cô, gặt cả cô, không còn để lại gì cho dân đi mót lúa. Sarah nức nở:
    - Tại sao anh không viết thư cho em? Tại sao thế?
    - New York quả là một thành phố lớn. Tuần trước anh đến tìm em tại địa chỉ cũ.Lúc đấy anh mới biết là em đã dời đi hôm Thứ Năm rồi. Anh cảm thấy an ủi phần nào, vì tránh được ngày Thứ Sáu xui xẻo. Nhưng nó cũng không ngăn anh truy lùng em cùng với cảnh sát và nhiều cách khác, kể từ ngày ấy.
    Sarah cả quyết:
    - Em có viết thư cho anh!
    - Anh không hề nhận được.
    - Thế thì làm thế nào anh tìm được em?
    Anh nông gia trẻ nở một nụ cười xuân:
    - Tối nay anh ghé vào nhà hàng kế bên. Anh không cần biết ai là chủ; vào mùa này trong năm anh chỉ muốn ăn một món rau xanh gì đấy. Anh lướt mắt qua bản thực đơn đánh máy lịch sự ấy để tìm món như thế. Khi anh đọc xuống qua món bắp cải, anh đánh bật cái ghế ngã chỏng chơ, ầm ỹ gọi ông chủ. Ông ấy cho anh biết em ở đây.
    Sarah thở phào vui sướng:
    - Em nhớ ra rồi. Đấy là món rau bồ công anh ghi dưới bắp cải.
    - Anh nhận ra nét chữ W nằm cao hơn hẳn các chữ khác do máy đánh chữ của em tạo ra. Chắc đi đâu trên quả đất này anh cũng nhận ra nó!
    Sarah ngạc nhiên:
    - Sao thế? Trong từ ?obồ công anh? không có chữ W!
    Anh trai trẻ rút từ túi áo ra bản thực đơn, chỉ vào một dòng. Sarah nhận ra đấy là bản thứ nhất cô đánh máy ban chiều: ở góc bên phải vẫn còn một vết nhoè nơi một giọt nước mắt của cô rơi xuống. Nhưng trên dòng chữ nơi người ta đáng lẽ đọc được tên loại cây trên cánh đồng cỏ, tâm tư vương vấn về các nụ hoa vàng chói đã khiến các ngón tay cô gõ những phím chữ kỳ lạ.
    Chen giữa hai món bắp cải và ớt xanh nhồi thịt là món:
    ?oWALTER YÊU DẤU TRỘN TRỨNG LUỘC?
    Hết
  7. cafealone

    cafealone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2008
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích những câu chuyện của ấy, rất thú vị.
    Còn nữa nhớ share nhé
    Cám ơn!
  8. andy02

    andy02 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2009
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    truyện hay quá, của nước ngoài hay việt nam vậy. đọc để suy nghĩ thêm. tks
  9. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thêm một truyện ngắn của Hoàng Anh Tú đã đăng trên Hoa học trò cách đây mười mấy năm.
    Tôi thích cái cách hai nhân vật ứng xử khi tình yêu của họ đi vào ngõ cụt: đó là cùng cố gắng cho tình yêu một cơ hội. Để nó không chết.
    YÊU THẬT SỰ
    [​IMG]
    "Không phải phép thử nào cũng là một kết quả đúng. Nhưng trong tình yêu nên có những phép thử để biết rằng ta có thể đã sai?"
    Hoàng thích cái cách Nguyên phập phồng cánh mũi nghiêng nghiêng nhìn mình như thế. Lúc đó, trông Nguyên nhóc tì vô cùng. Hoàng cứ chăm chăm nhìn vào hai cánh mũi ấy mà không ngưng lại nổi cái cảm giác vui đến tức ngực của mình. Buổi chiều Chủ Nhật là như thế. Cứ khi Nguyên bước vào căn phòng của Hoàng là những thực tại cuộc sống lại mờ nhoà và biến mất khỏi tâm trí của Hoàng. Có những Chủ Nhật mưa và có cả những Chủ Nhật nắng. Nắng hay mưa không phải là một vấn đề cần phải nghĩ khi có Nguyên ở bên. Nhưng nó lại là chất xúc tác để mỗi ngày chủ nhật trôi qua lại càng thêm ý nghĩa gấp nhiều lần hơn.
    Ngày nắng, Nguyên nằm co khoanh tròn trong những ô vuông nắng chiếu qua ô cửa sổ. Ngày mưa, Nguyên lại đứng chìa tay ra ngoài song cửa để hứng những giọt ranh. Nguyên có một sở thích là đặt tên cho tất cả những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đó cũng là lý do mà cuộc sống của Hoàng có thêm nhiều người bạn đến thế. Từ chiếc tất Ui Chao đến cái áo Va Mũi, từ con cá mang tên Móm đến con sâu róm mang tên Cút Đi. Mỗi con vật, sự vật và cả những buổi chiều chủ nhật như thế này đều có những cái tên. Để chẳng lúc nào quên được Nguyên. Ngay cả khi Hoàng ở bên Zin - bạn gái và là vợ sẽ cưới của Hoàng. "Tụi mình chỉ thế này thôi, nhé Hoàng". Không biết bao nhiêu lần Nguyên nói vậy sau mỗi câu chuyện về chị ý ?" Zin Mũi Đỏ. Đến cả bạn gái của Hoàng, Nguyên cũng không tha, Nguyên đặt tên, Zin Mũi Đỏ. Cứ thế, cứ thế cả hai đi qua những buổi chiều chủ nhật.
    Căn phòng trên tầng tư của một khu tập thể cũ kỹ mà Nguyên hay hát: "Anh! Em đã yêu anh từ lâu. Anh! Em đã yêu anh lầu tư" tràn trề nữ tính trong những buổi chiều như thế. Cũng có lúc Cá Ươn ?" anh ý của Nguyên ?" cũng ngáp ngắn ngáp dài trong câu chuyện của Nguyên với Hoàng. Bạn trai và cũng là chồng muốn cưới của Nguyên được Nguyên đặt nickname là Cá Ươn. "Bởi anh ý lười kinh khủng. Lười yêu em." Và chốt hạ bằng một câu: "Nếu anh Hoàng không yêu được một người như Nguyên thì anh Hoàng cũng y hệt anh ý." Cái lối tự trào vốn có của Nguyên. Và quả thật, rất rõ ràng, qua cái nhìn của Nguyên, khi ấy mọi sự vật hiện tượng mới căng nhựa sống được. Cứ thế, cứ thế cả hai đi qua những buổi chiều Chủ Nhật. Không một Chủ Nhật nào lặp lại của chủ nhật nào. Miên man. Và khác hẳn.
    Zin bao giờ cũng thế. Bao giờ cũng muốn mọi sự phải thật rõ ràng, phải thật minh bạch. Trong khi có nhiều điều không thể rõ ràng ra được. Luôn luôn Hoàng có cảm giác như là Zin chất vấn, hỏi cung mình vậy. Cảm giác đó khiến Hoàng khó chịu vô cùng. Nhưng với Nguyên thì không. Nguyên không bao giờ hỏi Hoàng đi đâu, làm gì. Nguyên luôn để Hoàng tự nói ra. Đó phải chăng cũng là lý do khiến Hoàng muốn ở bên Nguyên nhiều hơn là một buổi chiều chủ nhật? Và với Zin thì ít dần đi. Những nụ hôn lười biếng và mang tính chất hội nghị. Có nghĩa là gặp: Hôn chào nhau. Về: Hôn tạm biệt. Đôi lúc: Hôn như lời cảm ơn khách khí, xã giao. Tần số lần gặp nhau cũng ít dần. Hoàng nghĩ về Nguyên nhiều hơn khi ở bên Zin. Nhiều hơn.
    Bắt đầu từ bao giờ nhỉ? Từ một vài tin nhắn qua lại giữa Nguyên và Hoàng. Về một thứ tình yêu ngoài tình yêu. Bắt đầu bằng một ngày cho một đời. Một ngày yêu nhau. Người yêu một ngày. Hai đứa bồng bềnh đi suốt đêm. Nhắm hờ mắt là thấy Nguyên co ro ngồi sau xe Hoàng. Những con đường mùa đông và những ngọn đèn vàng ấm áp. Từ một ngày cho một đời thành một ngày cho mỗi tuần. Ngày Chủ Nhật. Cả hai đều không lý giải nổi tại sao mình yêu nhau nhiều đến thế và nhanh đến thế. Bên Nguyên, Hoàng cảm thấy thật dễ chịu và thoải mái. Không như bên Zin. Bên Nguyên, Hoàng thấy tràn ngập tình yêu. Trong khi bên Zin thì ngoài tình yêu còn trách nhiệm với gia đình Zin, còn trăm thứ bà dằn có tên và không có tên. Bên Nguyên thì tất cả chỉ là Hoàng và Nguyên. Là Chủ Nhật. Như thế một tuần chỉ có mỗi ngày Chủ Nhật là đáng nói vậy. Như thể mỗi đời chỉ có mỗi Nguyên là con gái vậy. Sòng phẳng mà nói: Hoàng thấy mình yêu Nguyên nhiều hơn yêu Zin. Nhưng vẫn thương Zin. "Mình cứ xô vào nhau như Chí Phèo Thị Nở vậy, Hoàng nhỉ? Em thấy có lỗi với chị ý và cả với Cá Ươn." Hoàng trầm ngâm. Thương Zin. Chủ Nhật ấy bị sứt đi một chút. Nguyên về sớm với Cá Ươn để Hoàng qua gặp Zin. Mẻ một chút ngày Chủ Nhật ấy.
    Hoàng đèo Zin đi qua một tấm gương. Thấy soi bóng hai người trong đó. Chẳng giống những người đang yêu nhau tẹo nào. Rời rạc. Trong gương, Nguyên ngồi sau xe Cá Ươn. Hai bên nhìn nhau. Im lặng. Zin khẽ thở dài. Hoàng khẽ kéo tay Zin ôm lấy eo mình. Bên trong tấm gương, Nguyên cũng chủ động ôm eo Cá Ươn. Như thầm nhắc nhau rằng tuần không chỉ có ngày Chủ Nhật.
    "Không phải phép thử nào cũng cho ta một kết quả đúng. Nhưng trong tình yêu nên có những phép thử để biết rằng ta đã sai". Đó là câu chốt hạ của Nguyên. Hoàng chỉ im lặng. Nguyên bảo "Hoàng phải yêu chị ý nhiều hơn để em yêu Cá Ươn nhà em nhiều bằng như thế". Rồi Nguyên liệt kê ra 10 điều mà Zin mong muốn. Hoàng cũng liệt kê lại 10 điều mà Cá Ươn cần. Trao đổi. Đây cũng chẳng phải là lần đầu tiên hai người làm vậy nhưng dường như thời gian và công việc luôn không công bằng với Zin. Hoàng chưa bao giờ làm hết 10 điều Zin mong muốn mà Nguyên đưa ra. Nhưng Cá Ươn thì nhận được hết 10 điều. Hoàng nghĩ mãi. Có lẽ bởi Hoàng lười biếng thật? Hay vì Hoàng ích kỉ và vô tâm? Nguyên bảo: "Cứ dần dần thôi, từng bước từng bước?" Và Hoàng bắt đầu để ý nhiều hơn đến Zin theo hướng dẫn của Nguyên. Như một cuộc chiến đấu để giành giật ý nghĩa cần và đủ cho một tình yêu thực sự. Công bằng mà nói, mọi thứ cũng đã có thể cứu vãn được nếu như Hoàng không yêu Nguyên nhiều hơn yêu Zin, không ham muốn Zin giống như Nguyên. Là chỉ cho chứ không nhận, là chỉ yêu chứ không đòi hỏi trách nhiệm cũng như trăm thứ bà dằn khác trong một tình yêu có những dự định tiến tới hôn nhân.
    Bắt đầu từ bao giờ nhỉ? Từ khi tình yêu của Hoàng và Zin đi vào ngõ cụt với những cuộc cãi vã triền miên. Đó là một thời kỳ khủng hoảng thường thấy của tình yêu. Zin trở nên nhiều chuyện và khiến Hoàng thấy mất tự do ghê gớm. Bức bối. Sự nhàm chán luôn khiên người ta bức bối. Nhất là với những người trẻ. Và với Hoàng thì điều ấy đặc biệt đáng sợ hơn. Nếu là bồng bột mà nói thì câu cửa miệng sẽ là: "Mình chia tay". Nhưng cả Zin và Hoàng đều không muốn như thế. Cho tình yêu một cơ hội nữa. Nguyên xuất hiện như thế. Khác hẳn Zin. Không ồn ào, không riết róng, không quá phức tạp để hiểu được. Nguyên là hiện thân của sự không đầu không cuối, tràn đầy nữ tính. Nguyên ghé vào cuộc đời của hoàng và từ từ nhen lửa cho Hoàng. Để yêu Nguyên và yêu Zin gấp nhiều lần hơn. Để hiểu Cá Ươn của Nguyên và để Nguyên có thể yêu Hoàng và yêu Cá Ươn gấp nhiều lần hơn. Nguyên và Hoàng bắt đầu tâm sự về những gì mình nghĩ trong từng hiện tượng, sự việc một. Thời gian ấy đi qua một cách ngọng nghịu vì cả hai còn lạ nhau. Cho đến khi thuộc nhau dần dần rồi thì những câu chuyện có Zin và Cá Ươn cũng ít đi dần. Nguyên cũng hỏi Hoàng nhiều hơn câu "Anh đã yêu chị ý nhiều hơn chưa?" Như thể sợ mất đi mối quan hệ này, Hoàng cũng chần chừ. Nguyên mỗi lúc một nhiều lên trong cuộc sống của Hoàng. Và dần trở nên quan trọng. Zin thì ít dần đi. Hoàng bỗng lo sợ nếu Hoàng yêu Zin nhiều hơn thì sẽ vĩnh viễn mất đi Nguyên. Và Hoàng chỉ im lặng mỗi khi Nguyên hỏi. Trong mắt Nguyên những lúc đó, lại ánh lên những tia buồn. Mong manh đến bật khóc.
    Zin bật khóc: "Em mệt mỏi quá rồi! Sẽ không thể tiếp tục tình trạng này được nữa. Anh yêu vai diễn Nguyên của em nhiều hơn yêu con người thật của em rồi phải không?" Hoàng thở dài gật đầu xác định. "Anh muốn em luôn là Nguyên. Còn em?" Zin lắc đầu: "Với em thì anh lúc làm Hoàng hay lúc làm Cá Ươn luôn là một. Em đều yêu trọn vẹn và hết mình. Có điều, với mỗi thời điểm, em đều có những cách hành xử khác nhau. Với Cá Ươn, em đối xử như một người mình sẽ lấy làm chồng, còn đối với Hoàng, đó chỉ là một tình yêu không xác định". Hoàng lặng người đi. Liệu có phải Hoàng cũng chưa sẵn sàng để tình yêu đi đến hôn nhân nên Hoàng yêu Nguyên hơn là yêu Zin? Trong Hoàng như vừa đổ vỡ một điều gì đó.
    Bắt đầu từ tin nhắn của Zin khi tình yêu của cả hai đi vào ngõ cụt: "Em muốn ngày mai mình yêu nhau như hai người mới toanh để cho tình yêu của mình có một cơ hội". Tình yêu một ngày xảy ra như thế. Và đẹp thật. Mới toanh. Hôm ấy, Hoàng tới đón Zin. Cố gắn để tạo ra cảm giác như thể lần đầu tiên hò hẹn vậy. Con đường tới nhà Zin vẫn như mọi khi. Hoàng quen từng cái ổ gà một. Gặp Zin, anh cũng không nhận ra. Zin mặc một bộ váy mới toanh. Một bộ váy mà Hoàng chưa từng thấy bao giờ. Zin xuất hiện. Cái cách xuất hiện cũng khác với Zin thường ngày. Không xưng hô là Zin- tên ở nhà nữa. Mà là tên thật: Hoàng Gia Nguyên. "Nguyên chào anh Hoàng ạ!". Đã từ lâu, Hoàng quen gọi Nguyên bằng cái tên yêu là Zin. Nghe lại tên thật bỗng thấy là lạ. Lạ thật. Phải chăng tình yêu của hai người suốt mấy năm qua cũng thế. Đã quá quen thuộc đến nhàm chán. Và hôm nay, vào vai Nguyên, Zin đang khác mình đi để thử yêu lần nữa. Hôm ấy, không vào lại những quán quen, không đi lại những đường cũ, không nói lại những câu chuyện nhàm tai. Tất cả đều mới toanh. Rất mới. Zin trong vai Nguyên thật lạ. Cuối buổi đi chơi, hai người hôn nhau dưới hiên nhà Nguyên (và cũng là Zin), nụ hôn cũng thật lạ. Đó là Hoàng cảm thấy vậy. Đêm ấy, Hoàng nhắn cho Zin: "Anh Hoàng yêu em Nguyên". Và sau tình yêu một ngày đó là Chủ Nhật mỗi tuần. Nguyên của Zin là một người khác hẳn. Nói như Nguyên đó là: "Một lối chơi khác hẳn khiến cho trận đấu trở nên kịch tính hơn." Mỗi chiều Chủ Nhật, Zin trong cái tên Nguyên lại tới căn phòng của Hoàng. Khác hẳn với Zin ngày thường, Nguyên của ngày Chủ Nhật tràn trề cuốn hút. Lại nhen lửa cho Hoàng. Để thứ Hai, gặp lại nhau, Zin lại trở về là Zin. Thật đến nhàm chán và mệt mỏi. vẫn là Zin với sự rõ ràng và minh bạch. Vẫn là Zin của "anh phải thế này, anh không được thế kia". Cần mẫn đến mức bối rối. Và Hoàng thấy mình là một Cá Ươn suốt một tuần trời. Chỉ có thể là Hoàng vào mỗi ngày Chủ Nhật. Zin cố gắng, cố gắng để Cá Ươn trở thành Hoàng. Còn ngược lại, Hoàng yêu Nguyên nhiều hơn. Với Zin thì ít dần đi. Hoàng chờ đợi ngày Chủ Nhật để được gặp Nguyên.
    Hoàng ôm vai Zin: "Sao em không giống như Nguyên? Sao em không cứ luôn là em của mỗi ngày Chủ Nhật? Tại sao em cứ phải là Zin một cách khó chịu đến như thế? Anh muốn em hãy là Nguyên, hãy là em của mỗi ngày Chủ Nhật". Zin lắc đầu: "Nguyên có thể rất tuyệt vời nhưng Nguyên là khoảnh khắc em tạo dựng chứ không phải là con người thật của em".
    Và bắt đầu từ bao giờ nhỉ? Từ cửa sổ tầng tư của khu tập thể cũ kỹ, Zin đi về. Hoàng nhìn theo và bỗng thấy không còn Nguyên nữa từ trong Zin?
    Hà Nội 18/6/2004
    Được outbox161 sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 29/09/2009
  10. outbox161

    outbox161 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2009
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Truyện của Giả Bình Ao. Minh thích lối viết của Giả Bình Ao. Truyện đăng trên tạp chí văn học nước ngoài tháng 4-2003
    TRIỀN NÚI HẸP
    [​IMG]
    Ngày hai mươi mốt tháng mười hai có một trận tuyết to trên triền núi. Tán rừng trên đỉnh núi bị tuyết phủ kín, dày đặc, nặng trĩu, lớp lớp chồng chất; không còn trông thấy con sông uốn lượn từ phía xa xa kia nữa, nước sông đã sớm đóng thành băng, nay lại thêm tầng tuyết phủ, biến thành một mặt phẳng trắng mênh mang. Diều, quạ bay ngược chiều gió bị tốc ngược những túm lông vũ, chúng tụ tập thành đoàn bay tới, điểm thành những chấm đen trên nền tuyết trắng, chỉ trong chốc lát chúng lại bay đi mất tăm mất dạng. Những ngôi nhà dân nho nhỏ bên bờ ngòi không còn nhìn nhận ra được nữa. Đây đó, có những làn khói tỏa, trời đã hoàng hôn rồi, những làn khói nhỏ vươn cao, vươn cao, vươn lên tới đỉnh núi, liền biến mất. Sơn dân, tất cả đều co ro dưới chân những làn khói đó, thỉnh thoảng lại tiếp thêm những cục củi đầy mấu mắt vào đống lửa, khói cay sè, đỏ mặt, họ ăn những củ khoai sọ nướng, bàn bạc về thời tiết năm nay.
    Họ rên rỉ:
    - Rét quá! Rét quá!
    Chợt có một tiếng nổ đoàng, tiếng nổ rất to rất vang ở mé dưới con ngòi chân núi, khiến cả triền núi nặng nề xao động. Một đàn quạ với vô số chấm đen bốc bay đi, để lại cả một khoảng trời trắng xóa, ngay liền đó đã có vài ba con lộn cổ rơi thẳng xuống mặt đất.
    Một ông lão vội vã chạy tới, đứng lại đó, tuyết phủ đầy người. Ông lão cứ lặng lẽ đứng đó.
    Từ bờ ngòi bên kia, có tiếng nói vọng sang:
    - Bác Thuận! Thế là lại có một tấm da đẹp rồi!
    - Đâu ra! Cậu thích cái thứ da quạ này à? Làm đế giày được đấy!
    Bác Thuận mỉm cười trong giá lạnh.
    - Bác thật may mắn, trời rét, chỉ có mỗi một mình bác!
    - Thì có ai cấm các cậu đâu nào?
    - Nhưng tay nghề của chúng cháu đâu có được như bác?
    Bác Thuận lại cười, cười không thành tiếng, mặt lạnh, đông cứng lại.
    Người đó lầu bầu nho nhỏ:
    - Mọi người còn ở trong nhà, mình mình lẻn ra, lại còn xỏ xiên khích bác... Đúng là cái đồ già!
    Bác Thuận không nghe thấy những lời trách móc ấy, lại lúi húi đạp chân trên tuyết thành những cái hố, tiến về phía trước. Ông lão bị tập tễnh chân, người cứ lắc lư hết lệch sang bên phải lại lệch về bên trái, nên vết chân để lại ở đằng sau cũng bên nông bên sâu. Ông lão đi tới tận bờ sông phía trên, giữa trời và đất chỉ còn là một vật đen, cuối cùng chẳng còn nhìn thấy gì nữa.
    Ngày xưa, triền núi này rất ít khi có tuyết rơi cùng tuyết đọng, tuyết đọng, cũng chỉ ngập chân con gà. Nhưng khi mặt trời mọc, là tan hết ngay. Song từ bốn năm năm trở lại đây, mùa rét năm sau, lạnh hơn năm trước. Cứ theo như lời cán bộ trên huyện về thôn bản nói, thì do vỏ trái đất có nhiều thay đổi. Thế giới rộng lớn là như thế, làm sao chỉ có vỏ trái đất ở đây thay đổi, khiến sơn dân chẳng hiểu ra làm sao nữa, dường như sự thay đổi chỉ hành hạ có một mình họ. Không đi làm nương làm rẫy, công điểm sẽ kém đi. Đã thế bọn động vật hoang dã trong núi sâu, bị đói nên tràn cả ra triền núi này. Báo núi cõng mất con dê sữa của nhà này, sói xám vồ mất con lợn bột của nhà kia. Đặc biệt là loài cáo, ngày xưa có bộ lông màu nâu ngả xám, thì nay đã thành màu vàng kim, chúng cắn cổ gà nhà người ta, hút hết máu, chỉ để lại có bộ da rỗng tuếch.
    Nhưng bác Thuận lại là người gặt hái được nhiều hơn cả. Ông lão đã tự chế ra một thứ thuốc nổ đặc biệt, nên cứ mỗi mùa đông, ông lão đã săn về được không biết bao nhiêu là cáo. Trên bốn bức tường của căn nhà ba gian nho nhỏ, treo đầy các bộ lông, trông cứ như một cửa hàng bán lông thú vậy.
    Những người dân trong triền núi đó nói bằng sự đầy hâm mộ, khâm phục:
    - Thời tiết này, bác Thuận ?orét? lắm đấy!
    Bữa cơm hàng ngày trong nhà bác Thuận luôn có món thịt cáo, thịt cáo tuy thớ hơi thô, nhưng cái vị của nó lại thật thơm ngon. Mỗi nhà thường đã được bác biếu cho một bát, nên mọi người đều nói hay nói tốt về bác.
    Nhưng khi bác Thuận gánh cả đống lông cáo ra bán cho những người từ bên ngoài núi vào, thì cả bản đều biết, và thế là họ lại kháo nhau:
    - Dưới chiếu nhà ông lão, có những tệp tiền hàng mấy trăm đồng cơ đấy!
    - Tiền thì quả là có kiếm được đồng tiền, nhưng cũng khốn khổ cực nhọc lắm, một tấm da, có thể là một mạng người!
    Bác Thuận lại nói:
    - Nhưng tại sao nó lại có bộ lông đẹp đến như thế chứ?!
    Những tấm da cáo đẹp khiến cho mọi người gần xa háo hức thèm muốn. Ngay cả những cán bộ trên huyện ở nơi xa tít mù tắp cũng biết đến chuyện đó, nên cũng bắt đầu may những chiếc áo khoác bằng lông cáo cho sang trọng. Mấy mùa đông vừa rồi, số cán bộ xuống thôn bản bỗng tăng đột ngột hẳn lên. Họ tới, đại đội sản xuất ở triền núi này lại bắt bác Thuận biếu không cho họ một hai tấm, cho nên sự thu nhập của bác sút kém hẳn đi, nhưng lại làm đẹp thêm những người ở trên huyện lên...
    Cuối cùng việc đi săn của bác Thuận đã thành một nghề được phân công: Cung cấp dược liệu cho tập thể chế biến thuốc, và ghi công điểm cũng không sót một mùa đông nào. Những bộ lông thú săn bắt đều thuộc về tập thể.
    - Cán bộ về miền núi thật là gian khổ, gọi là để làm kỉ niệm thôi mà!
    Tất cả cán bộ xuống thôn bản đều có áo lông cáo hết, và cả triền núi ấy, số tiền cứu tế, hỗ trợ được nhận ở mức cao nhất, đó là chỉ tiêu tối cao, của cái gọi là béo bở.
    Mới bắt vào tháng mười, trời đã giá rét lạ lùng. Xem ra chất lượng lông cáo năm nay nhất định sẽ vào loại hảo hạng và một vị Chủ nhiệm trên huyện đã mò về bản. Chủ nhiệm điềm đạm thân mật khen ngợi tài nghệ của bác Thuận, lại còn rút cả thuốc lá có đầu lọc ra mời bác hút. Bác Thuận mong đứng mong ngồi cho trời có tuyết rơi. Bởi khi tuyết bắt đầu rơi, là dấu chân cáo sẽ in rành rành trên tuyết. Đó là hình những bông mai nho nhỏ, bác chỉ cần thoáng liếc nhìn là đã biết ngay đó là con cái, con đực, con già hay con non. Ban đêm, khi tuyết đã rơi, hai ông bà già, ngồi bên đống lửa, mổ mấy con gà, bóc lấy lớp da mỏng manh của nó, đem thái chỉ, trộn đều với diêm sinh (lưu hoàng) và mạt sắt đã giã vụn, viên lại thành những viên nhỏ, nhỏ như viên thuốc tễ, đặt cẩn thận từng viên, từng viên vào chiếc ***g con, và bà lão đem đi treo lên móc.
    Ông lão nhắc:
    - Cẩn thận đấy! Đừng có đụng vào nó!
    Mười năm trước con trai bác Thuận cũng làm ăn sinh sống với công việc này, đã từng đem treo một ***g thuốc nổ trên móc, trong khi người lớn đi vắng, trẻ con ở nhà chơi đá bóng với nhau, đã đá quả bóng vào ***g thuốc nổ, nổ tung, trần nhà bị thủng một lỗ toang hoác, vật dụng trong nhà đổ vỡ tan tành, và cậu bé cũng bị thương...
    - Có tuyết rồi!
    Bác Thuận không còn kịp suy nghĩ thêm gì nữa, dán mặt vào kính cửa sổ nhìn ra ngoài trời, làm khuôn mặt bẹp gí lại như một chiếc bánh. Bên ngoài trời tuyết đang tới tấp bay, rơi lặng lẽ, không một tiếng vang.
    - Ông Chủ nhiệm nói, con gái ông ấy sắp cưới, chỉ ước ao, thèm muốn một tấm lông cáo làm khăn quàng cổ!
    - Ư! Làm khăn quàng cổ chắc chắn là đẹp quá rồi.
    - Tuyết to thêm tí nữa những con cáo ở trong rừng sâu, nhất định sẽ thò ra.
    - Con to to một tí là tốt nhất. Ôi chao, trong nhà mà cũng lạnh thế, cho thêm một ít củi gộc vào đống lửa đi.
    Ông lão kéo chốt cửa, một cơn gió cuốn theo cả tuyết, bay xộc vào nhà, giấy dán trên cửa sổ phía sau bị xé rách một mảng, kêu lên lật phật, lật phật...
    Bác Thuận tậm toại, chân cao chân thấp, đi trên tuyết, lần sâu vào trong hẽm núi, bác gắng sức bới đống tuyết, tìm lấy bó củi gộc. Về đến nhà, đôi ống quần đã đông cứng, người rét run lẩy bẩy, năm đầu ngón tay như ghép cứng lại với nhau, không co ra quắp vào được nữa.
    Nửa đêm về sáng, tuyết ngừng rơi. Hai ngày sau mới thấy mặt trời ló ra, mặt trời cũng như đông đặc lại, chẳng có được bao nhiêu ánh sáng. Tuyết trên bờ ngòi đã hơi tan tan, nhưng tuyết trên đỉnh núi vẫn bị gió làm cho đông cứng nguyên vẹn. Trên cây, trên cỏ lại có màu sắc như một tấm kính, suốt cả ngày, lấp lóe sáng...
    Mấy đêm liền, bác Thuận quấn thêm một chiếc thừng đay xuống đế giày, tay xách chiếc đèn bão, quanh quẩn ở chỗ bờ ngòi dưới chân núi, tìm chỗ thích hợp, đặt xuống một viên thuốc nổ da gà. Sau đó ông lặng lẽ cầu khấn trong lòng:
    - Lạy trời! Lạy trời! Phù hộ độ trì!
    Hôm sau, khi trời còn chưa sáng, bác lại lần theo con đường đêm hôm trước, thu nhặt lại những viên thuốc nổ, đôi khi bác cũng thu nhặt được một con cáo bị thuốc nổ, nổ chết đêm qua. Giữa làn tuyết trắng xóa, một cái lỗ màu vàng khè do thuốc nổ đào lên, cùng với một con cáo mất hàm dưới, và một vũng máu tươi hồng hình rẻ quạt.
    Thế là có được ba bộ lông cáo rồi.
    Có một bộ tuyệt hảo. Lông rất dài, xọc bàn tay vào đấy, không nhìn thấy ngón và lưng bàn tay. Bác Thuận sung sướng lắm, bác đưa tay lên vỗ vỗ, vuốt vuốt, để cho bà lão nghe thấy tiếng bồm bộp của nó.
    Bác Thuận nói:
    - Nhưng mà nó bé quá! Nếu nó dài thêm độ vài ba tấc nữa, làm khăn quàng cổ thì hay quá.
    Bà lão nhìn con cáo, vân vê tai nó, vuốt vuốt đuôi nó, nói:
    - Nếu nó còn sống, trông đáng yêu lắm đây! Tôi rất thích nuôi nó.
    Rồi lại vào một buổi sáng, bác Thuận lại đi thu hồi những viên thuốc nổ. Nhưng lúc ban đêm, đặt những mười ba viên thuốc nổ, nhưng chỉ thu lại được có tám viên, mất đứt đi năm viên, vậy mà chẳng thấy có con cáo nào bị nổ chết.
    Ông lão hơi bị thất vọng.
    Năm ngoái còn gọi là thu hoạch kha khá. Năm nay cáo đã ít đi nhiều, và lại chẳng có con nào bị ?osập bẫy?.
    Ông lão ngồi trên đống tuyết, xoa xoa đám tuyết đến mỏi cả tay và lặng lẽ đốt thuốc lá. Mặt trời đã mọc rồi, khói thuốc in bóng lên tuyết, im lìm đỏ đọc lên.
    Giữa lúc đó, ông nhìn thấy hình như ở một mép núi trắng xóa tuyết kia, có cái bóng của một con gì đó đang di động, ông lão ngẩng đầu theo dõi, nhìn kĩ, thì ra đó là một con cáo già cực lớn, óng ánh, lấp lóa một khối màu vàng kim. Điều kì lạ hơn cả, là trước mặt con cáo già còn hai con cáo non, đang tung tăng, nhảy nhót. Trên mặt tuyết bốc lên ba đám bụi tuyết, trông đẹp như những vòng hoa...
    Về sau, mấy con cáo non chừng như không đi nổi nữa. Con cáo già, dừng lại, ngoảnh nhìn về phía sau, rồi lấy mõm húc húc vào chân sau con sói con, ba con cáo vượt sang mép núi bên kia, và không còn nhìn thấy gì nữa.
    Thật là một bức tranh đẹp đẽ, bác Thuận chưa được nhìn thấy bao giờ...
    Bà lão từ phía sau chạy tới, cũng nhìn thấy rõ cảnh ấy. Bà nói giọng cao vút:
    - Cáo! Cáo! Con cáo!
    Bà vô cùng kinh ngạc, đời sống bí ẩn của loài cáo bỗng nhiên mở rộng ra một khuôn cửa sổ; bà nhìn thấy rõ mồn một, những con cáo sống khác hẳn với những con cáo chết thảm thương mà ông lão vẫn mang về nhà, với cảnh tình ấy, trông chúng thật đáng yêu. Nhưng những con cáo đã biến mất rồi, trên sườn núi tuyết chỉ còn một màu trắng tuyết, trong sáng như một tấm gương soi.
    Bà lão bỗng tỏ vẻ nghi ngờ:
    - Đấy có đúng là những con cáo không?
    Bác Thuận đáp:
    - Cáo thật chứ sao.
    Bà lão bỗng hẫng chân. Phụp một tiếng, dưới đế giày như có cái gì đó phát nổ. Bà lão sợ, ngã lăn ra đống tuyết, tuyết bị tiếng nổ hất tung lên, một cuộn khói vàng, nặng mùi, nồng nặc, bốc cao.
    Bác Thuận lao tới, đó là một viên thuốc nổ, bị tuyết vùi lấp, bà lão đã vô tình dẫm phải. Cũng may viên thuốc nổ chỉ nổ tràn ra theo mặt phẳng, nên chỉ làm rách nát chiếc đế giày của bà lão, bà lão tỉnh dậy trong hố tuyết, quang quác bới móc ông lão làm sao không nhặt nhạnh lấy thuốc nổ về?
    - Ấy là tại bọn cáo đánh cắp, đem vùi trộm xuống đấy.
    - Có phải đúng là con cáo già không?
    - Chính là con cáo già, bà trông thấy rồi đấy, lông vàng hoe hoe hết cả.
    Trên mép núi, ba con cáo lại ló cái đầu ra, rồi lập tức biến mất.
    - Kìa! Bộ lông của nó mới đẹp làm sao chứ.
    - Mấy con bé ấy, chắc là con nó.
    Bác Thuận vẫn nhìn về phía triền núi tuyết, nơi bóng dáng những con cáo vừa biến mất...
    - Nổ được con cáo già ấy, thì hay biết chừng nào!
    - Nhất định đấy phải là mẹ con nhà nó.
    Bà lão ngồi trên mặt tuyết, nhưng đột nhiên mặt bà bần thần hẳn ra.
    Hai ông bà, vốn là ở dưới chân núi Ngũ Đài, thuộc phía tây dãy núi này. Thằng cháu của ông bà bị thương ở chân vì cái vụ thuốc nổ ấy, chữa chạy mãi không khỏi, rồi bị hoại thư mà chết mất. Con trai ông bà phát điên, ít lâu sau cũng chết theo, con dâu đi lấy chồng khác. Hai ông bà chẳng còn biết dựa dẫm vào ai, cũng bỏ nhà lưu lạc về sống ở triền núi hẹp này. Mỗi khi nhìn thấy đám trẻ con nhà người ta, bà lão lại nhắc tới thằng cháu đích tôn của mình, và bà lão không thể không đi tới xoa xoa đầu chúng nó:
    - Thằng cháu bà nếu còn sống, cũng cao bằng ngần này rồi!
    Bác Thuận không tiếp lời, bỏ đi, viên những viên thuốc nổ.
    - Ông vẫn còn muốn đi nổ cáo sao? Nghiệp chướng thế vẫn còn chưa đủ ư?
    - Chúng làm chết cháu tôi, tôi phải lột hết những bộ da của chúng!
    Bà lão không nói lại được chồng, nên trong lòng thấy bơ vơ, trống trải.
    Bà lão nhìn về triền núi xa nói tiếp:
    - Ông không dám cho nổ cái con cáo già ấy chứ gì?
    - Bà ăn nói lung tung!
    - Nó có hai con con.
    - Nhưng nó có bộ lông đẹp.
    Bà lão không còn đi ra bãi hoang đặt thuốc, thu hồi thuốc cùng với ông lão nữa. Bởi bà luôn cảm thấy rằng, nếu như gặp con cáo già cùng với hai đứa con của nó, thì lòng bà lại thêm một lần bồi hồi, hối hận. Nào là, tại sao cái thằng cháu bà lanh lợi, nhanh nhẹn đến thế, chỉ bị thương vào một tí da chân mà đến nỗi thành hoại thư, đi mất? Với lại làm sao vào cái buổi sáng trong lành đến thế, lại để cho bà bắt gặp con cáo già cùng với con của nó vậy?
    Bác Thuận lại nói:
    - Bà toàn ăn nói lung tung!
    - Nhưng làm sao mình lại đi làm mãi cái việc sát sinh này cơ chứ?
    - Tôi có cái nghề này mà.
    Bắt đầu từ đó, bác Thuận đem thuốc nổ đến đặt tận nơi mép núi. Có đến bốn ngày liền, mà chẳng ăn thua gì.
    Đêm tới, bác Thuận lại đi đặt thuốc nổ, còn bà lão ngồi chờ ở nhà.
    Ngôi nhà ba gian giữa là phòng chính, hai bên hai buồng. Ông bà ngủ bên buồng ở phía tây, buồng bên phía đông thường nhường cho cán bộ từ huyện về ở. Trong buồng có giường đệm, chăn gối, đèn điện, bàn nhỏ đặt bên giường, nay bỏ trống, khóa cửa. Đêm tuyết rơi là đêm trắng, bà lão kéo cho ngọn đèn thấp xuống, những khung cửa sổ dán giấy, mờ mờ sáng, bà không ngủ được, nghe thấy tiếng lá khô xào xạc bị gió thổi ngoài sân tung lên hạ xuống, rồi cuối cùng chừng như chiếc lá đã bị gió thổi, bốc qua tường rào...
    Bất chợt, bà lại nhớ tới ba mẹ con con cáo nhìn thấy lúc ban ngày, cả người bà run lên bần bật.
    - Loài cáo, làm sao nó lại có bộ lông dài và đẹp như thế?
    Trong nhà bỗng có tiếng loạt xoạt, bà lão tưởng ông lão đã về, nhưng lắng nghe, lại chẳng thấy động tĩnh gì nữa, và bà thấy như ánh sáng trong nhà sáng hơn lúc thường rất nhiều. Từ cánh cửa buồng bên phía đông có ánh sáng điện le lói hắt ra. Bà giật mình, lo sợ gọi ông Thuận, nhưng chẳng có ai đáp lại lời bà.
    - Nhà có ma rồi ư?!
    Bà vội vàng kéo chăn trùm kín đầu, người co quắp lại. Bà thường nghe người ta nói rằng, lũ cáo già có thể biến thành tinh, cả đời ông Thuận đã giết chết không biết bao nhiêu là cáo, nên bây giờ nó làm ma ám, quấy rối, cho đáng đời hay sao? Bà thấy những tấm da cáo treo trên tường, đều như cùng động đậy, nhảy múa, sống lại y như xưa, và đang cùng nhau nhảy múa trong căn buồng phía đông...
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này