1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi về ngũ uẩn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi huynhnamphg, 06/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Như đã nói;chỉ có niết bàn là pháp vô vi.Vô thường là pháp hữu vi.(Vấn đề là bác nghĩ đến cái gì khi nhắc đến "vô thường" ở đây;cái biểu tượng đó đương nhiên là pháp hữu vi).Lưu ý rằng sự hiểu biết về vô thường sẽ rõ ràng cho những người thường xuyên chánh niệm;vô thường xảy ra ngay bây giờ và ngay gần đây đấy bác ạ.Toàn thân bác và ngoại cảnh đang không ngừng chuyển động với một vận tốc ko thể đo lường.Mạch máu bác đang chảy;dòng tâm thức của bác cũng đang chảy;ngũ uẩn ở phía này cũng đang chảy;dạ dày bác đang tiêu hóa thức ăn;phổi hoạt động liên tục;cảm giác thay đổi liên tục.Tất cả các pháp hữu vi như một dòng thác-chảy chảy và chảy.Tất cả những vật trơ trơ bất động như cục đá;dưới góc độ phân tử;nguyên tử cũng chuyển động,toàn thế giới hữu vi là một dòng thác lũ bất tận.
    Nhân duyên của vô thường là gì;là tính nương tựa vào nhau của các pháp để sinh khởi;tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự vô thường là tính vô ngã(không có lõi cứng) của vạn pháp.Vì không có lõi cứng nên các pháp hoàn toàn sụp đổ khi những duyên;những bộ phận cấu thành của nó hoại diệt ^_^
  2. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    thế, sự vô ngã của vạn vật là pháp hữu vi hay vô vi ạ ? => chân lý là pháp hữu vi hay vô vi ạ ? em nghĩ pháp nào thường hằng mà k dựa vào pháp khác thì là pháp vô vi, "vi" chắc nghĩa là có dính tới pháp khác, cứ như vậy thì vô thường k phải, chân lý cũng k phải luôn, do đó mà trong định nghĩa về cái vô vi như là không, như lai, tự tánh, câu nào cũng có chữ "k", là vì nó vô vi, chẳng dính tới pháp nào cả, nếu k có chữ "k" tức là hữu vi, là sai rồi, ví như k tăng k giảm, k dơ k sạch, k đến k đi...
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 07/08/2009
  3. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    hì, em hiểu rồi, chúng ta chấp vào cái có hay k thực ra là nói vắn tắt của cái có hiện ra, có cảm nhận được hay k hiện ra, k cảm nhận được
    phật ý nói phân chia thế giới quan như vậy là sai rồi, cũng bằng k có phân chia gì cả, vì vạn vật tuỳ duyên, đều có thể k hiện ra và có thể k hiện ra, vì vậy phân chia như vậy là vô nghĩa, cái có, k theo nghĩa thông thường là xa rời thực tế, do đó vô nghĩa, thực tế là vạn vật đều tuỳ duyên mà xuất hiện hết duyên thì mất đi nên nói vật có xuất hiện hay k có xuất hiện đều sai vì k đầy đủ, phải nói cho đầy đủ là vật tuỳ duyên mà hiện, dứt duyên thì mất
    nhưng đó là chỉ phân chia pháp hữu vi, tức là do duyên sanh duyên diệt, còn pháp vô vi tức là pháp k có duyên thì sao, do đó vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ ? do k có duyên nên pháp vô vi k có hiện mà cũng k có mất, mà nó thường hằng, vượt ra ngoài nghĩa hiện và mất đi
    do đó phải phân chia thế giới quan lại cho hợp lý, phải phân chia là thường hằng và vô thường, vì vậy mà phật mới hỏi : ngũ uẩn là thường hay vô thường, ý nói, nên biết đó là pháp vô thường, k phải pháp thường hằng, có (xuất hiện) hay k (xuất hiện) ở đây là k đầy đủ, là vô nghĩa
    như vậy nếu quán : " tôi là như lai " cũng là sai, vì tôi ở đây có tính chỉ sự riêng rẽ, mà riêng rẽ là pháp hữu vi, vì vậy vô thường, mà như lai là thường hằng, vì vậy nói vô thường là thường hằng là vô nghĩa, vấn đề là chúng ta do bị suy nghĩ của mình thôi miên, nên ít nhiều có tính ích kỷ, cứ nghĩ là có cái tôi riêng rẽ nào đó, nhưng thực ra, ta với thế giới vốn là nhất thể, có thể đây là thân kiến, là mạn chăng ?
    thế tình cảm con người như vui, buồn, giận, đam mê, tình yêu ... nên phân tích ngũ uẩn như thế nào ạ ?
    tính cách con người như ưa, ghét, thói quen phân tích ngũ uẩn như thế nào ạ ?
    em nghĩ là mình phải định nghĩa cho rõ ràng rồi đi vào phân tích chi tiết chẳng hạn, như thế nào là ưa? như ta thấy một đối tượng nào đó, tức là thọ, hình bóng in vào trong đầu, tức là thức và tưởng, trong lòng cảm thấy dể chịu, tức là thọ, thức và tưởng, trong lòng thôi thúc gần gũi đối tượng, tức là hành, thọ và thức, tưởng...
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đây là một trong những điểm tranh luận của các bộ phái.Trong kinh điển ghi lại quan điểm phái Andhakas cho rằng Ðịnh luật cố nhiên là vô vi. của phái Pubbasaliyas và Mahimsāsakhas cho rằng định luật y tương sinh (hay duyên sinh) là vô vi.Phái Pubbaseliya cho rằng bốn chân lý cao cả(Tứ Thánh Đế) là vô vi.Theravadins (Thượng Toạ Bộ) đã bác bỏ những điều này như sau:
    CHƯƠNG VI
    1. VẤN ÐỀ ÐỊNH LUẬT CỐ NHIÊN
    (Niyāmakathā)
    Ðiểm tranh luận: Ðịnh luật cố nhiên là vô vi.
    Theo chú giải: Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "... Và ai, này các Tỳ kheo, đối với những pháp này, biết rõ như vậy, vị ấy được gọi đã chứng Dự lưu, không còn thối đọa, chắc chắn hướng đến giác ngộ"(1) và Thánh đạo có trong nghĩa đó. Vì khi một vị Thánh không bị hoại diệt phẩm chất Thánh của mình dù cho đạo sanh lên bị hoại diệt. (Vì bốn đạo có sanh và diệt nên là hữu vi, còn sự chế định các tầng Thánh Dự lưu A-la-hán lại là vô vi). Ðó là quan niệm của phái Andhakas, tin rằng cố nhiên là vô vi trong ý nghĩa trường tồn, bất biến (Nicca).
    (1) Theravadins: - Như vậy Cố nhiên (một tên gọi khác của vô vi) là Niết bàn, hay là Bảo hộ (nơi che chở, chỗ dung thân), là bí mật (sự sụp đổ, không còn tái sanh), là Hữu y (nơi trú ẩn an toàn) là Hữu Tức (mục đích, chí nguyện cao cả) là cố định, Bất tử. Ngài từ khước điều này. Tuy nhiên Ngài vẫn gọi cả hai đều là vô vi, và như vậy có phải cả hai đều là vô vi không? Nếu Ngài từ khước, quan điểm của Ngài không thể được chấp nhận. Nếu Ngài đồng ý thì có hai loại Bảo hộ... hai loại Bất tử... hai loại Niết bàn... Nếu Ngài từ khước điều này, Ngài không thể nào xác định quan điểm của Ngài đã đưa ra. Nếu Ngài đồng ý Ngài phải công nhận rằng có hai Niết bàn: cái cao và cái thấp, cái tốt và cái xấu, cái sâu và cái nông? Có phải có ranh giới phân chia giữa chúng sao? Dĩ nhiên là Ngài từ khước.
    (2) Lại nữa, có phải có người đi vào và chứng đạt cố nhiên, làm nhân cho sự sanh, sự trụ, sự diệt, làm cho thêm vững mạnh, nối tiếp của cố nhiên? Ngài cho rằng "Ðó là điều tất yếu". Nhưng có phải những từ này Ngài có thể áp dụng cho những gì gọi là vô vi không? Dĩ nhiên là không...
    (3) Lại nữa, có phải bốn Ðạo là vô vi không? Ngài phủ nhận và cho rằng "Bổn Ðạo là hữu vi" Tuy nhiên. Ngài vẫn cho rằng Cố nhiên là vô vi, các đạo Dư lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-hán, là hữu vi. Nhưng Dự lưu cố nhiên... A-la-hán cố nhiên lại là vô vi.
    (4) Như vậy, nếu bốn tầng Thánh Cố nhiên này là vô vi, thì có phải có 5 loại vô vi không ? Nếu Ngài đồng ý, Ngài cũng bị vướng vào sự khó khăn như trước.
    (5) Sau cùng, có phải Tà Cố nhiên(1) là vô vi không? Ngài phủ nhận và cho rằng Tà Cố nhiên là hữu vi. Nhưng có phải chánh cố nhiên có phẩm chất như vậy không? Ở đây Ngài phải từ khước.
    (6) Andhakas: - Nếu tôi sai lầm, có phải Ngài cho rằng nếu cố nhiên sanh và diệt đến người nào thì người đó cũng bị hoại diệt?
    Th: - Không.
    A: - Như vậy cố nhiên phải là vô vi (vì nó không thể sanh và diệt).
    Th: - Nhưng lý luận của Ngài chỉ có thể áp dụng cho tà Cố nhiên. Vì vậy Ngài không thể gọi cố nhiên là Vô vi được.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    2. VẤN ÐỀ Y TƯƠNG SINH
    (Paticcasamuppādakathā)
    Ðiểm tranh luận: Y Tương Sinh là vô vi.
    Theo chú giải: Vì trong kim ngôn nói về duyên khởi "Dầu cho Như lai xuất hiện hay không xuất hiện trên thế gian này, định luật duyên khởi vẫn xảy ra như thế, không thay đổi", và một số tông phái như Pubbasaliyas và Mahimsāsakhas đã có quan niệm cho rằng Y Tương Sinh là vô vi.
    (1) Ðiều này giống như cách lý luận mở đầu trong phần 1, luận điểm 1, chương VI.
    (2 - 3) Theravadins: - Ngài có thể nói bất cứ một khái niệm riêng biệt nào trong vòng Y Tương Sinh như vô minh, hành trong mệnh đề "Do vô minh, hành sanh khởi" là vô vi không? Có phải Ngài không chấp nhận? Như vậy, làm thế nào Ngài có thể duy trì quan điểm của Ngài được?
    (4) P. M.:- Nếu chúng tôi sai lầm, tại sao Ðức Thế tôn lại thuyết giảng như thế này "Do duyên sanh, này các Tỳ kheo, già chết khởi lên".
    Dầu các Như lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, ý duyên tánh ấy. Như lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Ngài tuyên bố, tuyên thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị. Ngài nói "Do duyên sanh, này các Tỳ kheo, nên có già chết, do duyên hữu. Này các Tỳ kheo nên có sanh. Do duyên thủ, này các Tỳ kheo, nên có hữu. Do duyên ái, này các Tỳ kheo nên có thủ... Do duyên vô minh, này các Tỳ kheo, nên có các hành. Như vậy, này các Tỳ kheo ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất vị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các Tỳ kheo, đây gọi là lý duyên khởi"? (1)
    Như vậy, chắc chắn Y Tương Sinh là vô vi.
    (5) Th: - Trong mệnh đề "Do vô minh, hành sanh khởi", pháp trước là nhân, pháp sau là quả. Và Niết bàn cũng là vô vi - Có phải Ngài xác nhận cả hai đều là vô vi? Ngài đồng ý à? Như vậy, có phải hai loại là vô vi không?... hai Bảo Hộ?... (Như trong phần 1).
    (6) Và nếu trong mệnh đề tiếp theo "Do Hành, Thức sanh khởi" Ngài xác nhận hành là vô vi. Như vậy có phải có ba loại vô vi không?
    (7) Và tiếp tục như vậy, sự xác nhận mỗi khái niệm còn lại như "Lục Nhập", "Xúc", "Thọ"... và Niết bàn là vô vi. Có phải có 12 vô vi không?... 12 bảo hộ...? Dĩ nhiên, Ngài từ khước, từ đây Ngài không thể xác nhận Y Tương Sinh là vô vi được.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề Tứ Thánh Đế là vô vi;không vô biên xứ là vô vi;nhập diệt thọ tưởng định là vô vi.Tất cả những điều này đều bị thượng tọa bộ bác bỏ.Thượng tọa bộ chỉ thừa nhận duy nhất 1 pháp vô vi;đó là Niết Bàn.
    Bác có thể xem thêm ở đây.
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp5/vdp5-05.htm
    Và chương IX Tương Ưng Vô Vi Tập IV - Thiên Sáu Xứ
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-43.htm
  7. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    Phật chỉ nói :
    2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.
    như vậy, nếu nói vô vi là k có duyên, là k có dính gì tới pháp khác thì có xuyên tạc phật k ạ ?
    nếu nói vô vi là k có dính tới pháp khác, thì :
    nếu nói " niết bàn vô vi " liệu có ý nghĩa k ạ, vì nếu bản thân niết bàn là vô vi thì nó k dính với pháp nào khác, kể cả "vô vi"
    có hợp lý, có ý nghĩa k khi nói " niết bàn thường hằng " ạ ? vì niết bàn là pháp vô vi, nên nó k dính với pháp khác, nó k dính với "thường hằng"
    nếu niết bàn là pháp vô vi, có lẽ ta k thể phát biểu gì về nó được
    hờ, có lẽ bác nói đúng, chỉ nên hiểu pháp vô vi là pháp vô duyên mới hợp lý

    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 08/08/2009
  8. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    kinh tương ưng bộ, tương ưng uẩn, phẩm hoa

    II. Bông Hoa (hay Tăng trưởng) (Tạp 2, Ðại 2,8b) (Siii,113)
    3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.

    phật nói phật k tranh luận với ai, nghĩa là sao ạ ?
    III. Bọt Nước (Tạp 10, Ðại 2,86b) (S.iii,114)
    15) Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
    1) Sắc ví với đống bọt,
    Thọ ví bong bóng nước,
    Tưởng ví ráng mặt trời,
    Hành ví với cây chuối,
    Thức ví với ảo thuật,

    vì sao phật lại ví sắc với đống bọt, thọ với bong bóng nước ... ạ ? ví như vậy thì có ý nghĩa như thế nào ạ ?
    quán sát như thế nào để thấy sắc k có lõi, thọ k có lõi... thức k có lõi, k có tự tính được ạ, ví dụ như lạc, khổ, sự rõ biết đau...

  9. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Đống bọt rồi nó cũng tan biến, sắc "thân thể" ta rồi cũng có một ngày sẽ tiêu tan đi.
    cũng như trên trong đống bọt cũng có bong bóng nước, nhưng mà bong bóng nước thì thường tiêu tan trước đống bọt, "Thọ" tuổi của ta cũng như vậy.
    Mặt trời còn biết tới là ánh sáng, tưởng được cho là trí thức của Sắc và Thọ, như bộ não của mình, phải luôn luôn sáng suốt nhận định mọi việc.
    Cây chuối thường thì cho một lần quả rồi phải chặt cây trồng lại mới cho ra quả mới, trong "Hành" còn gọi là tu tập chúng ta tu tập sao cho cũng giống như cây chuối chỉ một lần cho ra quả tốt, đừng để lập lại nhiều lần mà phải chịu Sắc và Thọ như đống bọt và bong bóng.
    Ảo Thuật còn hay có thể là trò lừa bịp có thể thế gian, Thức của chúng ta lúc nào cũng lừa bịp chúng ta và làm sao cho chúng ta phải tu tập để thức của mình nó không lựa bịp mình và chính mình phải để thức của mình theo ý mình.
    Hy vọng khong sai phạm
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác thử nêu ý hiểu của bác cho em nghe với.

Chia sẻ trang này