1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi về ngũ uẩn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi huynhnamphg, 06/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Không cãi, không chấp, chỉ hướng dẫn, chỉ giải đáp
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    chúc bạn khỏe mạnh an lạc.
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 10/08/2009
  3. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    em chịu, k thể hiểu được bác ạ ? thật tình thì rối như là một mớ bòng bong, mới nhìn thấy đầu mối nhưng lại để vụt mất rồi
  4. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    hờ, rối tung rồi, có lẽ em phải ngưng một thời gian để tỉnh táo trở lại
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 11/08/2009
  5. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    tại sao lại phải rối nhỉ
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Danh sắc là tên gọi khác của ngũ uẩn. Danh là tên gọi, sắc là biểu hiện
    Tại sao lại gọi là danh, vì nó chỉ có tên, không có hình dạng nào cả. Bạn có thể nhìn thấy màu đỏ, màu đen, nghe thấy âm thanh, cảm giác nóng lạnh, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ bạn có thể nhìn thấy được tâm. Vì vậy tâm gọi là danh
    Cái này là vì bạn chưa hiểu rõ. Kinh thủ lăng nghiêm muốn nói đến cái gọi là chân tâm, cũng có nghĩa là tự ngã. Còn thọ tưởng hành thức gọi là vọng tâm. Chân tâm nghĩa là cái không sinh ra không mất đi, thường trụ không biến đổi. Còn vọng tâm là cái có sinh ra, có mất đi, có biến đổi.
    Kinh thủ lăng nghiêm là nói đến tâm nghĩa là tự ngã, còn tôi nói tâm ở đây là tâm theo nghĩa thông thường. Khi nói tâm bạn tốt nghĩa là các hành của bạn về thân, lời nói, ý nghĩ đều tốt, đó là hành động, tức là tâm
    Nhưng cái được gọi là hành động chỉ có thể thấy được thông qua sắc. Cái được gọi là lời nói thiện nghĩa là gì? Nghĩa là âm thanh phát ra, ý nghĩa hiện ra thuộc về thiện, cái biểu hiện của hành động, đó là sắc. Không có hành động ngoài sắc. Cái được gọi là tâm chỉ có thể thấy được thông qua sắc, không có tâm ngoài sắc. Không có lời nói thiện mà không có âm thanh, không có ý nghĩ thiện mà không có ý nghĩa, hình ảnh thiện. Không có tâm ngoài sắc
    Vi nghĩa là hành động. Hữu vi nghĩa là được hành động, được tạo ra, vô vi nghĩa là không được hành động, không được tạo tác
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 16:32 ngày 11/08/2009
  7. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bởi vì các pháp hữu vi do nhân duyên tạo nên, chúng vô ngã.
    Nghĩa là chúng chỉ có biểu hiện, nhưng không có bản chất.
    Tôi xin được ví dụ, nước đổ trong một cái bình thuỷ tinh sẽ có hình dạng của cái bình thuỷ tinh đó, tròn, méo, cao, thấp tuỳ vào bình thuỷ tinh. Cái hình dạng đó gọi là biểu hiện, nó thay đổi tuỳ thuộc nhân duyên cái bình, tuỳ thuộc duyên nước. Người thường nhìn vào biểu hiện hình dạng đó và cho rằng nó có tự ngã, lúc thì tự ngã tròn, lúc tự ngã dài,.. như vậy là chấp ngã.
    Thực ra cái được gọi là dài, ngắn đó chỉ là biểu hiện, là sự thể hiện tính chất của nước. Tính chất của nước thì không thay đổi, nhưng biểu hiện của nó thì thay đổi tuỳ theo nhân duyên. Bây giờ nếu nói, chỉ có biểu hiện thay đổi, mà không có cái bất biến thường trụ là nước, thì có hợp lí không? Câu trả lời là không. Bản chất nước cũng chỉ là biểu hiện của các dạng tính chất khác, vd lực của nguyên tử,.. Các biểu hiện thay đổi vô ngã không thể nằm ngoài cái thường trụ cố định bất biến. Hiện tượng không thể nằm ngoài bản chất.
    Vì vậy có cái vô ngã thì có tự ngã. Có pháp hữu vi thì có pháp vô vi
    Bạn có thể hình dung thế này, mặc dù vũ trụ vận hành biến đổi nhưng những quy luật của nó không biến đổi, 1 triệu năm trước nước sôi ở 100 độ thì 1 triệu năm sau nó vẫn sôi ở 100 độ, nghĩa là tính chất của thế giới không hề thay đổi
    Đây chỉ là một ví dụ, không có ý muốn nói rằng các quy luật là thường hằng, vì như vậy là chấp pháp. Thực sự không có cái gọi là các quy luật thường hằng, bởi vì cái được gọi là các quy luật không có thật. Cái được gọi là các quy luật chỉ là biểu hiện khi ý thức nhận biết và khái quát vấn đề. Khi nói nước chảy chỗ trũng, quy luật này dựa vào sự xuất hiện của nước. Khi có nước và chỗ trũng, có quy luật nước chảy chỗ trũng. Nếu không có duyên nước và duyên chỗ trũng, liệu có thể nói về quy luật không?
    Do vậy không nên chấp vào các quy luật là thường hằng bất biến. Nhưng nếu hiểu thoáng ra, các quy luật là thường hằng bất biến, nó thể hiện bản chất của thế giới là không thay đổi
  8. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    Cái này là vì bạn chưa hiểu rõ. Kinh thủ lăng nghiêm muốn nói đến cái gọi là chân tâm, cũng có nghĩa là tự ngã. Còn thọ tưởng hành thức gọi là vọng tâm. Chân tâm nghĩa là cái không sinh ra không mất đi, thường trụ không biến đổi. Còn vọng tâm là cái có sinh ra, có mất đi, có biến đổi.
    Kinh thủ lăng nghiêm là nói đến tâm nghĩa là tự ngã, còn tôi nói tâm ở đây là tâm theo nghĩa thông thường. Khi nói tâm bạn tốt nghĩa là các hành của bạn về thân, lời nói, ý nghĩ đều tốt, đó là hành động, tức là tâm
    Nhưng cái được gọi là hành động chỉ có thể thấy được thông qua sắc. Cái được gọi là lời nói thiện nghĩa là gì? Nghĩa là âm thanh phát ra, ý nghĩa hiện ra thuộc về thiện, cái biểu hiện của hành động, đó là sắc. Không có hành động ngoài sắc. Cái được gọi là tâm chỉ có thể thấy được thông qua sắc, không có tâm ngoài sắc. Không có lời nói thiện mà không có âm thanh, không có ý nghĩ thiện mà không có ý nghĩa, hình ảnh thiện. Không có tâm ngoài sắc
    Vi nghĩa là hành động. Hữu vi nghĩa là được hành động, được tạo ra, vô vi nghĩa là không được hành động, không được tạo tác
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 16:32 ngày 11/08/2009
    [/QUOTE]
    vì sao nói k có hành động ngoài sắc ? có hành động ở trong sắc k, có hành động là sắc k ạ ? bác giải thích và ví dụ cụ thể giúp em với
    hữu vi là được hành động được tạo tác vậy hành động gì ạ ? ai hành động, cái gì hành động ? bác ví dụ cụ thể giúp em với ạ
    vô thường là pháp hữu vi, vậy vô thường được hành động, được tạo tác nghĩa là sao ạ ? hành động gì, ai , cái gì hành động ?
    có ý nghĩa nào khác của hành động ngoài tạo tác hay k ? nếu k thì k nên nói vi là hành động một cách tổng quát như vậy, dễ gây hiểu lầm lắm bác ạ
  9. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    vì em nuôi nhốt quá nhiều khỉ
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Sắc là cái có hình tướng, cái gì có hình tướng gọi là sắc. Tất cả những gì bạn có thể nhận biết được ở sáu giác quan gọi là sắc: màu sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác đều là sắc. Bạn nhận biết được chúng vì chúng có hình tướng, hay nói cách khác là có biểu hiện
    Tại sao lại không có hành động ngoài sắc??? Rất đơn giản, tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn hiểu. Giả sử có một tấm kính thuỷ tinh đặt trước mặt bạn, bạn có biết đến sự tồn tại của nó không? Bạn không thể nhìn thấy nó được, cho nên bạn không thể biết, tại vì nó không có biểu hiện về mặt hình ảnh. Chỉ khi nào bạn chạm vào nó thì bạn mới biết có tấm kính ở trước mặt bạn, tại vì sao? Vì nó có biểu hiện về mặt xúc giác. Biểu hiện về hình ảnh hoặc xúc chạm đều là sắc, bạn không thể biết đến một vật gì ngoài sắc. Chẳng hạn sóng điện từ, nó không có biểu hiện về mặt hình ảnh cũng như xúc giác, bạn có biết đến sự tồn tại của nó không? Bạn không thể biết.
    Tất nhiên sóng điện từ có các biểu hiện khác khiến con người có thể phát hiện ra nó. Tuy nhiên nếu cái gì không có biểu hiện nào, thì bạn không thể nhận biết được về nó. Bạn chỉ có thể nhận biết các sắc qua 6 giác quan, các hình ảnh ở 6 giác quan chính là sắc. Bây giờ nếu bạn nói một hành động mà không có bất cứ biểu hiện nào thì làm sao bạn biết có hành động đó? Nó là có hay không làm sao bạn biết được?
    Bất kì một cái gì cũng phải có biểu hiện mới có thể nhận biết được. Vì vậy không có tâm nào không có sắc. Bạn nghĩ rằng có một hành động chung chung, không liên quan đến bất cứ cái gì, không thể hiện bất cứ cái gì, như vậy khác gì chân không?
    Hành động phải có sắc, nhưng hành động không phải là sắc. Nói như thế này, sắc là biểu hiện của hành động, cũng giống như màu xanh là biểu hiện của lá cây. Màu xanh không phải lá cây, nó chỉ là biểu hiện của lá cây. Cũng vậy, sắc không phải là tâm, không phải là hành động, hành động không phải sắc, nhưng ngoài sắc thì không có hành động. Cũng giống như ngoài tất cả màu sắc, không thể có lá cây, mặc dù vậy, lá cây không phải màu sắc.
    Không có ai hành động, đức phật nói tất cả do nhân duyên. Do vô minh duyên hành, do hành duyên thức, do thức duyên danh sắc,.. Không có ai vô minh, không có ai hành, không có ai thức,.. Do duyên ái nên dục phát sinh, do duyên dục nên hành động phát sinh, không có ai hành động cả. Ví dụ như lá rơi, do duyên nên lá rơi, không có ai rơi cả. Nghĩ rằng có ai đó hành động tức là chấp ngã.
    Được hành động, được tạo tác có nghĩa là được tạo ra. Ví dụ như dục là pháp hữu vi, vì dục được tạo ra do duyên tiếp xúc. Cái gì được tạo ra, cái đó là pháp hữu vi.
    Vi là hành động không phải do tôi nói, mà trong kinh phật nói. Hành động nghĩa chung là tạo nên, cái gì được tạo nên, cái đó gọi là hành động. Nếu bạn không chấp nhận định nghĩa này, bạn thử định nghĩa hành động xem, dám chắc là bạn sẽ bế tắc. Bạn thử định nghĩa hành động xem nào?
    Dù sao đi nữa, tôi cũng không bắt buộc bạn phải theo quan điểm của tôi, cho nên đừng ngại. Nếu thích bạn cứ việc giữ quan điểm của mình
    Chúc vui!
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 19:22 ngày 12/08/2009

Chia sẻ trang này