1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chích ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu, có tác dụng phụ không ?

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi hdts, 08/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hdts

    hdts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Chích ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu, có tác dụng phụ không ?

    Và cái chích ngừa ung thư cổ tử cung này có ở Việt Nam lâu chưa ?
    THanks :D
  2. charismatic

    charismatic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc ở đâu đó nói rằng chích cái này không loại trừ được hoàn toàn ung thư cổ tử cung đâu, giá lại đắt, khoảng 3 triệu 1 mũi, tiêm 3 mũi => 9 triệu. Lâu rồi nên không nhớ bài báo đó thế nào, nhưng đọc xong thì rút ra 1 điều là không cần thiết phải chích, trừ khi quá thừa tiền .
  3. chucuncoi

    chucuncoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Có điều kiện thì nên tiêm bạn ạ, người ta làm ra vacxin không thừa đâu, ở Mỹ họ tiêm nhiều lắm và khuyến khích nên tiêm. Mình đã tiêm rồi, giá là 1,8 triệu/ mũi, tiêm 3 mũi tất cả. Bạn có thể gọi điện đến Trung tâm y tế dự phòng ở Nguyễn Chí Thanh để tham khảo thêm nhé.
  4. tigerfire86

    tigerfire86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2002
    Bài viết:
    5.215
    Đã được thích:
    0
    Uầy, cái này nhà mình hồi trước định tổ chức tất cả chị em,cháu chắt trong độ tuổi có nguy cơ là đi tiêm ngừa đây.
    Cách đây 2 tháng là rầm rộ, ti vi báo đài khuyến khích, rồi quảng cáo... Nhưng bây giờ lắng lại vì có tin là những thuốc đó chưa qua kiểm duyệt gì gì ấy, nói chung là vẫn chưa áp dụng để tiêm ngừa được. Thế là nhà tớ phải dừng.
    Hiện tại chưa biết thông tin chính xác. Cũng hơi sợ vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, không rõ ràng nên không yên tâm, ko dám!
    Copy được cái này trên gu gồ:
    Ung thư cổ tử cung là một trong hai dạng ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 500.000 trường hợp mới mắc và 250.000 trường hợp tử vong trên toàn cầu.
    Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chưa rõ nhưng nghiên cứu cho thấy có các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung: nhiễm trùng cổ tử cung bởi vi rút có tên là human papilloma virus (HPV), quan hệ ******** sớm, có nhiều ******** hoặc ******** có quan hệ ******** với nhiều người, hút thuốc lá, suy giảm hệ thống miễn dịch, sinh nhiều lần, quan hệ ******** không dùng bao cao su.
    Trong các yếu tố nguy cơ, nhiễm trùng cổ tử cung bởi vi rút HPV là quan trọng nhất. Có trên 40 type HPV khác nhau gây bệnh ở cơ quan sinh dục, trong đó type 16 và 18 có liên quan nhiều đến ung thư cổ tử cung (mai mốt em lưu ý khi gặp chữ này. Đây là chữ dùng đúng nhất - ví dụ: ?otiểu đường type 2?, không nên dùng típ, càng không nên dùng tuýp, vì chữ này chỉ có nghĩa trong trường hợp ?otuýp kem đánh răng?)
    Các biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hiện nay gồm: thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap) và nếu có nghi ngờ bất thường sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán xác định, giảm thiểu các hành vi nguy cơ (hạn chế số ********, quan hệ ******** dùng bao cao su?) và tiêm phòng vắc xin phòng ngừa HPV (cũng được gọi tên là vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung).
    Phụ nữ bắt đầu từ 21 tuổi hoặc bắt đầu có quan hệ ******** nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa thường gặp. Trong quá trình khám bác sĩ cũng sẽ tư vấn phòng tránh các bệnh phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap. Thời điểm bắt đầu thực hiện xét nghiệm Pap bắt đầu từ tuổi 21, hoặc trong vòng 3 năm sau lần quan hệ ******** đầu tiên ngay cả đối với người nhỏ hơn 21 tuổi. Thời điểm ngưng không thực hiện xét nghiệm Pap là 70 tuổi.
    Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng ngừa HPV là Gardasil (phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ do nhiễm vi rút HPV type 6, 11, 16 và 18 được cấp phép sử dụng cho nữ từ 9 - 26 tuổi) và Cervarix (phòng ngừa ung thư cổ tử cung do vi rút HPV type 16 và 18 được khuyến cáo sử dụng cho nữ từ 10 - 55 tuổi). Liệu trình tiêm chủng của 2 loại đều bao gồm 3 mũi. Nhóm tuổi từ 9 đến 13 là nhóm dân số được hưởng lợi ích nhiều nhất bởi vắc xin phòng ngừa HPV, vì đây là nhóm dân số chuẩn bị bước vào giai đoạn quan hệ ******** do đó hầu như chưa nhiễm bất kỳ type HPV nào.
    Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung không thể phòng tránh bởi các vắc xin phòng chống HPV hiện nay, do đó tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap vẫn cần duy trì cho tất cả các phụ nữ, ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm ngừa vắc xin HPV. Gardasil và Cervarix là các vắc xin phòng ngừa HPV, trong khi đó xét nghiệm Pap nhằm phát hiện bất thường cổ tử cung, do đó trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV, không cần thiết phải làm xét nghiệm Pap.
    Chị em phụ nữ có thể đến các cơ sở y tế sản phụ khoa để được khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm Pap và tiêm vắc xin phòng chống HPV như Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, các bệnh viện có chuyên khoa phụ sản?
    Chi phí tham khảo cho một mũi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản: Cervarix: 700.000đ, Gardasil: 1.250.000đ.
    Được tigerfire86 sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 09/07/2009
  5. banhdausua

    banhdausua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2008
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    bạn đừng ném bom nhé, Gardasil của hãng MSD có giá khoảng cỡ 4 triệu cho 3 lần chích, quy trìn là 0,2, 6.(tháng)
  6. TThu84

    TThu84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    522
    Đã được thích:
    1
    Tớ tiêm ở BV Việt Pháp, tiêm được 2 mũi rồi, không thấy có gì bất thường cả . Giá cả thì tính bằng $ nên còn tùy vào tỉ giá, tầm hơn 2tr/ mũi, chưa quan hệ bao giờ nên tiết kiệm được tiền khám (cũng mấy chục $ ). Theo tớ nhớ thì chỉ tiêm được trong độ tuổi 2-26 thôi.
  7. puka85

    puka85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    chủ đề này hay quá, tớ rất quan tâm, xem hn có địa chỉ nào, giá cả ra sao để còn đi tiêm
  8. gacon187

    gacon187 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Tớ tiêm rồi, ở trung tâm y tế vệ sinh dịch tễ ở Lò Đúc. Tiêm 3 mũi, mũi đầu tiên 1tr9, sau đấy hình như giá giảm dần, mũi thứ 2 còn co 1tr6, mũi thứ 3 là 1tr3. Tiêm mũi đầu thì không có phản ứng phụ gì cả, nhưng trưóc hôm tiêm muĩ thứ 2 thì tớ bị ngộ độc thức ăn, sức khoẻ yếu nên tiêm xong cảm giác về bị co thắt ngực, đau lưng. Hơi tởn nên đến lần tiêm thứ 3 thì nói với bác sĩ ở đấy và họ cho lên Bạch Mai khoa dị ứng thử phản ứng và tiêm mũi thứ 3 ở đấy. Nói chung chả sao cả, thấy tiêm thế này bảo vệ cho mình sau này tốt thôi. Bác sĩ bảo là có khoảng mấy chục chủng vius HPV ấy trong đấy co 2 chủng gây ung thư cổ tử cung. Tiêm cái này không phải là mình sẽ không bị nhiễm HPV nữa mà là có nhiễm thì chỉ là những chủng nhẹ, đặt thuốc vào là hết, chứ không phải cứ tiêm rồi là quan hệ bừa bãi, tẹt ga mà không bị gì đâu.
  9. Scorpio_girl

    Scorpio_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    474
    Đã được thích:
    0

    Vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung
    Nguyễn Văn Tuấn
    Viện nghiên cứu y khoa Garvan
    Sydney, Australia
    Gần đây, báo chí trong và ngoài nước loan tin cho biết công ti dược Merck vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc-xin Gardasil có hiệu quả phòng chống ung thư 100%. Trên một số tạp san y khoa ở Mĩ và Âu châu cũng loan tin này dưới dạng ?otin tức?. Phải nói đó là một tiến triển rất đáng chú ý trong việc phòng chống ung thư cổ tử cung. Nhưng ý nghĩa của con số ?ohiệu quả 100%? này là gì đối với y tế công cộng ở nước ta? Có quả thật vắc-xin có khả năng ngăn ngừa 100% ung thư cổ tử cung? Trong bài viết này tôi sẽ bàn qua hai vấn đề đó, và hi vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn chính xác và trung thực hơn.
    Ung thư cổ tử cung tại nước ta là một loại ung thư phổ biến nhất trong các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam nói chung, tỉ lệ phát sinh ung thư hàng năm (khoảng 26 trên 100.000 phụ nữ) cao gấp 4 lần so với tỉ lệ ở Hà Nội và phụ nữ Tây phương (1). Tại các nước Tây phương như Mĩ và Úc có đông người Việt cư trú, vấn đề ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt cũng được giới y tế địa phương đặc biệt quan tâm bởi vì tỉ lệ phát sinh trong cộng đồng người Việt thuộc vào hàng cao nhất thế giới (2,3).
    Hiện nay, y tế có hai sách lược để phòng ngừa ung thư: một là xúc tiến một phong trào sức khỏe cộng đồng; và hai là truy tìm ung thư và ngăn ngừa trước khi bệnh xảy ra. Phong trào sức khỏe cộng đồng là một hình thức tuyên truyền, giáo dục quần chúng sao cho họ có một cuộc sống lành mạnh, như tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, tránh hay ngưng hút thuốc, giảm hay tránh uống rượu bia thái quá, cẩn thận trong quan hệ ********, v.v? Truy tìm ung thư có nghĩa là xét nghiệm ung thư; và nếu ung thư được phát hiện thì chữa trị có thể cứu sống bệnh nhân, hay ít ra là kéo dài tuổi thọ.
    Mặc dù ung thư nói chung là một bệnh có nguyên nhân từ rối loạn về quá trình sản sinh và tái sản sinh tế bào, nhưng nhiều bằng chứng trong vòng ba thập niên qua cho thấy ung thư cổ tử cung xuất phát từ nhiễm trùng. Yếu tố nguy cơ chính gây nên phần lớn trường hợp ung thư cổ tử cung là virút ?ohuman papilloma virus? (viết tắt là HPV). Theo một nghiên cứu tổng hợp gần đây, có đến 96% các trường hợp ung thư cổ tử cung có tiền sử bị nhiễm HPV. Xuất phát từ kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã phát triển được phương pháp xét nghiệm HPV một cách nhanh và gọn, và phương pháp này đã được áp dụng trong hơn hai mươi năm qua trên thế giới.
    Bởi vì ung thư cổ tử cung một phần lớn liên quan đến nhiễm trùng, cho nên bước kế tiếp là phát triển vắc-xin để phòng chống ung thư trước khi bệnh phát sinh. Công ti dược Merck (Mĩ) đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin này (có tên là Gardasil). Năm vừa qua (2005), Merck thử nghiệm vắc-xin trên hơn 10.000 phụ nữ trong 33 nước trên thế giới tuổi từ 15 đến 26, và sau 17 tháng theo dõi, kết quả cho thấy trong nhóm 5301 người được chích vắc-xin Gardasil không có ai bị tiền ung thư (ở giai đoạn 2), nhưng trong nhóm 5258 người không chích vắc-xin có 21 phụ nữ bị tiền ung thư (4). Một nghiên cứu lớn khác ở 33.000 phụ nữ tuổi từ 15 đến 25 trong 14 nước cũng cho thấy kết quả tương tự.
    Kết quả rất khả quan trên cộng với những chiêu thức tiếp thị tinh vi của kĩ nghệ dược phẩm làm cho nhiều người, kể cả giới bác sĩ, tưởng rằng vắc-xin có hiệu quả ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 100%. Nhưng trong thực tế thì vắc-xin không thể phòng chống ung thư cổ tử cung 100% được. Để hiểu lí do tại sao, có lẽ cần phải xem xét qua quá trình phát triển của ung thư như sau:
    Bốn giai đoạn phát triển ung thư
    Đối với ung thư cổ tử cung, quá trình phát triển của một tế bào bình thường đến ung thư được chia ra làm 4 giai đoạn chính, từ nhẹ đến nặng như sau (5):
    Giai đoạn 1 là bị nhiễm HPV. Như nói trên phần lớn ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV, nhưng không phải bất cứ ai bị nhiễm HPV đều có ung thư! Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi (hay khi mới có quan hệ ********), có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV; nhưng sau 12 tháng, 70% trong số này không còn bị nhiễm nữa, và sau 24 tháng chỉ còn 9% tiếp tục bị nhiễm HPV.
    Sau khi bị nhiễm HPV, một trong ba tình huống lâm sàng sẽ xảy ra: hoặc là virút chỉ thụ động (tức là chỉ có mặt trong tế bào nhưng không gây tác hại); hoặc là virút sẽ gây nên một vài bệnh liên quan đến cổ tử cung; hoặc virút sẽ tiến triển và làm hại tế bào gây tên tình trạng ?otiền ung thư?.
    Giai đoạn 2 là tiền ung thư. Phụ nữ nằm trong tình trạng này vẫn bình thường, và vẫn chưa thể gọi là mắc bệnh ?oung thư?. Đây chính là giai đoạn mà y khoa muốn nhận bệnh và ngăn ngừa bệnh trước khi tế bào phát triển thành ung thư. Chỉ có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV (giai đoạn 1) trở thành tiền ung thư. Phần lớn những phụ nữ bị tiền ung thư thường ở độ tuổi 25 đến 29. Nói cách khác, thời gian từ khi bị nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Khoảng 1 phần 3 trường hợp trong giai đoạn này sẽ không phát triển thành ung thư, nhưng khoảng 12% sẽ phát triển thành ung thư chưa di căn (giai đoạn 3).
    Giai đoạn 3 là ung thư chưa/không di căn (thuật ngữ y khoa gọi là carcinoma in-situ). Ở giai đoạn này, tế bào có dấu hiệu ung thư nhưng chỉ giới hạn trong cổ tử cung, và do đó điều trị có thể đem lại kết quả khả quan. Một số trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này cũng không phát triển thêm, và một số trường hợp thì bệnh tự nhiên biến mất!
    Giai đoạn sau cùng là ung thư di căn, tức là tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ phận khác, và đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Nhưng chỉ khoảng 1% trường hợp từ giai đoạn 2 phát triển thành loại ung thư nguy hiểm ở giai đoạn cuối này. Phần lớn phụ nữ mắc bệnh trong giai đoạn này là 50 tuổi trở lên, tức sau thời kì mãn kinh.
    Do đó, như trình bày trên, không phải bệnh nhân nào cũng tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Trong thực tế, có nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn 2 và 3 tự nhiên dừng lại và không còn biểu hiện ung thư nữa. Ngay cả quá trình hình thành và phát triển ung thư thường biến chuyển với tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch có đủ mạnh hay không. Do đó, danh từ ?oung thư? trong thực tế bao gồm một số thực thể được ?otiến hóa? bằng nhiều cách khác nhau. Tính trung bình, trong số 1000 phụ nữ sống đến 90 tuổi, sẽ có khoảng 4 phụ nữ bị ung thư tử cung trước khi qua đời.
    Vắc-xin phòng chống bao nhiêu ung thư ?
    Ở đây cần phải hiểu rõ rằng nghiên cứu trên chỉ cho chúng ta biết vắc-xin chỉ có hiệu quả ngăn ngừa tiền ung thư (tức giai đoạn 2), chứ không phải ngăn ngừa ung thư ở giai đoạn chưa di căn hay giai đoạn di căn.
    Thế thì câu hỏi đặt ra là nếu vắc-xin có hiệu quả ngăn ngừa tiền ung thư 100%, và với quá trình phát triển ung thư như trình bày trên, thì vắc-xin này sẽ ngăn ngừa bao nhiêu trường hợp ung thư trong một dân số? Chúng ta chưa có câu trả lời cho câu hỏi này, bởi đơn giản là chưa có nghiên cứu nào theo dõi một quần thể từ lúc bị nhiễm HPV, tiêm chủng vắc-xin, cho đến khi ung thư cổ tử cung phát sinh. Một nghiên cứu như thế kéo dài nhiều thập niên và không thực tế.
    Cho nên, câu trả lời không đơn giản, và phải dựa vào mô hình toán học. Nói một cách ngắn gọn, hiểu quả của vắc-xin trong một quần thể tùy thuộc vào các giả định về hiệu quả phòng chống tiền ưng thư, và tỉ lệ vắc-xin là bao nhiêu. Ở mức độ đơn giản nhất, giả dụ như chúng ta tiêm chủng vắc-xin cho 100% phụ nữ ở độ tuổi vị thành niên (trước khi có quan hệ ********), thì vắc-xin sẽ ngăn ngừa được khoảng 51% ung thư chưa di căn và di căn.
    Đối với nước ta, hàng năm có khoảng 10.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, và hiệu quả trên cũng có nghĩa là chúng ta sẽ ngăn ngừa khoảng 5.000 trường hợp. Dù không ngăn ngừa 100% như nhiều người tin tưởng, nhưng mức độ hiệu quả như thế vẫn có thể xem là lớn và có ý nghĩa đến y tế công cộng ở nước ta.
    Cũng cần phải nhấn mạnh rằng vắc-xin này không phải dùng để chữa trị, mà để phòng chống ung thư. Ung tư cổ tử cung cực kì hiếm (gần như 0) trong các phụ nữ chưa mất trinh, và chỉ phát sinh sau khi có quan hệ ********. Các yếu tố gây nên ung thư cổ tử cung thì rất nhiều, nhưng một xu hướng chung là nguy cơ bị ung thư tăng theo tỉ lệ thuận với số lần quan hệ ******** của phụ nữ. Vì thực tế trên và vì chức năng phòng ngừa, cho nên vắc-xin phải được sử dụng trong các phụ nữ ở độ tuổi vị thành niên hay tuổi đôi mươi. Và điều này đã gây ra tranh cãi về y đức khá gay gắt tại các nước như Mĩ, bởi vì nếu tiêm vắc-xin các trẻ em ở độ tuổi này cũng có thể là gửi một tín hiệu để các em tự do quan hệ ******** (vì họ nghĩ đã có vắc-xin thì không cần lo gì đến ung thư!) Không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của khía cạnh tâm lí đạo đức này!
    Ngoài ra, khía cạnh kinh tế cũng cần xem xét đến. Nếu chúng ta tiêm chủng vắc-xin cho toàn bộ trẻ em và phụ nữ tuổi từ 11 đến 20 (khoảng 9 triệu), mỗi em được tiêm 2 lần, và giả dụ như mỗi lần tiêm vắc-xin tốn khoảng 1 đô-la Mĩ, thì nhà nước sẽ chi khoảng 18 triệu đô-la Mĩ cho chương trình này, và chúng ta sẽ ngăn ngừa được 5.000 trường hợp ung thư hàng năm. Tính trung bình, ở bình diện quần thể, để ngăn chận một trường hợp ung thư cổ tử cung nhà nước tốn khoảng 3600 đô-la Mĩ. Theo tôi và so sánh với chi phí y tế ở các nước Tây phương đó là một chi phí có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu giá một vắc-xin là 10 đô-la Mĩ, thì chi phí sẽ tăng gấp 10 lần ước số trên.
    Điều này cũng có nghĩa là không nên đánh giá thấp các biện pháp phòng chống khác như phát động phong trào sống khỏe (healthy living) mà các nước Tây phương đã từng làm. Giáo dục phụ nữ cẩn thận với quan hệ ********, cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, giảm dùng thuốc ngừa thai, tránh hút thuốc lá hay gần người hút thuốc lá, v.v? là những biện pháp mà phụ nữ có thể tự làm được để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
    Được scorpio_girl sửa chữa / chuyển vào 00:21 ngày 03/08/2009
  10. fatbean1986

    fatbean1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Em cũng vừa tiêm rồi. Đau, buốt tí ngất. rồi về ê ẩm hết cánh tay. Híc, còn 2 mũi nữa. Có kiêng có lành, cứ đi tiêm đi các bác ạ. Mấy đứa bạn em bên tây bảo bên ý tiêm rầm rộ lắm.

Chia sẻ trang này