1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VN chế tạo thành công vật liệu 'tàng hình'

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Orbiter, 25/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ chế tạo loại vật liệu này bao gồm tạo các lỗ nano trên bề mặt tấm nhôm, sau đó hấp phụ các hạt sơn hấp thụ sóng điện từ trên cơ sở bạc vào các lỗ đó. Việc phóng viên ko về kỹ thuật nên viết sai là chuyện bình thường.
    @MaiTrang: chị muốn gặp bác D thì cứ tới C4 là gặp, bác ngồi đó cả ngày cả đêm cần gì phải tìm
  2. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, biết đâu các bác nhà ta cố tình xinhanh cho nhà báo cứ viết lộn xộn thế cho người ngoài tưởng VN chỉ biết tự sướng+ăn nói lung tung
    Theo em thì để bài báo này lên đc cái trang ttvnol này chắc quá trình ngâm cứu nó đã hết nước hết cái rồi, nếu mới chỉ ở dạng tấm hay sơ khai thì bố ai dám ho he tiếng nào (công trình có ý nghĩa quan trọng chiến lược mà lị... ), trên ảnh cũng có thấy mấy tấm tank phủ vật liệu X này mà
    "Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Dán, mức độ hấp thụ đo được tại sông Lòng Tàu là 92% và biển Vũng Tàu là 94 - 96%.
    Loại vật liệu hấp thụ SĐT này có thể sơn trực tiếp lên thiết bị, cũng có thể được đính lên vải, vật liệu composite, để ngụy trang cho thiết bị tránh bị đối phương dò tìm"
    Chắc độ rày tình hình căng, các bác trên cân nhắc lâu lâu để lọt ít tin tức cho bà con khỏi nóng ruột
    @ cong_chua_ech: e chưa biết mặt thầy Dán chị ạh, nếu hok đọc đc bài này chắc tới lúc ra trường cũng hok bit
  3. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Bác Thái xém bị làm "chuột bạch" rồi.
  4. gammaV

    gammaV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2009
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    14
    C4 là nhà của khoa Công Nghệ Vật Lộn nhưng mà muốn gặp bác D thì phải xuống C6, ở đó mới là Phòng công nghệ Nano

    Được gammav sửa chữa / chuyển vào 13:49 ngày 29/07/2009
  5. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Không biết bạn có nhầm lẫn gì không?
    Các vật liệu trong thực tế có thể hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ và chuyển hóa thành dạng năng lượng khác (như nhiệt năng). Vật liệu có cấu trúc phân tử ví dụ như vật liệu nano hay còn gọi là microcrystalline chẳng hạn đều có khả năng hấp thụ sóng điện từ vì sự phân bố các phân tử có kích thước lượng tử trên bề mặt chiếm tỷ trọng lớn. Sự hấp thụ chủ yếu xảy ra trên bề mặt vật liệu. Tất nhiên các vật liệu này chỉ có hiệu lực trong những dải tần số nhất định , nó hoàn toàn "không" có hiệu lực cho tất cả các dải tần số.
    Amalgam trong y khoa là hỗn hợp của kim loại gồm thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. vì có mặt kim loại thủy ngân dạng lỏng nên trong ngành bạn gọi là hỗn hống Amalgam.
    Tuy nhiên cũng có thể gọi là hợp kim Amalgam. Tôi dẫn chứng ví dụ sau:
    Dental amalgam alloy
    United States Patent 4427628
    Abstract:
    The present invention relates to low in silver particulate dental amalgam alloys comprising by weight from about 46 to 48% silver, about 23 to 33% tin, about 20 to 28% copper and about 0.5 to 5% indium.
    The dental amalgam alloys of the present invention have been found to be particularly efficacious when incorporated in blends with high silver particulate dental amalgam alloys, said high silver alloys being used in amounts between about 30% and 70% of the total alloy blend

    Như vậy kết luận là tồn tại hợp kim amalgam xài trong kỹ thuật Nha khoa.
    Vậy hợp kim amalgam có thể được sử dụng chế tạo thành vật liệu nano hay không???
    Trả lời Có, đây là minh chứng:
    1. Công trình khoa học của GS, TS. Đỗ Minh Nghiệp - ĐHBKHN
    Đề tài: Phương pháp sản xuất bột hàn răng có cấu trúc nanô tinh thể.
    Số đơn: 2-2006-00017; Số bằng: VN 2-0000663-000; QĐ số: 17073/QĐ-SHTT,
    ngày 06.11.2007; Ngày công bố: 25/12/2007.
    2. Do Minh Nghiep, Cao The Ha, Le Cong Dzuong, Hoang Xuan Trao, Nguyen Van Dzan, Nguyen Van Duc; The rapid solidification effect on phase structure of Ag based amalgam alloys; Book of Abstracts of the 15th European Crystallographic Meeting (ECM-15), Dresden, Sept. 1994, FR MT09 (11) p.657
    3. Do Minh Nghiep, Cao The Ha, Nguyen Van Dzan, Le Cong Dzuong; Phase structure of microcrystalline Ag based amalgam alloys; Book of Abstracts of the Asian Crystallography Association Meeting (AsCA-95), Bangkok Thailand, Nov. 1995, 2P51
    4. Trên thế giới thì có cái này:
    Morphology and electrochemical behavior of Ag?"Cu nano particle-doped amalgams. Của các tác giả Kwok-Hung Chunga, Li-Yin Hsiaob, Yu-Sheng Linb and Jenq-Gong Duh
    Division of Dental Materials Science, Department of Restorative Dentistry, University of Washington, Seattle, WA, USA
    bDepartment of Materials Science and Engineering, National Tsing Hua University, Hsinchu, Taiwan
    Hình thái và hoạt động điện hóa của hợp chất amalgams nano lượng tử Ag-Cu. Bài này rất hay với nội dung nghiên cứu chủ yếu là thêm xúc tác dạng pha Ag-Cu vào hợp chất amalgams, sẽ tăng cường cơ tính chống mài mòn của hợp chất nha khoa này.
  6. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    C6 là ptn vật liệu composite, ptn công nghệ nano ở trong khu SHP trên Thủ Đức. Còn Bác D thuộc bộ môn vật liệu kim loại của khoa CNVL, muốn gặp bác thì cứ lại ptm nhiệt luyện và thiêu kết ở tầng trệt C4. Chúc vui
  7. abtomat47

    abtomat47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    1

    Không biết bạn có nhầm lẫn gì không?
    Các vật liệu trong thực tế có thể hấp thụ năng lượng của bức xạ điện từ và chuyển hóa thành dạng năng lượng khác (như nhiệt năng). Vật liệu có cấu trúc phân tử ví dụ như vật liệu nano hay còn gọi là microcrystalline chẳng hạn đều có khả năng hấp thụ sóng điện từ vì sự phân bố các phân tử có kích thước lượng tử trên bề mặt chiếm tỷ trọng lớn. Sự hấp thụ chủ yếu xảy ra trên bề mặt vật liệu. Tất nhiên các vật liệu này chỉ có hiệu lực trong những dải tần số nhất định , nó hoàn toàn "không" có hiệu lực cho tất cả các dải tần số.
    Amalgam trong y khoa là hỗn hợp của kim loại gồm thủy ngân, bạc, đồng, thiếc. vì có mặt kim loại thủy ngân dạng lỏng nên trong ngành bạn gọi là hỗn hống Amalgam.
    Tuy nhiên cũng có thể gọi là hợp kim Amalgam. Tôi dẫn chứng ví dụ sau:
    Dental amalgam alloy
    United States Patent 4427628
    Abstract:
    The present invention relates to low in silver particulate dental amalgam alloys comprising by weight from about 46 to 48% silver, about 23 to 33% tin, about 20 to 28% copper and about 0.5 to 5% indium.
    The dental amalgam alloys of the present invention have been found to be particularly efficacious when incorporated in blends with high silver particulate dental amalgam alloys, said high silver alloys being used in amounts between about 30% and 70% of the total alloy blend

    Như vậy kết luận là tồn tại hợp kim amalgam xài trong kỹ thuật Nha khoa.
    >>>>Theo định nghĩa của Alloy thì cấu trúc của amalgam không thể gọi là hợp kim được vì trong Amalgam các thành phần kim loại không tan chảy vào nhau để tạo thành một khung tinh thể mới. Từ Amalgam Alloy thì Tây quen miệng dùng từ năm 1800 rồi nhà báo ta dịch ra là "hợp kim amalgam". Tất nhiên dân chuyên ngành thì không ai dùng cụm từ này. Đồng chí cứ vào google gõ cụm từ trên xem được bao nhiêu kết quả
    Vậy hợp kim amalgam có thể được sử dụng chế tạo thành vật liệu nano hay không???
    Trả lời Có, đây là minh chứng:
    1. Công trình khoa học của GS, TS. Đỗ Minh Nghiệp - ĐHBKHN
    Đề tài: Phương pháp sản xuất bột hàn răng có cấu trúc nanô tinh thể.
    Số đơn: 2-2006-00017; Số bằng: VN 2-0000663-000; QĐ số: 17073/QĐ-SHTT,
    >>> có nhiều loại bột hàn răng, bên cạnh amalgam còn có xi măng, composite
    ngày 06.11.2007; Ngày công bố: 25/12/2007.
    2. Do Minh Nghiep, Cao The Ha, Le Cong Dzuong, Hoang Xuan Trao, Nguyen Van Dzan, Nguyen Van Duc; The rapid solidification effect on phase structure of Ag based amalgam alloys; Book of Abstracts of the 15th European Crystallographic Meeting (ECM-15), Dresden, Sept. 1994, FR MT09 (11) p.657
    3. Do Minh Nghiep, Cao The Ha, Nguyen Van Dzan, Le Cong Dzuong; Phase structure of microcrystalline Ag based amalgam alloys; Book of Abstracts of the Asian Crystallography Association Meeting (AsCA-95), Bangkok Thailand, Nov. 1995, 2P51
    4. Trên thế giới thì có cái này:
    Morphology and electrochemical behavior of Ag?"Cu nano particle-doped amalgams. Của các tác giả Kwok-Hung Chunga, Li-Yin Hsiaob, Yu-Sheng Linb and Jenq-Gong Duh
    Division of Dental Materials Science, Department of Restorative Dentistry, University of Washington, Seattle, WA, USA
    bDepartment of Materials Science and Engineering, National Tsing Hua University, Hsinchu, Taiwan
    Hình thái và hoạt động điện hóa của hợp chất amalgams nano lượng tử Ag-Cu. Bài này rất hay với nội dung nghiên cứu chủ yếu là thêm xúc tác dạng pha Ag-Cu vào hợp chất amalgams, sẽ tăng cường cơ tính chống mài mòn của hợp chất nha khoa này.
    >>>Tất nhiên là có thể xem amalgam nha khoa là vật liệu nano nếu tất cả các hạt bạc, đồng, thiếc, kẽm trong amalgam được sản xuất ở kích cỡ nano.{1 phần tỷ mét) . Chuyện này thì khoa học làm được nhưng đồng chí thử hình dung chi phí nó như thế nào.
    Hiện tại thì amalgam thương mại trên thị trường là hổn hợp của nhiều hạt kim loại kích cỡ khác nhau mà hạt nhỏ nhất cũng là 1 micromet. Thực ra hạt càng nhỏ thì độ chịu lực mài mòn càng thấp nên không phải càng nhỏ, càng mịn lại càng tốt trong nha khoa
    Nếu amalgam hấp phụ được sóng ra đa thì cứ pha vào sơn mà quét cần gì phải khổ công mà chế tạo ra cấu trúc mắt côn trùng


  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    dễ gì mà chôm chỉa được hở bác, mà nếu nó có chôm được thì chắc gì nó copy được công nghệ, bác nên nhớ cái này là vật liệu công nghệ cao chứ có phải đồ bán ngoài chợ đâu mà đem về "nhái" lại đuợc bác
    giống như vụ thằng Tàu nó chế tạo máy bay copy theo kiểu Mỹ đó, hình dáng thì....chả giống ai cứ "nửa nạc nửa mỡ" còn chất luợng thì....khỏi phải bàn
    vì vậy bác cứ yên tâm là nó ko có chôm đuợc đâu, trừ khi mình bán công nghệ cho nó...cái này thì em ko biiết
    Được tdbang sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 29/07/2009
  9. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    >>>Tất nhiên là có thể xem amalgam nha khoa là vật liệu nano nếu tất cả các hạt bạc, đồng, thiếc, kẽm trong amalgam được sản xuất ở kích cỡ nano.{1 phần tỷ mét) . Chuyện này thì khoa học làm được nhưng đồng chí thử hình dung chi phí nó như thế nào.
    Hiện tại thì amalgam thương mại trên thị trường là hổn hợp của nhiều hạt kim loại kích cỡ khác nhau mà hạt nhỏ nhất cũng là 1 micromet. Thực ra hạt càng nhỏ thì độ chịu lực mài mòn càng thấp nên không phải càng nhỏ, càng mịn lại càng tốt trong nha khoa
    Nếu amalgam hấp phụ được sóng ra đa thì cứ pha vào sơn mà quét cần gì phải khổ công mà chế tạo ra cấu trúc mắt côn trùng
    "Chủ nghĩa xã hội hay là chết"
    -------------------------------------------------------------------------
    Thứ nhất hấp thụ chứ không phải hấp phụ bạn ạ. Hấp phụ chỉ đúng khi sóng điện từ được thẩm thấu trên bề mặt. Cấu trúc dạng lưới tinh thể nano nhằm mục đích hấp thụ sóng điện từ vào bên trong lòng vật liệu. Tại đó, sóng điện từ bị khúc xạ không đủ khả năng phản xạ và bị biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
    Cấu trúc mắt côn trùng chỉ là cách giải thích cho nhà báo dễ hiểu thôi, bạn tưởng tượng khi đi vào phòng karaoke hay rạp chiếu phim, các bức tường đều được làm xù xì với mục đích hấp thụ sóng âm thanh. Vật liệu hấp thụ sóng điện từ cũng vậy, nó có các cấu trúc theo không gian 3D dạng như sáp ong, với kích thước phân tử cỡ nanometer. Phần lớn các định lý vật lý đều không đúng với cấu trúc đặc biệt này như định luật Ohm, Newton 3...mà nó đúng với các định lý lượng tử.
    Amalgam hay hỗn hống, đó là lý do giải thích tại sao lại chọn hợp chất này thay cho các vật liệu nano khác. Lý do chính yếu nhất theo tôi là nó ở thể lỏng sệt. Nếu tìm thêm được 1 chất có khả năng bám dính và hoạt động bề mặt cao mà không có phản ứng phụ với thành phần hỗn hống thì hoàn toàn có thể phát triển hỗn hợp này dưới dạng sơn quét.
    Ví dụ như sau:
    Indeed, the target element will necessarily be constructed of a composition that will absorb electromagnetic waves. Once absorbed by the target element, these waves will produce magnetic hysteresis and eddy currents resulting in heat energy which will melt or activate the contiguous adhesive material.
    Typically, the target element will be fashioned from metallic materials such as steel, aluminum, copper, nickel or amalgams thereof which have proven utility and are readily available; although, some semi-metallic materials such as carbon and silicon are also known to be suitable for the absorption of electromagnetic waves.
    http://www.patentstorm.us/patents/6007663/description.html
    Tạm dịch
    Thật vậy, phân tử mục tiêu sẽ nhất thiết cần cấu trúc lại thành 1 thành phần có khả năng hấp thu sóng điện từ. Một lần các phân tử mục tiêu hấp thu sóng điện từ, những sóng này sẽ sản sinh ra hiện tượng trễ từ và dòng điện xoáy và sẽ sản sinh ra nhiệt. Hiện tượng này sẽ làm nóng chảy hay kích hoạt các vật liệu có tính bám dính gần kề nhau.
    Thông thường các phân tử mục tiêu là các dạng thức của các vật liệu kim loại như thép, nhôm, đồng, Niken hoặc hỗn hống của chúng mà đã được chứng tỏ tính hữu ích hấp thụ sóng điện từ . Mặc dù vậy, một vài hợp chất như carbon và silicon cũng được biết là thích hợp cho việc hấp thu sóng điện từ.
    Vậy kết luận nhé
    Hỗn hống nha khoa thương mại không thể đưa ngay vào làm feed-in cho công nghệ sản xuất vật liệu hấp thu sóng từ. Ta cần phải sơ chế, lọc bớt một số thành phần không cần thiết và đưa thêm vào một số phụ gia nữa (cái này là bí mật công nghệ). Còn việc chứng minh nó có dạng nano hay không thì tôi đã có nhiều dẫn chứng ở bài viết trên.
    Việc hạt to hay hạt nhỏ đứng về mặt cơ-lý thì đấy là chuyên môn Nha khoa của đồng chí. Về mặt công nghệ hóa học thì người ta chú ý đến yếu tố trọng lượng phân tử nhiều hơn.
    Thôi tôi phải về cái đã, lúc nào rảnh lên tranh luận tiếp
  10. aircraftofbk

    aircraftofbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    nếu nó đơn giản như abtomat nói thì muôn đời thủa chả ai phải làm gì,cứ ngồi chơi,thành tựu nó tự va vào mồm

Chia sẻ trang này