1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VN chế tạo thành công vật liệu 'tàng hình'

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Orbiter, 25/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. abtomat47

    abtomat47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    1.083
    Đã được thích:
    1
    Tui không có ý gì đâu, chỉ muốn là nhà báo khi viết về khoa học cẩn thận với thuật ngữ thôi. Bài viết trên có thể gây ngộ nhận về mặt kiến thức cho độc giả
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Các bác cho hỏi bột Ag trộn chung với C-tube nano để làm gì vậy? Ag dẫn điện, dẫn nhiệt, phản xạ sóng tốt lắm mà?
  3. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Một số thông tin về ứng dụng của vật liệu Nanocarbon
    Tin vui cho ngành công nghệ cao VN: Trung tâm Nghiên cứu thuộc Cơ quan Không gian Mỹ - NASA - đặt tại thung lũng Silicon ở California và Trung tâm R&D thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM ký thỏa thuận hợp tác về việc ứng dụng sản phẩm carbon nano tube do Trung tâm R&D sản xuất vào các lĩnh vực mũi nhọn của NASA.
    Theo đó, NASA sẽ dùng carbon nano tube của VN để sản xuất đầu đọc của kính hiển vi điện tử có độ phân giải nguyên tử (AFM tips). Đây là ứng dụng đầu tiên của công nghệ nano vào việc sản xuất thiết bị khoa học, mang lại siêu lợi nhuận. Nguyên liệu để làm nên một sản phẩm này trị giá khoảng 10 USD, nhưng khi thành phẩm, một AFM tip được đưa ra thị trường có giá bán khoảng 600 USD.
    Bên cạnh đó, NASA đã quyết định hợp tác để triển khai công nghệ phức chất nano (nano composite) của VN vào việc sản xuất vỏ phi thuyền vũ trụ. NASA đã chọn sản phẩm carbon nano tube của VN sản xuất nhờ các tính năng đồng đều, không nhiễm bẩn, giá trị ứng dụng cao và đặc biệt là giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm của Nhật Bản, Trung Quốc... Carbon nano tube được coi là vật liệu trung tâm của thế kỷ, được bán trên thị trường thế giới với giá từ 100.000 USD - 800.000 USD/kg, được Trung tâm R&D sản xuất thành công với số lượng lớn hoàn toàn bằng nguyên liệu và công nghệ trong nước.
    NASA cũng đề nghị hợp tác với Trung tâm R&D trong việc thường xuyên trao đổi, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ nano. Thời gian tới, phía Mỹ sẽ tiến hành việc cấp vốn, nhân lực, thiết bị để cùng Trung tâm R&D lập kế hoạch sản xuất, cho ra đời khoảng 3 tấn nano carbon tube vào cuối năm 2008, phục vụ mục đích chế tạo các sản phẩm của NASA. Theo TS Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Trung tâm R&D, đây là một trong những thỏa thuận hợp tác khoa học có ý nghĩa, nâng tầm ngành công nghệ cao VN khi được một cường quốc về lĩnh vực này đánh giá cao, hợp tác, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
    Theo Báo Người Lao Động
    Áo giáp đẩy đạn bật ra
    Từ trước đến nay, các loại áo khoác chống đạn, áo giáp và tấm chắn chống chất nổ được may bằng những loại vải có chứa nhiều lớp sợi đặc biệt, như Kevlar, Twaron và Dyneema.
    Những phương tiện bảo vệ này có khả năng ngăn đạn xuyên qua bằng cách làm phân tán lực của viên đạn. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn có thể bị những vết bầm tím hoặc, nặng hơn nữa, sẽ bị tổn thương các bộ phận trong cơ thể.
    Giờ đây, các nhà khoa học Úc, thuộc Trung tâm Công nghệ vật liệu cao cấp, trường Đại học Sydney, đã cho ra đời một loại sợi được cấu tạo bằng các ống nano carbon có khả năng chống đạn hiệu quả hơn.
    Áo may bằng loại sợi này không chỉ chống đạn xuyên qua mà còn có khả năng làm lực của viên đạn dội ngược trở lại, mà không hề để lại một dấu vết thương tổn nào ở cơ thể người mặc.
    Theo giáo sư Liangchi Zhang và tiến sĩ Kausala Mylvaganam, tính đàn hồi cao của các ống nano carbon giúp cho người mặc tránh được chấn thương do sự va đập bởi lực của viên đạn.
    Hai ông cho biết: ?oQua nghiên cứu đặc điểm của ống nano carbon trong việc đẩy ngược lực tác động, chúng tôi có thể sản xuất những loại vật liệu chống đạn hữu hiệu hơn các loại vật liệu hiện nay. Khi chạm vào áo may bằng vật liệu mới này, một viên đạn sẽ bị đẩy bật trở ra mà không để lại, hoặc để lại rất ít, những thương tổn cho người mặc?.
    Nhóm nghiên cứu đã sử dụng đạn kim cương với tốc độ bắn từ 1.000 đến 3.500 mét/giây để thử nghiệm sức chịu đựng các ống nano carbon có đường kính chỉ 0,7 nano mét (1 nano mét: 1 phần tỉ mét) và có chiều dài khoảng 7,5 nano mét.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    chà ngành công nghệ cao VN dạo này tiến độ hơi bị "dữ dội" nhể, vừa mới ra vật liệu tàng hình giờ lại tới carbon nano tube NC sản xuất được NASA đặt hàng
    cụng ly cái nào
  5. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Trả lời bác thế này
    Các vật liệu có tính dẫn điện càng kém thì khả năng hấp thụ điện từ càng lớn và ngược lại . Ví dụ thủy tinh cách điện tốt nhưng khả năng hấp thụ sóng điện từ là rất dở (có độ trong suốt cao). Bạc dẫn điện, nhiệt ổn nhưng hấp thu sóng điện từ lại khá.
    Khi sóng điện từ tác dụng vào vật liệu, nó sẽ bị tán xạ và bị biến đổi thành nhiệt năng và sẽ bị hấp thụ bởi Ag. Về lý thuyết thì sóng này sẽ bị triệt tiêu và mất tính năng phản xạ ngược.
    Trường hợp này cũng đúng nếu đối phương dẫn bắn bằng tia lase. Tại 2 môi trường có chiết suất khác nhau như không khí và vật liệu hấp thụ, tia sáng sẽ bị tán sắc trong vật liệu và Bạc sẽ hấp thu phần nhiệt dư thừa.
    Tuy nhiên trong thực tế thì ít khi dùng vật liệu hấp thu sóng điện từ để chống dẫn bắn bằng lase. Môi trường không khí giữa điểm phát lase và mục tiêu mới là yếu tố quan trọng nhất. Ví dụ như không khí nhiều hơi nước, sương mù chẳng hạn sẽ hạn chế cường độ và hướng của tia lase dẫn tới bắn trệch mục tiêu.
  6. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Bọn NASA dùng gốm để bọc vỏ phi thuyền của nó, vậy mình đem bọc đầu đạn Shaddock được kô nhỉ?
  7. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    1. Thứ nhất Amalgam dùng trong y nha khoa là dẫn suất để chế tạo vật liệu nano dựa trên thành phần kim loại, cấu trúc hỗn hợp này.
    2. Amalgam tiếng Anh nó là hỗn hống chỉ chung hỗn hợp kim loại bất kỳ với thủy ngân. Amalgam không phải tên hỗn hợp đặc quyền trong ngành Y khoa, mà nó còn dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nữa.
    Hợp Kim không chỉ đơn thuần là các kim loại nóng chảy kết hợp với nhau để tạo nên khung cấu trúc mới mà còn nhiều dạng HK khác nữa. Ví dụ trong vi.wikipedia định nghĩa như sau:
    Thuật ngữ hợp kim ngày nay mang ý nghĩa rộng hơn so với lúc nó xuất hiện. Trước đây các vật liệu công nghiệp chứa một vài nguyên tố được chế tạo chủ yếu bằng cách nấu chảy. Ngày nay nhiều vật liệu thu được bằng cả các phương pháp khác, chẳng hạn như bằng phương pháp luyện kim bột, bằng con đường khuếch tán; các hợp kim có thể thu được khi hóa bụi bằng plasma trong quá trình kết tinh từ pha hơi trong chân không, khi điện phân. Nên Amalgam hoàn toàn có thể gọi là HK dạng bột, khi các thành phần Ag-Cu-Sn...liên kết chặt chẽ với nhau qua môi chất như silicon hay epoxy chẳng hạn. Trong các tài liệu tiếng Anh họ xài từ Alloy khi đề cập đến Amalgam, không xài từ metallurgy vì lý do như trên.
    3. Vật liệu thông minh nôm na là loại vật liệu có thể thay đổi tính năng lý tính hay hóa tính theo sự thay đổi của môi trường. Vật liệu ?othông minh? là những vật liệu có tính năng cao, cho phép chế tạo ra các loại vũ khí, khí tài được điều khiển chính xác và có khả năng ?otàng hình? trước các phương tiện trinh sát, phát hiện của đối phương.
    Vật liệu chế tạo từ nguyên liệu cơ sở ban đầu Amalgam có khả năng tàng hình thì cũng có thể gọi là thông minh được. Nói chung "thông minh" là một khái niệm mở và không có tiêu chí cố định.
  8. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Bác âm mưu dìm phát mình từ trong trứng nước, tội rất nặng.
    Lỡ cơ quan bác có tiêu cực gì, bên KH-CN ko sơn cho ít sơn "tàng hình" thì bác chết.
  9. aircraftofbk

    aircraftofbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2008
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    ___________________
    Cnano tube đã đc chế tạo từ lâu rồi bạn ơi,hồi đó mình đọc báo ND thì phải,bài báo trên đây cũgn là báo cũ mà
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    He he, nghe bác nói vậy thì biết vậy!
    Hồi giờ nhà em cứ nghĩ mấy lão GSTS tẩm bạc nguyên tử vào cấu trúc nano-tube làm cái gì cơ chứ!

Chia sẻ trang này