1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ý tưởng làm bể nước trên mái nhà

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi A_ZIZOU, 27/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    Ý tưởng làm bể nước trên mái nhà

    Đang nghiên cứu và tìm hiểu đến giải pháp này bởi về mặt ý tưởng nó có thể ứng dụng khá tốt để phục vụ việc tiếp kiệm nước khá nhiều, cũng như chống nóng, Lại gặp ngay bài viết này, nhất là cái thời điểm tháng này khốn khổ vì cái mái nhà. Đặc biệt phong trào " Green Building" đang lên.

    anh em thấy nó thể nào nhỉ ?


    Chống ngập cho TP.HCM bằng ?obể treo?

    TT - Chỉ cần mỗi gia đình chống nóng cho nhà (mái bằng, chung cư) bằng cách làm ?obể treo? chứa nước mưa thì hiệu quả thật bất ngờ, TP hết úng ngập vì mưa. Một SV ở Hà Nội chỉ mới vào TP.HCM cách đây năm năm đã nghĩ ra ý tưởng này.



    SV Đỗ Hoàng Giang - Ảnh tư liệu
    Ý tưởng táo bạo này của Đỗ Hoàng Giang (SV năm 3 khoa kỹ thuật tài nguyên nước ĐH Thủy lợi Hà Nội) gây được sự chú ý đặc biệt với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đào Xuân Học - phó trưởng ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương. Đặc biệt hơn, theo Thứ trưởng Học (nguyên hiệu trưởng ĐH Thủy lợi Hà Nội), các chuyên gia Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới rất quan tâm và hứa sẽ tìm nguồn kinh phí đầu tư xây dựng ý tưởng này thành đề án, thí điểm ở một địa bàn TP.HCM trong thời gian sớm nhất?

    Ý tưởng sau những trận mưa?

    Tại sao không hứng nước mưa, giữ nước lại vừa hạn chế ngập lụt, lại có thể sử dụng vào những việc thích hợp là câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu chàng SV thủy lợi này. Và có lẽ những lúc nằm vắt tay lên trán nhìn lên mái nhà mà trong đầu Giang lóe ra ý tưởng: làm bể treo, thay chống nóng cho mái nhà bằng cách làm bể chứa nước thì đem lại lợi ích cao không những giảm ngập cho TP.HCM, mà còn sử dụng được lượng nước mưa khổng lồ đang bỏ phí vào phục vụ đời sống hằng ngày như xả bồn cầu, tưới cây, rửa xe, chống nóng...

    Đỗ Hoàng Giang giãi bày ý tưởng của mình: nếu mỗi gia đình (có nhà mái bằng) bỏ phần chống nóng trên mái, sau đó quét sơn chống thấm tạo bể chứa nước mưa với chiều cao 15-20cm thì chúng ta có thể đạt được các mục tiêu như vừa giảm lưu lượng nước cần tiêu cho thành phố, vừa tiết kiệm được nước sạch dùng cho nhà vệ sinh hoặc tưới cây, rửa xe, vừa giúp chống nóng khá hiệu quả cho ngôi nhà của mình.

    Giang cho biết về chi phí làm bể chứa nước chỉ mất 3-4 triệu đồng/nhà 30-40m2, có khi bằng hoặc thấp hơn chi phí làm chống nóng bằng gạch thông thường. Về kỹ thuật, tải trọng cho ngôi nhà: hiện nay người dân xây lớp chống nóng bằng cách đặt 1-2 lớp gạch rỗng hoặc gạch xây nghiêng và cách nhau 20cm rồi lát gạch lên. Nếu xây dựng bể chứa trên mái nhà với chiều cao bể 15-20cm thì tải trọng so với hai cách thức xây lớp chống nóng là như nhau. Giang hi vọng: ?oNếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý chắc rằng người dân TP.HCM sẽ đồng tình và vấn đề ngập úng do mưa của thành phố sẽ không xảy ra, tiết kiệm được nước sạch và chúng ta có thể hạn chế mở rộng các cống rãnh hiện có, tránh được các ?olô cốt? gây tắc đường như hiện nay?.

    Sẽ thí điểm triển khai sớm

    Ông Đào Xuân Học khẳng định đây là ?oý tưởng hay, một phương án rất rẻ tiền, dễ thực hiện và hiệu quả có thể cao bất ngờ?. Ông Học cho biết sẽ lưu ý ý tưởng này và khi bố trí được nguồn vốn, sẽ giúp ý tưởng của Đỗ Hoàng Giang thành đề án và sớm triển khai thí điểm để đối chiếu, so sánh kết quả, sau đó sẽ triển khai rộng.

    Ông Học tính toán: TP.HCM có hàng trăm ngàn ngôi nhà và theo tính toán của tác giả ý tưởng là khoảng 500.000 ngôi nhà ở khu vực thành thị. Nếu mỗi gia đình (có nhà mái bằng) bỏ phần chống nóng trên mái, sau đó quét sơn chống thấm tạo bể chứa nước mưa với chiều cao 15-20cm, chi phí 3-4 triệu đồng/nhà thì toàn thành phố cũng chỉ mất chưa đến 2.000 tỉ đồng (thấp hơn rất nhiều so với các dự án thoát nước đã, đang triển khai).

    Thạc sĩ Hồ Long Phi cho rằng ý tưởng của sinh viên Đỗ Hoàng Giang là một trong những giải pháp ?omềm? chống ngập. Đây cũng là cách tăng không gian cho nước và có hiệu quả trong việc chống ngập nước tại các đô thị như tại TP.HCM.

    ĐỨC BÌNH - MINH QUANG - Q.KHẢ

    theo TTO http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=327733&ChannelID=7
  2. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    tiếp tục có một số ý kiến về việc này
    Chống ngập cho TP.HCM bằng ?obể treo?
    TT - Chỉ cần mỗi gia đình chống nóng cho nhà (mái bằng, chung cư) bằng cách làm ?obể treo? chứa nước mưa thì hiệu quả thật bất ngờ, TP hết úng ngập vì mưa. Một SV ở Hà Nội chỉ mới vào TP.HCM cách đây năm năm đã nghĩ ra ý tưởng này.
    SV Đỗ Hoàng Giang - Ảnh tư liệu
    Ý tưởng táo bạo này của Đỗ Hoàng Giang (SV năm 3 khoa kỹ thuật tài nguyên nước ĐH Thủy lợi Hà Nội) gây được sự chú ý đặc biệt với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đào Xuân Học - phó trưởng ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương. Đặc biệt hơn, theo Thứ trưởng Học (nguyên hiệu trưởng ĐH Thủy lợi Hà Nội), các chuyên gia Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới rất quan tâm và hứa sẽ tìm nguồn kinh phí đầu tư xây dựng ý tưởng này thành đề án, thí điểm ở một địa bàn TP.HCM trong thời gian sớm nhất?
    Ý tưởng sau những trận mưa?
    Tại sao không hứng nước mưa, giữ nước lại vừa hạn chế ngập lụt, lại có thể sử dụng vào những việc thích hợp là câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu chàng SV thủy lợi này. Và có lẽ những lúc nằm vắt tay lên trán nhìn lên mái nhà mà trong đầu Giang lóe ra ý tưởng: làm bể treo, thay chống nóng cho mái nhà bằng cách làm bể chứa nước thì đem lại lợi ích cao không những giảm ngập cho TP.HCM, mà còn sử dụng được lượng nước mưa khổng lồ đang bỏ phí vào phục vụ đời sống hằng ngày như xả bồn cầu, tưới cây, rửa xe, chống nóng...
    Đỗ Hoàng Giang giãi bày ý tưởng của mình: nếu mỗi gia đình (có nhà mái bằng) bỏ phần chống nóng trên mái, sau đó quét sơn chống thấm tạo bể chứa nước mưa với chiều cao 15-20cm thì chúng ta có thể đạt được các mục tiêu như vừa giảm lưu lượng nước cần tiêu cho thành phố, vừa tiết kiệm được nước sạch dùng cho nhà vệ sinh hoặc tưới cây, rửa xe, vừa giúp chống nóng khá hiệu quả cho ngôi nhà của mình.
    Giang cho biết về chi phí làm bể chứa nước chỉ mất 3-4 triệu đồng/nhà 30-40m2, có khi bằng hoặc thấp hơn chi phí làm chống nóng bằng gạch thông thường. Về kỹ thuật, tải trọng cho ngôi nhà: hiện nay người dân xây lớp chống nóng bằng cách đặt 1-2 lớp gạch rỗng hoặc gạch xây nghiêng và cách nhau 20cm rồi lát gạch lên. Nếu xây dựng bể chứa trên mái nhà với chiều cao bể 15-20cm thì tải trọng so với hai cách thức xây lớp chống nóng là như nhau. Giang hi vọng: ?oNếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý chắc rằng người dân TP.HCM sẽ đồng tình và vấn đề ngập úng do mưa của thành phố sẽ không xảy ra, tiết kiệm được nước sạch và chúng ta có thể hạn chế mở rộng các cống rãnh hiện có, tránh được các ?olô cốt? gây tắc đường như hiện nay?.
    Sẽ thí điểm triển khai sớm
    Ông Đào Xuân Học khẳng định đây là ?oý tưởng hay, một phương án rất rẻ tiền, dễ thực hiện và hiệu quả có thể cao bất ngờ?. Ông Học cho biết sẽ lưu ý ý tưởng này và khi bố trí được nguồn vốn, sẽ giúp ý tưởng của Đỗ Hoàng Giang thành đề án và sớm triển khai thí điểm để đối chiếu, so sánh kết quả, sau đó sẽ triển khai rộng.
    Ông Học tính toán: TP.HCM có hàng trăm ngàn ngôi nhà và theo tính toán của tác giả ý tưởng là khoảng 500.000 ngôi nhà ở khu vực thành thị. Nếu mỗi gia đình (có nhà mái bằng) bỏ phần chống nóng trên mái, sau đó quét sơn chống thấm tạo bể chứa nước mưa với chiều cao 15-20cm, chi phí 3-4 triệu đồng/nhà thì toàn thành phố cũng chỉ mất chưa đến 2.000 tỉ đồng (thấp hơn rất nhiều so với các dự án thoát nước đã, đang triển khai).
    Thạc sĩ Hồ Long Phi cho rằng ý tưởng của sinh viên Đỗ Hoàng Giang là một trong những giải pháp ?omềm? chống ngập. Đây cũng là cách tăng không gian cho nước và có hiệu quả trong việc chống ngập nước tại các đô thị như tại TP.HCM.
    ĐỨC BÌNH - MINH QUANG - Q.KHẢ
    theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=327733&ChannelID=7
  3. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    bla bla bla..... góp phần làm nhiệt độ trái đất tăng cao do hiệu ứng nhà kính "nhờ" ánh sáng mặt trời phản xạ từ lớp nước này ===> trầm trọng thêm hiện tượng đảo nhiệt đô thị.
  4. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    nho tay relpy lai bai cu
    Được A_ZIZOU sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 27/07/2009
  5. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Phát cho mỗi nhà 1 cái thùng phi có khe rỉ nhỏ dưới đáy.
    Ý tưởng cũ người mới ta thôi, chém gió tốt. Cần cân nhắc cho khả thi.
  6. riviera

    riviera Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2007
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Nếu suy nghĩ đơn giản như bạn SV này thì đâu có gì là ý tưởng mới, mà cần phải quan tâm đặc biệt ... Mà ông thứ trưởng cũng đánh giá cao ...
    Khi đổ mái bằng nếu như bạn SV nghĩ, thì đỡ quá đi, láng xi măng xong, rồi bịt luôn ống thoát nước mưa là có cái bể, đỡ phải chống nóng ..nếu thế thì các bác thợ xây đã nghĩ ra từ lâu rồi. Vấn đề không phải ở đó. Ngay cả khi xây 1 cái bể nước trên mái (là chuyện thường gặp trên mái nhà) đáy bể phải là 1 tấm đan bê tông hoàn toàn cách biệt với mái. Vì sao phải thế, vấn đề là ở đó.

    [​IMG]
    Được riviera sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 28/07/2009
  7. haohaoarch

    haohaoarch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Đúng là Cậu SV lãng mạn rởm lại gặp ông thứ trưởng dở ăn người!
    Cứ tưởng tượng tất cả các ngôi nhà ngất nghểu đội cái chậu nước trên mái mà tý nữa thì ngất!
    -ngoài vấn đề mỹ quan cứ 1m2 mái nhận thêm khoảng 250kg (nước+ kết cấu bể) thì tính lại kết cấu hết,
    - Nước chứa chỗ nào mà chẳng là nước..theo ý này mỗi nhà cứ đón đủ nước mái..chứa vào bể ngầm cho rồi...100m2 nhà = 20m3 bể!!! mưa hai trận >200mm vẫn tràn như thường,
    Mấy ông QH lấp hết hồ điều hòa bán rồi, Hạ tầng thoát nước thì kém bây giờ lại tính chuyện xui dân đội nước lên đầu!
    Được haohaoarch sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 31/07/2009
  8. riviera

    riviera Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2007
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Biết đâu lại sắp có 1 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, hay cấp bộ gì đó sắp ra đời.
  9. map1

    map1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Cái ý tưởng này chả có cái quái gì mới sất, thằng Nhật nó chỉ làm cái trò này trên nóc nhà vệ sinh công cộng, nóc buildings phải để trồng hoa, bố trí waterscape, nằm thư giãn, chứ bố trí cả cái bể đó thì hóng mát ở chỗ nào. Bà con làm ơn đọc cái quyển 101 cách sử dụng nước mưa đã được dịch ra tiếng Việt từ hồi tám hoánh nào rồi để xem thằng Nhật nó còn làm được những gì. Làm ơn gu gồ mấy từ sau để xem Tây nó làm được đến đâu: Green Roof, Water Sensitive Urban Design, Urban Best Management Practice.
    Tớ có mấy cái ấn tượng không hay với mấy quan chức bộ Nông chẳng bao giờ chịu động não hay mở mắt ra như cái vụ ầm lên chuyện anh Ba Tâm với cái máy cắt lúa cải tiến. Mịa, bọn Trung Quốc thương mại hóa cái máy cắt lúa cải tiến từ cái máy cắt cỏ từ những năm đầu 90 thế kỷ trước, bán cả bộ com lê từ máy tới đĩa VCD hướng dẫn và giờ chúng nó cũng giải tán cái món đó từ lâu rồi, thay bằng máy gặt đập liên hợp. Thế mà mãi tới năm 2003 (chả biết tớ nhớ còn chính xác không), bộ Nông mới sai chánh văn phòng đến tận nhà anh Ba Tâm trao cái bằng khen và rồi truyền thông đại chúng be rầm lên như thể vịt sắp lên sao Hỏa.
    Giờ lại đến bác Học thứ trưởng khen rít lưỡi?. Chắc bác ấy chỉ dùng internet đọc ba cái vụ cưới giết híp hoặc có ra nước ngoài chỉ mải tham chứ quan được gì.
    Tớ khen cái cậu SV kia biết đọc (hoặc tự nghĩ ra) cái món đó thì ít nhưng đứng dậy lên tiếng thì nhiều. Mấy tay kĩ sư trong nhóm tớ thạo từ thiết kế concept cho đến lập construction drawings theo các yêu cầu của WSUD và đương nhiên có cả món Green Roof dưng các quan vịt chưa cho thông: quy trình, tiêu chuẩn nào của VN cho phép anh dùng mấy cái thứ đó? Đã được Vụ Khoa học thông qua chưa (biết cái mịa gì mà thông)? Chịu ngắc, giải tán luôn, lối cũ ta về cho nó lành.
    @tranviet (hoặc fake tranviet) ??? cái gì mà phản xạ với cả đảo nhiệt?. thôi chán chả muốn nói nữa
  10. fantasy_xy

    fantasy_xy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    lỗi ko phải tại thằng sinh viên , mà lỗi tại ông thứ trưởng

Chia sẻ trang này