1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác phẩm nào của Việt Nam có thể coi là sánh ngang với tứ đại kỳ thư của Trung Quốc

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi nguyenvietxuan, 28/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duxeben

    duxeben Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    đó là tính kế thừa, giao lưu kết hợp gọi tắt là giao hợp
    cũng như Tây Du Ký cũng lấy hình tượng từ khỉ hanuman trong...
    cũng như bác học (hình như Newton) là ".... đứng trên vai người khổng lồ..."
  2. nambeo1155

    nambeo1155 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    1
    Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
    Ở đây có ái biết bộ Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không, nó được đánh giá với tầm thế giới chứ so với Khựa không đã là gì
  3. nambeo1155

    nambeo1155 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    1
    Ai thích hỏi sử thì pm nhá, ở nhà ông già có cả tủ sách luôn. Cái tên Nam béo cũng từ sự yêu thích lịch sử của ông ấy mà ra
    Dân ta phải biết sử ta
    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
    Kể năm hơn bốn nghìn năm,
    Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà.
    Hồng Bàng là Tổ nước ta.
    Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.
    Thiếu niên ta rất vẻ vang
    Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời,
    Tuổi tuy chưa đến chín mười
    Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
    An Dương Vương thế Hùng Vương,
    Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
    Nước tàu cậy thế đông người,
    Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam,
    Quân Tàu nhiều kẻ tham lam.
    Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
    Hai Bà Trưng có đại tại,
    Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
    Ra tay khôi phục giang san,
    Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta.
    Tỉnh Thanh Hoá có một bà,
    Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi,
    Tài năng dũng cảm hơn người,
    Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương.
    Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
    Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời,
    Kể gần sáu trăm năm giời,
    Ta không đoàn kết bị người tính thôn
    Anh hùng thay ông Lý Bôn,
    Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người,
    Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài.
    Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền.
    Vì Lý Phật Tử ngu hèn,
    Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta.
    Thương dân cực khổ xót xa,
    Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu,
    Vì dân đoàn kết chưa sâu,
    Cho nên thất bại trước sau mấy lần.
    Ngô Quyền quê ở Đường Lâm,
    Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.
    Đến hồi Thập nhị sứ quân
    Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn.
    Động Hoa Lư có Tiên Hoàng,
    Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh.
    Ra tài kiến thiết kinh dinh,
    Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời.
    Lê Đại Hành nối lên ngôi.
    Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành
    Vì con bạo ngược hoành hành,
    Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương.
    Công Uẩn là kẻ phi thường,
    Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.
    Mở mang văn hoá nước nhà,
    Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.
    Lý Thường Kiệt là hiền thần,
    Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.
    Tuổi già phỉ chí công danh,
    Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
    Họ Lý truyền được chín đời,
    Hai trăm mười sáu năm giời thì tan.
    Nhà Trần thống trị giang san,
    Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài,
    Quân Nguyên binh giỏi tướng tài:
    Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu,
    Tung hoành chiếm nửa Âu châu,
    Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la,
    Lăm le muốn chiếm nước ta,
    Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ,
    Hải quân theo bể kéo đi,
    Hai đường vây kín BẮc Kỳ như nêm
    Dân ta nào có chịu hèn,
    Đồng tâm, hợp lực mấy phen đuổi Tàu.
    Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu,
    Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang,
    Mênh mông một giải Bạch Đằng,
    Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh,
    Hai lần đại phá Nguyên binh,
    Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời.
    Quốc Toản là tre có tài,
    Mới mười sau tuổi ra oai trận tiền,
    Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,
    Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung.
    Thật là một đấng anh hùng,
    Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.
    Đời Trần văn giỏi võ nhiều,
    Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh.
    Mười hai đời được hiển vinh,
    Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi.
    Cho con nhà Hồ Quý Ly,
    Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
    Tình hình trong nước không yên,
    Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
    Bao nhiêu của cải trân châu,
    Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
    Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
    Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
    Mấy phen sông Nhị núi Lam,
    Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
    Kìa Tuý Động nọ Chi Lăng,
    Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
    Mười năm sự nghiệp hoàn thành,
    Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
    Vì dân hăng hái kết đoàn,
    Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
    Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
    Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
    Trăm năm truyền đến cung hoàng,
    Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi
    Bấy giờ trong nước lôi thôi,
    Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
    Bảy mươi năm nạn can qua
    Cuối đời mười sáu mạc đà suy vi.
    Từ đời mười sáu trở đi,
    Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu
    Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
    Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
    Dân gian có kẻ anh hùng,
    Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,
    Đóng đô ở đất Quy Nhơn,
    Đánh tan Trịnh, Nguyễn, cứu đảo huyền
    Nhà Lê cũng bị mất quyền,
    Ba trăm sáu chục năm truyền vị vưong.
    Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
    Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu,
    Ông đà chí cả mưu cao,
    Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
    Cho nên Tàu dẫu làm hung,
    Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.
    Tướng Tây Sơn có một bà,
    Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân,
    Tay bà thống đốc ba quân,
    Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.
    Gia Long lại dấy can qua,
    Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
    Tự mình đã chẳng có tài,
    Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây.
    Nay ta mất nước thế này,
    Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
    Khác gì cõng rắn cắn gà,
    Rước voi dẫy mả, thiệt là ngu si.
    Từ năm Tân Hợi trở đi,
    Tây đà gây chuyện thị phi với mình.
    Vậy mà vua chúa triều đình,
    Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan.
    Nay ta nước mất nhà tan
    Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.
    Năm Tự Đức thập nhất niên
    Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.
    Hăm lăm năm sau trận này,
    Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan,
    Ngàn năm gấm vóc giang san,
    Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!
    Tội kia càng đắp càng đầy,
    Sự tình càng nghĩa càng cay đắng lòng.
    Nước ta nhiều kẻ tôi trung,
    Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.
    Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương
    Cùng thành còn mất làm gương để đời.
    Nước ta bị Pháp cướp rồi,
    Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng;
    Trung kỳ đảng Phan Đình Phùng
    Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương.
    Mấy năm ra sức Cần Vương
    Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên,
    Giang san độc lập một miền,
    Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành.
    Anh em khố đỏ, khố xanh,
    Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa,
    Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa,
    Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn.
    Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An
    Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu.
    Nam Kỳ im lặng đã lâu,
    Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây.
    Bắc Sơn đó, Đô Lương đây!
    Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn.
    Xét trong lịch sử Việt Nam,
    Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng.
    Nhiều phen đánh bắc dẹp đông,
    Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.
    [/hl]Ngày nay đến nỗi nghèo hèn,
    Vì ta chỉ biết lo yên một mình.[/hl]
    Để người đè nén, xem khinh,
    Để người bóc lột ra tình tôi ngươi!
    Bây giờ Pháp mất nước rồi,
    Không đủ sức, không đủ người trị ta.
    Giặc Nhật Bản thì mới qua,
    Cái nền thống trị chưa ra mối mành.
    Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh,
    Khắp nơi có cuộc chiến tranh rẫy rà.
    Ấy là dịp tốt cho ta,
    Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.
    Người chúng ít, người mình đông
    Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên.
    Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!
    Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
    Bất kỳ lam lũ, nghèo giàu,
    Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.
    Người giúp sức, kẻ giúp tiền,
    Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta.
    Trên vì nước, dưới vì nhà,
    Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.
    Chung ta có hội *********
    Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
    Mai sau sự nghiệp hoàn thành,
    Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
    Dân ta xin nhớ chữ đồng:
    Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!
  4. tokalep

    tokalep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục không hiểu đúng TV. Mình dẫn ra như thế để cho bạn thấy viết bằng thơ không phải cái hay duy nhất của Kiều. Rất nhiều tác phẩm viết bằng thơ đọc rất lâm li như Cung oán ngâm khúc hay Chinh phụ ngâm khúc sao không sánh nổi được với Kiều.
    Các bạn cho là nội dung của Kiều không đặc sắc. Vậy các bạn yêu cầu nó phải sao? Kịch tính như Sê-lốc Hôm? Lãng mạn như Cuốn theo chiều gió? Các bạn có đặt nó vào thời kì lịch sử nó ra đời chưa.Bạn có biết được tính quy phạm của XHPK nó ra sao không? Một người đã dũng cảm thể hiện sự bứt khỏi những quy phạm ấy, một người khao khát tự do và đã thể hiện khát vọng tự do đạt đến đỉnh cao trong tác phẩm của mình các bạn còn đòi gì nữa.
    Có bạn cho rằng số phận cô Kiều giống các cô **** hiện giờ, chả có gì đặc sắc.Điều đó lại chính chứng minh cho cái hay của Kiều.Chắc các bạn đều biết đến cặp phạm trù chung - riêng.Kiều vừa đứng trên số phận riêng của 1 cô gái vừa khái quát được số phận cả một lớp người từ xa xưa cho đến mãi về sau vậy còn đòi hỏi gì nữa?Chẳng phải sau gần 3 thế kỉ nó vẫn là tiếng nói có thể đại diện cho cả một kiếp người ê chề đắng cay ngày nay sao?
    Mình sẽ tiếp tục phản biện để các bạn thấy vì các bạn không hiểu Kiều nên mới chê bai này nọ.Nếu các bạn thực sự hiểu bạn sẽ thấy Kiều đúng là kiệt tác của dân tộc này.
  5. jumanji712

    jumanji712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2008
    Bài viết:
    1.009
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, biết là khi đưa ra quan điểm này, thể nào cũng sẽ bị phản đối dữ dội.
    Thứ nhất và cũng là quan trọng nhất, mời các bác đọc kỹ lại bài của em. Em có nói 1 chút nào về việc chê truyện Kiều không hay hay không? Đề nghị bác tolakep rút lại lời nói (ám chỉ) về em là font văn học kém và nào là phủ nhận giá trị của dân tộc, rồi ăn nói thiếu suy nghĩ... Ngược lại, em đề nghị (các) bác nên suy nghĩ kỹ trước khi ăn nói, và nên đọc kỹ bài người khác để phản biện thay vì bịa ra những điều mà em không phát ngôn rồi cứ thế mà thao thao bất tuyệt.
    Thứ 2, đề nghị bác tolakep giải thích cho em về cái từ ''font" trong cụm từ "font văn học" kia. Bác (cũng như rất nhiều người khác, tất nhiên có cả em) tự hào về các giá trị của dân tộc phải không? Trong đó tiếng Việt là một trong những nét nổi bật nhất đấy. Vậy mà thay vì dùng một từ thuần Việt thì bác lại dùng cái từ "font" kia. Xin lỗi bác em dốt ngoại ngữ, không biết cái "font" kia nó là tiếng nước nào? Nghĩa là gì? Lại càng không hiểu "font văn học" nó là cái gì??
    Thứ 3, đến lượt tomcat007 đưa ra quan điểm tự tôn dân tộc một cách thái quá. Như thế nào gọi là vượt xa các tác phẩm trên của Trung Quốc? Khi so sánh 2 sự vật sự việc với nhau thì nó phải dựa trên 1 tiêu chí nào đó, và nó phải cùng thuộc về 1 phạm trù nào đó. Không thể so sánh xem Maradona hay Pele đá bóng ai hay hơn ai? 4 truyện trên của Trung Quốc nó hay ở cái "tầm", ở cái quy mô đồ sộ, hệ thống nhân vật, tình tiết, tư tưởng,... nó phản ánh hiện thực của xã hội Trung Quốc thời đó, rồi nó nêu lên khát vọng của người dân,... Cái hay của truyện Kiều là ở thể lục bát, là ở sự phát huy cao độ cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, ở ngôn từ trau chuốt mượt mà, ở hàng loạt biện pháp tu từ... Do đó, không thể so sánh xem cái nào "hay" hơn cái nào, dĩ nhiên càng không thể nói truyện Kiều vượt xa 4 tác phẩm kia, cũng như không thể nói như votma là Việt Nam chả có cái nào so sánh được với tứ đại kỳ thư. Ngoài ra, bác (không biết là gõ nhầm hay sai chính tả) ở từ "cốt chuyện" kia kìa. Phải là "cốt truyện" nhé .
    Thứ 4, em nghĩ bác tomcat007 cũng nên động não một chút đi. Bác so sánh xã hội thời bây giờ với xã hội thời đó, để rồi nêu ra cái lý do bỏ tù, *********,... bác có thấy nó quá khập khiễng không? Nguyễn Du ca ngợi Từ Hải, nhưng rồi cuối cùng có để Từ Hải đại công cáo thành không, hay là phải chết đứng trong đau đớn? Cũng như Tôn Ngộ Không có đại náo thiên cung đến mấy đi nữa rồi cuối cùng cũng không thoát khỏi bàn tay Phật tổ. Đây chính là hạn chế của tư tưởng thời đó.
    Bác votma nói ai tự ty? Tự ty về cái gì? Nếu bác nói về cái đoạn sau của em thì bác hiểu lầm ý em rồi. Nếu (lại nếu) bác thật sự đọc kỹ bài em thì sẽ thấy em đã tách hẳn xuống dòng, và nhất là cái câu cuối cùng. Em đang nhân chuyện này để đá sang 1 chuyện khác, cái chuyện nóng hổi ngoài khơi kia kìa .
    Hay bác ám chỉ Nguyễn Du tự ty đến nỗi đi mượn cốt truyện Tàu về để phóng tác thành truyện Kiều đấy ?
    Cuối cùng, quan điểm đưa ra của em, nói rõ kẻo lại có người xiên xẹo là em không thích truyện Kiều. Lý do: Thứ nhất là tại sao không thể sáng tác cốt truyện mới mà lại phải đi mượn bên Tàu? Thứ 2 là Kiều, xét trong bối cảnh phong kiến thời đó (em nhấn mạnh đến câu này, để khỏi lo sau này có người xiên xẹo là tư tưởng cổ hủ, mới cũ thế này thế nọ), với việc hết đi yêu người này đến thề non hẹn biển, trao thân gửi phận với người khác thì phải dùng một từ là "đĩ".
    PS: @Nambeo: Binh thư yếu lược thất truyền từ lâu lắm rồi .
  6. tokalep

    tokalep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Thay vì bắt lỗi diễn đạt hãy phản biện lại những điều mình nêu ra để việc tranh luận có ý nghĩa.Mình đã nói rõ ràng mình sẽ phản biện những quan điểm sai trong ý kiến của bạn.Mình thừa nhận mình sai khi mình dùng từ font - một từ không có trong từ điển Tiếng Việt.
    Tiếp tục việc bạn đưa ra từ ''''''''đĩ'''''''' để nói về Kiều. Đây là một quan điểm không mới các nhà nho từ xưa cũng đầy người nghĩ như bạn.Nên mới có câu:
    Đàn ông chớ kể Phan Trần
    Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều
    Động cơ của Kiều khi lấy Thúc Sinh rồi Từ Hải là để thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp.Dù biết việc mình làm chẳng phải danh giá gì nhưng giữa hai cái nhơ nhớp Kiều đã chọn cái ít nhơ nhớp hơn.Đó chính là khát vọng tự do, khát vọng được sống một cuộc đời tốt hơn.Nó không dừng ở khát vọng mà còn được chuyển hóa thành hành động ngay khi có điều kiện.Điều đó là xấu hay tốt?
    Một kẻ chỉ bị gọi là đĩ khi kẻ đó là kẻ lẳng lơ, kẻ tự mình bán thân vì những mục đích tầm thường (vật chất chẳng hạn), kể không biết coi trọng danh dự nhân phẩm của mình. Kiều có đáng bị như vậy không?
    Được tokalep sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 29/07/2009
  7. gwens83

    gwens83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    4.549
    Đã được thích:
    2
    Đất là nơi anh đến trường
    Nước là nơi em tắm
    Đất nước là nơi ta hò hẹn
    Đất là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
    Thế này mà khô á
  8. NCD

    NCD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    7.059
    Đã được thích:
    1
    Nhà mình còn cuốn "Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du, đọc đúng kiểu tiểu thuyết chương hồi như Tam Quốc diễn nghĩa, tuy lối hành văn không phóng đại bằng. Nhưng nếu dựng thành phim lịch sử thì cũng rất hay, chỉ cần khai thác vài chương hồi + 1 đạo diễn giỏi là có thể thành một phim cổ trang hoành tráng rồi.
    Ngoài ra còn có cái gia phả ghi lại cuộc đời và thân thế của ông Tổ (Nguyễn Xí) đọc cũng ly kỳ và hấp dẫn phết, không kém gì những nhân vật được miêu tả trong Sử kí Tư Mã Thiên (xin lỗi vì so sánh hơi khập khiễng, nhưng vì Đại Việt sử ký toàn thư không đi chi tiết vào nhân vật)
    Nói chung để đến tầm Đại kỳ thư thì chưa tới cả về văn phong, độ hoành tráng và tầm ảnh hưởng, nhưng để có thể liệt kê thành các trác tuyệt thì cũng xứng đáng lắm.
    PS: Không động gì đến thơ ca nhé vì 4 đại kỳ thư của khựa cũng chỉ là tiểu thuyết.
  9. Guests46

    Guests46 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/08/2008
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Dân toán mà cũng thơ văn gớm. Nhưng không thể lấy vài câu tạm được để đánh giả cả bài được
  10. Guests46

    Guests46 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/08/2008
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Film đêm hội long trì đấy thôi. Quả thực VN còn thiếu những chất liệu như thế để làm phim cũng như để lưu truyền lịch sử. Đọc lịch sử qua những tác phẩm như vậy hay hơn nhiều là những con số và con chữ khô khan
    Về mặt tiểu thuyết cổ điển thì VN chả có tiểu thuyết nào để lấy ra mà so sánh, ngay cả gần đây cũng chẳng có

Chia sẻ trang này