1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ thuật, chúng ta cùng thảo luận nhé.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Chu_lun_thu_007, 18/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chu_lun_thu_007

    Chu_lun_thu_007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Võ thuật, chúng ta cùng thảo luận nhé.

    Ổ đây chúng ta hãy cùng nhau đưa ra một số vấn đề và cùng nhau thảo luận nhé

    +Theo các bạn thì để đạt được hiệu quả cao thì đòn đánh phải hội tụ những yếu tố gì?
    +Theo các bạn thì chiến thuật trong võ thuật có là yếu tố cực kì quan trọng quyết định thắng lợi khi giao đấu hay không?

    Chuyên gia quậy phá
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Theo quan điểm của mình thì khi giao đấu thì việc đòn đánh đủ nhanh để tới đích trước đối phương là rất quan trọng rồi mới tính đến sức mạnh, điểm va chạm. Muốn nhanh thì ta phải thả lỏng được cơ thể để nội kình có thể thông suốt toàn thân , muốn mạnh cần phải biết kết hợp toàn bộ sức mạnh cơ thể , muốn hạ gục nhanh cần chọn điểm đánh là chỗ nhược của cơ thể (chỗ yếu dễ bị tổn thương ) .
    Trong thi đấu chiến thuật chỉ là một trong các yếu tố làm nên chiến thắng, dù bạn có chiến thuật hay phản xạ đòn thế trong đầu có tốt tới đâu nhưng nếu sự chỉ đạo từ đầu ra tay chân của bạn không nhanh, không đồng bộ , khả năng chịu đựng va chấn của bạn không tốt thì cũng không thể giành thắng lợi được thậm chí còn rước lấy nguy hiểm. Trong tâm pháp phái Nhất nam có câu " Giác đầu thành tay thành chân " ý nói người tậpvõ phải thường xuyên rèn luyện, tập bằng đầu óc, tập bằng chân tay, từ cái hiểu biến nó thành cái phản xạ có điều kiện để mỗi cái nhấc tay, nhấc chân cơ thể đều được che chắn kín đáo, tiến lui nhịp nhàng hợp lý .
    Quân bất kiến !
    Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
    Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân,
    Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
    Ảo hoá không thân tức pháp thân.
  3. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Võ đài là nơi rèn luyện thực chiến tốt nhất. Hãy lên đó để lấy kinh nghiệm! những gì huynh daiviet999 nói rất đúng, tôi hoàn toàn đồng ý.
    Khi hai người võ công ngang ngửa nhau thì yếu tố chiến thuật là quyết định để giành phần thắng.
    TGNN
  4. Xuong_rong_78

    Xuong_rong_78 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    974
    Đã được thích:
    0
    "khả năng xuyên thấu, độ chính xác, tốc độ, khoảng cách. Một đòn là phải gục". Đấy là những cái mà khi đi học võ suốt ngày tôi được nghe.


    Xương rồng 78


  5. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0

    LỊCH SỬ VÕ THUẬT
    VÔ CỰC LUẬN
    Thái Bình Trích Soạn Huấn Dụ Của Thầy Chưởng Môn
    Lý Hồng Thái trong Vô Cực Quyền Ðạo Môn .


    Kinh Dịch gồm 64 quẻ hay 64 mô thức tiêu biểu diễn tả tất cả hiện tượng, trạng thái tinh thần lẫn vật chất của mọi sự vật trên thế gian trong tiến trình sinh hóa của chúng. Từ những vật thật nhỏ như cấu trúc các hạt nguyên tử, 64 (DNA-), cho đến các vũ trụ, thái dương hệ, hố đen (black hole), cũng như những giai đoạn thăng trầm hưng thịnh của một đời người, một tổ chức, một quốc gia, 64 quẻ Dịch còn là 64 Ðạo hướng dẫn cách thức tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, trên đủ mọi lãnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, chính trị, quân sự, y học,...
    Nói một cách vắn tắt, 64 quẻ Dịch bao hàm tất cả các định luật của vũ trụ chi phối vạn vật. Như vậy thì 64 quẻ Dịch từ đâu mà ra? Ta truy về gốc của nó qua những câu vấn đáp sau:
    -64 quẻ Dịch gốc ở đâu?... 64 quẻ Dịch gốc ở Bát Quái.
    -Bát Quái gốc ở đâu?... Bát Quái gốc ở Tứ Tượng/Ngũ Hành.
    -Tứ Tượng/Ngũ Hành gốc ở đâu?... Tứ Tượng/Ngũ Hành gốc ở Lưỡng Nghi (Âm,Dương).
    -Lưỡng Nghi gốc ở đâu?... Lưỡng Nghi gốc ở Thái Cực.
    -Thái Cực gốc ở đâu?... Thái Cực gốc ở Vô Cực.
    "Cực" nghĩa là tận cùng, "Vô" nghĩa là không, "Vô Cực" nghĩa đen là không có sự giới hạn, tận cùng. Ðã nói Vô Cực là không có sự giới hạn thì không thể định nghĩa nó được. Tuy vậy, theo Tiên gia, ta có thể miễn cưỡng miêu tả Vô Cực như sau: Vô Cực chính là Ðạo, nó hằng có, vô thuỷ vô chung, trống rỗng, tịch lặng, không hình không tướng, một khối mờ mịt, hỗn độn, đặc biệt là nó đơn giản vô cùng, vượt ra ngoài cả sự nghĩ bàn của lý trí. Và mọi vật, tuy thiên hình vạn trạng, cũng đều cũng đều từ gốc Vô Cực mà ra.
    Bể võ học mênh mông, môn phái như rừng, bài bản vô số; hành giả có khổ luyện hay góp nhặt đến mãn đời cũng không thể học hết, trong khi tâm trạng vẫn thấy thiếu thốn không đủ. Mang tiếng là võ sĩ, khi lâm trận vẫn không tránh được tình trạng phân tâm loạn trí, bao nhiêu bài bản chiêu thức không sữ dụng được, rốt cuộc lại xông vào đánh đấm túi bụi như những kẻ mới tập võ, không giải quyết được trận đấu. Bậc trí giả không thể không suy tư về vấn đề này.
    Khi ở ngọn cành lá với muôn hình dạng phức tạp dễ làm ta hoang mang rối trí. Nhưng ở gốc thì chỉ có một, mọi thứ trở nên đơn giản, đồng thời nắm được gốc tức là nắm được ngọn, nắm được vạn vật. Bởi vậy môn Vô Cực Công đề xướng một giải pháp là đi lùi về gốc, về Vô Cực. Trở về gốc hay quy nguyên, tức tìm về căn nguyên cội nguồn của ta cũng như của vũ trụ, hầu nắm lấy nguyên lý của bản thể, để dù có ở đâu chăng nữa cũng sẽ không bị bối rối lung lạc. Chẳng những vậy, khi cầm chìa khóa Vô Cực trong tay, ta sẽ khai mở được nét đặc thù của bất cứ môn phái nào.
    Các môn võ học ở cấp 'trung học' giảng dạy cho ta một kiến thức tổng quát về Bát Quái, Tứ Tượng, Ngũ Hành, để chuẩn bị cho ta vào 'đại học'. Bát Quái (Càn, Ðoài, Ly, Chấn, Tốn, Khãm, Cấn, Khôn) là tám lực căn bản trong vũ trụ, còn gọi là tám hướng, hay tám cửa. Ta sẽ có khái niệm về sự động biến của đối phương từ quẻ nào sang quẻ nào, cũng như ta nên động qua quẻ nào,...về các cửa để biết mình đang ở đâu, cửa nào đang mở cho mình đi, dồn đối phương vào các cửa nào,...vv...Tứ Tượng (Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm,Thiếu Dương) giúp ta hiểu thế nào là cương nhu lưỡng hợp - trong Dương có Âm, trong Âm có Dương. Thí dụ ta trụ tấn thao diển chiêu thức, từ eo trở xuống thì tịnh (Thái Âm) nhưng lại xiết cứng (Thiếu Dương), trong khi phần trên lại động (Thái Dương) nhưng lõng mềm (Thiếu Âm). Ngũ Hành (Long/Kim, Xà/Thủy, Hổ/Thổ, Báo/Mộc, Hạc/Hỏa) phân tích sở trường của mỗi hành, sự sinh khắc biến hóa của chúng ta ra sao, hành nào đang vượng, trị nó ra sao, v.v...
    Lớp Thái Cực ở trình độ 'đại học' nhấn mạnh đến nguyên lý Âm Dương, cùng với nguyên tắc "xả kỹ tùng nhân" (bỏ mình theo người) mà hòa nhập với đối phương. Thí dụ địch tiến thì ta lùi, địch lùi thì ta tiến; nghe nặng bên phải thì ta nhả bên phải, nghe nặng bên trái thì ta nhả bên trái...Ta học thêm các yếu quyết về cách thức xử dụng châu thân, sự động tịnh, tâm thân khí kình thần,v.v...
    Thái Cực và Âm Dương (Lưỡng Nghi) dễ bị lẫn lộn với nhau. Thái Cực không phải là Âm Dương, mà nó là mẹ của Âm Dương. Nhưng môn Thái Cực chú trọng ở Âm Dương với mục đích trang bị cho ta sự hiểu biết rốt ráo về cõi nhị nguyên. Và Âm Dương ở mức cùng tột của nó chính là Thái Cực, điểm giao tiếp với Vô Cực. Trên lý thuyết, Thái Cực và Vô Cực cách nhau chỉ khoãng đường tơ kẽ tóc.
    Hành giả cần hội đủ Cương Nhu Dũng Trí Tịnh trên đường hành võ đạo. Song ít ai có thể tận dụng toàn bộ cả năm đức trên. Thông thường ta bị vướng mắc trong Cương và nhất là Trí. Mặc dù lý trí là người bạn đắc lực dẫn ta đi một quảng đường dài đến Thái Cực, nhưng rồi chính nó lại là chướng ngại vật cản trở bước tiến của ta ở giai đoạn cuối cùng.
    Hai lực Âm Dương luôn luôn trồi xụt hoán chuyển gây sự đối đãi ảnh hưởng đến lý trí nên tâm ta sinh phân biệt. Vì tâm sinh phân biệt nên ta chấp vào ngã (cái tôi), trụ vào pháp. Có cái tôi xen vào nên tâm sinh vọng động. Do tâm vọng động nên sự vật ta cảm nhận đều bị bóp méo, cũng như mặt hồ gợn sóng làm ta không thể thấy rõ đáy hồ, cho nên mọi quyết định dựa trên lý trí sẽ dễ bị sai lạc. Hiểu rõ nhược điểm này, một cách mà đối phương có thể khai thác là lừa cho lý trí ta tính toán, khóa vào một mục tiêu nào đó, gây ra các điểm mù để hắn đánh vào. Một khuyết điểm nữa là sự tính toán chậm chạp của trí não. Trong lúc giao thủ, chỉ trong khoảnh khắc là bao biến chuyển đã có thể xảy ra mà nó không thể tính toán kịp, lúc đó bài bản chiêu thức có hay, có nhiều cũng vô ích.
    Tâm động nên ta cảm thấy bất an, vì vậy lý trí góp nhặt cả vật chất lẫn kiến thức để cảm thấy được an ổn. Nhưng không khác gì trường hợp các học giả, số kiến thức họ tích lũy để dựa vào sẽ là cái khuôn giam cứng họ lại. Vả lại tâm đã bất an mà lại đi ôm đồm nhiều thêm, ta sẽ càng bị hoang mang rối loạn. Lão Tử đã vạch rõ lổi lầm này qua câu "càng học càng đi xa Ðạo"[một]. Vậy muốn cho tâm phẳng lặng không vọng động ta phải vượt lên trên Âm Dương, gạt bỏ lý trí ra ngoài, và dẹp luôn cả mớ kiến thức đã thâu lượm bấy lâu nay.
    Lớp Thái Cực chỉ nhấn mạnh đến Âm Dương mà không đả động gì đến Bát Quái, Ngũ Hành. Như vậy môn Thái Cực đã lược giãn nhiều thứ rườm rà và bắt đầu hướng chúng ta về gốc, về Vô Cực. Lên đến lớp Vô Cực này là trình độ 'Tiến Sĩ', những gì ta đã học qua đều phải quên bỏ. Quên bỏ hết để trở về gốc tức là đơn giản dần cho tới khi trống rỗng, tịch lặng, không còn gì vướng bận, không còn trụ vào đâu nữa, "giãm thiểu rồi lại giãm thiểu cho đến chổ vô vi". Trở về với Vô Cực Ðạo là đi ngược với lẽ thông thường, thay vì tích trử, ta xã bỏ.
    Kinh Dịch đã phân tích tường tạn và hướng dẫn một cách cặn kẽ hành trình quay về cõi Ðạo qua các quẻ:
    Bắc, số 23,
    Phục, số 24,
    Vô vọng, số 25.
    Trở về với Vô Cực tức là thi hành đạo Phục. Tuy nhiên, trước khi có thể "phản phục kỳ Ðạo", kinh Dịch nhắc nhở ta bằng cách trãi qua đạo Bác. Bác nghĩa là bóc, lột. Sự tương quan giữa hai quẻ Bác và Phục có thể ví như trái cây khi chín rụng, cần phải khô đi, rồi vỏ nó rời ra (Bác) để các hạt bên trong có cơ hội nẩy mầm đâm rễ, bắt đầu một chu kỳ mới (Phục). Ta cắt xén cho hết những gì dư thừa để bước qua đạo Phục. Cái dư thừa phải lột bỏ là những cái hay giỏi, thói quen chống trả, cùng với những khuôn khổ học thức mà chúng ta tự giam hãm ở trong bấy lâu nay. Nhờ đó hạt nhân Vô Cực mới có chổ để nẩy nở phát triển.
    Sau khi "cải tà qui chánh", hoàn tất đạo Phục, tâm ta trống rỗng ở trạng thái Vô Cực, tức là trở về trạng thái hồn nhiên của trẻ thơ. Kinh Dịch nói đến sự trong trắng ngây thơ ở quẻ "vô vọng". Vô Vọng nghĩa là không vọng động, không làm việc càn bậy, Ðộng theo ý trời, đúng với qui tắc "vô ý sinh" không có cái TÔI tính toán lý luận.
    Ðặc tính của trẻ con cần được suy xét sâu xa vì thánh nhân đã không tiếc lời ca tụng. Một đặc điểm của đứa bé sơ sinh là tâm vô tư, không phân biệt xấu đẹp, thiện ác, một kẻ trộm hay người thân bước vào nhà nó đều coi như nhau, vì không phân biệt nên nó không vọng động. Ðặc điểm nữa là nó có khả năng xã bỏ rất nhanh. Ðang để hết tâm trí chơi nghịch đồ chơi đắc ý nhất của nó, chỉ một giây sau nó có thể ném bỏ không thương tiếc. Nó sống trong giây phút hiện tại, không hề vướng bận chuyện quá khứ hay lo lắng việc tương lai. Nó có một đức tin phi thường, hoàn toàn tin tưởng ở sự chăm sóc của cha mẹ nên nó không cần dùng trí thông minh để xử thế. Thật ra, nó lại dựa vào sự non nớt yếu đuối để diễn đạt những ý muốn của nó. Ðiều này được nhắc đến ở câu "giống như đứa bé sơ sinh chưa biết cười... không như người đời, ta ngu xuẩn dốt nát...nhưng ta dựa vào người Mẹ chăm sóc nuôi dưỡng ta"[một]. Dĩ nhiên đây là người Mẹ Vô Cực. Ðặc điểm mềm dẽo của đứa bé về phương diện thể chất cũng được đề cao, "người có đức sâu dày có thể ví như đứa bé sơ sinh, xương yếu gân mềm, nhưng cái mềm của nó chắc", hay "cứng mạnh là kẻ đồng hành với sự chết, mềm mại yếu đuối là bằng hữu của sự sống."
    Ta học hỏi ở đứa trẻ thơ để có khái niệm về Vô Cực. Ta đã thấy vì chưa phân biệt vọng động nên chưa có cái TÔI hình thành ở đứa bé thành thử trẻ thơ rất gần với Vô Cực, hay đúng ra nó phản ảnh trạng thái Vô Cực. Cứ việc "ngu si hưởng thái bình" là ở chổ này, đặt niềm tin ở Mẹ Vô Cực, tức pháp Vô Cực dẫn dắt và ta không cần phải lao tâm nhọc trí.
  6. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    .
    Môn Vô Cực Công sẽ dẫn ta trở về trạng thái mềm dẽo của đứa trẻ, dáng cách buông lõng của bộ xương, lúc chưa có lý trí xen vào, mọi động tác đều do "vô ý sinh". Nghĩa là không có ý tạo tác, sự việc xảy ra một cách tự nhiên trong khi đầu óc thoải mái không có gì vuớng bận. Ðó là thái độ khoan thai thư thái mà Quyền phổ Vô Cực Công có nhắc đến qua các câu như "Nhất kình thư bộ", chẳng hạn như ta đang nhồi bột, bất chợt có người nhờ lấy cái khăn, ta tự động với tay rút khăn một cách nhẹ nhàng khéo léo mà tâm trí hoàn toàn không để ý gì cả.
    Ý niệm "vô ý sinh" có điểm tương đồng với thuyết Vô Vi, Vô Vi có hai định nghĩa, làm nhưng không phải là làm, và không làm nhưng mọi việc đều xong. Người đạt đến mức Vô Cực tuy vẫn thấy những động tác đánh đở, nhưng phải hiểu là họ không có chủ ý đánh đở, họ không còn cái tôi hay lý trí bảo tay chân phãi đở gạt thế này thế nọ. Họ có thể ví như giãi Ngân Hà, tự động xoay chuyển khi đối phương dấy động. Bỡi vậy, làm nhưng không phải là làm, không làm nhưng khi giãi Ngân Hà đi hết một chu kỳ, trở về trạng thái tự nhiên của nó thì mọi việc sẽ hoàn tất. Bởi vậy, không làm nhưng mọi việc đều xong.
    Thập Nhị Huyền Công là bài quyền trọng yếu của Vô Cực Công. Các chiêu thức trong bài giải thích tiến trình sinh hóa của vạn hữu, giúp ta có khái niệm vế sự ứng hiện của Vô Cực.
    1. Vô Cực Sinh Tắc Biến - từ lúc vô thủy, vũ trụ là một khối hỗn mang tán ra bốn phương, dần dần rơi xuống.
    2. Thiên La Ðịa Võng - khi đã đũ sức nặng thì Thổ thành hình, tức là lúc bắt đầu có hình tướng. Ðó là lúc lưới trời võng đất bo lại sinh Âm Dương.
    3. Song yến Ðồng Phi.
    4. Mỹ Nhân Chiếu Kính.
    5. Tiên Nữ Tán Hoa .
    6. Âm Kình Chưởng . Chánh Diện Chưởng - Tứ Tượng, Ngũ Hành, Bát Quái.
    7. Thần Long Bái Vĩ .
    8. Dương Kình Chưởng.
    9. Lôi Hoành Chưởng.
    10. Hồ Ðiệp Chưởng.
    11. Bạch Sư Hòa Thượng Trút Áo Cà Sa.
    12. Thiên La Ðịa Võng - lùi về Âm Dương
  7. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0

    Ðộng tác buông thả của các chiêu thức Thập Nhị Huyền Công cũng như Tam Phong Quyền đều dựa theo các thế rơi của chiếc lá, cành hoa, hay viên gạch. Sự rơi rớt xuống đất của chúng cho ta thấy Vô Cực Công đặt nặng ở hành Thổ - mẹ của các hành khác. Quyền cước (nói chung. tứ chi là Kim Mộc Thuỷ Hỏa) sẽ không có sức mạnh và sự vi diệu của chúng cũng không thể phát huy đúng mức nếu không có thân mình (hành Thổ) yễm trợ đằng sau; ra lệnh cho mọi người mà không có thực quyền thì không khác gì lời nói suông, sẽ không ai nể sợ cả. " Thận là gốc của Tiên Thiên, Tỳ (lá lách) là gốc của Hậu Thiên ". Tỳ ở trung cung (giữa cơ thể thuộc hành Thổ). Hành Thổ tượng trưng cho quả Ðất , là người Mẹ nuôi dưỡng dung chở vạn vật. Như vậy Vô Cực Công ám chỉ không gì khác hơn là quay về với Mẹ Vô Cực.
    Vô Cực Công chủ trương 'bất dụng lực'. Vì lực tự nhiên do ở thao tác rợp ràng của cơ thể tạo ra. Khi ỷ lại vào tài hay giỏi dễ đưa đến sự chống trả gây ra sự cố ý vận sức (vướng mắc ở đức Cương). Tưởng rằng đối phương sẽ kiêng nể cái hay giỏi của ta, nhưng cao thủ Vô Cực, vào và ra được toàn khâu, sẽ không ngần ngại bước vào ngàm để triệt hạ ta. Ðương sự đũ bản lãnh áp dụng một phương cách không mấy xa lạ, 'vào hang hùm để bắt hổ con'. Do đó, ỷ dựa vào sở trường của mình là tự đào hố chôn mình vậy; trái với lẽ thường, ta học võ để gây sự tự tín, tin tưởng vào khả năng của chính mình để sẳn sàng đương đầu với đối phương, nghịch cảnh. Câu tục ngữ 'sinh ngề tử nghiệp' cũng như câu 'kẻ nào xử dụng gươm giáo sẽ chết vì giáo gươm' rất hữu lý trong trường hợp này. Và một thí dụ tiêu biểu là Tôn Hành Giả trong truyện Tây Du Ký, cậy ở 72 phép thần thông biến hóa lên quấy phá Thiên Ðình, để rồi bị kềm tỏa ở chân núi Ngũ Hành.
    Bởi vậy, yếu tố then chốt và cũng là bước đầu của Vô Cực Công khi thao diễn Thập Nhị Huyền Công ta phải thật lỏng mềm, phải bỏ quên cái hay của mình, và luôn nhớ rằng ta là kẻ yếu dở nhất ) ," Phúc thay cho kẻ có lòng khiêm tốn, vì nước Trời là của họ"). Ðồng thời ta tập thêm pháp Tỳ Bà Công để phát triển sự mềm dẽo tự nhiên - khác với sự mềm dẽo do lý trí sai bảo - bổ túc cho Thập Nhị Huyền Công. Và cũng nhờ sự buông lõng không vận sức, khí lực luân lưu không bị ngăn ngại sẽ dễ khai mở kinh mạch, tăng cường thể lực,v.v...
    Có hai thứ khí lực trong cơ thể, Tiên Thiên và Hậu Thiên. Khi mới sinh ra ta được thừa hưởng Tiên Thiên khí là khí lực truyền từ cha mẹ. Hậu Thiên Khí là khí lực do ta tự gây tạo nên. Theo lẽ thường, con người đến 50-60 tuổi thì Tiên Thiên Khí suy kiệt. Tuy nhiên Thập Nhị Huyền Công còn là phương pháp giúp ta phát triển Hậu Thiên Khí để bổ túc cho Tiên Thiên Khí. Tập một giờ thì ta gặt hái được một giờ công lực; tập 20 năm hay 40 năm thì ta được 20 năm hay 40 năm công lực.Thế nên không có gì lạ khi có những cụ già 70, 80 tuổi vẫn có thể hạ được những thanh niên 19, 20 tuổi. Nên nhớ rằng một cây con bé nhỏ ốm yếu phải trải qua bao nhiêu năm gió bão trui luyện nó mới trở thành cây cổ thụ cao to, cuồn cuộn gân guốc sau này.
    Tại sao lớp Vô Cực Công vẫn còn phải học bài bản ? Lý do là không thể bất chợt nhảy luôn vào Vô Cực, lớp vỏ hay cái giỏi của sự hiễu biết trước đây đã đóng dày đặc, cũng như một thói quen lâu năm không thể một sớm một chiều mà dứt bỏ được. Ta nắm lấy cái thanh cao để buông dần cái thô trược, rồi sau đó mới thoát hẳn ra ngoài mọi khuôn phép hình thức.
    Chúng ta đã công nhận quan điểm con người vốn động. Dựa vào khả năng lanh lẹ, hay thu thập bài bản cho nhiều cũng chỉ gây thêm nhiều sự giao động mà thôi. Vô Cực Công cho rằng bí quyết là ở chổ tâm bình thản. Muốn vậy, không khác Hồng Gia Quyền ở bước đầu, ta cần trụ tấn trong lúc thao diễn Thập Nhị Huyền Công.
    Trước hết, trụ tấn để định được tâm, nhờ đó ý có thể quán khắp châu thân. Song song với việc trụ tấn, sự buông thả rơi rớt trong lúc thao diễn giúp tâm trí dễ trầm xuống, đưa đến sự tĩnh lặng. Ðồng thời những thao tác thượng trung hạ liên kết chặc chẻ sẽ dẫn đến trạng thái 'thân thủ bộ pháp tích cực liên hoán'. Lâu ngày toàn thân sẽ như có mắt, nơi nào bị công thì tự nó sẽ tránh và phản đòn, ta không cần phải bận tâm lo phòng thủ.
    Ngoài ra trụ tấn còn mục đích nuôi tấn (gốc). Tấn sinh Thần, Thần nhiếp Khí. Bởi vậy đứng tấn để nuôi Thần. Không cần phải tìm Tinh Khí Thần đâu xa, tấn vững chắc sẽ đưa đến "Tinh Khí Thần hợp nhất". Nó sẽ trợ lực cho quyền pháp (lực tại căn), giúp cho Thần khỏi bị động, cũng như thân pháp khỏi bị loạn. Và sau này, Thập Nhị Huyền Công qua giai đoạn động, tuy không còn trụ tấn nữa, nhưng khi ta di chuyễn đến đâu thì tấn theo đến chổ đó, không khác gì cái gốc di động.
    Tuy rằng tấn Vô Cực lơ lửng, không Âm, không Dương, không trụ vào đâu cả. Nhưng ta cần nương vào cái đã có trước. Bởi vậy tấn Vô Cực lúc đầu phải dấu Thái Dương. Cần phải bám vào Dương, vì Dương là chính, là mặt Trời, là có, và Âm là mặt Trăng là không.
    Tuy Thái Cực chú trọng đến cái Một, ta và địch là một. Nhưng đây là Một - 2, vì vẫn phải có 2 người, phải có ta bỏ mình theo người, địch tiến ta lùi,v.v...Lên đến Vô Cực lúc đó không còn vướng mắc Âm Dương, không còn người không còn ta, ta và địch là Một. Một này là Một -0, khác với Một -2 của Thái Cực.
    Bộ xương người là một đối tượng tuyệt hảo để nghiệm xét. Nó đã chết rồi, không còn ý tưởng dấy khởi. Nó không cầu sinh, không cầu tử. Ðối với nó ta không mà nó cũng không.Ta tập với bộ xương người, nếu đấm nó phía bên phải, bên trái nó bật đánh lại ta, nếu đấm nó phía bên trên thì phía dưới nó bật đá lại ta. Ta đánh nó chậm thì nó phản đòn lại chậm, đánh nó nhanh nó phản đòn nhanh,v.v...Ðánh nó nhanh như thế nào ta vẫn bị đòn đánh trả lại. Thật ra nó không lo tự vệ cũng như có ý định đánh lại ta, trái lại nó nương ở ta, nhờ ta động mà nó sống. Sự phản đòn của nó do sự phản xạ tự nhiên, hoàn toàn không có tính toán, không chiêu thức.
    Hoặc như giải Ngân Hà, tự nó đã đầy đũ toàn vẹn, an nhiên tự tại. Nhưng khi đối phương chợt động, tức là Thái Cực phát khởi, lập tức Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Bát Quái nối tiếp nhau sinh biến, chuyễn xoay luôn cả giải Ngân Hà. Ðối phương dấy động gây ra sự thái quá (dư thừa) hoặc bất cập (thiếu hụt) làm xáo trộn trạng thái quân bình hiện tại. Mà bản tính tự nhiên của giải Ngân Hà là đi đũ một chu kỳ sinh tử mộ tuyệt, rồi trở lại tình trạng quân bình tịch tĩnh Vô Cực của nó. Trên đường đi trở về Vô Cực, những gì thiếu hụt nó sẽ bù vào, dư thừa nó sẽ thãi ra ngoài. Vậy nếu đối phương không bị cuốn ra khỏi quỹ đạo, thì cũng bị Thiên La Ðịa Võng bao phủ và nghiền nát trong giải Ngân Hà. Sao Thiên La (lưới trời) nằm ở cung Thìn, sao Ðịa võng (võng đất) ở cung Tuất. Trên lá số tử vi, nói một cách khái quát thì Mệnh ở cung Ngọ, Phối (phu thê) ở cung Thìn, và Quan (công danh) ở cung Tuất. Vậy sao Thiên La đi với cung Phối, và sao Ðịa Võng đi với cung Quan. Phối và Quan là hai nguyên do chính gây ra dục vọng tham ái khiến tâm ta động. Và khi tâm bị khuấy động, thiên la địa võng sẽ phong tỏa xiết trói và nghiền nát ta tương tự như nạn nhân kể trên.
    Khi trụ bám vào một sự hay vật gì, là khó thấy được sự vật khác chung quanh nó. Còn như bộ xương người, không trụ không cầu nên không bị giới hạn trong một phạm vi nào. Thí dụ khi phát quyền vào ngực đối phương, thay vì theo dỏi địch thủ, ta không cần để ý, không cần biết trúng hay trật. Trường hợp đối phương đở hay tránh được, thông thường ta thu quyền về rồi biến thế khác, trái lại ta đi tiếp. Nếu đối phương đở lên, đường quyền tiếp tục lên mặt hắn, nếu hắn gạt xuống, đường quyền đi xuống bụng hắn. Hoặc đối phương chụp lấy ta, thay vì ta giải gở, nhưng kế tiếp là khuỷu tay, vai sẽ tự động phát đòn. Một khi phóng quyền cước ra thì nó sống ngay lúc đó, nhưng nó chết liền khi bị đối phương đở hay chụp. Vậy nếu không cầu mong ở quyền cước hay tự trói buộc vào mục tiêu nào thì mọi thứ sẽ tự kiếm đường sống cho nó cũng như mục tiêu khác sẽ tự nảy sinh. Thế nên càng buông bỏ nhanh ta càng được tự do, càng linh hoạt biến hóa. Ỳ niệm này hoàn toàn phù hợp với câu "kẽ nào coi trọng mạng sống mình sẽ mất nó".
    Hành trình trở về Vô Cực rất đơn giản, khi đã có, tức là xử dụng được Bát Quát, Ngũ Hành, Thái Cực, ta bắt đầu lìa bỏ cho đến khi không còn gì để học cái Không.
    Thường ta chỉ chú ý tới cái Có mà không chú trọng tới cái Không. Một căn nhà sẽ chẳng phải là căn nhà nếu nó không có khoãng trống bên trong, cũng như cái cửa sổ sẽ chẳng thành hình nếu không có khoảng trống trên tường. Thử nghĩ nếu không ăn hay không thở thì ta sẽ không thể sống được. Hoặc một bản nhạc chỉ toàn là nốt từ đầu đến cuối mà không có những lúc yên lặng, nó cũng sẽ không phải là bản nhạc.
    Mức quan trọng của cái Không chẳng kém gì cái Có, thật ra nó đã bám sát cái có trong vũ trụ từ nguyên thủy. Một căn nhà đầy chật đồ đạc làm ta nghĩ là nó không có khoãng trống, nhưng thật ra sự hiện diện của nó đã ở đó tự bao giờ. Chỉ cần bỏ đồ đạc ra là khoãng trống tự xuất hiện, ta không cần phải bê nó vào. Vậy Có (sắc) và Không đi đôi với nhau như hình với bóng, vì chúng chính là cặp Âm Dương. Ta được biết Âm là Dương ở trạng thái tĩnh, Dương là Âm ở trạng thái động, ngày nay khoa học cũng tuyên bố không khác, năng lượng (energy) là vật chất (matter), và vật chất là năng lượng. Do đó, cặp Có Không tuy có cùng một bản chất nhưng ở hai trạng thái khác nhau.
  8. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Phật gia cũng đồng một quan điểm khi nói "sắc sắc không không". Sau khi thấu triệt về sắc (có/ thí dụ như tứ đại: đất, nước, lửa, gió), họ quay qua học cái Không. Khi đã thấu đáo ý nghĩa của Sắc và Không, và chẳng còn bị chúng chi phối, tức là lúc trí tuệ (bát nhã) đã khai mỡ, họ mới có thẩm quyền để nói "sắc tức thị không, không tức thị sắc" (sắc là không, không là sắc).
    Ta đã biết khi lùi về Vô Cực tức trở về cái gốc sinh ra vạn vật; hay nói một cách khác ta trở về chổ Không để Có. Cái Có này không phải cầu mong mà được, nó là cái Có tự nhiên, khác với cái Có (đối với cái không) của Âm Dương, của lý trí. Ðể có khái niệm về cái Không sinh ra vạn vật, ta nhận xét một cây cổ thụ to lớn từ một hạt nhân bé nhỏ, mà khi bổ hột ra thì bên trong nó trống rỗng, không có gì.
    Những gì đã học, thấy, nghe qua đều in trong tiềm thức, bởi vậy khi nói buông bỏ không có nghĩa là sẽ xóa hết sạch. Khi về đến Vô Cực (Không), theo lối nhìn đã đề cập ở trên, ta sẽ trở lại trạng thái thơ ngây như xưa. Như xưa nhưng vẫn khác xưa. Chẳng hạn như có một thanh niên để lòng yêu mến một thiếu nữ. Một lần trong mộng anh đã gặp gở và chuyện trò vui vẽ cùng cô. Sáng hôm sau dĩ nhiên là không có gì từng xảy ra cả, con người anh tối hôm qua và con người anh hôm nay là một. Tuy là một, không có gì thay đổi, nhưng vẫn có sự khác biệt.
    Tiếp tục các câu vấn đáp truy về gốc: Vô Cực gốc ở đâu?
    -Vô Cực không có gốc.
    Ta đã từng thấy tấn Thiếu Lâm, Hồng Gia, vv...đều bị hất đổ, ngược lại tấn Vô Cực lại không hề hấn gì. Vì nó không dấu Thái Dương hay Thái Âm mà chỉ lơ lửng không bám trụ vào đâu cả (hư linh đỉnh kình), có thể ví như không có gốc. Vì không có gốc nên không có chuyện bật gốc, không bật gốc thì không đổ. Vấn đề này được kinh Dịch làm sáng tỏ qua hai quẻ Ký-Tế (số 63, hoàn tất) và quẻ Vị-Tế (số 64, chưa xong). Các tấn khác đứng thật vững chắc theo tượng quẻ Ký-Tế, nghĩa là mọi thứ đều ở đúng vị của nó, không có gì sai lệch. Nhưng vì tất cả đâu đã vào đấy, như cái cân đang ở trạng thái quân bình hoàn hảo thì chỉ cần thêm bớt nhẹ cũng đũ khiến nó nghiêng lệch mất thăng bằng. Trong khi tấn Vô Cực bấp bênh mỏng manh theo tượng quẻ Vị-Tế - việc còn dở dang chưa xong. Chưa xong có nghĩa là sẽ xong chứ không phải không xong. Bởi vậy va chạm nó hóa ra lại thêm vào cho nó được đầy đũ giúp nó tạo thế quân bình dễ dàng.
    Không có ý chống trả của Vô Cực khác với sự tiến lùi theo đối phương như còn ở cấp độ Thái Cực. Lấy pháp Chủ Tế làm thí dụ. Một ứng dụng của nó là nghe nặng ở đâu rót sức nặng về chổ đó, nên thấy có vẻ như giằng co vận sức. Khi bị kéo, thay vì bước tới trước nhượng theo theo lực đối phương, nó lại bật người ra sau theo tư thế Chủ. Và nó đổ người tới trước, Tế, thay vì lùi lại khi bị đẩy.
    Pháp Chủ Tế cùng với vài đặc điểm sau đây biễu hiện những khía cạnh nghịch với thế thường của Vô Cực.
    Ngoài 'trọng quyền khinh tấn', một lỗi lầm nữa là quyền cước, ta chỉ lo phát ra mà không chú ý đến sự thu về. Căn cứ theo luật quân bằng của Âm Dương, đi và về bắt buộc phãi quan trọng ngang nhau. Tuy nhiên, cao thủ Vô Cực, không còn trong vòng ảnh hưởng của Âm Dương, nhiều khi có đi mà không cần về - nếu không hiễu, sẽ cho rằng họ vi phạm qui tắc sơ đẳng này. Ðối với họ, một khi quyền cước đang ở địa phận đối phương, không có lý do gì phải thu về nếu chưa giãi quyết xong. Họ không cần khoãng cách để tạo ra lực. Họ dư sức chấn thương đối phương qua những động tác nhỏ tinh diệu, với sự di động tối thiểu.
    Sự hỗn độn của cao thủ Vô Cực khi lâm trận cũng là một đặc điểm. Tay chân họ lúng túng vụng về, đi đứng nghiêng ngã loạng choạng, không chiêu nào ra chiêu nào (điển hình là môn Túy Lúy Quyền). Trông họ như kẻ nữa điên nữa say, còn kém hơn cả các môn sinh mới nhập học chưa biết gì về thân thủ bộ pháp. Ðúng ra họ không còn trụ vào chiêu thức nữa, nên gọi là vô chiêu. Vô chiêu không phải là không có chiêu thức. Mọi động tác của họ đều nằm trong các dạng Ngũ Hành, Bát Quái,vv..., chỉ vì chúng nhuộm màu Vô Cực, quá sức vi tế nên khó nhận ra hình tướng chúng. Ở trình độ của họ, đi đứng nằm ngồi, tay chân dù ở tư thế nào cũng là võ cả. Nghệ thuật của họ được mô tả là "sự khéo léo quá mức dường như vụng về".
    Nghe một bản nhạc cổ điển hiện đại (modern classical) nhiều khi thính giả không biết đầu đuôi nó ra sao, bắt đầu ở đâu, hết lúc nào. Cả bài giống như một đống nốt lộn xộn, âm giai chói tai, nhịp điệu hỗn loạn...Cứ tưởng bản nhạc được viết trong lúc đầu óc người nhạc sĩ không được bình thường, nhưng nếu ta vạch bõ lớp cành lá có vẽ vô trật tự ở trên, thì thấy nó vẫn không ra ngoài khuôn khổ âm luật.
    Hoặc một y sĩ châm cứu siêu đẳng sẽ làm mọi người lạnh xương sống, vì những mũi kim bậy bạ, không theo đúng bộ vị huyệt đạo của vị y sĩ này. Ðiều ta không ngờ được là, khi nắm được nguyên lý của tiểu và đại vũ trụ, cắm kim ở đâu thì chổ đó là huyệt.
    Bậc hiền nhân quân tử và kẻ nham hiểm đại ác thường có những thái độ giống nhau. Chữ viết thão của nho sĩ thấy không khác nét nguệch ngoạc của kẻ mù chữ.
    Qua những nhận xét kể trên, ta thấy bất cứ nghành học nào, cấp bậc sơ đẳng và mức độ thượng thừa - ở đầu hai cực - sẽ có những nét tương tự như nhau. Sự kiện này cũng khiến ta liên tưởng đến câu phương châm "zen" rất quen thuộc, "ban đầu núi là núi, sau đó núi chẳng phải núi, và cuối cùng núi là núi".
    Trước câu hỏi về Vô Cực, cư sĩ Duy-Ma-Cật trả lời bằng sự lặng thinh. Khi mở miệng nói đến Vô Cực tức là đã tự mâu thuẩn rồi vậy. Sự mâu thuẩn phát sinh ngay khi chúng ta mới bắt đầu trên con đường về Vô Cực. Ta phải từ bõ thay vì góp nhặt, phải nghĩ mình yếu, dở, thay vì nghĩ mình mạnh, hay,v.v...Việc khó khăn hơn nữa là không cầu mong ngay cả sự thành đạt Vô Cực, như Phật gia có câu "vô sở cầu vô sở đắc". Vì khi cầu mong tức là ta nhắm vào một mục tiêu nào đó để đạt đến, và như vậy trong trường hợp này ta đã đặt mức giới hạn Vô Cực lại rồi. Vậy Vô Cực cũng chỉ là một ý niệm cần phải buông bõ như tất cả những ý niệm khác. Vạn pháp đều huyễn[Ỵ]. Ta nắm lấy một pháp để loại trừ tất cả các pháp khác, để rồi cuối cùng chính nó cũng phải bị vứt bõ. Ðã đến ngưỡng cửa mà chỉ đứng đó trầm trồ thì sẽ chẳng bao giờ biết được bên trong ra sao. Vì cánh cửa mở đấy mà cũng đóng đấy.
    Ta hãy nghiền ngẫm câu chuyện sau đây do sư tổ truyền kể lại :
    Có người học nghề đồ gốm đã lâu mà vẫn chưa nặn được một cái bát, cái bình nào cho tròn (còn bị vướng bận trong Âm Dương). Mãi đến một hôm, vì không chú tâm cố ý trong việc làm, bất ngờ anh ta hoàn thành được một cái bát tròn hoàn hão (không có ý thêm bớt nên thoát khỏi Âm Dương, đạt đến Vô Cực). Mừng rỡ, anh vội mang cái bát đi khoe sư phụ. Hốt nhiên vị thầy rút búa đập vở tan cái bát. Anh học trò ngẫn người ngạc nhiên, rồi sau đó khuôn mặt anh bừng sáng với nụ cười thức tỉnh.
    Xin tổng kết sự mâu thuẫn, đơn giãn của Vô Cực như sau. Ta xông tới tấn công với những chiêu thức dũng mãnh, đường quyền vũ bão, nhưng Vô Cực chẳng buồn né tránh hay đở gạt, nó thãn nhiên đưa tay chộp cổ ta và cười khà khà .
    Ngày nhập môn Vô Cực Công, theo thông lệ, sẽ có cuộc đối thoại giữa sư phụ với từng môn sinh. Qua các câu hỏi, thầy sẽ quậy khởi các thứ tình cảm trong con người anh học trò. Mục đích là hướng môn sinh nhìn vào trong để giúp anh mường tượng - việc mà bình thường ít ai thắc mắc để ý - cái Tôi đó là gì. Ðây là bài học thứ nhất của Vô Cực Công.
    Vô cực vốn không phân , Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Ma Vân Thủ sao có thể ? Vô chiêu có thế , vô thế cho chiêu ? Hóa chiêu thành thế là đạo ắt thắng . Hóa chiêu đổi thế là đạo quyết thắng .
    Và một ngày kia, ta sẽ chẳng còn bận tâm đến chấp xã hay thành đạt.
    Ai bận tâm ? Ai chấp xã ? Ai thành đạt ?
    Thái-Bình

    ---------------------- hết --------------------------
  9. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    đạo là vô, vô cực.
    vô cực không có gốc. đạo là tự nó.
    mọi lý luận dường như tiến triển tốt, rồi phải đến với vô cực, đến đây, lý luận lại dường như ngăn trở con đường ấy.
    đạo không dụng được bằng trí đơn thuần.
    đạo dụng bằng tâm.
    đạo tự nó, không lý luận.
    dù sao chúng ta cũng không hiểu hết nó. nếu hiểu hết, chúng ta cũng chẳng bàn chuyện này làm gì.
  10. nguyen_hung

    nguyen_hung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    có một vấn đề rất nên quan tâm:
    các nhà đạo học, và các nhà khoa học
    khoa học ngày nay có phải quá : '' nam tính " không ?
    điều ấy có tốt không ?
    cuốn : '' đạo của vật lý " trả lời phần nào bổ ích về vấn đề này.
    đại để là nói về mối tương đồng giữa đạo học và khoa học:
    khoa học đề ra một lý thuyết, lý thuyết đó phải chứa đựng những tiền đề không giải thích.
    khi một số tiên đề giải thích được, thì tiến tới một lý thuyết thống nhất lớn hơn, cũng chứa đựng những tiên đề không giải thích.
    cứ thế đến một lý thuyết đại thống nhất
    và vân vân.
    ... cứ thế
    khoa học chấp nhận những mô hình gần đúng, tương đối như thế.
    và khoa học có giải thích được hết không ?
    khoa học nếu giải thích được hết, thì nó sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ khoa học luôn? và khoa học sẽ " bắt tay " luôn với các nhà đạo học. tức các nhà chủ chương : " không lý luân, chỉ thực chứng, dụng cái vô "
    chúng ta luôn băn khoăn, trăn trở về điều này. chúng ta cũng đừng quá nên như thế ?
    vì chúng ta là " con người thông thường " : "con người thông thường " được định nghĩa với một số giới hạn về : khả năng nhìn , khả năng nghe, tốc độ suy nghĩ....
    và nếu như chúng ta công nhận giới hạn ấy, thì chúng ta cũng không nên mơ tưởng quá xa vời. vì chính cái đó giới hạn ta đến cái vô cực, đến với đạo.
    đạo không thể đạt được bằng lý tính ?
    để hiểu được đạo, thì cũng đồng nghĩa phải đẩy chúng ta lên một khái niệm khác, chúng ta không phải là : " con người thông thường" nữa ?
    đạo dụng bằng tâm?
    khoa học nên "hiền dịu" hơn với các nhà đạo học ?
    nhà khoa học " hiền dịu " ấy phải nói đến giáo sư nguyễn hoàng phương ?
    nguyễn hoàng phương bảo : ông nhìn thấy ông tổ mình đang ngồi trên bàn thờ, có ai tin không ?
    tóm lại chúng ta không nên trăn trở vấn đề tâm linh bằng lý tính thông thường ?
    phải hiểu tâm linh bằng tâm ?
    cũng giống như, khi công nhận, vật chất vận động theo các cấp độ . vd : cơ học-> hoá học-> sinh học->nguyên tử... thì đừng lấy cái quy luật cơ học, đem áp dụng vào ở nguyên tử. như có hồi người ta quan niệm sai lầm, khi coi con người là những cỗ máy cơ học.
    cũng như hình học : ơcơlit ->hình học lobaxepki ->hình học redman ... thì đừng lấy quy luật hình học ơcơlit đem áp dụng vào redman.
    dụng đạo không thể bằng lý tính?
    dụng đạo bằng tâm?

Chia sẻ trang này