1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lược sử qua các chiến lược chiến tranh.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Antey2500, 01/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Rất khâm phục sự hiểu biết của Bác Antey về đề tài này.
    Được thuduc123 sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 21/08/2009
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Cảm ơn bác thuduc123 có lời khen.
    Để tiếp tục, ta thử bàn về biên chế của 1 Sư Đoàn Panzer của Đức. (Đức không dùng biên chế Corps, nhưng 1 Sư Panzer có biên chế tương đương 1 Tank Corp của Liên Xô với 16,000 người và khoảng 250 tank)
    Tank Corps của LX bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên 30 và hoàn tất năm 1936 theo biên chế của Tukhachevsky đề xuất. Sư Panzer đầu tiên của Đức "Sư Panzer thứ nhất" được thành lập năm 1935 và có biên chế tương đương và tương tự như Tank Corps.
    Tuy nhiên có 1 điều đáng nói đó chính là các Sư Panzer của Đức gần như không thằng nào giống thằng nào. Nghĩa là mỗi 1 Sư Panzer mà Đức thành lập lại có 1 chút nét riêng nào đó trong biên chế nhưng vô hình chung các Sư Panzer của Đức thành lập theo biên chế như sau:
    Panzer Division
    1 Lữ Tank, lữ này gồm 2-3 Trung Đoàn Tank(tuỳ Sư), mỗi Trung Đoàn Tank thường có 2 Tiểu Đoàn tank trực thụôc.
    1 Lữ lính Schützen nghĩa là lính Cận Vệ. Tuy nhiên một số tài liệu tiếng Anh lại dịch lính trên thành Grenadier. Về sau các Lữ Schützen đổi tên thành Panzergrenadier gần hết, nên ta tạm gọi bọn này là Bộ Binh Cơ Giới)
    Lữ bộ binh cơ giới gồm có 2 đến 3 Trung Đoàn (nếu biên chế Sư Đoàn có 3 Trung Đoàn Tank thì sẽ có 3 Trung Đoàn bộ binh cơ giới, nếu có 2 TĐ Tank thì sẽ có 2 TĐ bộ binh cơ giới) Mỗi TĐ nói trên gồm 2 Tiểu Đoàn trực thụôc.
    1 Tiểu Đoàn Motor
    1 Trung Đoàn pháo binh thường có 2-3 Tiểu Đoàn trực thuộc
    1 Tiểu Đoàn Tinh Sát
    1 Tiểu Đoàn Chống Tank
    1 Tiểu Đoàn Phòng Không
    1 Tiểu Đoàn Thông Tin Liên Lạc
    Có thể thấy biên chế của các Sư Panzer Đức tuy có sự linh hoạt về số lượng nhưng nhìn chung nó tương tự như Tank Corps năm 1936 của LX.
    Các Sư Panzer đầu tiên của Đức tham chiến ở Poland chỉ bao gồm :
    Sư Panzer 1, 2, 3, 4, 5, 10, 13 nghĩa là 7 Sư. Mỗi Sư Trung bình 200 Tank nghĩa là vào khoảng 1500 Tank
    Số lượng Tank của Đức tham gia vào đánh Poland là khoảng 2700 chiếc. Nghĩa là gần 1/2 số Tank của Đức tham gia vào đánh Poland bị xé ra thành các lực lượng nhỏ lẻ để yểm trợ bộ binh tiến công.
    Khác với những gì người ta thường nghĩ, chiến dịch đánh Poland của Đức diển ra với nhịp độ tấn công thông thường với việc quân Đức dựa vào ưu thế về số lượng quân, số Tank và máy bay từ từ mà tiến công đẩy lùi quân Poland dần dần về phía Warsaw. Trong chiến dịch chiếm Poland của Đức không xuất hiện các mũi thiết giáp mạnh tiến công thọc sâu và bao vây chia cắt bộ phận lớn quân Poland.
    Thực ra hành động bao vây có diển ra, nhưng là vài cuộc bao vây nhỏ lẻ nhằm vào các lực lượng của Poland bị rớt lại trong quá trình rút lui, không hề có các nổ lực dùng thiết giáp chọc thủng, chọc sâu và bao vây chia cắt bộ phận lớn quân Poland như việc Đức đã làm ở Pháp và trên đất Liên Xô.
    Khi đánh Poland thì người Đức vẫn đang trong quá trình thí nghiệm Bliztkrieg, nói cách khác Đức sau WWI không hề có Tank và bị cấm sản xuất Tank. Nên học thuyết đánh Tank của Đức phải học từ Anh, Pháp và chủ yếu là Nga thông qua các chương trình phát triển Tank chung và sự giao lưu giửa các tướng lĩnh Đức và Nga. Do đó không có gì ngạc nhiên khi biên chế Sư Panzer lại rất giống biên chế của Tukhachevsky. Thậm chí một số người còn cho rằng chính phía Đức đã phao tin Tukhachevsky muốn làm phản, khiến Stalin nghi ngờ và xử tử ông này, người Đức coi như loại đựơc cái gai khó chịu của quân đội Soviet. Tuy nhiên không có bằng chứng xác thực nào từ phía Liên Xô vào thời điểm Stalin xử tử Tukhachevsky do các tin phản gián từ Đức, mọi thứ đầu bị dấu nhẹm đi.
  3. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Trích "Chiến lược quân sự "của nguyên soái Sokolovski-NXB QDND 1977:
    "Tiến công chiến lược là loại hoạt động tác chiến chủ yếu, nhờ tiến công chiến lược mà chúng ta đã thực hiện được đột phá chính diện của địch đánh chiếm các dải, các ku vực và trung tâm hành chính. Ta đã tập trung rất nhiều pháo binh, không quân, xe tăng và bộ binh ở những địa đoạn hẹp để thực hiện việc đột phá. Ta đã dùng hành động chuẩn bị hoạt động hoả lực mạnh của pháo binh và không quân để chuẩn bị cho cuộc tiến công của bộ đội, mặc dù thời gian chuẩn bị hoả lực ngắn hơn nhiều so với WWW1 (khoảng từ 1 đến hai giwò). Sau khi chuẩn bị hoả lực, được pháo binh thường xuyên chi viện bằng phương pháp liên tục hoả lực (một tuyến) hoặc bằng phương pháp chuyển làn hoả lực (màn đạn tiến dần) và có sự chi viện của không quân cường kích, các sư đoàn bộ binh cùng với xe tăng đã chuyển sang tấn công. Sau khi đột phá được phòng ngự chiến thuật, ta đã sử dụng cá tập đoàn xe tăng để phát triển tiến công về chiều sâu. Ta đã áp dụng rộng rãi các chiến dịch tiến công nhằm chia cắt, bao vây và tiêu diệt các tập đoàn chiến dịch và chiến lược của địch. Trong cuộc chiến tranh vừa qua, tiến công chiến lược của LX đã phát triển mạnh nhất, có khả năng đập tan phòng ngự chiến lược của địch."
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Ta đã thử bàn qua Panzer Divisions và Tank Corps và thấy các điểm tương đồng trong biên chế. Về cơ bản Panzer Divisions và Tank Corp đều tập trung 1 lực lượng tank vừa phải (tầm 200~250 chiếc) kết hợp với lực lượng bộ binh tùng thiết để thiết lập mũi tiến công cơ động. Các Panzer Divisions và Tank Corp thường được yểm trợ bởi Bộ Binh Cơ Giới (Motorized Corps, Motorized Divisions) để trở thành các tập đoàn quân có sức cơ động cao. Đấy chính là ý tưởng vô cùng chuẩn xác về cách sử dụng Tank với điều kiện kỹ thuật và trang bị thời WWII.
    Stalin với ý tưởng to hơn là tốt hơn xây dựng Mechanzied Corps với quân số lên đến 37,000 người và 1,100 tank là một ý tưởng điên rồ thiếu thiết thực. Các lực lượng tank khổng lồ như thế này thiếu sự yểm trợ hiệu quả từ bộ binh và pháo binh dẩn đến các mũi đột kích tank chịu thiệt hại nặng nề.
    Thực ra các Panzer Divisions và Tank Corps khi kết hợp với lực lượng Bộ Binh cơ giới cũng sẽ có quân số tương đương Mechanized Corps mặc dù số Tank có ít hơn đôi chút, tuy nhiên biên chế trên lại hợp lý hơn Mechanized Corps rất nhiều vì một lý do rất hiển nhiên:
    Các mũi tiến công thọc sâu vào sườn của địch thì cũng phơi sườn của các lực lượng tiến công ra. Vô hình chung nó giống như hình tượng khi ta tung ra 1 cú đấm thì ta cũng phải bị hở sườn. Đấy chính là điểm yếu chết người của Bliztkreig.
    Nếu bên sườn của các mũi tiến công không được phòng thủ tốt, kẻ địch có thể đánh vào đó và cắt đứt nguồn viện trợ xăng, đạn dược và lương thực cho lực lượng Tank đang tiến công, kết quả sẽ làm thảm họa.
    Các lực lượng bộ binh cơ giới thường đóng vai trò thiết lập các tuyến phòng thủ 2 bên sườn của mũi tiến công thiết giáp, bảo đảm dòng xe tiếp tế đi đến tiền tuyến.
    Các lực lượng Bộ Binh Cơ Giới ngoài việc phải yểm trợ tiến của của lực lượng Thiết Giáp lại còn phải tiến hành phòng thủ độc lập để bảo đảm mũi tiến công, và thiết lập vòng vây. Do đó các lực lượng trên dù cùng tiến với lực lượng Tank Corps và Panzer Divisions, nhưng cần thuộc một biên chế riêng, không nằm chung biên chế với mũi nhọn thiết giáp.
    Chính Stalin năm 1940 đã không hiểu gì về chiến thuật này, đã xác nhập các lực lượng Cơ Giới vào biên chế của Tank Corps tạo nên Mechanized Corps khổng lồ và cồng kềnh, vịêc tiến công của Mechanized Corps thường bị hở sườn do bộ binh vận động chậm chạp không theo kịp. Điều này góp một phần rất lớn vào việc thất bại của các lực lượng Thiết Giáp Soviet đầu WWII.
    Để minh họa 1 mũi tiến công thiết giáp ta thử xem sơ đồ sau:
    [​IMG]
    Hình trên minh hoạ 2 mũi tiến công thiết giáp của Quân Soviet nhằm bao vây Tập Đoàn Quân 6 và đại bộ phân Tập Đoàn Quân Tank 4 của Đức. Các mũi nhọn thiết giáp đi trước chọc thủng phòng tuyến địch, còn các lực lượng Bộ Binh Cơ Giới mau chóng thành lập phòng tuyến và dần dần siết chặt vòng vây quanh Stalingrad.
    Ta có thể nói nếu mũi nhọn thiết giáp tiến công mà không có Bộ Binh Cơ Giới yểm trợ để tiến hành hợp vây quân địch thì mũi tiến công trở thành một nổ lực phí phạm về người và khí tài.
    Thực sự Stalin trong rất nhiều hành động của mình đã chứng tỏ kiến thức về quân sự ít ỏi của ông gây bất lợi rất lớn cho Hồng Quân. Chính mệnh lệnh án binh bất động trước các hành động gây hấn của Đức đã khiến các sư đoàn tiền duyên của LX mau chóng bị đập tan tác. Sau đó mệnh lệnh không được lùi bước của Stalin khiến vô vàn các Tập Đoàn Quân Soviet bị bao vây với hàng trăm ngàn tù binh. Đến năm 1942 các tướng lãnh LX mới dần dà có được sự thoải mái trong hành quân của mình, các hành động rút lui có tổ chức của Hồng Quân trước thềm Stalingrad đã làm chậm bước tiến của quân Đức, và dần dần đưa quân Đức vào một thế trận bất lợi dẩm đến một thảm hoạ về quân sự.Tuy nhiên chúng ta không thể không công nhận thành quả làm vịêc của các tướng lãnh LX với nghệ thuật Deep Operation trong WWII. Dù LX đã sụp đổ nhưng những thành quả nó đạt được rất đáng trân trọng. Chỉ có những kẻ ngu dốt ngông cuồng phỉ nhổ vào mọi thứ trong quá khứ, cả cái tốt lẫn điều xấu xa.
  5. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Khoái đọc câu này ghê :" Tôi mơ 1 giấc mơ"
    Chỗ gạch dưới đó thì hơi khó đó bác ơi nhưng mà có thể chúng ta sẽ thấy 1 hệ thống XHCN trải dài từ VN đến nước Đức ko có Đông-Tây Đức gì hết
    Và Nếu người Mỹ ko nhanh tay thì ...( Chữ ''nếu'' mà) xem ra NB cũng ko là ngoại lệ .
    Nhưng Như thế vẫn chưa đủ . Ai cũng biết rằng nhiều nước XHCN đã sụp đổ vì chính sách và đường lối chưa đúng đắn dẫn đến sai lầm .
    ------------------------------------------------------------
    (VN , cuba) Mãi mãi 1 tình yêu

  6. thuduc123

    thuduc123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    1
    Bác Antey làm thêm phần học thuyết quân sự của Trung Quốc nhé, thiếu thằng này mình không chịu đâu nhé.
    Được thuduc123 sửa chữa / chuyển vào 08:22 ngày 26/08/2009
  7. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về TQ thì để em lục lọi tìm tòi thêm thì mới dám post. Xưa nay em vốn Chống Tàu nên ít đọc sách về Tàu. Thôi thì nghe câu của Tôn Tử "biết người biết ta trăm trận trăm thắng", phải học thêm chút thụât dùng binh của chú Tung Của Nhân Dân vậy.
  8. MrHaiLua

    MrHaiLua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Rất bái phục kiến thức của bác, cảm ơn bác rất nhiều
  9. ktn_208

    ktn_208 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Bác ANTEY dạo này luyện công ơ chốn nào hày. Kíng bác về tiếp tục Post anh em thưởng thức chớ.

Chia sẻ trang này