1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành trình thiếu một ngón nến... Đường còn dài rất dài nhưng không lẻ loi....

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi kieuanh2008, 06/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuanh2008

    kieuanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    THÔNG BÁO KHẨN
    Em định sẽ tổ chức trung thu cho các con vào ngày 02-10-2009
    Tăng 1 : 6h cho các con ăn nhẹ
    Tăng 2 : 8h cho các con xem ctrình Vầng Trăng Cổ tích được tổ chức ở Rạp Xiếc Trung ương


    Tình hình hnay là 22/09 rồi ạ , em sợ ctrình sẽ hết vé sớm vì thế ccá mẹ đkí số lượng ng tham gia và đi xem cho em sớm để em nhờ mua vé trước ngày 24/09 với ạ, cám ơn cả nhà
    Được kieuanh2008 sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 23/09/2009
  2. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Ở bên tớ trung thu là dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng trẻ em. Singapore đã rầm rộ trang trí đèn hoa và đường phố từ cách đây một tháng rồi. Mid-autumn là một trong những festival quan trọng nhất của Singapore nên được chuẩn bị và tổ chức rất chu đáo.
    Có một số giai thoại liên quan đến ngày này khá nay
    1. Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
    Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
    Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
    Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt.
    Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu.
    2. Tự bao đời nay, trung thu gắn liền với trăng, bởi vậy cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên khi tết trung thu bắt nguồn từ Tết trông trăng.
    Theo thần thoại, trước hết trăng là một vị nữ thần cô độc, thuộc về nữ giới, có rất nhiều quyền lực không kém gì thần mặt trời. Có lẽ vì thế mà chúng ta có hai loại lịch: Âm lịch và Dương lịch. Tuy vậy, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại có những quan niệm khác nhau về vị thần bí ẩn này. Từ thời thượng cổ đã có trên năm mươi quan niệm và tên khác nhau để gọi thần Trăng. Thậm chí thần Trăng đã có trước các tôn giáo hoàn cầu như đạo Hồi, Bà La Môn qua các danh xưng Arma của người Hittite, thần Sin và Amn của người Ả Rập, thần Chadra của người Hindu, đó là nam thần. Ở Trung Hoa, người ta gọi trăng là nữ thánh qua các tên Hằng Nga, người Indonesia gọi Silewe, các dân tộc hải đảo Polynésien thì gọi trăng là nữ thần Nazarata. Trăng đã được tôn xưng tột đỉnh như tại Hy Lạp, đó là thần Hécate ba đầu, cai quản ba cõi trời, đất và biển cả, có đầy phép thần thông biến hóa, chỉ mang lại điềm lành cho nhân thế mà thôi.
    Người Syrie, gả nữ thần trăng Nikkal cho nam thần Jarith, còn người Andaman ở Ấn Độ thì tin trăng là vợ của thái dương thần. Trong nhiều quốc gia ở cận Đông, Châu Phi... Trăng được tôn sùng là vị thần tình ái, mang hình sừng bò, cai quản sự sinh đẻ của nhân gian. Cũng có nhiều nơi về thời thượng cổ tại Trung Hoa, người ta cữ gieo hạt, cắt tóc trước tuần trăng tròn. Một đứa trẻ thời đó bị sinh vào lúc hạ huyền, coi như không tốt số. Đây cũng là quan niệm tín ngưỡng nguyên thuỷ của thời hồng hoang. Theo đó thần nào cũng mang hai bộ mặt thiện ác. Riêng thần Trăng cai quản máu và bùa phép, cho nên mới nảy sinh các hủ tục tại Ai Cập cúng thần trăng bằng nhân mạng.Riêng nhà thiên văn học nổi tiếng trước tây lịch là Ptolémée (360-283) đã để lại nhiều huyền thoại về trăng tàn, có ảnh hưởng rất lớn đối với các dân tộc sống ven hai bờ Địa Trung Hải. Do ảnh hưởng trên của thiên văn học cổ xưa, đã làm lẫn lộn một số phong tục, khiến cho các nhà khoa học không thể lý giải nổi vì sự mâu thuẫn của hai mặt đều mất manh mối. Cũng do các hệ lụy từ nhà thiên văn học Ptolémée mà ngày nay Trăng đã trở thành chốn mê cung, chấp chứa tất cả các sự kiện có liên quan đến đời sống con người từ cha mẹ, di truyền, nuôi dưỡng, tài sản, mồ mả... cho tới quốc gia, dân tộc, cả trên lãnh vực cấu tạo vật chất khi cho bạc là kim loại tượng trưng cho trăng. Nhiều người không dám ra khỏi nhà vào những đêm trăng sáng vằng vặc vì sợ bị ma quỷ ám, hút máu, mang bệnh tật. Nhều điều được dựng đứng qua Robert và Louis Stevenson, trong tác phẩm hư cấu ?oBác Sỷ Jeykul và ông Hyde?o, khiến cho người ta không dám mở cửa vào những đêm trăng sáng vằng vặc vì sợ bệnh hay rối loạn tâm thần do luồng khí độc truyền từ vầng trăng sáng.
    Ở Việt Nam, Trung thu thường được biết đến cái tên Tết thiếu nhi và hình như vầng trăng tròn kia đi vào tâm trí người dân cũng rất trong sáng, ngây thơ và vị thần Trăng cũng vô vàn gần gũi dưới cái tên: Chị hằng. Ta có thể tìm thấy sự gần gũi với truyền thuyết Hằng Nga-Hậu Nghệ của Trung Quốc cùng trong quan niệm Đông phương cổ. Nhắc đến chị Hằng thì hẳn các bạn không ai quên chú Cuội ?ongồi gốc cây đa, để trâu ăn lúa gọi cha ời ời? chứ? Đó là những nét mới của tết trung thu Việt Nam: tươi tắn, gần gũi với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
    Trung thu có tự nơi đâu?
    Trung thu theo luật tuần hoàn của âm dương trong một năm, được phân định là một trong bốn thời kỳ xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Người Trung Hoa xưa nhân đó có bày ra Tết trông trăng, để đoán định vận nước và theo thời tiết mà tiên liệu mùa màng sắp tới. Theo kinh nghiệm, trăng vàng thì mùa tơ tằm trúng, trăng có màu xanh lục thì đất nước sẽ bị thiên tai, mất mùa, còn trăng sáng trong với màu da cam, biểu hiện cảnh non nước ấm no hạnh phúc.
    Về nguồn gốc, tết trung thu bắt nguồn từ Lễ Tạ Trời Đất của vua Hán Quang Vũ, sau khi diệt được phản thần là Vương Mãng, bình định được đất nước, khôi phục nhà Hán vào năm 25 sau Tây Lịch. Trong tiệc Vua cho dùng hai món Bưởi và Khoai Môn là hai thức ăn đã giúp cho quân của Lưu Tú khỏi bị chết đói, khi bị quân Vương Mãng vây hãm trong thành nhiều ngày. Từ đó người Trung Hoa dùng hai vật trên làm món lễ cúng trăng.
    Như vậy chúng ta cũng hiểu cơ bản về nguồn gốc tết Trung thu, có rất nhiều điển tích về nguồn gốc tết Trung thu. Nhưng chung quy lại đại đa số bắt nguồn từ các điển tích từ Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến các lễ hội ở Việt Nam chúng ta và đa số các điển tích đều liên quan đến người lớn, không dính dáng gì đến thiếu nhi cả. Nhưng đại đa số chúng ta đều nghĩ rằng tết Trung thu là tết của trẻ em. Và người ta thường tặng bánh kẹo nhiều cho các em thiếu nhi. Người lớn cũng tổ chức các lễ hội trăng rằm thu hút thiếu nhi tham dự với bánh kẹo, ***g đèn, máu lân...
    3. Ở Singapore gọi ngày này là mid-autumn festival. Bài này là một trong bốn lễ hội mà em cùng bạn bè chắp bút, trong đó Loy Krathong đã từng post. Ai rảnh thì đọc vì ý nghĩa và nguồn gốc của nó khác hẳn với các quan niệm trên và gắn với sự tích Hậu Nghệ bắn mặt trời.
    The Mid-Autumn Moon
    A full moon hangs high in the chilly sky,
    All say it''s the same everywhere, round and bright.
    But how can one be sure thousands of li away
    Wind and perhaps rain may not be marring the night?
    On the 15h of eighth lunar month, when the moon is the biggest and fullest, Singaporeans celebrate the one of the famous festivals in the Singapore ?" Mid Autumn Festivals. The Mid Autumn Festivals is also sometimes referred to as the Lantern Festival or Mooncake Festival. There are a number of different legends about this festival. The main legend behind the moon festival is that of Chang Er. The story begins with Chang Er''s husband, Hou Yi, an archer and architect of great renown. A long, long time ago, there were ten suns, which burned fiercely in the sky like smoldering volcanoes, in the sky. The trees and grass were scorched. The land was cracked and parched, and rivers were dried. Many people died of hunger and thirst. Hou Yi shot down nine suns one after another. The weather immediately was better. Hou Yi obeyed, and his skill was recognized by the Great Goddess. She ordered him to build her a palace out of jade. He did so, and she, greatly impressed and pleased, rewarded him with a pill of immortality. There was one con***ion upon which he could take this pill; he had to fast and pray for one year. Hou Yi, however, did not get to take the pill, for his curious wife found it hidden in their house, and swallowed it. The Goddess, angry at such foolishness, banned her to the moon forever. It is said that she turned into a three legged toad and lives on the moon with a rabbit that grinds the pill of immortality in a mortar for her. Singaporeans celebrate this festival as well.
    Mooncake
    In Singapore, mooncake is the symbol for the Mid Autumn Festival, and perhaps that is the reason why Singaporeans more commonly refer the festival as Mooncake Festival. One month before the mid autumn festivals started, the mooncake and other specials cake will be sold in the Chinese shops like some shops in the vivo city, Goodawood Park Hotel, Chinatown,?
    Mooncakes come in different shapes, sizes, colours, fillings and flavours. Some non-tra***ional mooncakes are agar agar filled with custard
    Years before, moon cakes were only sold to Chinese because it is not ''halal'' .It does not cultivate the sense of sharing with other races, and thus does not contribute to the unity of Singaporeans. So in order to do that, moon cakes now are made from vegetable oil rather than ''Lak'', so that other races can share these special delicacies with the Chinese, creating a more loving society, more than that, contributing to the economy flow in the country.
    Lanterns
    Tra***ionally, Chinese lanterns are made of paper and lit by candle light. When we were young, we loved to play with fire, lighting many candles along the pathways. Due to fire safety reason, nowadays, children usually carry battery operated lanterns for fun during the Mid-Autumn Festival. Many battery operated lanterns play music too!
    The The best place to celebrate the Mid Autumn Festival in Singapore is Chinatown. Visitors will be delighted by the amazing display of themed lanterns and shimmering festive lights that light up the streets of Chinatown since the Mooncake Festival is celebrated with the tra***ional display of lanterns.
    Family reunion and moonlight party
    Mid Autumn Festival is meant to be a day where families can get together to have a good chat, eat mooncakes, pomelos, drink some tea and gaze at the round moon. Moon Cake Festival is one of the most celebrated tra***ions in Singapore every year. It''s a celebration once a year that most people especially Chinese will not miss. For some people who prefer to be with their loved ones and family, they will spent a romantic night together in their house garden or beaches or parks to enjoy looking at the sky with the brightest moon of the year. Lantern with different shapes and sizes will be lit and the kids will love to take the lantern and walk around the neighborhood accompanied by their parents. There are also party called Moonlight Party held by some people where relatives and friends from different races will be invited to celebrate this day together. The main aim of this party held is to get together with friends and relatives and enjoy on this annual special occasion.
  3. hoavanang

    hoavanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Bận văn bịu giờ mới thò cổ vào nhà... Chiều tối nay lại được đi ăn nhậu roài. Sinh nhật 1 người rất xinh đẹp và đáng iu nữa... Chúc em mãi tươi trẻ, tự tin và đạt được mọi mục đích mà mình đang tiến tới... Phải tiến nhá. Cầm bom ba càng tiến cũng ok đấy... Phía sau có các chị em mình hậu thuẫn mừ
  4. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Ai vậy chị ơi? Em có biết không?
  5. kieuanh2008

    kieuanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    hì, sn Linh chị à, chưa đến ngày nhưng mấy chị em tổ chức trc
    Hum nay có mấy chị em đi ăn với nhau mà vui quá, já ngày nào cũng như hôm nay nhỉ
  6. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sinh nhật Spicegirls!
    Đúng là chẳng ở đâu bằng ở nhà. Chẳng biết đến bao giờ mình mới được ăn chơi nhảy múa thoải mái như thế. Thiên đường có vẻ xa xôi quá!
  7. kieuanh2008

    kieuanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    hihi, 2năm sẽ trôi qua nhanh mà chị, chẳng có gì là ko thể cả phải ko chị
  8. mytamxinhdep

    mytamxinhdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2009
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0

  9. mhtn

    mhtn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2004
    Bài viết:
    2.494
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sinh nhật kieuanh2008. Chúc thêm một tuổi mới, thêm những cơ hội mới, con đường mới và vận hội mới
  10. kieuanh2008

    kieuanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    0
    em cám ơn chị
    chúc mọi người tuần mới vui vẻ

Chia sẻ trang này