1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Một thoáng Tây Bắc: Bắc Yên - Tà Sùa - Xím Vàng - Hang Chú - Núi Tử thần - Hồng Ngài - Tô Múa - Mườn

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi cutebiz, 21/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. princetemps

    princetemps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Kô bít còn kịp kô thì bác Chồn cho e đký 01 suất xế độc hành với nha!!
    8 tháng đầu năm đến h e mới chỉ đi đc có 8 chuyến dịch chuyển tứ tung thành ra nghỉ làm hơi nhìu, cung của bác hiện tại là phù hợp với e nhất, nên e muốn tgia. Thanks bác cho e bít ý kiến!!
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
    P/s: K/n lái : HN - Bản Lác (Mai Châu, Hoà Bình), 140km <2h
    HN - Tp.Lào Cai (360km, trừ hao 30'' nghỉ dưỡng+đổ xăng) - 6h30''.
  2. dunglieu01

    dunglieu01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Anh em 7h sáng xuất phát, có lẽ bác cứ đủng đỉnh trưa xuất phát, tối vẫn kịp đặt phòng trước cho ae.
  3. linhyeut2003

    linhyeut2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Được linhyeut2003 sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 25/08/2009
  4. cutebiz

    cutebiz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2008
    Bài viết:
    976
    Đã được thích:
    0
    Mấy bạn có nick đỏ đỏ đậm đậm đề nghị gửi cho tớ thông tin liên lạc nhé. Không thấy tăm hơi gì khéo rút lui hoặc không thì cũng coi như tự rút lui đấy.
    Đây là bài viết :"Bí ẩn ngọn núi Tử thần", các bẹn đọc lấy tinh thần nhá.
    Mấy chục năm nay đã có cả chục chiếc máy bay, bay đến khu vực này rồi không hiểu nguyên nhân vì đâu mà cứ đâm xuống núi...
    Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về vùng đất ?onuốt? máy bay - núi U Bò ở Bắc Yên - Sơn La. Đồng bào Mông trong vùng cũng không hiểu vì sao lại có những chiếc máy bay lao xuống gần nơi họ đang ở.
    Khi tôi trình bày ý định đi tìm vùng đất "máy bay rơi", ông Đoàn Khiêu và Đại tá Mùi Trọng Bứng, những người trực tiếp tìm kiếm, lượm xác hai vụ máy bay rơi, đều khuyên giải: ?oNhà báo không đi nổi đâu. Rừng rú hoang rậm lắm. Hồi trẻ, chúng tớ phải đi bộ 2 ngày mới đến lưng chừng ngọn núi đó đấy!?.
    Biết không ngăn cản được tôi, ông Bứng đã vẽ lại cụ thể đường vào núi U Bò, nơi có nhiều máy bay rơi rồi bảo đi cẩn thận nhé.
    Máy bay thành dao, cuốc, điếu cày?
    Ông Bứng và ông Khiêu cũng kể rằng, hồi truy tìm hai chiếc máy bay gặp nạn năm 1985 và 1994, hai ông cũng từng tận mắt một động cơ máy bay nằm rúm ró bên một con suối. Đồng bào đã vặt những bộ phận nhỏ về làm dao, cuốc, riêng chiếc động cơ quá nặng, không khiêng được, nên họ bỏ lại.
    [​IMG]
    Đỉnh núi U Bò lúc nào cũng chìm trong mây mù.
    Con đường lên Tà Xùa dốc ngược như đường lên trời. Xe bò lên đến mỏm núi, nơi đặt trụ sở UBND xã, nhìn xuống phía thị trấn Bắc Yên, thấy mây bay dưới ?ohạ giới?.
    Trưởng Công an xã Giàng A Sê dắt tôi ra mỏm núi chỉ về hướng Bắc bảo: ?oHôm nào trời trong veo mới nhìn thấy đỉnh U Bò mờ mờ ảo ảo. Lúc nào nó cũng chìm trong mây mù, hiếm khi trông thấy lắm!?.
    Tôi tiếp tục phóng xe leo dốc, thả đèo, đến nhập nhoạng tối mới vào tới xã Xím Vàng.
    Chủ tịch UBND xã Xím Vàng Sồng A Tong không tỏ vẻ ngạc nhiên gì khi tôi hỏi chuyện máy bay rơi. Sồng A Tong bảo: ?oNgày trước thi thoảng lại có đoàn cán bộ lên đây hỏi han, rồi thuê người Mông chúng ta dẫn đường vào chân ngọn núi U Bò kia. Họ vác theo máy móc đo đạc cái gì ta cũng chả biết.
    Còn có cả những phái đoàn người Tây vào xã ta tìm hiểu chuyện máy bay rơi. Nhưng họ có tìm hiểu được gì không thì ta không biết, vì họ có nói đâu.
    Nghe các cụ già kể lại, từ chiến tranh chống Pháp, đến chống Mỹ, rồi thời hoà bình, đã có cả chục chiếc máy bay bay qua khu vực này rồi đâm xuống núi.
    [​IMG]
    Sồng A Vàng và chiếc điếu cày làm bằng nhôm lấy từ máy bay gặp nạn.
    Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng nổ, bà con trong xã lại vào ngọn núi U Bò để tìm, trước hết là tìm những nạn nhân xấu số, sau đó là kiếm sắt thép về rèn dao, cuốc? Ta cũng có mấy cái dao, cái cuốc rèn bằng thép máy bay mà?.
    Vừa nói dứt lời, Sồng A Tong chạy vào trong phòng lấy chiếc dao khoe với tôi. Theo lời Tong, chiếc dao này được rèn từ 40 năm trước song vẫn sắc lẹm, vung tay chém gỗ một nhát ngập lút lưng dao.
    Tong còn dẫn tôi vào nhà Sồng A Vàng để xem chiếc điếu cày rèn bằng nhôm của máy bay.
    Chiếc điếu cày lên màu nhôm sáng bóng, cầm nhẹ bẫng. Tôi hỏi mua về làm kỷ niệm, Vàng chỉ lắc đầu, nhất định không bán.
    [​IMG]
    Hợp chất nhôm của máy bay rất dày song lại rất nhẹ.
    Tôi quay sang hỏi Sồng A Tong: ?oTừ năm 1994 đến nay có thấy chiếc máy bay nào rơi nữa không??. Tong hồn nhiên bảo: ?oChắc cái máy bay nó sợ chúng ta rèn dao, rèn cuốc, nên không thấy bay qua nữa rồi!?.
    Thực tế, sau vụ rơi máy bay năm 1994, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm được lời giải, song đường bay từ Hà Nội lên Sơn La, Điện Biên, Bắc Lào và ngược lại, xuyên qua khu vực xã Xím Vàng đã bị cấm. Do đó, 15 năm nay, không có tiếng động cơ máy bay vang lên trên bầu trời Xím Vàng nữa.
    Tận mắt ngọn núi ?otử thần?
    Theo Sồng A Tong, sở dĩ đỉnh núi cao "ngất ngưởng" mây xanh kia được đồng bào Mông gọi là núi U Bò bởi trông từ xa, nó nhô lên như cái u trên vai của con bò mộng.
    Còn người dân ở huyện Bắc Yên, đã nhiều phen náo loạn vì những xác chết cháy xém, không còn rõ hình hài được đưa ra từ rừng già thì gọi ngọn núi U Bò kia là ?onúi tử thần?, núi ?onuốt máy bay?.
    Tôi trèo lên một mỏm núi gần trung tâm xã Xím Vàng, nhìn về phía đỉnh U Bò chỉ thấy tầng tầng mây trắng. Tong bảo, hiếm hoi lắm mới nhìn thấy đỉnh U Bò lộ ra khỏi mây mù.
    Sồng A Tong cũng chẳng rõ đỉnh núi ấy thuộc địa phận xã nào, bởi nó nằm giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Bắc Yên, nằm giữa địa phận hai huyện Bắc Yên (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái).
    Một số thợ săn người Mông kể rằng, chỉ đứng trên sườn núi cũng nhìn rõ thị trấn Trạm Tấu. Nếu trời trong veo, có thể nhìn thấy cả thị xã Nghĩa Lộ của Yên Bái.
    Sồng A Tong bảo, chưa có con số chính xác, nhưng các nhà địa chất lên đo đạc đều khẳng định đỉnh núi đó phải cao trên 2.500m so với mặt nước biển.
    Loanh quanh suốt buổi tối rồi tôi cũng thuê được một thợ săn dẫn đường vào núi U Bò.
    Xuất phát từ trung tâm xã, tôi và người dẫn đường Sồng A Don cứ nhằm con đường mòn đi nương của đồng bào mà cuốc bộ.
    Xuyên qua lãnh địa pơ-mu, tôi được tận mắt cảnh tượng phá rừng hết sức đau lòng. Hàng trăm người dựng lều xẻ gỗ, vừa vác vừa kéo nhẩn nha suốt ngày đêm như đàn kiến tha mồi.
    Cứ tình trạng phá rừng như thế này, chẳng mấy chốc mà vùng đất được mệnh danh là ?ovương quốc pơ-mu? cũng sẽ sạch bách loài gỗ quý.
    Đi hết đường mòn thì đến dòng suối Chin. Tôi và Don cứ nhảy trên những mỏm đá giữa suối như loài dê núi mà đi. Đi hết suối Chin thì sẽ đến chân núi U Bò.
    Tuy nhiên, nếu cứ lội dọc suối thì phải cuốc bộ trung bình 10km mới được 1km đường chim bay, bởi suối chảy quá vòng vèo. Do vậy, đoạn nào suối chảy vòng thì lại phải cắt rừng mà đi.
    [​IMG]
    Phút hiếm hoi lộ ra khỏi mây của đỉnh U Bò.
    Theo Don, có tới 4 con suối bắt nguồn từ đỉnh U Bò này. Một con suối chảy sang Trạm Tấu, suối Phình Hồ và suối Sập chảy ra sông Đà, suối Chin nhỏ nhất chảy loanh quanh mãi, đổ ra đâu Don cũng chả biết.
    Chúng tôi cuốc bộ liên tục đến chiều, khi đôi chân đã rã rời thì ngọn núi U Bò hiện ra trước mắt.
    Ngọn núi nằm im lìm hàng triệu năm kia có gì đặc biệt mà nó đã ?ohoá kiếp? cả chục chiếc máy bay? Nếu so về độ cao thì nó chưa ăn thua gì so với đỉnh Fansipan.
    Theo GS-TSKH Đặng Vũ Khúc (Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam), tôi đang đứng trên một vùng đất có nhiều dị thường về địa chất, từ trường. Vùng đất này có từ trường rất cao, nên khi máy bay bay qua, những bộ phận điều khiển bằng điện tử dễ bị nhiễu loạn, gây nên những tai nạn thảm khốc?
    Theo lý giải của đồng bào Mông nơi đây, do ngọn núi U Bò quá cao, lại quanh năm chìm trong mây mù, trong khi phi công lại chủ quan khi lái máy bay qua khu vực này, nên đã đâm vào vách núi.
    Tuy nhiên, lại có một thực tế là ngoài một số máy bay đâm vào vách núi vỡ tan tành thì theo lời kể của các cụ già người Mông có nhiều máy bay không va vào vách núi mà rơi xuống chân núi.
    Nếu nói về độ cao thì đỉnh núi cách núi U Bò 5km đường chim bay, nằm trên địa phận giáp ranh giữa xã Hang Chú (Bắc Yên) và xã Bản Công (Trạm Tấu), cũng nằm trên đường bay cũ còn cao hơn nhiều. Theo bản đồ địa chất thì ngọn núi này có độ cao tới 2.879m. Thế nhưng, lại chưa có chiếc máy bay nào rơi ở ngọn núi cao này.
    Ngọn núi ?otử thần? và những chiếc máy bay rơi không rõ nguyên nhân sẽ mãi mãi chìm trong bí ẩn nếu các nhà khoa học không vào cuộc tìm câu trả lời.
  5. cutebiz

    cutebiz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2008
    Bài viết:
    976
    Đã được thích:
    0
    Nhắc lại các bạn có nick đỏ đỏ đậm đậm khẩn trương cung cấp cho tớ thông tin cá nhân: số điện thoại, nick yahoo, tên tuổi.
    Các bạn nick da cam mà cung cấp được thông tin cá nhân càng tốt vì khả năng các bạn đỏ bỏ cuộc có vẻ khá cao.
    Lịch ọp vẫn dự kiến tối thứ sáu tuần này. Địa điểm trà đá Lý Thái Tổ, Thời gian: 8h tối.
  6. hanhlata

    hanhlata Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hấp dẫn quá, nhưng đăng ký muộn mất rồi. Bác Chồn cho em nằm trong danh sách ôm màu da cam nhé, ai rút lui là em nhảy vô.
    YM: saolinhduong1984
    Mobile: 0989292223
  7. cutebiz

    cutebiz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2008
    Bài viết:
    976
    Đã được thích:
    0
    @Thành Prince: Trình chạy của cậu thế nào thì anh biết quá rõ rồi. Chạy đến lạc cả đường kia mà . Tối thứ sáu cứ đi ọp nhé.
    @ Fantomas và Hanhlata: mời 2 em tối thứ sáu cứ đi ọp, có ai rút thì bọn em thế vào.
    Các bạn nick đỏ đỏ: Đến hiện tại vẫn chưa có phản hồi của các bạn. Nếu đến hết ngày mai không nhận được thông tin thì xin phép rút các bạn khỏi danh sách nhé.

    Đây là thông tin về Bắc Yên, đích đến của chuyến đi:
    Bắc Yên có 109.936 ha diện tích tự nhiên và 52.595 nhân khẩu (2008). Có 7 sắc tộc (Mông, Thái, Mường Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày) sinh sống ở đây trong đó người Mông chiếm gần một nửa.
    Bắc Yên là một trong những huyện vùng cao của tỉnh Sơn La,cách trung tâm thành phố Sơn La 100km về hướng Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Trạm tấu (tỉnh Yên Bái); phía Nam và Đông Nam giáp các huyện Mộc Châu, Yên Châu; phía Tây giáp huyện Mai Sơn; phía Đông giáp huyện Phù yên, có đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng. Độ cao trung bình so với mặt biển là 1.000m, có đỉnh Phusaphin cao 2.879m; địa hình chia cắt, nhiều núi cao, khe sâu, độ dốc lớn, 85% diện tích có độ dốc hơn 25o, có Hồ Sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 6 xã, 46 bản. Sông Đà chảy qua huyện. Ngoài ra còn có nhiều sông suối nhỏ khác có tiềm năng phong phú cho phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ. Hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi cho lưu thông hàng hoá,vận tải...
    Ngoài ra Bắc yên có tiềm năng lớn để phát triển các ngành nghề nông lâm nghiêp, đặc biệt là phát triển rừng nguyên liệu; Đặc sản chủ yếu của Huyện là Chè Tà Xùa, Táo rừng ( Sơn Tra), cá hồi, ...Đến với Bắc Yên bạn sẽ được hưởng không khí trong lành mát dịu, nguồn nước tự nhiên tinh khiết với tình cảm con người huyện Bắc Yên sâu đậm
    Bắc Yên có có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phiêng Ban, Song Pe, Chiềng Sại, Chim Vàn, Pắc Ngà, Hồng Ngài, Phiêng Côn, Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Mường Khoa, Tạ Khoa, Hua Nhàn, Háng Đồng và thị trấn Bắc Yên.
    Còn đây là 1 trong các đặc sản của Bắc Yên, táo mèo Sơn Tra:
    Hương vị Sơn Tra
    trên quê hương vợ chồng A Phủ

    Cây Sơn Tra cũng giống như cây chè Tà Xùa (Bắc Yên) vốn nổi tiếng với hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng, càng ở độ cao, khí hậu lạnh hương vị chè càng ngon. Càng ở độ cao, quả táo Mèo Sơn Tra càng có màu vàng tươi, thơm hơn và có vị chua ngọt. Hẳn ai qua Bắc Yên vào mùa quả Sơn Tra cũng không quên mua một vài cân ?otáo Mèo" để làm món quà hiếm và cũng không quên có chai rượu Sơn Tra dùng để khai vị đầu xuân.
    Sơn Tra tiếng dân tộc Mông gọi là Tu Di và tên gọi thông dụng là "Táo Mèo". Cây Sơn tra mọc tự nhiên, xen lẫn cây rừng bao đời nay trên những dãy núi cao 1500 ?"2000 m. Khắp vùng cao Bắc Yên, từ Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, đâu đâu cũng thấy cây Sơn tra. Qua những cánh rừng màu én bạc của lá qua ánh xiên của buổi chiều tà có thể nhận ra cây Sơn Tra. Mùa Sơn Tra ra hoa, màu hoa trắng thấp thoáng giữa khu rừng trên các dãy núi cao. Khi Sơn Tra vào mùa chín bà con dân tộc Mông thu hái, gùi xuống chợ huyện.
    Qua nghiên cứu, khảo sát huyện Bắc Yên có khoảng 2500 ha rừng có cây Sơn Tra cho sản lượng hàng năm đạt trung bình gần 100 tấn quả. Quả Sơn Tra có mùi thơm đặc trưng, vị chua dôn dốt, chát ngọt ngâm làm nước giải khát hoặc chế biến làm rượu vang, mứt, ô mai...Đặc biệt Sơn Tra còn là một vị thảo dược để chữa huyết áp cao, mất ngủ, tiểu đường vv...Những năm trước đây quả Sơn Tra chỉ được biết đến như loại quả sản phẩm của núi rừng giá trị thu không đáng kể. Để tìm hướng ra cho một cây có lợi thế với vùng cao Bắc Yên, năm 1998 với sự giúp đỡ của Sở khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Sơn La và Viện Chế tạo Máy Nông nghiệp, Bắc Yên đã lắp đặt xưởng chế biến rượu vang Sơn Tra công suất 6.000 lít/năm và thử nghiệm thành công Đề tài: ?oứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rượu vang từ quả Sơn Tra" đạt tiêu chuẩn, được thị trường chấp nhận. Trên cơ sở của đề tài và khảo sát vùng nguyên liệu, huyện Bắc Yên và Sở khoa học công nghệ và Môi trường đã lựa chọn dây truyền sản xuất công nghệ sạch, tự lên men chiết xuất rượu vang với công xuất 100.000 lít/năm bằng mô hình chế biến quả tươi thành sản phảm rượu vang và nước cốt quả.
    Với tổng số vốn đầu tư là 550 triệu đồng và được sự giúp đỡ của UBND huyện Bắc Yên, Hợp tác xã Phúc Thịnh là đơn vị nhận chuyển giao dây chuyền sản xuất rượu vang Sơn Tra. Để mở rộng thị trường sản xuất sau 2 năm hoạt động, Hợp tác xã Phúc Thịnh đã ngâm ủ trên 10 tấn quả Sơn Tra và chế biến gần 15.000 lít rượu vang cung cấp trên thị trường. Anh Nguyễn Khắc Hiếu, phụ trách kỹ thuật cho biết: ''''Để có thứ rượu vang chất lượng cao nguyên liệu táo phải lấy từ độ cao 1700 ?" 2000 m và tất cả các quy trình sản xuất phải được thực hiện nghiêm ngặt. Từ khâu xử lý nguyên liệu, thanh trùng, ướp chiết xuất nước cốt, lên men đến pha chế thành phẩm... phải mất 6 tháng. Đặc biệt công nghệ chế biến rượu vang này không sử dụng cồn, nhưng nồng độ vẫn đạt 120 do trong quá trình ngâm ủ tạo men. Như vậy để có rượu vang công nghệ sạch phải đưa vào xưởng những quả Sơn tra của năm trước...''''.
    Với nồng độ nhẹ, hương vị thơm đặc biệt, vang Sơn tra đã mau chóng được khách hàng ưa chuộng. Mùa xuân về, cùng với nhiều sản phẩm vang trong nước, vang Sơn tra với quy trình sản xuất không dùng cồn, hương vị đặc trưng, xuất phát từ quê hương vợ chồng A Phủ đã được đưa ra rộng rãi trên thị trường, đến với mọi nhà trong dịp năm mới.
  8. killerhut

    killerhut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2008
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Bác Chồn vẫn năng động và chu đáo như ngày nào nhỉ? Đã tuyển được ôm 9x nào chưa bác?
    Mấy bạn vàng vàng, đỏ đỏ bác chỉ nói 1 lần thôi, không PM thông tin thì nghỉ. Chốt 4, 5 xe là ổn.
  9. 7love

    7love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    bác ơi còn đăng ký được không cho em đăng ký 1 xế, 1ôm với.
    email của em là hienninh2412
  10. 7love

    7love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    mong bác trả lời cho em sớm sớm cho đỡ hồi hộp. hix
    mobile của em là 0934241287. co gi bac sms cho em thì tốt.hêhhhe

Chia sẻ trang này