1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lương thực tập sinh viên cao gấp 2 lần thu nhập giảng viên

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi bksg00, 26/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bksg00

    bksg00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Lương thực tập sinh viên cao gấp 2 lần thu nhập giảng viên

    http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2009/05/3BA0F6B3/


    Bạn tôi - giảng viên trẻ một đại học kỹ thuật lớn ở Hà Nội nói chua chát với tôi: "Mấy cậu sinh viên mình đang hướng dẫn tốt nghiệp vừa nhận thử việc ở một công ty bên ngoài lương cao gấp hơn 2 lần lương mình". (Thanh Binh)


    Người gửi: Thanh Binh

    Bạn tôi làm việc ở trường đã gần 7 năm, qua 2 lần tăng lương (3 năm tăng 1 lần), bắt đầu là 1,92 bây giờ hệ số lương là 3.00, cộng với phụ cấp đứng lớp 0,25%, và phụ cấp thu nhập thấp (một dạng chứng minh là nghèo),... trừ các khoản công đoàn phí, đoàn hội phí... còn khoảng hơn 2 triệu một tháng (hơn 100 USD).
    Cũng phải nói rằng, cậu bạn mình là sinh viên xuất sắc nhất ngành mình nên được giữ lại làm giảng viên (tôi nhớ điểm trung bình kỳ nào cậu ấy cũng >8.0) vậy mà giờ lương chưa bằng số lẻ của tôi - một người học nhàng nhàng nên "may mắn" không được giữ lại làm giảng viên.
    Theo tôi, chúng ta quá lãng phí khi sử dụng những con người tài năng theo cách như vậy. Anh không thể uống nước lã, ăn không khí để nghiên cứu, để giảng dạy được.
    Bạn tôi như bao giảng viên khác đã phải dành rất nhiều thời gian một cách không chính thống để kiếm tiền như đi làm công trình, sửa chữa máy móc, thiết kế... cho các công ty bên ngoài... Một tuần 7 ngày thì ít nhất 5 ngày không có mặt ở trường, sinh viên alô hỏi bài thì thường nhận được câu trả lời là thầy đang ở công trình này, công trình kia ở đẩu đâu ngoài Hà Nội.
    Thậm chí, có giảng viên còn thuê người dạy, cố gắng chỉ nhận dạy rồi nhờ người khác dạy hộ đủ số giờ theo định mức để không bị xếp hạng B, C... Có giảng viên còn trả thêm tiền cho người dạy hộ (nhà trường trả giả sử 15.000 đồng một giờ thì phải bỏ tiền túi trả thêm 15.000 đồng nữa) để dành thời gian ra ngoài đi làm. Vì sao họ phải làm như vậy? Vì đồng lương trả quá rẻ mạt.
    Đến thời đại này rồi không thể kêu gọi người ta hãy hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung mãi được. Đành rằng 1-2 năm còn được chứ hàng thập kỷ vẫn vậy thì e khó quá.
    Hệ quả của việc giảng viên dành nhiều thời gian đi làm ngoài để cải thiện cuộc sống là chất lượng bài giảng giảm sút, sinh viên chán học... Người dạy không muốn dạy, người học không muốn học và chất lượng giáo dục đi xuống.
    Theo tôi, việc tăng học phí là cần thiết để nâng cao lương bổng tương xứng cho giảng viên trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu. Nhưng cũng cần đưa ra chính sách để hạn chế dần tình trạng giảng viên "chân trong ngắn hơn chân ngoài".
    Ngân sách chi cho giáo dục mỗi năm một tăng cao vậy sao đời sống giảng viên vẫn khó khăn vậy? Chính phủ, mỗi trường cần công khai minh bạch cho dân biết đã chi những gì, làm những gì với số tiền mà dân đã đóng góp để dân thấy việc tăng học phí thực sự là cần thiết và không thể làm khác được thì theo tôi dân sẽ hết lòng ủng hộ.
  2. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    hệ số lương 3.0 là hệ số lương của mình. Cộng trừ nhân chia thì lương cứng hằng tháng mình cũng hơn con số đó mà.
    Không rõ cái phụ cấp đứng lớp là cái gì mà chỉ có 0.25%??? Nếu ko nhầm thì là phụ cấp cho ngành giáo dục và là 25% lương chứ ko phải 0.25%.
    Xin lỗi là mình dị ứng khi đọc những lời than thở rỗng tuếch kiểu đó. Một tuần giờ làm việc chính thức chỉ có 5 ngày mà vắng mặt cả 5 thì thử hỏi lương trả cho để làm gì? Chân ngoài hoàn toàn chứ còn gì chân trong nữa. hay đó là tiền lợi dụng để móc túi nhà nước và của sinh viên? 7 năm mà chưa bị kick out là quá nhận nhượng. Nếu đi làm ngoài quá nhiều tiền, đủ để bỏ thêm tiền vào thuê người dạy hộ mình thì ai đọc cũng hiểu mục đích bám trụ lại để làm gì hén. Một cái danh xưng giảng viên đại học oách hơn khi làm ăn. Thậm chí có người đi làm bên ngoài rồi mà vẫn cạy cục tìm một chân trong trường chứ chẳng bao giờ có mặt trong trường. Khả năng làm việc hả? Miễn bàn.
    Học phí BK trung bình khoảng 5-6tr/năm, ĐH Dân lập Hoa sen theo mình mới check cách đây vài ngày (vì xem dùm 1 người bà con) thì 19-20tr/năm, chương trình trung cấp 10-12tr/năm. Giá đó là chương trình quản lý, ko có thí nghiệm như dân kỹ thuật. Cá nhân mình vẫn chủ trương đồng ý tăng học phí. Cái gì phải trả giá cao mới cảm thấy xót và ráng mà học.
  3. bluestory

    bluestory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Ủa.Sao ở ngoài Hà Lội tớ thấy mấy ông giảng viên giàu lắm cơ mà.Toàn bóc lột tiền chùa sinh viên.Rồi vừa lấy chức danh giảng viên đi dạy các trung tâm cũng nhiều mờ.Riêng ở trường tớ quản lý giảng viên rất chặt, chả dám vắng mặt như thế này.
  4. bigchild

    bigchild Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    có vậy mới thấy thông cảm, và biết ơn các giảng viên của trường mình các bạn nhỉ.
    thực ra theo mình thấy lý do để các thầy cô chấp nhận ở lại dạy ở trường có nhiều lý do khác.
    1/ cơ hội được học cao lên (lý do rất quan trọng)
    2/ thường thì mỗi thầy cô đều có 1 đam mê khoa học nhất định, họ ở lại trường để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cho đam mê đó.
    3/ chức danh giảng viên đại học bách khoa là 1 thương hiệu bạc tỉ. đừng nghĩ thầy cô nghèo nhé. trường bk nhiều xe hơi lắm ^^. các thầy ấy vừa dạy học, vừa đi làm ở ngoài. nào công trình này, công ty nọ.
    họ là những chuyên gia thực sự. giàu kiến thức và kinh nghiệm, 1 thứ vàng 10 đã được kiểm chứng bằng thương hiệu giảng viên bk.
    bất cứ 1 công trình lớn trong thành phố này. đều có 1 bàn tay nào đấy của giảng viên trường bk mình đấy các anh chị ạ.

Chia sẻ trang này