1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cường độ ánh sáng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi 3e87d50, 28/08/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Các bác ko học chiên ný ko bit chứ em nếm mùi rồi nên bit, có nhiều kiến thức lý thuyết ko hiểu nhưng vẫn fải chấp nhận mà sử dụng để làm bài cho nên bác gì ko tin elec nó nhảy mức năng lượng thì phát ra photon thì cũng nên cố gắng chấp nhận nó, thuyết người ta đặt ra thế, thấy giải thích đc nhiều thứ thì nhiều người người ta chấp nhận thôi (em chưa bit thực nghiêm người ta chứng minh đc tới đâu rồi). Cứ 1 hạt e nhảy xuống mức năng lượng thấp thì giải phóng 1 photon, thì càng nhiều hạt e nhảy thì càng nhiều photon giải phóng hay tức là cường độ sáng càng lớn thôi. Cần phân biệt với năng lượng của ánh sáng, nó phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng
  2. 3e87d50

    3e87d50 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    vâng cảm ơn bác, bác cho hỏi thêm tý nha, theo cái thuyết Big bang photon xuất hịên ở thời điểm nào và do hạt giề chạm hạt giề ?
  3. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Thời điểm nào thì tớ ko dám lạm bàn, tớ chỉ biết là nếu e và p bị nén vào nhau thì nó sẽ thành neutron và giải phóng photon. Đó là các sao neutron, khi đã đốt hết nhiên liệu thì khối lượng của nó (~1,4 - 5 lần khối lượng mặt trời) nén chính nó lại, nhưng ko đủ để nén thành hố đen mà trở thành sao neutron như trên, và phát sáng do quá trình nén lại đó.
  4. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    ??????????????????
  5. cachiusaviet

    cachiusaviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Từ đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý đã biết được rằng ánh sáng có xung lượng thông qua thí nghiệm áp suất ánh sáng của Lebedev năm 1899, nhưng cách thức mà xung lượng biến đổi khi ánh sáng truyền qua các môi trường khác nhau vẫn chưa được lý giải rõ ràng và được coi là một bí ẩn của thế kỷ. Hai lý thuyết đối nghịch nhau về thời gian đã dự đoán một cách chính xác hiệu ứng đối nghịch đối với ánh sáng tới một lớp điện môi: một giả thiết nó đẩy bề mặt theo chiều di chuyển của ánh sáng; một lý thuyết khác lại giả thiết việc nó kéo bề mặt về phía nguồn phát của ánh sáng. Sau 100 năm đối nghịch, một nhóm nhà vật lý thực nghiệm ở Trung Hoa tin rằng cuối cùng họ đã tìm được lời giải chính xác.

    This paper is a beautiful piece of work and may become o ne of the classic papers o n the momentum of light - Ulf Leonhardt, University of St Andrews
    Weilong She cùng các cộng sự ở Đại học Tôn Dật Tiên (Quảng Châu, Trung Quốc) đã nghiên cứu hiệu ứng ánh sáng tại lớp chuyển tiếp giữa không khí và sợi silica và họ đã phát hiện được rằng ánh sáng tác dụng một lực đẩy lên bề mặt (xem chi tiết trong bài báo đăng trên Phys. Rev. Lett. 101 (2008) 101243601), mà như lời của người phản biện Ulf Leonhardt (một nhà vật lý quang học ở Đại học St. Andrews, Vương quốc Anh) thì ?oBài báo này là một công trình đẹp đẽ và có thể trở thành một trong những công trình kinh điển cho lý thuyết xung lượng ánh sáng?. Các tác giả đã giả thiết rằng phát hiện này có thể lát đường cho những ứng dụng mới ví dụ như là phản ứng nhiệt hạch hiệu suất cao sử dụng ép nén laser.

    [​IMG]
    Hình 1. Ảnh chụp sợi silica ở trạng thái tĩnh có đường kính 450 nm. Ảnh đốm sáng là tia sáng truyền ra từ bề mặt sau của sợi silica (Phys. Rev. Lett. 101 (2008) 101243601).
    Nhà vật lý người Đức Hermann Minkowski đã giả thuyết năm 1908 rằng xung lượng của ánh sáng tỉ lệ thuận với chiết suất vật liệu và năm tiếp theo đó, một nhà vật lý Đức khác là Abraham đã giả thiết ngược lại rằng xung lượng tỉ lệ nghịch với chiết suất. Và người ta đã tiên đoán rằng sự tranh luận này chỉ có thể được giải quyết bằng thực nghiệm nhưng có một thực tế hiển hiện rằng rất khó để ghi lại xung lượng của ánh sáng trong một chất điện môi. Trong những năm 70 của thế kỷ 20, dường như bí ẩn này đã được giải quyết bằng một thí nghiệm đơn giản bao gồm một lớp tiếp xúc không khí ?" nước. Sự chuyển hóa xung lượng đi đến một kết luận là nếu Abraham đúng, mặt nước sẽ bị nén đi một chút khi tia sáng truyền qua, nhưng nếu Minskowski đúng thì mặt nước sẽ bị lồi ra. Sự lồi đã được chứng tỏ và Minkowski đã được công bố là người chiến thắng.
    Nhưng thật không may, vào cuối năm đó, các phân tích chi tiết hơn đã chỉ ra rằng sự lồi ra trong thí nghiệm trên lại là hiệu ứng không có liên quan đến các tính chất quang học và nó lại một lần nữa tạo ra một cuộc tranh cãi quyết liệt.

    [​IMG]
    Hình 2. Ảnh chụp video sự biến dạng của sợi silica dưới tác dụng của lực quang học tác dụng nên sợi silica trong không khí (Phys. Rev. Lett. 101 (2008) 101243601).
    She cùng các cộng sự cuối cùng đã vượt qua những khó khăn này bằng cách thay thế mặt nước bằng một sợi silica kích thước nanomet. ?oChúng tôi trình bày quan sát trực tiếp lực đẩy trên bề mặt sau của sợi silica tác dụng bởi sáng sáng truyền ra? ?" She nói. Với kết quả này, Abraham đã được công bố là người chiến thắng mới và xung lượng của ánh sáng tỉ lệ thuận trực tiếp với vật liệu mà nó truyền qua. ?oThí nghiệm đã miêu tả một hình thức hiện đại của một vấn đề đẹp đến đơn giản? ?" Leonhardt nói.
    Một ứng dụng có thể bật lên từ kiến thực này là một kỹ thuật chính xác hơn cho lò phản ứng cầm tù quán tính nhờ laser: một phương pháp sản suất năng lượng phản ứng bằng cách ép một ?oviên thuốc con nhộng? nhiên liệu để tạo ra mật độ cao. Một loạt các tia laser không kết hợp đến từ một quả cầu điện môi trong suốt đặt trong chân không sẽ khiến cho nó bị co lại dưới áp suất và tạo ra phản ứng hạt nhân.
    Mansud Mansuripur ở Đại học Arizona, Hoa Kỳ đã nhận ra ưng thế của áp suất bức xạ cho lò phản ứng cầm tù quán tính nhưng ông cũng cảnh báo rằng She và các đồng nghiệp mới chỉ xem xét áp suất bức xạ điện từ mà đã bỏ qua các tác động của lực cơ học. ?oMột lượng chính xác cho biến dạng sợi silica trong thí nghiệm sẽ cần thiết cho việc cân bằng xung lượng? ?" Mansuripur nói.
    Được cachiusaviet sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 27/09/2009

Chia sẻ trang này