1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cứu lúa hay cứu lấy nền công nghiệp non trẻ tỉnh nhà?

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi tbprince, 11/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tavcsp

    tavcsp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    ặ, lỏĂi có cỏÊ 'fk "lông" nỏằa cặĂ à? bô - **** 'ang khai thĂc thư 'iỏằfm ỏằY tÂn rai, bỏÊo lỏằTc mà.
    Công nghiỏằ?p 'ang có may mỏãc "lày", gỏằ'm sỏằâ lày, có anh Trà làm bia 'en lày, có anh gơ Bơnh Minh làm kinh doanh tỏằ.ng hỏằÊp lày...
    Sau này ngặỏằi 'ông quĂ thơ lỏĂi tỏằ. chỏằâc di cặ bỏằ>t vào tÂy nguyên, nam bỏằT( mà chỏÊ cỏĐn tỏằ. chỏằâc, nfm nào câng 'i ỏ** ỏ**) xuỏƠt khỏâu ô shin sang ĐL, MC rỏằ"i gỏằưi ngoỏĂi tỏằ? mỏĂnh nhặ NDT, ĐL...vỏằ phĂt triỏằfn dỏằm thiỏu gơ cĂch làm fn mà cỏằâ phỏÊi làm than, em là em sỏằÊ sỏưp hỏ** lâm.
    Tôi nghâ chỏằ? mỏƠy thỏng bỏƠt tài nhặ tôi mỏằ>i phỏÊi bỏằ quê hặặĂng 'i làm fn xa, chỏằâ ỏằY tb toàn nhỏằng ngặỏằi nhiỏằ?t huyỏt thơ lo gơ mà không sặỏằ>ng sỏằ>m
  2. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Ờ, làm sao tự quyết hở chú, Đăk Nông có được tự quyết không!??
    Thế theo chú, công nghiệp TB là gồm những cái gì, đã có cái gì rồi!?
    [/quote]
    Anh tự trả lời giúp em nhé.
    ====================
    Trả lời phỏng vấn NNVN, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định: Khai thác than thực sự là một cơ hội rất lớn để nhân dân Thái Bình đổi đời. Thái Bình sẽ không thể giàu lên nếu mãi mãi chỉ làm nông nghiệp.
    Không ảnh hưởng gì đến nông nghiệp, nông dân
    Khi chúng tôi trao đổi với một số lãnh đạo Sở của Thái Bình, các ông ấy khẳng định là, ?onhân dân, cán bộ đảng viên tỉnh Thái Bình rất hoan nghênh nếu như việc khai thác than được tiến hành?, hẳn ông cũng rất vui?
    Bỗng dưng Thái Bình có một mỏ vàng đen chiếm tới 90% bể than 210 tỉ tấn ở ĐBSH và nó sẽ được khai thác, đó thực sự là một cơ hội rất lớn để Thái Bình phát triển, sao không vui được? Khi hay tin này, Thái Bình đã chủ động báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cho phép các tập đoàn nước ngoài và TKV, thăm dò, đánh giá, khai thác thử nghiệm tại Thái Bình. Và vừa rồi, Thủ tướng đã có văn bản giao cho TKV lập đề án báo cáo Thủ tướng, Bộ Chính trị về việc khai thác. Chính phủ đã đồng ý cho khai thác thử nghiệm. Trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, công nghệ khai thác sẽ mở rộng khai thác.
    Thưa ông, Thái Bình là một tỉnh trọng điểm lúa nhưng còn nghèo và hiện nay đang tập trung nhiều nguồn lực để đẩy mạnh phát triển, đó cũng là thực hiện Nghị quyết TƯ7 của Đảng về Nông nghiệp ?" Nông dân ?" Nông thôn. Nếu khai thác than, nhiều người lo ngại sẽ ảnh hướng lớn đến nông nghiệp nông thôn của Thái Bình?
    Thái Bình đang đẩy mạnh phát triển nông thôn mới, vùng sản xuất hàng hoá và đầu tư mạnh cho hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay, một năm Thái Bình thu nội địa được khoảng trên 1.000 tỉ, chưa kể tiền thu từ chuyển quyền sử dụng đất, thu từ nông nghiệp không nhiều, nhưng chi khoảng 2.500 tỉ. Thái Bình phấn đấu hàng năm tăng thu nội địa, không kể tiền thu từ đất. Vì thế, quan điểm về lâu dài, Thái Bình không thể thu thuần như thế được mà phải là từ thuế và phí của công nghiệp. Hiện nay, Thái Bình đã triển khai một số dự án lớn, phấn đấu một vài năm tới để cân đối được chi thường xuyên.
    Nhưng thưa ông, phát triển công nghiệp, đặc biệt là khai thác mỏ than lớn như thế thì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp?
    Khai thác than sẽ không ảnh hưởng gì đến phát triển nông nghiệp. Ở Ôxtraylia, họ khai thác ở độ sâu có 200m thôi nhưng ở trên vẫn sản xuất bình thường. Công nghệ khí hoá than khác với công nghệ khai thác hầm lò. Còn ở Nga, họ đã làm công nghệ này từ cách đây 50 năm rồi.
    Dân cư Thái Bình sống với mật độ đông đúc như thế, nếu sụt lún đất xảy ra hậu quả sẽ rất lớn?
    Sẽ khai thác ngoài cánh đồng và đưa ra ngoài biển. Trên cơ sở thực tế các nước đang làm, từ mấy chục năm nay nó có ảnh hưởng gì đâu.
    Trao đổi với nhiều người dân Thái Bình, họ mừng nhưng họ cũng tỏ ra lo lắng lắm. Lỡ nó vẫn sụt lún, vẫn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của người dân, thì ông sẽ phải gánh chịu trách nhiệm với dân?
    Chúng tôi cũng lường hết điều đó, vì vậy phải chọn công nghệ khí hoá than dưới lòng đất. Công nghệ này sẽ giải quyết được 3 vấn đề: sụt lún đất, xử lí và kiểm soát được nước ngầm, và giải quyết tốt khí độc CO2 thải ra. Thực tế, công nghệ của nước ngoài đã giải quyết được 3 vấn đề này.
    Chúng tôi đã mời một chuyên gia của Nga là ?ocha đẻ? của công nghệ này sang Thái Bình. Ông ấy nói hiện nay ở Nga có công nghệ hiện đại hơn. Nếu Việt Nam sử dụng thì là nước thứ hai trên thế giới sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Ông ấy khẳng định, với công nghệ này, chỉ cần than ở độ sâu 200m thôi là khai thác đã không xảy ra vấn đề gì rồi. Việc sụt lún đất sẽ không bao giờ xảy ra.
    Giả sử nếu nó có xảy ra thì chỉ xảy ra ở cánh đồng nơi khai thác thôi, chứ không thể vào khu dân cư được, vì chỉ khai thác ngoài cánh đồng.
    Nhưng có thể sụt lún sẽ không xảy ra ngay tức thời, không phải khoá của ông làm Chủ tịch hoặc nhiều người sau ông mà đến đời con cháu chúng ta mới sụt lún thì có phải là ta để lại hậu hoạ cho thế hệ sau không?
    Điều này rất cần phải khai thác thử nghiệm để đánh giá những ảnh hưởng của nó. Những số liệu đảm bảo mở rộng khai thác từ thử nghiệm sẽ chứng tỏ trách nhiệm với con cháu chúng ta.
    Chỉ SX nông nghiệp Thái Bình sẽ mãi nghèo
    Nếu khai thác được than, dân Thái Bình được hưởng lợi gì thưa ông?
    Khai thác được than thì không chỉ có nguồn thu từ khai thác mà công nghiệp, dịch vụ phụ trợ sẽ đi theo. Sẽ hình thành nên cụm công nghiệp khí - điện - đạm, ngân sách của tỉnh chắc chắn sẽ tăng lên. Dù khai thác bằng công nghệ hiện đại thu hút ít lao động, nhưng khi có công nghệ phụ trợ thì rất nhiều lao động nông nhàn - hiện đang thừa ra từ làm nông nghiệp sẽ được giải quyết, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
    Theo kịch bản đó, thì tương lai, tên ?otỉnh lúa? của Thái Bình sẽ không còn nữa?
    Là một tỉnh nông nghiệp nhưng rất nghèo, chúng tôi rất muốn được khai thác than. Chính sách trong phát triển kinh tế hiện nay là bất bình đẳng. Tỉnh nghèo cứ nghèo đi, tỉnh giàu cứ giàu thêm. (Ông Trần Ngọc Tuấn, GĐ Sở TN-MT Thái Bình)
    Không ai khẳng định làm nông nghiệp giỏi, do lãnh đạo tốt được. Làm nông nghiệp là ?otrông trời trông nắng trông mưa?. Vụ mùa này, nông dân sắp được gặt rồi đấy nhưng chỉ cần một trận bão lớn thôi là được mùa hoá mất mùa. Rủi ro rất cao. Quan điểm của Thái Bình là vừa phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia theo quy hoạch vừa phải phát triển công nghiệp, đảm bảo đủ diện tích phát triển công nghiệp. Hiện nay Thái Bình mới sử dụng hết khoảng 500 ngàn tấn lương thực, trong khi tổng sản lượng là 1,1 triệu tấn quy đổi.
    Nhưng thưa ông, nếu TƯ muốn Thái Bình không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho nội tỉnh mà cả thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh khác nữa và TƯ sẽ có chính sách đặc thù cho riêng Thái Bình để chỉ phát triển nông nghiệp thôi mà vẫn khá thì Thái Bình có khai thác than không?
    Nếu chỉ làm nông nghiệp sẽ chỉ đủ ăn, đảm bảo cuộc sống thôi chứ không giàu được. Nếu TƯ phân bổ, bảo Thái Bình phải đảm bảo sản xuất ra 800 ngàn tấn thì Thái Bình sẽ đảm bảo sản xuất theo quy hoạch của TƯ.
    Nếu TƯ yêu cầu Thái Bình sản xuất 1 triệu tấn thì Thái Bình làm gì còn đất cho khai thác than, phát triển công nghiệp?
    Khi ấy chúng tôi lại phải có cách của chúng tôi chứ. Chúng tôi sẽ đưa những giống lúa năng suất cao vào, tăng lên từ 3-4 vụ chẳng hạn để diện tích giảm đi mà vẫn đảm bảo sản lượng, còn lại phải lấy đất ra phát triển công nghiệp chứ. Thái Bình không thể đi một chân là nông nghiệp để mãi nghèo được, mà phải đi bằng hai chân là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Chỉ có công nghiệp hoá tốt mới tác động ngược lại đến nông nghiệp, mới có điều kiện cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến. Khi đó, thì chính là công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đấy thôi.
    Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
    Theo Báo NNVN
  3. terminator7

    terminator7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề hay nhưng văn hoá tranh luận thì chưa hay. Người TB muôn đời vẫn thế, cứ thích phải hơn người khác 1 tý
    Cũng định thảo luận tý, nhưng thôi ... hết tuổi để cãi nhau roài
  4. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Anh Nam đóng góp ý kiến cho anh em đi chứ. Trao đổi thôi anh à, mỗi người có 1 cách thể hiện khác nhau, mình tôn trọng cách trao đổi của người khác cũng là văn hóa mà anh.
  5. truongthai

    truongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    em thì chẳng có tài mọn gì nhưng nghe các cao nhân nói em cũng xin hớt tí ạ ,em quê gốc tiền hải ,ở quê em học xong lớp 12 là lần lượt rủ nhau đi hết .không đi học thì cũng đi làm thuê ở xa ...nghe thì có vẻ buồn nhưng đổi lại thì càng ngày càng nhiều nhà cao tầng mọc lên đời sống cải thiện rất nhiều sắm sửa được rất nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống ,cái này đa phần đều do tiền ở các nơi gửi về chứ cứ như ở quê trông vào mấy sào lúa thì có lằm mà mơ. công nghiệp hoá ư ....chán ,công nghiệp dệt may có bao nhiêu năm r các bác nhưng có giải quyết được gì đâu ,công nhân có đủ sống đâu ạ ,chả riêng dệt may các nghành khác cũng thế ,quê em trước chả biết bố nào bốc phét bảo có trữ lượng khí ga nhiều lắm ,tội các nhà đầu tư vào mở bao nhiêu là nhà máy tận dụng mỗi cái khí ga đến bây giờ thì ngồi thở chả ra hơi ,hết ga rồi thì lấy cái gì ra mà làm ,công nhân lại mất việc lại đi xa tìm việc ....lên theo em thì thái bình đừng có mơ đến công nghiệp làm gì ,cứ như quê em lại hay .... có điều kiện các bác về quê em , giới thiệu cho ạ . hớt tí mong các cao nhân đừng chém tội em.
  6. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Bác nói cũng có ý đúng nhưng đó chỉ là cải thiện đời sống cụ thể của từng hộ còn ngân sách của tỉnh không thể tăng dựa vào lượng người đi làm ăn xa đuợc, khi đó lấy đâu ra tiền mà đầu tư cho bộ máy hành chính sự nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương được.
    Tỉnh phải chủ động được nguồn thu thường xuyên để cân đối những cái đó bác ạ. Vì thế mà Việt Nam vừa phải cho người đi xuất khẩu lao động, vừa phải vay vốn nước ngoài đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong nước.
    Nên theo em thấy thì vấn đề bác nói chưa giải quyết được vấn đề vĩ mô. Khi nào người đi làm ăn xa đủ vốn quay về đầu tư ở địa phương (chứ không phải cất giữ tiền trong nhà hoặc ngoài ngân hàng) thì khi đó tỉnh mới tăng được nguồn ngân sách thông qua thu thuế và các khoản thu khác bác ạ.
  7. truongthai

    truongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    theo em thì muốn phát triển được công nghiệp thì tỉnh phải có môt lợi thế nào đó chứ như thái bình thì em chẳng thấy có tài nguyên gì cả ,kể cả về mặt địa lý cũng thế ,lằm khá xa hà nội , người dân thu nhập lại chưa cao ,về mọi mặt thái bình đều thua kém các tỉnh bạn ,nhìn vào các khu công ngiệp ở thái bình mà chán ,lèo tèo thưa thớt (các doanh nghiệp toàn danh phần đất là chính) , có lẽ thái bình chưa tìm ra đúng lợi thế cho mình ,lên theo em giải pháp trước mắt là tập trung vào nhưng lợi thế đã có ,sao thái bình không phát triển nền nông nghiệp của mình ở mức độ cao hơn ,đi vào chuyên canh và sản xuất thực phẩm sạch đáp ưng nhu cầu thị trường .em ở hà nội toàn thấy người ta bán gạo hải hậu hoặc gạo ở đâu đó chứ đâu có thấy nói là gạo thái bình đâu ,nếu so sánh thì sao các gạo khác ngon bằng gạo thái bình nhà mình được mà lại đắt hơn nữa chứ .thêm vào nữa thái bình cũng có rất nhiều làng nghề nổi tiếng nhưng như em thấy thì đa phần các làng nghề đó đều phải tự tìm hướng đi cho mình chứ nếu chờ vào tỉnh chắc giải tán lâu rồi . nếu cứ cố gắng để phát triển bằng đươc một nền công nghiêp cho bằng các tỉnh ban thì theo em chắc chờ phải còn xa nữa thái bình mới có một nền công nghiệp thực sự ...
  8. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Thật ra để có 1 nền công nghiệp thực sự chỉ là vấn đề thời gian thôi. Cái cần bây giờ không phải là vấn đề đủ ăn nữa (làm nông nghiệp) mà là phải làm công nghiệp như đất nước Trung Quốc họ từng làm cách đây 15 năm để họ cđược thành quả như bây giờ. Đất nước Nhật Bản về vị trí thì đâu có thuận lợi bằng VN, tài nguyên thì nghèo nàn sao họ vẫn đứng thứ 2 thế giới? Người VN mình có cái nhược điểm là hay kêu ca phàn nàn này nọ, vì thế này vì thế kia ... nên nó thế, nhưng có cái ưu là đúc rút học hỏi kinh nghiệm rất nhanh. Nhưng cái gì cũng cần đi từng bước 1, là cả 1 quá trình phát triển, nhưng nếu đi đúng hướng nhất định sẽ thành công.
  9. truongthai

    truongthai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    nếu nói phát triển công nghiệp thì chung chung quá ,theo em thì cái khó của thái bình bây giờ là làm sao tìm ra được ngành công nghiệp chủ đạo ,cái này thì phải dựa trên lợi thế của tỉnh nhà ,chứ cứ nói là phát triển công nghiệp rồi thì cái gì cũng làm thì chỉ có tèo ,bởi thái bình đâu có như hà nội ,tp HCM ,bình dương......
  10. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Trước đây không ai nghĩ Thái Bình lại có ngành công nghiệp cán thép, công nghiệp điện. Nhưng bây giờ đó lại là lợi thế, đóng góp giá trị sản xuất lớn đấy.
    Chủ trương và chính sách là 1 chuyện, thời thế lại là chuyện khác. Đến đâu thì nắm bắt đến đó thôi, chứ Việt nam mình thì vốn dĩ đã quá quen với việc phá vỡ quy hoạch phát triển rồi.
    Ví dụ tự nhiên TB có bể than, thu hút được nhà đầu tư thì khai thác chứ trước đây có ai tính được đó là lợi thế của tỉnh mình đâu. Ví dụ vậy.

Chia sẻ trang này