1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bế tắc trong cuộc sống.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi AcommeAmour, 23/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Bế tắc trong cuộc sống.

    Tôi lập chủ đề này để trả lời cho một bạn có tình trạng trên.

    Chỉ cần nhớ những điều sau:

    -Con người luôn có nhu cầu sống trong bầy đàn (xã hội).
    -Khi tách riêng (phủ nhận các giá trị xã hội) là khi cá thể đó đi vào diệt vong.
    -Phải sống hòa hợp với cộng đồng và thiên nhiên.
    -Sống chỉ vì bản thân sẽ đi đến bế tắc vì nhu cầu và đam mê sẽ cạn và nhàm chán.
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mệnh đề này có đúng không?
    Khi mà có một số nhà sư lại muốn lên núi, tách khỏi đời sống xã hội.
    Khi vua chúa đóng kín mình xung quanh bốn bức tường thành gọi là ''TỬ CẤM THÀNH''.
    Khi một số văn, nghệ sỹ tìm thấy hạnh phúc trong tháp ngà.
    ..v..v..
    Mệnh đề này có đúng không?
    Khi mà:
    Các nhà sư vẫn tồn tại - > Họ đang đi tới chỗ diệt vong?
    Các văn nghệ sỹ đang tồn tại, ngày càng nhiều người? Cái tôi của họ thật lớn.
    Do vậy chưa đủ thuyết phục để nêu cao khẩu hiệu này.
    Chưa hẳn thế.
    Mà là: Sống vì bản thân, sống vì cái tôi sẽ dẫn đến cái nhìn khác người, cách làm việc khác người, hành vi sẽ ''khác người bình thường''.
    Cạn sạch nhiên liệu hay không còn phụ thuộc dung tích của bình, mức năng lượng dự trữ, tốc độ tiêu xài.
    Còn tham số ''thời gian'' thì đã ấn định là không quá 100 năm.
    Xài quá độ trong khi thời gian chưa hết thì gọi là đuối, sẽ là trống rỗng khi đoạn đường phía trước còn quá dài.
    Nếu dung tích của bình quá bé, với tốc độ tiêu xài ''bình thường'' (như mọi người) thì sẽ đuối liên tục (giống như người bị cắt bớt dạ dày-> phải ăn nhiều bữa).
    Nếu dung tích của bình lớn, có thể nạp một lần (rất nhiều) và xài mãi mãi đến khi die.
    Tàm tạm thế.
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Khi mà có một số nhà sư lại muốn lên núi, tách khỏi đời sống xã hội.
    Khi vua chúa đóng kín mình xung quanh bốn bức tường thành gọi là ''''TỬ CẤM THÀNH''''.
    Khi một số văn, nghệ sỹ tìm thấy hạnh phúc trong tháp ngà. "
    --------------
    -Sư lên núi sống một mình hay với các sư khác cùng "căn". ?
    Đây chính là sự tạo lập một xã hội thu nhỏ.
    -Vua chúa như trên là sắp bị hoạn quan "làm thịt " .
    -Văn nghệ sĩ liệu có tồn tại được hay không nếu như không có khán giả. ?
    .............
    Chỉ nói như thế thôi để bạn hiểu rằng :
    -Phải tìm hiểu tận gốc vấn đề chứ đừng nông cạn và lơ mơ thế.
    Ngày xưa Hứa Do, Sào Phủ trốn lên núi để thể hiện sự bất hợp tác với xã hội, nhưng thực sự là thể hiện sự bất lực và nông cạn của mình. Cuối cùng cũng được một kẻ vô danh soi sáng..
  4. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    cái này có phải là Vị nhân sinh ??
    và a đang nhắc mọi nguời về Vị kỷ phải ko
    kêt hợp nó lại thì chẳng bao giờ bế tắc nhỉ
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Giỏi . Nhìn một cái là ra vấn đề.
    Xã hội hiện nay quá đói nghèo nên đa phần người ta Vị kỷ, nhưng khi đã thỏa mãn vài bậc thang trong tháp Maslow thì người ta xuất hiện nhu cầu Vị nhân sinh. Đó cũng là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.
  6. ORockyO

    ORockyO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    giải thích hộ em cái này với
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    bạn đang trả lời choa bạn thui
    ( đừng giật mình nhoá )
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Những nhà sư tu 1 mình không phải là hiếm, là ít.
    Chính chữ ''Hay'' đó đã đập vào tính ''Chân lý'' của câu khẳng định:
    -Con người luôn có nhu cầu sống trong bầy đàn (xã hội).
    Không khách quan, nên đổi thành:
    ''Bình thường con người luôn có nhu cầu sống trong bầy đàn''.
    ''Diệt vong'' ở đây nghĩa khá rộng. Nó chỉ mang ý nghĩa chính trong nhận thức là tách rời khỏi tồn tại xã hội. Về nhận thức, nó không biến mất và không đáng sợ (theo như cách các ông giáo điều hay oánh vào tâm lý), nó tồn tại trọn vẹn trong ý nghĩa của nó, hoàn hảo và vĩnh cữu, nhắm mắt, xuôi tay, rất yên tâm. Ví dụ: 1 nhà sư đích thực lên núi, trước hết họ tu cho họ. Bởi họ thấy bản chất của họ là không phải thuộc về thế giới xã hội, họ cần phải bảo vệ giá trị riêng đó. Họ có nhu cầu thật sự. Giống như trước một cuộc ẩu đả, có người thì tham gia, có người thì không tham gia, tách ra. Họ không phải là những người có bản tính sôi nổi, nhiệt tình vào những vụ như vậy.
    Văn nghệ sỹ thực thụ cũng vậy. Trước hết họ chọn mình là ''Văn nghệ sỹ'' là bởi vì họ phải biết, phải nghĩ rằng mình bản chất của mình là văn nghệ sỹ, không thuộc về người thường. Do vậy, sáng tạo của họ, trước hết là phải cho họ. Họ tạo ra giá trị cho mình và bởi mình. Như là sự thôi thúc nội tại, tự thân.
    Họ có giá trị , và xã hội tìm đến họ như là sự tò mò, thám hiểm, thể hiện đúng bản chất của xã hội: - liên hệ, phổ biến.
    Một bông hoa đẹp mọc lên, trước mắt là thôi thúc nội tại, bản thân, vì nó là cây hoa đó => bông hoa phải thể hiện trọn vẹn bản chất đó. Thế là đẹp, trọn vẹn trong ý nghĩa của nó.
    Copecnic vẫn trọn vẹn trong niềm tin và ý nghĩa khoa học, ngay cả khi bước lên giàn thiêu. Đó là vẻ đẹp trọn vẹn. Vẻ đẹp của Newton vẫn trọn vẹn trong vật lý cổ điển mặc dù ngày nay đã có vật lý vi mô... Một sự dở dang, ẩm ương thì không thể là đẹp được và do đó không thể vĩnh cửu. Giá trị của nó là ở đó. Một cái máy tính, dữ liệu đầu vào thế nào, kết quả của nó đằng sau phải luôn luôn nhất quán. Thế mới gọi là máy tính, thế mới là đẹp. Nếu không thì phải tiếp tục mà sửa.
    Sự ''diệt vong'' mà Bác dùng ở trên mang đầy tính cảm tính, tâm lý. Eo ơi, ''diệt vong'' là kinh khủng lắm đấy, sợ lắm đấy, tránh nó ra xa. ''Kính nhi viễn chi'' các em ơi!
    Chưa có cơ sở lý luận của khẳng định này thì đừng giáo điều.
    Vì sao mà ''Phải''? ''Sống hoà hợp'' là thế nào?
    Sống hoà hợp là bỏ nhà vào hang ở ư?
    Chưa hiểu bản chất, quy luật của thiên nhiên thì hoà hợp thế nào được?
    Chưa hẳn. Nếu thế thì trong quá trình phát triển của loài người. Số lượng văn nghệ sỹ, nhà sư, ... sẽ ít đi dần và biến mất tiêu.
    Kết luận thế là sai lầm. Đúng ra là phải xem mình thuộc loại người thế nào?
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản là nhu cầu đồng cảm.
    Thí dụ một anh nọ thức khuya để xem bóng đá.
    Đương nhiên là anh ta biết rất rõ tỉ số cũng như là các pha đẹp.
    Tuy nhiên sáng ra anh ta vẫn háo hức mua báo Bóng đá về xem.
    Vì:
    Anh ta muốn tìm hiểu thiên hạ có đồng cảm với mình không .?
    Hoặc nếu có khác thì khác ở chỗ nào, qua đó biết thêm một số thứ nữa.
  10. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    " -Sư lên núi sống một mình hay với các sư khác cùng "căn". ?
    Đây chính là sự tạo lập một xã hội thu nhỏ.
    Những nhà sư tu 1 mình không phải là hiếm, là ít.
    Chính chữ ''''Hay'''' đó đã đập vào tính ''''Chân lý'''' của câu khẳng định: "
    ---------------------
    Sư sống một mình thì cũng thế thôi .
    Vì:
    Như thế nào được gọi là sư ?
    Chỉ được gọi là sư khi gia nhập tổ chức gọi là Phật giáo.
    Vậy khi anh gia nhập một tổ chức có cả tỉ thành viên như Phật giáo là anh đang xa cách xã hội hay hòa nhập xã hội ?
    Còn chuyện anh lên núi cao hay anh xuống biển sâu hay anh tự thiêu cũng chỉ là thực hiện nhiệm vụ của tổ chức giao cho.
    Một người đang thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thì gọi là xa cách xã hội hay hòa nhập xã hội ?

Chia sẻ trang này