1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn có "dám" ước mơ không

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi DilLaBen, 24/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Bạn có "dám" ước mơ không

    Câu hỏi này dường như rất "vớ vẩn" nhưng nếu như bạn nghĩ thật kĩ thì chúng ta đang có rất nhiều vấn đề với việc dám "ước mơ".
    Tôi vừa xem qua chương trình trò chuyện với thế hệ trẻ trên kênh cáp đài truyền hình Việt Nam có buổi trò chuyện với Bộ Trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân với 1 bạn là một giảng viên một đại học. Nhìn chung buổi trò chuyện rất thú vị và tôi đánh giá ông Nguyễn Thiện Nhân là bộ trưởng có năng lực và động lực làm việc tốt.
    Đến phần cuối chương trình bạn giảng viên kia được cho 10 phút làm bộ trưởng và được phép nói những điều mà bạn sẽ thực hiện khi làm bộ trưởng thì bạn ý nói rằng bạn ý chưa bao giờ dám mơ ước được làm bộ trưởng. và bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng nói rằng lúc đi làm ông cũng không dám mơ ước làm bộ trưởng.

    Tôi mới đặt ra câu hỏi là liệu các vị lãnh đạo cấp cao hiên nay có dám mơ ước đến chức vụ mà họ đang làm khi họ còn trẻ hay không ?
    Tôi lại nghĩ rằng nếu họ cứ "đến tuổi lên lão làng" thì không biết là họ có động lực thực sự để họ làm tốt vai trò lãnh đạo của họ hiện nay hay không ? Chính vì thế mà có người đã từng nói : " Vì TW cử tôi vào chức vụ này nên tôi phải làm thôi".

    Nếu chúng ta chọn người lãnh đạo thì chúng ta sẽ chọn người như thế nào ? Chọn người không dám "mơ ước" làm lãnh đạo hay là chọn người có ước mơ khao khát làm lãnh đạo ( tất nhiên 99% ước mơ là có mục tiêu trong sáng tốt đep nha ). Người nào sẽ là người làm tốt vai trò của mình ?

    Bạn có dám ước mơ làm tổng thống hay tổng bí thư hay thủ tướng hay bộ trưởng ? Tại sao bạn lại có ước mơ như thế ? đấy là những tiền đề để có những người lãnh đạo tốt cho quốc gia và thế giới.

    ---HÃY DÁM ƯỚC MƠ - NHỮNG ƯỚC MƠ LỚN LAO VÀ CAO ĐẸP.---->Tôi thấy những cái này nhà trường chưa bao giờ dạy và có khi nhiều phụ huynh và gia định cũng không dạy và khuyến khích con cái mình ước mơ.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi cũng vừa xem qua nhưng không xem hết chướng trình này.
    Tôi không biết chắc là các vị lãnh đạo có từng mơ ước đến chức vụ hiện hành hay không. Còn nói về việc bầu chọn thì tôi sẽ chọn người năng động, sâu sát, là người biết đề ra những nguyên tắc mới, hơn là lý thuyết. Tất nhiên còn phụ thuộc vào lập luận và tính cách kiên định nữa.
    Tôi đã qua cái tuổi của ước mơ nhưng tôi vẫn ước mơ và dành thì giờ cho những ước mơ đó. TT hay bộ trưởng thì xin ...dành cho người khác. Nhà trường không dạy về những ước mơ nhưng sách dành cho lứa tuổi này thì khá nhiều.
  3. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Tôi nói nhầm là nhà trường phải "dạy". Nhà trường hay là giáo viên phải "khuyến khích" học sinh mơ ước.
    Tôi nghĩ rằng không chỉ trẻ nhỏ mới có quyền đưọc ước mơ mà người lớn cũng có quyền đó. Nhưng trẻ nhỏ thì ước mơ nó có động cơ giản dị và trong sáng hơn. Nếu bạn đang làm nhân viên cho một công ty bạn có dám ước mơ trở thành giám đốc công ty đó không ? Nếu bạn không mơ ước trở thành giám đốc công ty đó thì động cơ thúc đẩy bạn cố gắng vươn lên để thành giám đốc cũng không có nhiều. Và nếu mà "chẳng may" vì cơ chế mà đẩy bạn vào vị trí đó bạn sẽ làm việc không có hứng thú ---> dẫn đến hiệu quả kém.
    Giả dụ như bạn có ước mơ đó vì chức vụ giám đốc rất oai và tiền lương cao. Bên cạnh đó bạn còn ước mơ làm giám đốc để giúp doanh nghiệp đó phát triển mạnh mẽ đem lại lợi ích cho cổ đông và người lao động thì tôi nghĩ rằng bạn sẽ là một giám đốc tốt, vì có định hướng từ sớm và do vậy sẽ tích tụ đủ năng lực cần thiết. Tất nhiên là trong công ty của bạn không chỉ có riêng bạn mà có nhiều khác có cùng mơ ước như bạn nữa . vì thế phải có động lực mạnh mẽ phải thể hiện được phẩm chất và tài năng hơn để được vào vị trí đó.
    Lịch sử loài người đã chứng minh những mơ ước viển vông rồi sẽ trở thành sự thât. Bạn đã đọc truyện June Vecnơ chưa ? Đó là truyện khoa học viễn tưởng thế kỉ 17 (?) thế nhưng đến thế kỉ 20 không còn là viễn tưởng nữa mà là sự thât.
    Ông ta "mơ ước " hay tưởng tượng là con người lên mặt trăng hay con người khám phá đại dương. Thời kì đó là điều viển vông không tưởng. Nhưng đến thế kỉ 20 con người đã đặt chân lên mặt trăng....v...v..
    Đừng coi thường những ước mơ và trí tưởng tượng--> đó là khởi nguồn của sáng tạo và những phát kiến vĩ đại đó.
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ rất khó khuyến khích học sinh ước mơ, nhất là trong thời buổi của những chương trình, giáo án. Tôi thì khuyến khích cơ giới hóa văn hóa, tức máy móc hóa và nguyên tắc hóa mọi việc. Nhưng chúng ta sống trong chứ không sống ngoài cái môi trường cơ giới đó. Con người được bảo vệ chứ không được bảo trợ. Bạn sống vì mình chứ không vì bạn, vì bè. Giải cấu việc này là giảm bớt những mối quan hệ ràng buộc truyền thống của người Việt, vì người ta phải có 1 thứ tự do nào đó thì họ mới có thể mơ ước. Trong nhà trường thì giới giáo viên cũng đã trở nên ...thực dụng hơn, hoặc họ hiểu sai về sự lãng mạn. Hồi tôi đi học, hay nghe về "lãng mạn cách mạng", một số giáo viên thì đả kích lại cái lãng mạn đó. Tôi nghĩ sự lãng mạn này là 1 sự đột phá, là 1 sự thoát ly đi tìm tự do (như bài thời "Từ ấy" của Tố Hữu). Thực ra học sinh nào cũng có ước mơ, nó nằm trong 1 khoảng mỏng manh, giữa sự tương phản về tính dục và quan hệ bạn bè thấy cô, nhà trường, gia đình và xã hội. Thế nên chỉ có văn hóa mới có thể bảo vệ những ước mơ mỏng manh mơ hổ đó mà thôi. Và nếu nói rằng học sinh bây giờ chẳng có ước mơ thì rõ ràng đó là trách nhiệm của nền giáo dục. Không phải là nền giáo dục không khuyến khích những ước mơ, mà phải nói là họ thiếu tôn trọng, nếu không muốn nói là vô hình trung đã can thiệp thô bạo vào những ước mơ đó...
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Ước mơ không tốn tiền mà cũng không dám.!
    Đáng buồn.
    Cái này người ta gọi là tư tưởng nô dịch.
  6. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    không tốn tiền nhưng tốn nhiều cái khác, mấy cái này vô hình nhưng có ảnh hưởng.
    Riêng tôi thì Dám! đôi khi đặt cược cả linh hồn nhưng phải đạt được điều mình muốn.
    Thành công thì không cần biện bạch. Thất bại cũng chẳng còn gì để biện bạch
    Đã có lúc thua xiểng liểng. thời gian không lấy lại được, linh hồn nhuốm đủ thứ màu-giá phải tra đó-giá này không tốn tiền nhưng không hề rẻ tí nào.
    rồi vị chi là tâm lí ảnh hưởng, tác động của vết thương khi thất bại.....chà! mấy cái này gom lại cũng bộn. tiền thì không mua được.....
  7. DilLaBen

    DilLaBen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, không ai đánh thuế ước mơ cả. Ưóc mơ là tiền đề của ham muốn.
    Hồi nhỏ tôi có ước mơ là lái tàu vũ trụ đi khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời đó. và còn tự chế tạo ra máy bay để lái nữa. Rất tiếc giấc mơ chinh phục không gian vẫn chưa thành hiện thực nhưng tôi luôn ấp ủ nó.
    Tôi chưa có ước mơ làm lãnh đạo nhưng tôi không chắc là hôm nay hay ngày mai ước mơ ấy lại đến với tôi. HAHA làm TBT để làm gì nhỉ ??????????
  8. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    ước mơ...hay mơ về kết quả....quá trình ơi mi đâu rồi
    dám ước mơ quá chứ
    dám vẽ nó ra giấy hay ko mới đáng nói.....
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    E. Kant đã nói về khai sáng "Dare to be wise" (Dám trở nên thông thái). Rất có lý. Bạn có "dám" không ? Dám phá vỡ 1 cái gọi là truyền thống chẳng hạn. Tôi không thích mặc đồng phục đến lớp. Tôi ăn mặc sao tuỳ tôi, miễn sao không quá lố lăng .Chắc rằng đám con gái thích điều này, tuổi teen luôn thích những cơ hội được thể hiện. Nhưng đi tiên phong thì cần những chàng dũng cảm...

Chia sẻ trang này