1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Không thời gian cong và các nghịch lý Einstein.!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi eurika, 11/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Không thời gian cong và các nghịch lý Einstein.!

    Không thời gian cong của Einstein sẽ còn đúng không.?

    Không thời gian cong của Einstein sẽ còn đúng không khi chúng ta sẽ hiểu rõ bản chất thật sự của nó.?

    Vào thế kỷ thứ XIV qua việc quan sát Mặt Trăng và quả táo rơi trúng đầu khi Newton ngồi nghỉ bên gốc cây táo, Newton đã giúp chúng ta hiểu tại sao Mặt Trăng lại cứ lơ lửng, và tại sao quả táo rơi đó là vì có một lực tự nhiên gọi là lực hấp dẫn tác động lên chúng. Đầu thế kỷ XX Einstein lại giúp chúng ta hiểu thêm về vũ trụ vì sự có mặt của không thời gian cong, chính lực hấp dẫn là không thời gian cong vì sự có mặt của vật chất đã giúp mọi vật chuyển động quanh vật chủ.

    Tôi đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này của Einstein, và tôi đã có thể chứng minh được tất cả các ngoại lực đếu có thể là tác nhân gây ra không thời gian cong chứ không riêng gì lực hấp dẫn.

    Nguồn gốc của không thời gian:

    Ánh sáng chuyển động trên một đường thẳng với một khoảng cách S= 299,792,458 m chỉ mất t = 1s => C= 299,792,458 m/s. S = 299,792,458 m chính là không gian, t = 1s là thời gian của vùng không gian ánh sáng.

    Trong không gian cho vạch xuất phát đến vạch đích là khoản cách S, khi ánh sáng chuyển động trong vũ trụ xuất phát từ điểm A nó sẽ vạch nên một đường thẳng (không gian) đến vạch đích ở vị trí B trong khoản thời gian t. Nhưng khi ánh sáng chuyển động ngang qua vật có khối lượng M thì đường đi (không gian) của ánh sáng bị bẻ cong làm cho ánh sáng đến vạch đích tại điểm C trong khoản thời gian t?T, t?T > t. Từ đó Einstein cho rằng sự chênh lệch về thời gian t?T > t tại vị trí đích đến giữa điểm B và điểm C của ánh sáng đã bị bẻ cong và thời gian bị cong theo không gian. Như vậy ta có đường đi của ánh sáng bị cong và cả thời gian của nó cũng bị cong nên Einstein gọi đó là không thời gian cong, chính là chiều không gian thứ 4. Có kết quả trên, Einstein lại suy ra chính không thời gian cong đã làm lệch đường đi của ánh sáng, và có vẻ như nó lại rất ăn khớp với những vật chuyển động còn lại. Nhưng??.. (đọc đến hết bài viết các bạn sẽ có câu trả lời trong đoạn ??. ).


    [​IMG]

    Trong cơ học Newton không gian là phẳng và hai vật thể hút nhau nhờ vào lực hấp dẫn. Trong lý thuyết tương đối rộng, các khối lượng làm cong không gian xung quanh nó. Hệ quả của sự cong này tạo ra lực quán tính, giống như hệ quả của hai vật thể hút nhau bằng lực hấp dẫn.

    Chuyển động quán tính của vật thể là chuyển động theo các đường trắc địa (đường trắc địa kiểu thời gian cho các vật có khối lượng và đường trắc địa kiểu ánh sáng cho Photon) trong không thời gian và hoàn toàn phụ thuộc vào độ cong của không thời gian.

    Đặc điểm khác biệt nhất của lý thuyết tương đối rộng so với các lý thuyết khác là ý tưởng về lực hấp dẫn được thay bằng hình dáng của không thời gian. Các hiện tượng mà cơ học cổ điển mô tả là tác động của lực hấp dẫn (như chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời) thì lại được xem xét như là chuyển động quán tính trong không thời gian cong trong lý thuyết tương đối rộng.

    Einstein chứng minh lực hấp dẫn của Newton sẽ không còn đúng khi trên mặt phẳng 2 chiều:

    [​IMG]

    Nếu Trái Đất phẳng thì ta có thể nói rằng quả táo rơi xuống đầu Newton là do hấp dẫn Trái Đất làm rơi quả táo, hoặc Newton và bề mặt Trái Đất bị quả táo hấp dẫn lên, hai cách nói trên tương đương nhau (hình 1.1). Sự hấp dẫn sẽ không còn đúng khi Trái Đất là hình cầu, vì ở vị trí khác Trái Đất và một người khác cũng bị quả táo hấp dẫn theo chiều ngược lại khiến cho Newton và người đó rời xa nhau. Nhưng thực tế thì người đứng chiều ngược lại với Newton vẫn đứng trên cùng khoản cách đến tâm Trái Đất như Newton.

    Nhưng khi Einstein đưa ra khái niệm không thời gian cong tương tự tấm cao su thì.....

    [​IMG]

    Trong một không gian ba chiều khi lực hấp dẫn Trái Đất tác động một lực F lên Newton thì đồng thời nó cũng sẽ tương tác chính lực hấp dẫn đó lên nhiều người khác ở từng thời điểm khác nhau chung quanh nó. Như vậy ta không thể biểu diễn lực hấp dẫn làm cong không thời gian tương tự tấm cao su để chứng minh cho quỹ đạo chuyển động của mọi vật có trong không thời gian cong. Mà khi đó không thời gian cong bốn chiều được xem như là một lớp vỏ vô hình bao trùm lấy Trái Đất, độ cong của không thời gian chính là độ dày của lớp vỏ vô hình bao quanh Trái Đất được tạo bởi lực hấp dẫn của chính nó tác động lên vật.

    Không thời gian phẳng, không thời gian cong và không thời gian cong đều:

    Không thời gian bốn chiều phẳng:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Không thời gian bốn chiều phẳng là khoản thời gian mà vật thể thực hiện một chu kỳ bất kỳ trong một không gian bốn chiều có đường thẳng gốc và quỹ đạo gốc bởi các góc Alpha xác định.

    Không thời gian bốn chiều cong:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Không thời gian bốn chiều cong là khoản thời gian mà vật thực hiện một chu kỳ bất kỳ trong một không gian luôn có sự thay đổi bốn chiều bởi các góc Alpha+n so với bốn chiều không thời gian phẳng.

    Bốn chiều không thời gian cong đều:

    [​IMG]
    [​IMG]

    Không thời gian bốn chiều cong đều là khoản thời gian mà mật độ dày đặc của các vật thể (hạt) khác nhau thực hiện những chu kỳ khác nhau quanh một vùng không gian luôn có sự thay đổi bốn chiều bởi các góc Alpha+n so với bốn chiều không gian phẳng tạo thành một lớp vỏ bốn chiều không thời gian cong đều. Nói cách khác, bốn chiều không thời gian cong đều là vùng không gian mà ở đó mật độ dày đặc của các vật thể khác nhau thực hiện những chu kỳ khác nhau trong những không thời gian khác nhau tạo thành một lớp vỏ bốn chiều không thời gian cong đều.

    [​IMG]

    Khi ta biểu diễn sự gia tăng của độ cong của không thời gian bằng mặt phẳng dường như đem đến cho chúng ta một cái nhìn rất dễ hình dung vì nó giống như một cái phễu. Tuy nhiên khi trình diễn nó bằng không gan bốn chiều chiều thì nó sẽ hoàn toàn khác hẳn, vì khi không thời gian sẽ bị tăng độ cong dưới dạng lớp vỏ không thời gian bị thu hẹp lại vào điểm kỳ dị. Khi một ngôi sao có khối lượng tương tự Mặt Trời đốt cháy nhiên liệu hạt nhân, nó sẽ suy sụp vào điểm kì dị. Không gian của nó sẽ bị bẻ cong và trở thành hố đen, lực hấp dẫn của nó mạnh đến nổi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra ngoài. Thời gian sẽ kết thúc bên trong hố đen.

    Đó là nói theo quan niệm và sự giải thích của khoa học ngày nay để mô tả về hố đen. Nhưng trong thực tế, nhìn kỹ tấm hình bên dưới, các bạn sẽ biết đâu là sự thật: Ánh sáng bị cong là do thể tích khối của vật thể bị co lại (bán kính Schwarzschilde).

    [​IMG]

    Như vậy, với việc xác định rõ việc hình thành không thời gian cong của Einstein và mô hình hệ tọa độ không thời gian 4 chiều mới đã giúp chúng ta nhận thấy: Đường trắc địa trong không thời gian cong đã không còn đúng từ đó dẫn đến nghịch lý không thời gian cong tương tự tấm cao su như sau:

    Nghịch lý không thời gian cong tương tự tấm cao su: Einstein dùng không thời gian cong tương tự tấm cao su để chứng minh về quỹ đạo cong của các hành tinh quanh Mặt Trời.

    [​IMG]

    Khi biểu diễn trên hệ tọa độ không thời gian cong bốn chiều OXctYctZct ta lại thấy rằng: Không thời gian cong của tấm cao su có một chiều OZct cong ngược hướng với hai chiều OXctOYct còn lại, so với 4 chiều OXctYctZct cong đều cùng hướng tạo thành lớp vỏ vô hình bao quanh vật thể.

    Một khi nó đã sai thì ta không nên dùng đến khái niệm này để mô tả về không thời gian cong hay quỹ đạo cong của vật bất kỳ quanh vật chủ M.

    Einstein gọi không quang gian (spacelight) là không thời gian (spacetime) :

    Ánh sáng chuyển động trên một đường thẳng với một khoảng cách S= 299,792,458 m chỉ mất t = 1s => C= 299,792,458 m/s. S = 299,792,458 m chính là không gian, t = 1s là thời gian của vùng không gian ánh sáng. Suy ra, khi một vật M đủ lớn để hấp dẫn và bẻ cong đường đi của ánh sáng thì đồng thời nó cũng bẻ cong thời gian nên Einstein gọi là không ?" thời gian cong. Einstein sẽ đúng khi Enstein chỉ nói đến không gian của ánh sáng, nhưng từ không gian của ánh sáng Enstein lại suy rộng ra không gian ba chiều chung quanh vật có khối lượng M cũng bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn của chính vật M đó.

    [​IMG]

    Trong không gian cho vạch xuất phát đến vạch đích là khoản cách S, khi ánh sáng chuyển động trong vũ trụ xuất phát từ điểm C nó sẽ vạch nên một đường thẳng (không gian) đến vạch đích ở vị trí b trong khoản thời gian t. Nhưng khi ánh sáng chuyển động ngang qua vật có khối lượng M thì đường đi (không gian) của ánh sáng bị bẻ cong làm cho ánh sáng đến vạch đích tại điểm a trong khoản thời gian t?T, t?T > t. Từ đó Einstein cho rằng sự chênh lệch về thời gian t?T > t tại vị trí đích đến giữa điểm a và điểm b của ánh sáng đã bị bẻ cong và thời gian bị cong theo không gian. Như vậy ta có đường đi của ánh sáng bị cong và cả thời gian của nó cũng bị cong nên Einstein gọi đó là không thời gian cong, chính là chiều không gian thứ 4. Có kết quả trên, Einstein lại suy ra chính không thời gian cong đã làm lệch đường đi của ánh sáng, và có vẻ như nó lại rất ăn khớp với những vật chuyển động còn lại.

    Tuy nhiên các nhà khoa học lại không chứng minh theo chiều hướng trên mà họ lại chứng minh bằng cách, quan sát trắc địa đường đi của ánh sáng. Theo lẽ thường ánh sáng từ ngôi sao sẽ đi thẳng từ điểm b đến C, nhưng vì nó đi ngang qua vật M nên ánh sáng bị bẻ cong làm cho người quan sát ở điểm C thấy rằng nó bị lệch vị trí biểu kiến tại điểm a so với vị trí ban đầu là b.

    [​IMG]

    Thời gian của Newton là một đường thẳng điều này chứng tỏ cho ta thấy thời gian sẽ luôn luôn tiến về phía trước, nhưng với Einstein thời gian bị bẻ cong bởi không gian bị cong nên có một lúc nào đó thời gian sẽ chạm vào thời điểm mà nó đã từng đi qua => thời gian tự quay về quá khứ khi bị vật M tác động một lực hấp dẫn đủ lớn.

    Nghịch lý Einstein:

    Từ việc mô tả không thời gian cong bởi ánh sáng bị bẻ cong nên Einstein mới nói rằng: Nếu một người di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì anh ta sẽ quay về quá khứ.

    Đó là một phát biểu chưa thật sự đúng, vì nó chỉ đúng khi anh ta chuyển động đều trên một quỹ đạo cố định.... Mà khi anh ta đã chuyển động quanh một quỹ đạo cố định thì đó không còn là không thời gian cong nữa mà nó chỉ là không thời gian phẳng.

    a./ Khi một nhà du hành ngối trong một chiếc phi thuyền và bay đi với vận tốc ánh sáng. Một vật M với sức hấp dẫn đủ lớn để giữ cho phi thuyền quay quanh quỹ đạo của nó với vận tốc ánh sáng. Chu kỳ nhà du hành quay 1 vòng quanh vật M chỉ mất 50? (1/2s), khi nhà du hành bên trong phi thuyền đọc hết một đoạn văn mất 10 s thì nhà du hành đó đồng thời nghe đi nghe lại và luôn luôn thấy lại hình ảnh của mình lúc mới bắt đầu đọc. Suy ra, lực hấp dẫn siêu lớn là tác nhân gây ra hiện tượng quay về quá khứ của nhà du hành.

    Những nhà toán học và khoa học khác đã nghĩ đến không gian cong, khi Einstein bổ sung thời gian cũng sẽ cong vì ánh sáng cong trong thuyết tương đối rộng nên có thể Einstein vẫn chưa hình dung được hết về không thời gian cong là như thế nào nên Einstein cho rằng con người có thể trở về quá khứ... Từ đó khiến cho các nhà khoa học lao vào nghiên cứu và tính toán để đi tìm hố giun, tìm kiếm cơ hội quay về quá khứ

    Đó là một sai lầm không đáng có của Einstein về không thời gian cong, vì cho đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ được sự khác biệt giữa không thời gian cong và không thời gian phẳng. Đối với họ sự khác biệt lớn nhất giữa không thời gian cong và không thời gian phẳng là do có hay không sự có mặt của vật chất.

    Nếu theo đúng những gì Einstein và các nhà khoa học mô tả thì cái hố giun ấy giúp chúng ta quay về quá khứ không đâu xa lạ mà nó chính là hố đen, con người sẽ trở về quá khứ trên lý thuyết của Einstein tại vị trí mà chúng ta gọi là vòng tròn ranh giới của chân trời sự kiện.... Khi nghiên cứu đến đây thì tôi mới thấy được rất nhiều điểm mâu thuẫn nhau có trong thuyết tương đối của Einstein vì chúng thiếu tính Logic và có lẽ Einstein vẫn chưa mô tả đủ về không thời gian.

    b./ Có 3 vật MA = MB = MC đặt gần nhau: Theo Einstein thì chung quanh chúng sẽ xuất hiện không thời gian cong? Và 1 trong số chúng sẽ chuyển động quanh một vật bất kỳ trên chính quỹ đạo không thời gian cong gây ra bởi lực hấp dẫn của chúng.

    [​IMG]

    Vật MA sẽ quay quanh vật MB hay ngược lại vật MB phải quay quanh vật MA.?

    Tương tự lần lượt với các cặp: MA và MC, MB và MC?. Vật nào sẽ quay quanh vật nào trong không thời gian cong của vật nào.???

    Như vậy, chung quanh một vật M bất kỳ sẽ xuất hiện đồng thời nhiều hơn 1 không thời gian cong bởi xảy ra nhiều hơn 1 lực hấp dẫn. Khi vật MA đi vào không thời gian cong của MB & MC thì điều gì sẽ xảy ra hoặc MB đi vào không thời gian cong của MA & MC thì điều gì sẽ xảy ra.???

    [​IMG]

    Không thời gian là không thời gian đặc hay không thời gian mỏng.???
  2. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Kết luận: Nếu tất cả các ngoại lực tác động một lực đủ lớn làm chu kỳ bất kỳ của vật thể liên tiếp thay đổi đường thẳng gốc và quỹ đạo gốc đều là tác nhân tạo ra không thời gian cong.

    Không thời gian cong khi và chỉ khi các ngoại lực tác động một lực đủ lớn làm cho chu kỳ bất kỳ của vật thể liên tiếp thay đổi các góc Alpha+n so với đường thẳng gốc và quỹ đạo gốc.

    Trên một đường thẳng hoặc một quỹ đạo bất kỳ, nếu ánh sáng chuyển động theo một chu kỳ nhất định hoặc sau mỗi một chu kỳ nó lại đi ngang qua điểm xuất phát thì khi đó không tồn tại không thời gian cong.

    Như vậy, so với lý thuyết hiện tại cho dù có sự có mặt của vật chất vẫn khó có khả năng xuất hiện không thời gian cong vì ta còn cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố bởi các ngoại lực khác. Khoa học hiện tại cho rằng, với sự có mặt của vật chất sẽ làm xuất hiện không thời gian cong, nhưng với những gì Lâm chứng minh được thì đó vẫn chưa phải là một điều kiển đủ, vì nếu vật thể lập đi lập lại chu kỳ như nhau tại mọi thời điểm thì đó vẫn chỉ là không thời gian phẳng.

    Einstein đã chứng minh bổ sung về lực hấp dẫn Newton, nay Lâm nối tiếp chứng minh bổ sung về không thời gian cong của Einstein và sự khiếm khuyết về lực hấp dẫn của Newton.

    Lâm không mong gì hơn là nhận được sự hổ trợ từ các anh chị, báo chí hãy cùng với Lâm giúp cho mọi người hiểu biết nhiều hơn và chính xác hơn thế nào là không thời gian cong của Einstein.

    Và một số chứng minh về bán kính và mật độ của Schwarzschild + hố đen.
    Chứng minh lực hấp dẫn là lực li tâm bởi 2 chỏm cầu: Chỏm cầu lớn và chỏm cầu nhỏ.
    [​IMG]
    Màu Đen: chỏm cầu nhỏ.
    Màu Xanh :chỏm cầu lớn.
    Màu Hồng : Đường Hầm xuyên ngang tâm.
    Màu Đỏ : Vật thể m
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ghi chú:
    Tài liệu để viết nên bài viết này được lấy từ các nguồn:
    Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ của Stephen Hawking do Dạ Trạch dịch.
    Một số nguồn từ Wikipedia, và các tài liệu khác trên Internet.

    Thân ái.!


    Tác giả:
    Mai Sỹ Xuân Lâm.
    01678033933
    msxuanlam@yahoo.com
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chỉ có một góp ý nhỏ: vì trong diễn đàn không phải ai cũng giỏi tiếng anh (như bạn), vậy phần chứng minh nên để tiếng Việt cho phổ cập.
  4. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.627
    Đã được thích:
    4.606
    Hì, đã trở nên khiêm tốn hơn rồi đấy. Nhưng vẫn chỉ là dùng Newton để tìm hiểu Einstein, chưa được . Tài liệu tham khảo cũng chưa chuẩn, "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ" chỉ là sách đọc giải trí không có giá trị học thuật chính thống, nguôn từ Internet cũng phải chọn nguồn nào academic mới được.
    Những giải thích hay lập luận trong quyển "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ" chỉ là cách ông Hawkings diễn dịch từ lý thuyết sang ngôn ngữ thường ngày cho người đọc không chuyên hiểu được, tất nhiên vì vậy chúng không thể chặt chẽ như lý thuyết chính thống được. Vì vậy đừng nghĩ rằng bắt bẻ được những giải thích lập luận trong quyển này là có thể đạp đổ được Einstein nhé. Muốn cãi nhau với ông Hawkings thì cứ việc email cho ổng
    Muốn hiểu được không gian cong của Einstein thì ít ra cũng phải đọc 1 quyển sách cơ bản về Riemannian geometry rồi sau đó đọc quyển "Gravitation" của Thorne và Wheeler.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 14:41 ngày 12/10/2009
  5. SSX109

    SSX109 Guest

    Bác đừng để ý cái tay werty98 này làm gì. Đụng đến Anh-xtanh của các môn đệ là hơi mệt. Nhưng ở đây chúng ta
    đang chiến đấu không phải với thuần khoa học mà cả tôn giáo. Thế cho nên phạm vào ngôi đền thiêng mang tên
    Anh-xtanh thế nào cũng có chuyện với không werty98 thì kẻ khác.
    Lý thuyết lượng tử, tương tác mạnh cho phép có "một cục" nguyên tử khối lượng rất lớn thậm chí không có giới hạn
    toàn neutron và proton liên kết với nhau. Vậy nếu cho rằng cái cục to đó chẳng không thời gian gì hết thì sao nhỉ.
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    kakakakakakaaaaaaa.........
    Tôi trích dẫn từ Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ chỉ là vì tôi tôn trọng tác quyền, dùng lại mấy cái hình ảnh trong đấy nên phải ghi chú nguồn hình sử dụng.
    Còn việc tài liệu trên Internet, mấy cái bác đưa ra tôi cũng search ra hàng đống trên Internet rồi tải về dưới dạng E-book hoặc PDF thì tôi gọi nó chung là tài liệu từ Internet. Chả nhẻ tôi phải ngồi liệt kê và trình cho bác biết những kiến thức tôi học được từ sách gì với sách gì cho bác biết à...???
    Bác nghĩ bác là thằng quái nào mà tôi phải có nghĩa vụ trình với bác để bác đánh giá là được hay chưa được.????
    Vớ vẩn.!!!
    Thế cái công thức tính thể tích chỏm cầu lớn và chỏm cầu nhỏ tôi lấy đâu thế.??? Bác giỏi toán và giỏi Lý đưa ra cho tôi xem cái sách hay cái tài liệu nào đã mô tả đến công thức ấy xem.
    Và nếu bác cho là mình giỏi thì bác cũng đưa ra bằng chứng xem ai đã từng chứng minh lực hấp dẫn bởi 2 cái chỏm cầu như tôi...???
    Tài liệu nào thì gọi là chuẩn...???... Tôi thuận chiều thì gọi là chuẩn, mà trái chiều là không chuẩn à.... hết sức vớ vẩn..!!!
    Mấy cái công thức tính thể tích chỏm cầu tôi phải ngồi nghiên cứu các công thức toán học liên quan trầy vi tóc vẩy mới tìm ra được.
    Con người hơn nhau cái đầu biết suy nghĩ, biết tự bơi và tự tìm hiểu vấn đề, biết tự trang bị cho mình cái gì.... Chứ không phải hở chút là sách, sách bảo thế này, sách bảo thế nọ.
    Mắc cái quái gì mấy ông đó được quyền suy nghĩ để viết ra bài chứng minh mới hoặc lý thuyết mới mà tôi lại không được quyền suy ghĩ ra cách chứng minh mới, công thức mới hay phương trình mới để bác cho là được với chưa được.??? Luật nào cấm tôi làm chuyện đó và bác là cái quái gì lấy quyền gì bảo là được hay chưa được.???
    Khiêm tốn với chả khiêm tốn..... Tôi cần hàng triệu hàng tỷ người khiêm tốn chứng nhận tôi khiêm tốn chứ cóc cần 1 người chợ búa, tự cao như bác công nhận tôi khiêm tốn. Nói chuyện với dân chợ búa và tự cao như bác thì phải dùng từ ngữ chợ búa cho đáng với bác chứ. Nhập gia tùy tục mà bác..... Hiền để bác giẫm lên đầu tôi à..... Phát ngôn hết sức vớ vẩn.
    Tôi tự biết mình cần phải đọc cái gì và phải học cái gì.... Chứ không phải xô bồ xô bộn đụng cái gì cũng nhồi cũng nhét vô đầu để chứng tỏ ta đây học giỏi, tự cao như bác.
    Nếu bác muốn tôi khiêm tốn với bác thì trước tiên bác phải khiêm tốn với tôi.... Khi đó nhập gia tùy tục, bác cứ vênh mặt và cóc tôn trọng người khác mà đòi người khác tôn thờ bác thì lấy đâu ra cái lý đó.
    Thế nhá.!
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 13/10/2009
  7. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.627
    Đã được thích:
    4.606
    Lại dỗi rồi đấy
    Nếu cảm thấy tự tin hoành tráng rồi thì cứ nộp thẳng lên Annals of Physics nhé, yên tâm là mấy reviewers trên đấy rất công tâm
  8. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Hoành tráng nhờ. Chắc chiều nay đi sắm cuốn từ điển về tra
    P/s: HÌnh như là nộp rồi đấy ợ
  9. natalia1980

    natalia1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2011
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    hãy đơn giản 1 tí thì mọi việc đều rõ ràng
    ánh sáng cong thì giải thích bằng anh New cũng được mà . ánh sáng là photon, mà photon có trọng lượng (mặc dù cực nhỏ) nên khi đi ngang các vật thể có trọng lượng cực lớn bị hút là dĩ nhiên. do bị hút nên thay đổi quỹ đạo làm cho đường đi của ánh sáng bị cong. tuy nhiên ánh sáng cong không có nghĩa là thời gian cong.
    cũng do ánh sáng cong do lực hấp dẫn nên quỹ đạo ánh sáng trong vũ trụ luôn bị chuyển hướng (có biết bao thiên hà hay thiên thể có trọng lượng gấp cực kì nhiều lần mặt trời), có thể là hình sin hay hình gì gì đó ai mà biết được. khi bạn quan sát một ngôi sao trong vũ trụ không phải là bạn quan sát ảnh 1 hay ảnh 2 của nó mà có thể là ảnh thứ nghìn tỷ gì đó.
    Khi bạn đi nhanh hơn ánh sáng thì điều duy nhất xảy ra là bạn sẽ không thấy gì cả thôi chứ làm gì có chuyện về lại quá khứ. nếu bạn đi nhanh hơn rồi dừng lại để nhìn thì cũng chỉ có thể thấy được quá khứ mà thôi. nếu bạn về được quá khứ và kill được bạn lúc 3 tuổi thì điều gì sẽ xảy ra o_O
    điều duy nhất mà E làm được là đưa ra 1 vận tốc khổng lồ rồi thách thức nhân loại vược qua đuợc để chứng minh là ông ta sai mà thôi o_O
  10. natalia1980

    natalia1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2011
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    tại sao bài viết của mình lại bị ẩn? mình đâu có vi phạm nội quy của box?

Chia sẻ trang này