1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực lực QS Israel và khả năng phòng thủ, phản công của Iran, Syria

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 19/10/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Coi nè, từ năm 1947 đến nay, dân A rập bị Ixraen + phương tây phệt cho bao nhiêu trận rồi (6 => 10 trận lớn nhỏ), tơi bời hoa lá, dù là thời Liên Xô còn rang ngời như ông mặt trời vẫn chạy rẽ đất, mất dép. Mà giờ là thời nào rồi: hòn đá tảng của hòa bình thế giới chẳng còn, 3 dòng thác cách mạng chỉ còn trong ký ức, bọn đế quốc thì càng ngày càng mạnh. Các bạn anti Mỹ tỉnh ngủ đi cái, đợi vài năm nữa tình hình thay đổi hãy mơ mộng tiếp.
  2. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Hàng trăm biệt động Syria xâm nhập Mỹ

    9:41 PM, 09/09/2013, Views: 0 | By PM

    VietnamDefence - Đặc nhiệm Syria sẵn sàng hành động trên đất Mỹ.
    [​IMG] Theo một nguồn tin cao cấp tại Bộ Quốc phòng Syria, gần đây, mấy trăm lính đặc nhiệm Al-Waadat al-Qassa của Syria đã xâm nhập đất Mỹ một cách hợp pháp và bất hợp pháp.

    Các tổ chiến đấu có quân số 3-7 người, với đủ trang bị cần thiết và có mục tiêu tiến hành các chiến dịch phá hoại một khi Mỹ tấn công Syria.

    Trong lực lượng này có những người có ngoại hình châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh, giỏi tiếng Anh, nhiều người từng phục vụ ở các đơn vị tương tự của các nước khác nhau.

    Tất cả đều đã được huấn luyện đặc biệt để thích nghi với điều kiện nước Mỹ, nhiều người từng nhiều lần đến Mỹ.

    Các mục tiêu của chiến dịch này sẽ là các cơ quan lãnh đạo và hạ tầng tại các bang đông dân nhất nước Mỹ như đường sắt, trạm điện, nhà máy điện, công trình thủy, các đầu mối cung cấp dầu và khí đốt, các mục tiêu quân sự, chủ yếu là các căn cứ không quân và hải quân. Các chiến dịch phá hoại sẽ gây tổn hại nhiều tỷ đô la cho nước Mỹ.

    Họ sẽ không tiến hành các hành động khủng bố chống thường dân Mỹ.

    Theo vị sĩ quan Syria, quyết định này do lãnh đạo Syria đưa ra xuất phát từ kinh nghiệm các cuộc chiến tranh ở Nam Tư, Iraq, Libya, nơi mà việc đánh trả cuộc xâm lược chỉ thuần túy là chiến lược phòng ngự đã quyết định từ trước thất bại của họ. “Chiến tranh không thể thắng lợi trong phòng ngự…”, nguồn tin nói.

    Lực lượng đặc nhiệm Syria được thành lập vào năm 1958, hiện bao gồm 1 sư đoàn và 18 trung đoàn (binh đoàn) đặc nhiệm độc lập. Họ từng được các cố vấn Liên Xô huấn luyện.

    Trong thập kỷ 1960, lực lượng commando Syria đã thực hiện rất nhiều cuộc tập kích luồn sâu vào lãnh thổ Israel, nơi họ tổ chức các cuộc phục kích nhằm vào các đoàn xe vận tải có sử dụng các bệ phóng đạn phản lực.

    Năm 1973, trong cuộc chiến tranh YomYom Kippur, một đơn vị hỗn hợp gồm các binh sĩ của tiểu đoàn dù 82 và binh đoàn commando 1 sau trận đánh giáp lá cà ác liệt đã đánh chiếm một trung tâm tình báo và một sở chỉ huy trên núi Hermon ở cao nguyên Golan.

    Năm 1982, tại Li-băng, các toán commando trang bị RPG-7, tên lửa chống tăng có điều khiển Fagot và Milan đã yểm trợ thành công cho sư đoàn thiết giáp 1 Syria rút lui. Bằng cách tổ chức hàng loạt các cuộc phục kích, họ đã làm chậm rất nhiều sự di chuyển của các đoàn xe cơ giới của quân đội Israel. Các tổ chiến đấu gồm 4-6 lính commando tác chiến phục kích thực tế đã phá vỡ cuộc tấn công của xe tăng Israel.

    Theo các chuyên gia, đặc nhiệm Syria được huấn luyện tốt, giàu kinh nghiệm tác chiến thành công trên lãnh thổ Israel, Li-băng, cũng như ở Syria, nơi mà chỉ trong năm qua, họ đã tiêu diệt mấy ngàn lính đánh thuê, trong đó có các nhân viên tình báo nước ngoài.

    Tại Bộ Quốc phòng Syria, người ta tin tưởng vào thành công của các chiến dịch phá hoại một khi được tiên hành vì họ cho rằng, Mỹ hoàn toàn không sẵn sàng cho việc tác chiến trên lãnh thổ của mình.

    Syria có khả năng đánh chìm tàu chiến Mỹ?

    (Kienthuc.net.vn) - Trên lý thuyết, một chiếc cường kích Su-24MK của Syria có thể đánh chìm 2-3 tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải bằng tên lửa.



    Trước nguy cơ lớn Mỹ sẽ mở một cuộc tấn công vào Syria, các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Assad liên tục đưa ra những lời đe dọa đáp trả mạnh mẽ.
    Trong một tuyên bố đưa ra ngày 2/9, quan chức cấp cao của Syria nói rằng “quân đội Syria và phong trào Hezbollah của người Hồi giáo Shiite ở Lebanon sẽ có những hành động đáp trả một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu bằng cách đánh vào những chiến hạm của Mỹ đang có mặt ở Địa Trung Hải”.
    Dấu hỏi đặt ra là Syria có loại vũ khí nào đủ sức tiến công tàu chiến Mỹ nằm cách rất xa bờ biển Syria?
    Trong kho tên lửa phòng thủ bờ biển của Syria hiện có 2 “sát thủ diệt hạm” khá mạnh gồm tổ hợp K-300P Bastion-P (tầm bắn 300km) và 4K44 Redut (tầm bắn khoảng 450-500km). Mỹ, Pháp thừa hiểu 2 loại tên lửa chống tàu mặt nước này nguy hiểm tới cỡ nào nên chắc chắc đội tàu chiến hải quân 2 nước này sẽ nằm ở ngoài tầm bắn của các tên lửa trên. Điều đó cũng không ảnh hưởng gì tới phạm vi hỏa lực của tên lửa Tomahawk trang bị trên chiến hạm Aegis Mỹ, vốn có tầm phóng tới 2.000km.
    [​IMG]
    Loại tên lửa hành trình chống tàu tầm bắn xa nhất của Syria chỉ đạt 450-500km.

    Ngoài tên lửa hành trình bờ biển, Syria còn có kho tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật khá lớn. Trong đó có những loại được cho là đã qua cải tiến tăng tầm lên 750km. Tuy nhiên, nhiệm vụ này vẫn là bất khả thi vì tên lửa đạn đạo chỉ “giỏi” đánh mục tiêu tĩnh, mục tiêu diện (diện tích lớn như kho tàng, bến bãi, căn cứ) trong khi tàu chiến lại là mục tiêu động. Chưa kể, hệ thống dẫn đường của tên lửa Syria tương đối lạc hậu nên độ chính xác rất nghèo.
    Niềm hi vọng lớn nhất của Syria sẽ chỉ còn lại lực lượng không quân với các máy bay tiêm kích, cường kích có thể mang bom, tên lửa đủ tầm bay với tới tàu chiến Mỹ. Dù vậy, việc tiếp cận tàu chiến Mỹ là không hề đơn giản khi mà các tàu này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân với tên lửa phòng không tầm xa.
    Trong khi đó, các chiến đấu cơ của Syria chủ yếu là tiêm kích đánh chặn họ MiG không chuyên cho nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất, mặt biển. Chúng chỉ có khả năng mang vũ khí không điều khiển, độ chính xác kém trong khi phải tiếp cận vào rất gần mới phóng được.
    Nhưng, không hẳn là Syria không có loại máy bay nào đủ sức để tấn công tàu chiến Mỹ. Hiện nay, trong kho máy bay Không quân Syria có khoảng 20 chiếc Su-24MK – cường kích chiến thuật có thể mang vũ khí có điều khiển. Đặc biệt, trong lịch sử hoạt động, Su-24 từng được Không quân Nga dùng để tiếp cận thành công ở cự ly cực gần tàu chiến Mỹ mà không bị phát hiện.
    [​IMG]
    Máy bay cường kích siêu thanh Su-24MK của Iran cùng loại với Syria. ​

    Đó là sự kiện ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR (biến thể “anh em” với Su-24MK) được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 (Nga) với nhiệm vụ đặc biệt: “Viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”.
    Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết.
    Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm. Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 máy bay Nga đã khiến người Mỹ “hoảng hồn, sợ hãi” khi mà cả đội tàu hộ tống đều không biết có sự xuất hiện của máy bay Nga.
    Để thực hiện thành công phi vụ có “1-0-2” này, Không quân Nga lợi dụng ưu điểm đặc biệt của Su-24MR là duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.
    Trở lại biến thể cường kích Su-24MK của Syria, nó cũng thừa hưởng khả năng bay cực thấp với tốc độ cao vượt âm thanh. Khác với Su-24MR dùng cho trinh sát, Su-24MK có thể mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa có điều khiển.
    Theo thiết kế, trong nhiệm vụ chiến đấu, Su-24MK có thể mang 2 tên lửa không đối không R-60/73, 4 tên lửa không đối đất Kh-23 hoặc 4 tên lửa loại Kh-25 hoặc 3 tên lửa Kh-29L/T hoặc các loại bom hàng không có điều khiển (lưu ý là Syria có đầy đủ các loại tên lửa này).
    [​IMG]
    Tên lửa Kh-29L/T tuy tầm bắn chỉ là 10-12km nhưng sức công phá thì mạnh khủng khiếp.

    Đáng lưu ý, trong đó tên lửa không đối đất Kh-29L/T theo thiết kế có thể dùng để tấn công mục tiêu mặt nước khi cần thiết, dù tầm bắn hạn chế chỉ ở mức 10km. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, một đạn Kh-29L/T đủ sức “tiễn đưa” tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn xuống đáy biển sâu. Nghĩa là, về mặt lý thuyết một chiếc Su-24MK mang 3 quả Kh-29L/T thừa khả năng đánh chìm 2-3 tàu chiến Arleigh Burke có lượng giãn nước khoảng 9.000 tấn (Hải quân Mỹ) ngay trên Địa Trung Hải. Hoặc chỉ là một tàu thì cũng đủ để người Mỹ phải “hãi hùng”.
    Vấn đề đặt ra, liệu phi công Su-24MK của Syria có đủ khả năng để tiếp cận ở cự ly hỏa lực 10km phóng tên lửa không? Vì dẫu sao phi công Nga có trình độ khác nếu không muốn nói là hơn hẳn so với Syria. Và sau sự kiện đó thì người Mỹ đã rút ra nhiều kinh nghiệm để đối phó với vụ tấn công tương tự có thể xảy ra.
    Sự kiện xảy ra ngay đầu tháng 9 này đã trả lời cho câu hỏi trên, theo tờ The Aviationist, ngày 2/9, biên đội Su-24MK của Không quân Syria đã bị máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không E-3D của Không quân Hoàng gia Anh phát hiện khi đang hướng tới đảo Síp.
    [​IMG]
    Dù có khả năng bay thấp nhưng Su-24 khó lòng thoát khỏi "thiên la địa võng" radar cảnh giới của Mỹ, Anh. Trong ảnh là máy bay cảnh báo sớm E-3D Sentry của Không quân Anh.

    Báo chí phương Tây cho rằng, mục tiêu của biên đội Su-24 có thể là thử hệ thống phòng không của Mỹ và đồng minh trong khu vực. Khi hệ thống này được kích hoạt, Syria có thể thu thập thêm thông tin về vị trí và chủng loại.
    Trở lại vụ việc, ngay khi phát hiện ra Su-24, máy bay chiến đấu đa năng Typhoon của Anh đã lập tức cất cánh đánh chặn từ căn cứ Akrotiri (đảo Síp). Và khi phát hiện ra sự xuất hiện của Typhoon, Su-24 Syria đã lập tức quay trở về. Hai chiếc Su-24 của Syria dường như thuộc đơn vị không quân đóng tại căn cứ Tiyas. Với vận tốc hành trình khoảng 950km/h, những chiếc Su-24 có thể đến đảo Síp trong vòng 15 phút sau khi cất cánh.
    Qua sự kiện này có thể thấy, các máy bay Su-24MK của Syria khó lòng có thể vượt qua hệ thống radar cảnh giới tầm xa, máy bay cảnh báo sớm đường không được Mỹ, Anh “giăng kín” dù bay ở bất kỳ độ cao nào để lập lại kỳ tích mà phi công Nga từng làm.
    Có lẽ Quân đội Syria nên quên đi việc thực hiện phi vụ tấn công đáp trả tàu chiến Mỹ mà tập trung vào lực lượng phòng không đánh trả cuộc tiến công đường không bằng tên lửa hành trình và có thể là cả không quân sắp xảy ra.
  3. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Đó là sự kiện ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR (biến thể “anh em” với Su-24MK) được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 (Nga) với nhiệm vụ đặc biệt: “Viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”.
    Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết.
    Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm. Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 máy bay Nga đã khiến người Mỹ “hoảng hồn, sợ hãi” khi mà cả đội tàu hộ tống đều không biết có sự xuất hiện của máy bay Nga.
    Để thực hiện thành công phi vụ có “1-0-2” này, Không quân Nga lợi dụng ưu điểm đặc biệt của Su-24MR là duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.
    Trở lại biến thể cường kích Su-24MK của Syria, nó cũng thừa hưởng khả năng bay cực thấp với tốc độ cao vượt âm thanh. Khác với Su-24MR dùng cho trinh sát, Su-24MK có thể mang tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa có điều khiển.
    Theo thiết kế, trong nhiệm vụ chiến đấu, Su-24MK có thể mang 2 tên lửa không đối không R-60/73, 4 tên lửa không đối đất Kh-23 hoặc 4 tên lửa loại Kh-25 hoặc 3 tên lửa Kh-29L/T hoặc các loại bom hàng không có điều khiển (lưu ý là Syria có đầy đủ các loại tên lửa này).

    Tự sướng khơ khớ, nhưng so với modem: Dìm Washinton trong biển lửa, tiêu diệt Ixraen ngay lập tức v.v.. thì volum chưa bằng.
  4. nhoccon0306

    nhoccon0306 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    1
    Nếu thằng Syria gởi được đặc nhiệm sang Mỹ thì coi chừng ở nước ta đặc nhiệm Tung Của đã vô tới rồi anh em ơi???.
  5. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Việc gì phải lo thế, sao không nghĩ ngược lại!?[-(
  6. Ernesto140628

    Ernesto140628 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2013
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Gửi sang nó sướng quá nó éo làm việc thì sao. Kiểu như mấy thằng đặc nhiệm TT sang HQ sướng quá hàng mẹ luôn ấy :))
  7. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Sao chú nhóc ko nghĩ, đặc công VN cũng đã sang TQ và ở lại luôn rồi :))
  8. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Sự thật về chiến đấu cơ tự chế của Iran

    (Kienthuc.net.vn) - Phương Tây cho rằng các chiến đấu cơ hay UAV “gán mác” nội địa của Iran thực chất là đi “nhái” lại thiết kế của Mỹ cách đây hàng chục năm.



    Theo trang mạng Strategypage, ngày 21/8, Không quân Iran tuyên bố, họ đã bắt tay vào “sản xuất hàng loạt” mẫu máy bay chiến đấu mới, đây là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển trong nước. Theo người đứng đầu lực lượng không quân, sự kiện này đồng nghĩa với việc Iran không còn bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp máy bay nước ngoài. Lưu ý rằng, trong hơn 20 năm nay, Iran bị Mỹ áp đặt cấm vận, đặc biệt là với các mặt sản phẩm công nghệ cao như hàng không-vũ trụ.
    Nhưng ngay lập tức, báo chí phương Tây cho rằng, tuyên bố của vị quan chức Iran chỉ như “câu chuyện tiếu lâm được kể vào bữa tối”. Theo đó, mẫu máy bay được nhắc tới rõ ràng là tiêm kích Saeqeh (sấm sét) hay gọi là Saeqeh-80.
    [​IMG]
    Tiêm kích nội địa tối tân Saeqeh 80 của Iran được cho là làm "nhái" tiêm kích lỗi thời F-5 dù có khác biệt đôi chút ở cánh đuôi đứng máy bay.

    Hơn một năm trước đây, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi đã tuyên bố, Không quân Iran đã được bổ sung 3 máy bay chiến đấu Saeqeh tối tân. Trước đó vào năm 2011, đã có thông tin về 12 chiếc Saeqeh đầu tiên được đi vào phục vụ.
    Theo đánh giá của giới quân sự phương Tây, giữa tiêm kích Saeqeh với thiết kế F-5 – một mẫu tiêm kích cách đây hơn nửa thế kỷ của Mỹ có những sự giống nhau đến lạ lùng. Không ngạc nhiên, ngay sau đó Saeqeh bị coi là “đồ nhái” của “Chiến sĩ đấu tranh cho tự do” F-5 và rằng, Tehran đã tận dụng khả năng dịch mã ngược cũng như những thiết kế mua được bằng con đường bất hợp pháp để tạo ra loại máy bay trên rồi sau đó giới thiệu là “đồ tự làm”.
    Truyền thông phương Tây cũng không quên nhắc đến Azarakhsh (Tia chớp) là mẫu máy bay do Iran tự chế tạo từ những năm 1990. Đây được xem là tiền bối của Saeqeh bây giờ. Tuy nhiên, phương Tây cho rằng Azarakhsh là một nỗ lực của nền công nghiệp quốc phòng Iran nhằm phục chế lại “cổ vật” F-5E. Biến thể mới nhất của Saeqeh vẫn không thoát khỏi những nhận định như vậy dù chúng đã được sửa đổi khá nhiều về phần đuôi (2 cánh đứng) và trang bị hệ thống điện tử mới.
    [​IMG]
    Tiêm kích nội địa Azarakhsh được truyền thông phương Tây coi là một nỗ lực của nền công nghiệp quốc phòng Iran nhằm phục chế lại “cổ vật” F-5E

    F-5E từng là máy bay chiến đấu có số lượng rất lớn phục vụ trong Không quân Iran (hơn 30 năm trước, con số này là khoảng 300 chiếc). Đây là biến thể hiện đại nhất của dòng F-5, nặng 11 tấn, tốc độ tối đa 1.700 km/h, tầm hoạt động 1.400km, trang bị 2 pháo 20mm và có thể mang theo 3 tấn vũ khí. Azarakhsh và Saeqeh bị cho là sử dụng khung thân cơ sở của F-5 kết hợp với động cơ từ Nga.
    Việc này được so sánh với cái cách mà người Trung Quốc đã làm ra tiêm kích J-8 sao chép cải tiến từ mẫu Su-15 của Liên Xô. Cũng giống như Iran, Trung Quốc là chuyên gia về dịch mã ngược, gọi nôm na là làm nhái những sản phẩm cuả nước ngoài.
    Thậm trí, so với Iran, Trung Quốc còn ở một đẳng cấp dịch mã cao hơn rất nhiều. Kết quả mà họ đạt được là khả năng sao chép gần như tất cả các loại vũ khí hiện đại trên thế giới và đôi khi là kết hợp chúng với nhau để tạo ra sản phẩm mới.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-5E Freedom Fighter thường được Mỹ dùng đóng giả tiêm kích MiG của Nga huấn luyện không chiến cho phi công.

    Theo báo chí phương Tây, chính quyền Iran quá lạm dụng “các vũ khí tuyên truyền” với mục đích ban đầu giúp tăng nhuệ khí quân đội và trấn an nhân dân, để rồi bị ám ảnh chính bởi chúng. Mọi việc có lẽ được bắt đầu từ cuộc chiến tranh Iran-Iraq những năm 1980. Khi đó Iran đã cải tiến nối dài bình nhiên liệu của tên lửa Scub để bắn vào Baghdad (tuy việc này không thật sự cần thiết vì Baghdad vẫn trong tầm với của Scub nguyên bản, chưa kể còn làm thay đổi nhiều đặc tính của tên lửa). Sau đó Tehran tuyên bố đây là công nghệ được phát triển trong nước trong khi Mỹ cho rằng Iran đã lấy nó từ Bắc Triều Tiên.
    Nhiều chyên gia Tây phương còn mỉa mai rằng, sự ảo tưởng về những “siêu vũ khí” của Tehran đã đạt đến đỉnh điểm khi hồi đầu năm nay. Khi đó, Iran cho ra mắt chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 Qaher 313. Đây được coi là dự án quân sự tham vọng nhất của nước này.
    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình Qaher 313 từng làm chuyên gia quân sự thế giới "sửng sốt".

    Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, tiêm kích mang biệt danh “Kẻ chinh phục” đã thất bại trong việc thuyết phục mọi người rằng nó là một máy bay thực sự. Có quá nhiều lỗi trong thiết kế được chỉ ra từ mẫu Qaher 313. Buồng lái quá nhỏ, hệ thống điều khiển có giao diện quá đơn giản “giống như những chiếc máy bay chuyên dùng để tưới thuốc trừ sâu”. Thiết kế của máy bay mang dáng dấp của những mẫu thử nghiệm trước kia mà Mỹ đã từng phát triển rồi sau đó loại bỏ như X-32, X-36. Phần cánh cũng như cửa hút gió bị đánh giá là quá bé còn ống xả được đánh giá là có công dụng… nấu chảy máy bay.
    Ngay cả đoạn video được chiếu kèm quay lại cảnh Qaher 313 nhào lộn trên không cũng không mang lại nhiều sức thuyết phục khi nó không hề có cảnh cất - hạ cánh, quay ở khoảng cách quá xa và mẫu máy bay trong video bị kết luận là mô hình nhựa có điều khiển từ xa. Sau đó, không thấy Iran đưa được ra một giải thích xác đáng nào cho những nghi ngờ trên và đó cũng là lần xuất hiện cuối cùng của Qaher 313.
    [​IMG]
    Dù vậy, Qaher 313 nhanh chóng bị cho là sản phẩm "nhái" vụng về của Iran. Cận cảnh buồng lái "giống như những chiếc máy bay chuyên dùng để tưới thuốc trừ sâu" của Qaher 313.

    Cuối cùng, Iran bị gán mác “kẻ thích tái chế công nghệ quân sự những năm 1950”. Điều đó liên quan cả đến UAV Karar mà nước này đã từng đem ra tham dự duyệt binh kỷ niệm cuộc chiến tranh với Iraq. UAV này có nhiều điểm khá giống với loại tên lửa hành trình V-1 của Đức cũng như một vài mẫu tên lửa/UAV mà Mỹ thiết kế sau đó. Tuy rằng nó đã được cải tiến để trang bị những thiết bị đời mới như động cơ phản lực hiện đại, hệ thống điều khiển linh hoạt và hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS.
    Mỗi năm, Iran thường cho công bố rầm rộ rất nhiều các phát minh vũ khí mới, điều này rất có tác dụng cổ vũ tinh thần người dân và lấy được tiếng vang trên quốc tế, nhất là trong hoàn cảnh nước này ngày càng bị bao vây cấm vận.
    [​IMG]
    Mẫu thiết kế UAV Karar của Iran bị cho là "nhái" bom bay V-1 sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Gần đây họ cho ra mắt tên lửa đạn đạo Fateh-110 có tầm bắn trên 200km, siêu ngư lội được thiết kế cho vùng biển nông và một loại tên lửa không điều khiển đường kính 730mm.
    Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều là “khoe hàng” trước đây của Iran, tất cả những gì được nhìn thấy chỉ là những bức ảnh hoặc mô hình thử nghiệm không rõ ràng, chưa phải là một sản phẩm hoàn chỉnh.
  9. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Mấy chú cờ vàng hay nói chính quyền VN mình chuyên nói phét, cũng đúng, nhưng "trình" của VN mình còn kém nhiều nhiều so với thế giới :D.
  10. NoBiTa_VN

    NoBiTa_VN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2013
    Bài viết:
    2.231
    Đã được thích:
    233
    Trước giờ chưa thấy gì hết, chỉ nghe thằng Nga, TQ, Iran, Syria toàn đấu võ mồm.
    Còn Mỹ vừa mở mồm ra là đánh bấy nhầy các thằng Lebanon 1983, Libya 1986, Afghanistan và Sudan 1988, Iraq 1993, 1996 và 1998, Kosovo 1999, Libya 2011.
    Mấy thằng Syria và iran chỉ có võ mồm thôi. Mỹ mà đánh tổng lực trong 24h là 2 thằng Syria và iran trở về thời kỳ đồ đá[:D]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này