1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Máy bay quân sự rơi tại Yên Bái, 2 phi công tử nạn - Tin chính thức

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi boycholon, 12/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Tiền thì ai chả biết là không thiếu!
    Nhưng hiện nay mức đầu tư cho quốc phòng nhà mình đã là 5% GDP rồi, trong khi TQ nó mới có 1%, như vậy là mình vẫn cao hơn của nó mặc dù thực tế khác xa!
    Nếu bây h mình đầu tư 1 khoảng lớn nữa, các nước xung quanh chả phát sốt lên à? Mà để chạy đua thì mình ăn thế quái nào mấy thằng đó, chẳng nhẽ sắp tới lại có ODA quốc phòng à?
  2. tiemma

    tiemma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    0

     
    Thứ nhất là mình đầu tư cho quốc phòng, mà cụ thể là mua máy bay mới thay thế ko phải là tăng cường trang bị mà là thay thế số cũ loại ra. Cho dù tiền thoải mái đi chăng nữa thì cũng chỉ làm dần dần mỗi năm một chút mà thôi vì còn phải đào tạo nhân sự, nâng cấp cơ sở vật chất cho tương thích. Cho nên mình các nước cũng sẽ ko thể nghi ngờ cho là VN chạy đua VT được.
    Còn tỷ lệ chi phí quốc phòng của TQ thì bác tham khảo tại link dưới đây. Tỷ lệ theo số liệu của CIA FB năm 2006 là 4,3% GDP
    Xưng hô xách mé vi phạm quy định, Maseo e***
     

    được maseo sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 20/11/2009
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Đến đại hội đảng năm 2010 sẽ có đánh giá mới toàn diện hơn về tình hình an ninh - chính trị thế giới và khu vực để từ đó định hướng vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang - điều chỉnh học thuyết, chiến lược quốc phòng cho thời kỳ mới. Nhận định của mình thì sớm nhất thì cũng phải đến 2011-12 tương lai của đám mig-21 ấy mới được định đoạt, hoặc là thay hoặc là tiếp tục duy trì thêm 10 năm nữa.
    Hiện tại thì theo quyết định xuyên suốt từ đại hội 7 đến 10, trọng tâm của việc xây dựng sức mạnh quốc phòng là tăng cường khả năng phòng thủ biển, đảm bảo bảo vệ quyền lợi kinh tế chính trị của ta trên hướng biển. Đáng giá là khả năng xảy ra chiến tranh trên lãnh thổ VN là rất thấp, nhất là khi ta đạt được thoả thuận biên giới trên bộ với tất cả 3 nước lân bang. Do đó nhu cầu thay thế Mig-21, là máy bay tiêm kích với nhiệm vụ chính là bảo vệ vùng trời lãnh thổ, là không cấp thiết nếu không muốn nói là không cần thiết cho đến thời điểm hiện nay (2009).
    Việc mua sắm vũ khí không phải là chuyện đơn giản là cứ thấy đồ mới hơn là phải mua. Phải cân nhắc cực kỳ cẩn thận đối trọng an ninh của ta là gì, đe doạ ta như thế nào để từ đó có quyết định chính xác. Bỏ qua chuyện niên hạn, và năm sản xuất vớ vẩn đi thì Mig21 với tốc độ leo cao tốt, dog-fight khá vẫn phát huy được ưu thế với chiến thuật phòng không "cắn trộm" của ta: dùng dẫn đường mặt đất bay thấp áp sát, kéo cao, bổ nhào phóng tên lửa, rồi quần dog fight tầm gần mục tiêu là buộc máy bay "dịch" phải vứt vũ khí nặng trước khi đến được mục tiêu. Mig-29 chưa chắc đã hơn được Mig-21 khi ứng dụng chiến thuật này. Nhận định cá nhân của mình là Mig-21 vẫn đang và sẽ tiếp tục làm tốt trách nhiệm bảo vệ bầu trời lãnh thổ.
    Vấn đề an toàn bay: mình hiểu là nhiều bác bức xúc các vấn đề xã hội nên cứ có dịp là tranh thủ xả, mình cũng không muốn nói thêm nữa. Bản thân mình thì thấy nhà người ta còn dùng được thì chẳng có lý nào đem vứt đồ nhà mình cả.
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hị hị, ai cũng nhìn như bác thì cãi nhau làm sao được.
    Các xì tin lúc nào cũng quan điểm rằng đồ mới ắt là hơn, quên phéng mất là mua sắm phải tùy chiến lược. Mua triệu khẩu AK hay G mới ắt là ít tiền hơn nhiều đám máy bay tàu bò, nhưng không làm.
    Giờ trọng tâm ở phòng thủ biển, thì ắt là đám phòng không điểm như Mig-21 còn hoat động dài, nhất là khi đã có thêm đám S-300 trợ lực. Chắc vài năm tới ta chỉ tập trung tăng lượng Su-30 hoặc tương đương cho không quân mà thôi.
    Cách định hướng của ta rất thực dụng, nên đám Mít này chắc vẫn còn bay dài
    Nhưng mong là trang bị lại ghế phóng hiện đại, để đỡ mất phi công khi gặp các sư cố như trên. Các ghế phóng của Nga có khả năng phóng tự động khi sự cố, nên lỡ phi công có bị ngất hoặc cảm giác sai cũng đỡ sợ mất người.
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    @ Mr Hoang : tôi và bác có cái cách tranh luận rất hay, bác tôn trọng ý kiến của tôi và tôi cũng tôn trọng ý kiến của bác, cá nhân tôi biết là với ngân sách cho QP của ta hiện nay thì ko thể nói mồm được, nhưng cái việc chúng ta cần có khí tài hiện đại để phục vụ cho phòng thủ là điều rất nên làm, kể cả việc chúng ta ko có nguy cơ gì về chiến tranh trên bộ, điều đó là hoàn toàn có thể xảy ra vì chỉ cần một đất nước luôn có thái độ trịch thượng và coi thwưòng nhân dân của các nước khác trong khu vực kiếm một cái cớ nào đó khi xảy ra xung đột ở Biển chẳng hạn, họ sẽ kiếm cớ để phản công, và bài học lịch sử hàng ngàn năm chúng ta đã phải gánh chịu đã dạy chúng ta biết thế nào!
    Hôm vừa rồi tôi đọc được một bài báo nào đó trên vnn, tôi ko nhớ rõ chính xác nhưng đại khái bài báo đó nói rằng: các nước vùng Bắc á, ví dụ như Hàn Quốc và Nhật, họ cũng có cùng một xuất phát điiểm giống VN, họ cũng bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng họ đã làm được những điều diệu kỳ để trở thành những thế lực kinh tế trên thế giới mà ko cho bất kỳ một nước nào có thể có cái nhìn khinh thường họ, đối với Hàn Quốc nguy cơ chiến tranh luôn thường trực nhưng họ vẫn mạnh, tôi rất đồng tình về cái câu chốt của bài báo này , đó là các đất nước thành công đều lấy mục tiêu cốt lõi đó là phát triển vì con người, vì hai nước này ở Đông Bắc Á đều rất nghèo về tài nguyên nhưng hiện giờ họ là nước thé nào các bác tự nhận xét nhé
    Còn liên hệ trực tiếp với tình hình của ta, có thể ta đã tự ru ngủ mình để nói rằng chúng ta phải biết tận dụng những thứ mà đáng ra nó đã trở thành đống sắt vụn theo tiêu chuẩn quốc tế ! ta nghèo, điều đó ko cần phải nói, nhưng ko phải vì thế mà chúng ta có thể để cho những tinh hoa của quân đội (là những phi công) ra đi một cáh lãng phí thế được, đau lòng, buồn, bất lực vì cái lý do chính để gặp tai nạn ở đây đó là lý do về kỹ thuật, đó là vấn đề chính, đó là điều chúng ta đau xót, tại sao chỉ vì đi bay thăm dò khí tượng mà lại đi 2 người, 2 con người trong hàng trăm nghìn người chát lợc và mất bao nhiêu tiền để có được họ, cách nhìn chính của tôi ở đây đó là chúng ta lấy vấn đề con người là yếu tố chính, tại sao chúng ta ko tạo điều kiện tốt nhâts cho phi công để giảm thiểu những mất mát đó, và có phải chăng vì dân tộc ta có tinh thần vì cộng đồng cao quá hay ko, họ sẵn sàng hy sinh mà ko nhấn nút thoát hiểm để mình được yên thân, 2 vụ gần đây nhất rồi, đều là những bài tiập rồi tránh khu dân cư và mất 3 phi công, có một tắhc mắt của tôi là tại sao chúng ta ko cho bay tập ở vùng núi hay ở một không gian ít dân cư để nếu có xảy ra tai nạn thì người phi công cũng ko ngần ngại ấn nút thoát hiểm, hay tại vấn đề thoát hiểm có vấn đề gì đó trục trặc,.
    TÔi vẫn rất mong chúng ta có một lực lượng không quân có chất chứ ko cần nhất thiết phải về lượng nhiều mà chất kém, cũng cần nói thêm là hiện tại chúng ta có thể có máy bay vừa để giữ biển vừa để bảo vệ không phận, chứ ko nhất thiết là phải chuyên về đối hải đâu,
    Một lần nữa xin chia buồn với gia đình các phi công bị nạn ! Cầu chúc linh hồn các anh siêu thoát !
  6. tungshev

    tungshev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thay Mig thì chắc chắn là sẽ thay rồi (có nguồn nói là thay bằng Su-27 2nd hand). Vấn đề là thời gian bao lâu thôi. Chả cần các bác phải tính hộ đâu.
  7. nokopro

    nokopro Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2009
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    30
    Mig-21 không phải là vô dụng và vẫn có thể vận hành tốt và tương đối an toàn nếu được đối xử đúng mức, cái mà Việt Nam mình đã không làm. Các nước nhìn chung có 3 giải pháp với Mig-21.
    1 - Hoặc là cho nó nghỉ hưu khi hết hạn sử dụng. Cách này thì hầu như tất cả các nước đã sử dụng Mig-21 đều đã làm
    2 - Hoặc là nâng cấp toàn diện để vừa bảo đảm vừa vận hành an toàn vừa cập nhật các tính năng mới để có thể đương đầu được với các loại máy bay hiện đại hơn. Cách thứ hai này có Ấn Độ, Romania, Ethiopia, Zambia, Croatia, Uganda và cả Trung Quốc nữa
    3 - Vẫn ráng sử dụng mà chẳng nâng cấp gì cả hoặc chỉ nâng cấp chút ít để kéo dài tuổi thọ khung sườn và động cơ. Đáng buồn là Việt Nam lại là nước chọn cách thứ ba này.
    Chắc bạn Hoàng quên bài học năm 1979 rồi nhỉ ???
    Để giải cứu cho đàn em Khome Đỏ tại Campuchia ở tận cực Nam của Việt Nam, hàng vạn quân TQ đã tràn qua biên giới phía bắc Việt Nam. Chẳng ai chắc được là chuyện này sẽ không lặp lại một khi cuộc chiến trên biển nổ ra dù Việt Nam đã cố tránh.
    Nhẹ hơn thì một số căn cứ quân hải quân và sân bay quân sự trọng điểm ở Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Nha Trang, Phan Rang, Biên Hòa bị đánh phá bằng tên lửa và không quân.
    Nghiệm trọng hơn thì có thể chiến tranh biên giới sẽ nổ ra lần thứ hai cộng thêm hàng loạt các hành động bên trên
    Muốn thực hiện được điều này thì phải bảo đảm được các yếu tố sau:
    1 - Hệ thống radar chỉ huy mặt đất của ta phải sống sót được trước lực lượng không quân đối phương chuyên tìm diệt và áp chế hệ thống phòng và radar.
    2 - Hệ thống radar chỉ huy mặt đất của ta phải xuyên qua được lớp gây nhiễu điện tử của đối phương.
    3 - Hệ thống radar chỉ huy mặt đất của ta cũng phải có khả năng phát hiện được các mục tiêu bay thấp. Chắc chắn đối phương cũng sẽ chọn cách bay thấp men theo địa hình vào ban đêm để tránh bị phát hiện từ xa.
    Thêm vào nữa, TQ hiện này đang vận hành ít nhất 4 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không KJ-2000 và con số này sẽ còn tăng lên nhiều nữa theo thời gian. Những máy bay này chính là khắc tinh của các tên lửa hành trình bay cực thấp và cả chiến thuật bay thấp của máy bay.
    Nếu như các hệ thống radar đặt trên mặt đất rất khó phát hiện các mục tiêu bay thấp từ xa do nhiễu địa hình địa vật thì ngược lại, các hệ thống radar đặt trên các máy bay như KJ-2000 thực hiện nó dễ dàng hơn và từ tầm xa hơn rất nhiều. Nếu như KJ-2000 được cử theo sau hỗ trợ thì chưa chắc chiến thuật bay thấp áp sát bí mật còn có thể thực hiện được.
    Thêm một yếu tố khác, bay thấp vào ban đêm trên một máy bay thế hệ cũ như Mig-21 Bis là một việc cực khó khăn và nguy hiểm đối với cả các phi công Việt Nam kinh nghiệm nhất. Tôi có nghe ở đâu đó (không biết có chính xác không) rằng các phi công học lái ở Phan Rang phải học bay ngày ít nhất 3 - 4 năm rồi mới bắt đầu được học bay đêm.
    Có vẻ như bạn Hoàng không rành về các vấn đề kỹ thuật rồi
    Máy bay muốn chiếm được ưu thế trong không chiến quần vòng thì phải có khả năng thao diễn tốt. Mig-21 Bis có g-load = 7 (Một số nguồn nói là 8 nhưng có vẻ đây là thông số không đáng tin nếu xét về thiết kế của Mig-21) cũng tương đương với F-4 cũng có g-load = 7. Vì thế Mig-21 có thể không chiến quần vòng sòng phẳng và thậm chí có thể hơn nếu như F-4 mang bom nặng. Tuy nhiên, về vấn đề này thì Mig-21 Bis thua xa loại máy bay chiến đấu dạng thấp nhất của TQ là J-7 (Mig-21 do TQ sản xuất) với các phiên bản từ J-7E trở đi.
    J-7E với thiết kế thân nhỏ nhẹ và cặp cánh double delta có g-load = 8.5 và được cho là có khả năng thao diễn gần bằng hoặc tương đương với F-16 đời đầu (có g-load = 9) ở một vài thông số thao diễn. Chính các phi công Pakistan, những người được bay cả F-16 đời đầu và F-7PG (phiên bản xuất khẩu của J-7G, phiên bản ngay sau và cũng có thiết kế khí động như J-7E) đã xác nhận điều này. Quan trọng hơn, phi công của J-7E được trang bị kính ngắm trên mũ giúp việc dẫn hướng cho tên lửa tầm nhiệt nhanh và dễ dàng hơn, một yếu tố cực kỳ quan trong trong không chiến quần vòng bằng tên lửa tầm nhiệt.
    Bên cạnh khả năng thao diễn, J-7E còn có hệ thống điều khiển, trang bị điện tử và hệ thống phòng vệ tốt hơn hẳn Mig-21 Bis. Với 3 thùng dầu phụ và 2 tên lửa đối không tầm nhiệt, J-7E được cho là có bán kính chiến đấu lên đến 850km, đủ sức theo chiến đấu phối hợp với các loại máy bay khác. TQ được cho là đã và đang thay thế tất cả các J-7 đời cũ bằng các loại J-7E và J-7G với số lượng ước đoán lên tới 500 chiếc.
    Đó là chưa tính tới việc TQ còn có các phiên bản hiện đại hơn rất nhiều là JF-17, J-11 (Su-27 nhái), J-10 và Su-30. Nếu đám J-7E và J-7G này hoạt động cùng với các loại máy bay trên dưới sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không KJ-2000 thì khả năng phòng thủ sân nhà bằng Mig-21 Bis bị đặt một dấu hỏi nghi ngờ cực kỳ lớn.
    Còn về việc "Mig-29 chưa chắc đã hơn được Mig-21 khi ứng dụng chiến thuật này" thì tôi chẳng còn gì để bình luận thêm nữa
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 20/11/2009
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.159
    Việt Nam là 1 đất nước đất chật, dân đông tìm đâu ra vài trăm km vuông không có người ở để mà tập luyện đây ? Vùng núi và biển thì cực kỳ nguy hiểm cho bay tập vì vấn đề dẫn đường địa hình và dảm bảo liên lạc. Ta từng mất 2 su 27 khi bay biển, kết luận tai nạn là do mất liên lạc với dẫn đường và phi công mất phương hường nên bay lạc.
    Và bảo vệ nhân dân là 1 trong 10 lời thề của người lính.
    Về chuyện đầu tư quốc phòng bác cũng đã nhìn nhận là chúng ta chỉ đầu tư nên cuốn chiếu mỗi năm 1 chút 1 để tránh bùng phát chạy đua vũ trang trong khu vực. VÀ trọng tâm đầu tư quốc phòng hiện những năm qua dưới sự lãnh đạo của đảng là hướng biển, chúng ta đã nâng cấp Su22 cũ lên chuẩn M4, mua thêm gần 50 chiếc Su2M4/5 trong hơn 15 năm qua, mua Su 27/30, mua tên lửa bờ biển, mua radar cảnh báo tầm xa, mua máy bay trinh sát biển/chống ngầm, mua thêm trực thăng vũ khí chống tàu nổi, chìm, mua Tarantul, đóng BSP500, mua Gepard ...v...v.. Việc đầu tư vào mảng quốc phòng hướng biển là trọng tâm và được ưu tiên. Chúng ta không nên làm quá gấp mà góp lửa cho "nước ngoài" thổi lên ngọn lửa "VN quân phiệt, phát xít, hiếu chiến" dồn tiền đầu tư quốc phòng nhằm abc. Do đó 1 lần được mình nghĩ bác nên rút lại ý kiến là "ta tự ru ngủ mình khi tiếp tục dùng Mig-21", không chẳng ai tự ru ngủ mình cả, chúng ta đã rất cố gắng đáp ứng các nhu cầu quốc phòng theo tình hình thực tế cho phép.
  9. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17

    Có vẻ như bạn Hoàng không rành về các vấn đề kỹ thuật rồi
    Máy bay muốn chiếm được ưu thế trong không chiến quần vòng thì phải có khả năng thao diễn tốt. Mig-21 Bis có g-load = 7 (Một số nguồn nói là 8 nhưng có vẻ đây là thông số không đáng tin nếu xét về thiết kế của Mig-21) cũng tương đương với F-4 cũng có g-load = 7. Vì thế Mig-21 có thể không chiến quần vòng sòng phẳng và thậm chí có thể hơn nếu như F-4 mang bom nặng. Tuy nhiên, về vấn đề này thì Mig-21 Bis thua xa loại máy bay chiến đấu dạng thấp nhất của TQ là J-7 (Mig-21 do TQ sản xuất) với các phiên bản từ J-7E trở đi.
    J-7E với thiết kế thân nhỏ nhẹ và cặp cánh double delta có g-load = 8.5 và được cho là có khả năng thao diễn gần bằng hoặc tương đương với F-16 đời đầu (có g-load = 9) ở một vài thông số thao diễn. Chính các phi công Pakistan, những người được bay cả F-16 đời đầu và F-7PG (phiên bản xuất khẩu của J-7G, phiên bản ngay sau và cũng có thiết kế khí động như J-7E) đã xác nhận điều này. Quan trọng hơn, phi công của J-7E được trang bị kính ngắm trên mũ giúp việc dẫn hướng cho tên lửa tầm nhiệt nhanh và dễ dàng hơn, một yếu tố cực kỳ quan trong trong không chiến quần vòng bằng tên lửa tầm nhiệt.
    Bên cạnh khả năng thao diễn, J-7E còn có hệ thống điều khiển, trang bị điện tử và hệ thống phòng vệ tốt hơn hẳn Mig-21 Bis. Với 3 thùng dầu phụ và 2 tên lửa đối không tầm nhiệt, J-7E được cho là có bán kính chiến đấu lên đến 850km, đủ sức theo chiến đấu phối hợp với các loại máy bay khác. TQ được cho là đã và đang thay thế tất cả các J-7 đời cũ bằng các loại J-7E và J-7G với số lượng ước đoán lên tới 500 chiếc.
    Đó là chưa tính tới việc TQ còn có các phiên bản hiện đại hơn rất nhiều là JF-17, J-11 (Su-27 nhái), J-10 và Su-30. Nếu đám J-7E và J-7G này hoạt động cùng với các loại máy bay trên dưới sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không KJ-2000 thì khả năng phòng thủ sân nhà bằng Mig-21 Bis bị đặt một dấu hỏi nghi ngờ cực kỳ lớn.
    Còn về việc "Mig-29 chưa chắc đã hơn được Mig-21 khi ứng dụng chiến thuật này" thì tôi chẳng còn gì để bình luận thêm nữa
    Được nokopro sửa chữa / chuyển vào 19:23 ngày 20/11/2009
    [/quote]
    Đánh quần chưa bao giờ là điểm mạnh của mig21, thậm chí so với cả mig17
  10. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7
    Lâu lắm mới thấy thủ trưởng Hoàng vào viết bài và phân tích rất hay
    Thưa các thủ trưởng, 2 phi công liệt sĩ của chúng ta ra đi tới nay đã 8 ngày rồi. Em nghĩ tốt hơn là khoá topic để người quá cố yên nghỉ thay vì thả nổi để một số chuyên gia đang tập làm văn kĩ thuật quân sự vào gây vụ cãi vã không đâu.
    Mong hương hồn hai phi công hi sinh vì tổ quốc được yên nghỉ

Chia sẻ trang này