1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Và vụ 11-9. Cũng có bác người Mỹ bẩu là do bàn tay CIA. Máy bay có chế độ lái tự động, lắp thêm máy phát ở các toà nhà là xong. Trước vụ đó một ngày toàn bộ nhân viên của Ít đã được thông báo nghỉ. Máy bay của Mỹ sản xuất, rơi trên đất Mỹ thì đến thằng con nít cũng hô Mỹ giết được nữa là[:D]
  2. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Máy bay Mỹ, hàng không Mỹ, không phận Mỹ, hành khách Mỹ, phi công Mỹ, tới khủng bố cũng do Mỹ đào tạo nốt =D>=D>=D>=D>
  3. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Giới thiệu với các bác 1 video mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm hệ thống cảnh báo về tấn công bằng tên lửa hạt nhân đặt tại Thule (Greenland) hiện đang hoạt động và 2 hệ thống phòng thủ vũ trụ bằng tên lửa GBI (Ground Based Interceptor) hiện đang được đặt tại Fort Greely tại Alaska và Vandengerg tại California. Hiện chưa có kế hoạch triển khai thêm GBI.
    Trong mô phỏng này Nga phóng 2 tên lửa từ Teikovo và Novosibirsk.. Mô phỏng không thể hiện hết toàn bộ quá trình sử dụng các mục tiêu giả của mỗi block tên lửa hạt nhân, thay đổi quĩ đạo và nhiều tính năng kỹ thuật của tên lửa.

    Thông số gồm 2 phần:
    1 là của tên lửa phóng từ Novosibirsk mang số hiệu 58-2
    58-2 LLA position RUS

    Время: ngày phóng là 10/6/2011, giờ phóng bắt đầu tính là 8:00:00.0000
    Шир(deg): Vĩ độ
    Долг(deg): Kinh độ
    Выс(km): Chiều cao tính theo km
    Скор(km/sec): Vận tốc km/s

    2 là của hệ thống GBI: gồm thông số của tên lửa phóng lên để đánh chặn tên lửa hạt nhân, mang số hiệu GBI-x, x là số thứ tự phóng. Các thông số của tên lửa đánh chặn cũng hiển thị như trên.

    Các đường thẳng đứt khúc màu hồng báo hiệu ICBM đi vào vùng phòng vệ của GBI, màu xanh dương là đi vào vùng phát hiện của hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân.

    Chúc các bác xem vui vẻ:
  4. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Đại diện EOD cho biết, quả bom phục vụ cho quá trình xây dựng "tự do", "dân chủ", "hòa bình", "công lý", "thượng tôn pháp luật", "đa nguyên đa đảng", "tự do ngôn luận", "tự do hội họp", "tự do biểu tình", "tự do báo chí"... này do Mỹ sản xuất, nặng 360kg, dài 1,15m, đường kính gần 0,5m, lượng thuốc nổ khoảng 170kg, còn nguyên kíp nổ. http://dantri.com.vn/c20/s20-553493/phat-hien-va-xu-ly-an-toan-qua-bom-360kg.htm
  5. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]
  6. s.o.g

    s.o.g Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2011
    Bài viết:
    1.029
    Đã được thích:
    128
    Úi zùi ui chưa gì đã có bưng ghế vink dưới đũng ngay tắp lự =)), đúng là màn kịch khôi hài này ngày càng thú vị =)). Kể ra mấy thằng đầu đội bỉm cũng rảnh rỗi để ăn bom miễn phí thật =)), tự dưng nhảy dựng lên nhận tao làm tao làm đánh tao đi, chém tao đi pháo tao đi, đến Nga Tàu cũng phải theo đuôi Mỹ chống khủng dad =)) bằng chứng là còng lưng ra làm đường ray, nhượng không phận, làm trực thăng để cho Liên Quân đi đánh khủng dad =)) còn hơn cả Tần Hán Minh các đời xây Great Wall nữa =))
  7. vinh2k5

    vinh2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    765
    Đã được thích:
    3
    Nga ủng hộ Mỹ đánh Bin La-đen là đúng rồi còn gì nữa, đối với Nga thì 2 kẻ thù đồng minh với nhau đánh nhau thì còn gì bằng nữa!
    [​IMG]

    Hơn nữa thì Nga cho Mỹ chở hàng qua thì Nga nắm toàn bộ thông tin chuyển quân, nếu cần tiền là Nga có thể bán thông tin đó, có rất nhiều kẻ cần nắm thông tin đó lắm.
    Có lẽ do Nga và Pa-kít-tăng nắm thông tin chuyển quân của La to nên ở Áp thì Quân Giải Phóng Ta-li-băng hầu như làm chủ gần hết đất nước, quân xâm-lược chỉ dám ru rú trong căn cứ vững chắc, nếu có ra ngoài là phải đi máy bay, trên bộ cách K-bun khoảng 20-30 km là do Quân GP kiểm soát, thậm chí QGP không cần tấn công xe hàng của La-to mà chỉ cần thu phí 1000USD/1 xe
  8. Romanov_Tatarin

    Romanov_Tatarin Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Đúng là linh hơn cả Tào Tháo =))

    Trung Quốc thay Mỹ chống lại Taliban
    Cập nhật lúc :10:53 AM, 05/01/2012
    Trung Quốc đang tăng cường đầu từ vào Afghanistan và trong tương lai gần nước này có thể sẽ đóng một vai trò lớn tại khu vực.


    [​IMG]
    Phiến quân Taliban ở Afghanistan.​
    (ĐVO) Mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, quốc tế nhận định, vì sợ Chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương, nên dù không muốn nhưng Trung Quốc vẫn miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động chính trị, quân sự tại khu vực này.

    Tuy nhiên theo các chuyên gia, trước việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Trung Quốc đang nhắm đến mục tiêu chiến lược là thay thế Mỹ trong khu vực. Như vậy, thái độ của một bộ phận Trung Quốc ở đây là chủ động tham gia "cuộc chơi" thay vì "bị hoàn cảnh xô đẩy".

    Mới đây, Tờ Dân tộc của Saudi Arab cho hay, Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Afghanistan bằng cách xây dựng nguồn lực cho các dự án đầu tư vào nước này.

    Đối với Trung Quốc, có một nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển là điều cần thiết nhất ở Tân Cương lúc này. Chính vì lẽ đó, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một cảng hải quân tại tỉnh Balochistan (Pakistan). Đây là căn cứ quân sự chiến lược để Trung Quốc có thể kiểm soát khu vực.

    Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn xây dựng một căn cứ quân sự tại phía Tây Bắc Pakistan. Bắc Kinh cho rằng, đây là khu vực mà các phần tử khủng bố tại Tân Cương có hội để chống phá Trung Quốc. Sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại biên giới Pakistan sẽ trấn áp được các lực lượng cực đoan.

    Khi Quân đội Mỹ đã rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ có 2 lựa chọn: rời khỏi nơi đây hoặc trực tiếp bảo vệ lợi ích trong khu vực trước các nhóm vũ trang cực đoan.

    Trong năm 2011, Trung Quốc đã ký một dự án đường sắt nối Afghanistan, Pakistan và Uzbekistan trị giá 7 tỷ USD. Thời báo Hoàn Cầu đặt câu hỏi, sau khi Mỹ rút đi, Trung Quốc sẽ phó mặc các dự án này cho lực lượng địa phương?

    Các nhà phân tích cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tìm cách thế chân Mỹ trong cuộc chiến chống Taliban, trước hết là để bảo đảm an ninh trong nước sau để tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài. Điều này là có cơ sở khi mối quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Pakistan càng chặt chẽ sau những rạn nứt giữa Washington và Islamabad.


    Hì hì vậy là danh sách Liên Quân mới chống khủng dad sắp tới có thêm 2 đại diện là Nga và Tàu, rất chi là hăng hái bác O3ma giờ có thể cùng gia đình vui vẻ nướng thịt vào cuối tuần ở trại David roài =))=)) Cuộc chiến chống khủng dad càng ngày càng khôi hài =))
  9. nguyentnut

    nguyentnut Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2012
    Bài viết:
    1.118
    Đã được thích:
    30
    Đỏ 1: Thầy trò cũ oánh nhau.Tội gì chả hưởng ứng.Nhờ cái điểm nóng ở Afghan mà Nga cũng đỡ bị ông NATO tăng sức ép kha khá.Mà giúp nhau thế lại còn mị dân là 2 bên đang có tình bạn tốt,đỡ được bao nhiêu căng thẳng
    Đỏ 2 : Kinh tế thị trường.Ai thuê mình làm cái gì chả được.Miễn không phạm pháp là được.Ông Nga vừa bán được hàng,vừa thu được ngoại tệ.Hoa Kì thiếu gì công ty sản xuất máy bay trực thăng mà vẫn phải đặt hàng của Nga ?
  10. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Những phiên dịch viên bị bỏ quên ở Iraq

    Hàng nghìn người Iraq từng làm phiên dịch cho quân đội Mỹ đang trong tình cảnh khổ sở bởi bị đe dọa bởi chính đồng bào họ, trong khi con đường sang Mỹ trở nên mù mịt.

    [​IMG]Tariq là một trong số hàng nghìn phiên dịch người Iraq từng làm việc cho quân đội Mỹ và đang dần bị Mỹ lãng quên. Anh từng bị những kẻ lạ mặt bắn, từng nhận những lời đe dọa giết vì làm việc cho quân đội Mỹ. Ảnh: LA Times
    Tariq, 27 tuổi, cho hay khi còn làm phiên dịch cho quân đội Mỹ anh được sống trong căn cứ an toàn, tránh được vòng nguy hiểm của những kẻ tìm giết những người làm việc cho quân đội Mỹ. Nhưng ngay khi đơn vị quân đội anh phục vụ rút khỏi Iraq vào ngày 13 tháng 10, anh được hộ tống ra khỏi căn cứ.
    Chính phủ Mỹ đã cam kết với Tariq cũng như hàng ngàn phiên dịch viên Iraq khác rằng họ sẽ là những người đầu tiên được cấp visa đặc biệt sang Mỹ. Nhưng với tốc độ ì ạch như hiện nay của các thủ tục, có lẽ lời hứa ấy chẳng có ý nghĩa gì với Tariq.
    Lần đầu tiên trong tháng này từ khi không làm phiên dịch, Tariq mới rời khỏi nhà một ngày và lái xe đến Baghdad để gặp phóng viên LA Times. Anh mang theo cả em trai theo cùng, nhưng đề nghị không được công khai danh tính của em trai mình.
    Anh nói: “Tôi đã làm việc rất chăm chỉ cho người Mỹ, nhưng giờ họ bỏ mặc tôi mà không có bất cứ sự bảo vệ nào. Họ đã đuổi tất cả chúng tôi ra khỏi nơi được cho là an toàn nhất với chúng tôi – đó là căn cứ quân đội Mỹ”.
    Thủ tục cấp visa, như thông thường đã luôn chậm chạp và rắc rối, nay lại càng ì ạch hơn từ sau khi hai người tị nạn của Iraq bị bắt tại Kentucky hồi tháng 5. Họ bị buộc tội khủng bố do liên quan đến hoạt động hậu thuẫn cho Al Qaeda.
    Tariq được Mỹ liệt vào danh sách những người được “cấp visa xuất cảnh đặc biệt” và sẽ là một trong 20,000 nghìn phiên dịch người Iraq được sang Mỹ. Tuy nhiên theo Dự án Hỗ trợ người tị nạn Iraq thì tính đến tháng 10 năm 2011, mới chỉ có 3,415 trường hợp được cấp visa.
    Los Angeles Times cho hay những người xin cấp visa được yêu cầu chờ đợi trong vòng ít nhất 8 tháng. Tariq đã nộp đơn xin cấp từ cách đây 2 năm, sau đó lại gửi một đơn khác vào tháng 10 năm 2010.
    Trong khi chờ đợi việc đẩy nhanh thủ tục cấp visa từ phía Mỹ, hàng nghìn phiên dịch người Iraq đang không nơi nương tựa, cuộc sống thường xuyên bị các phần tử phiến loạn đe dọa, nhiều người đã phải bỏ mạng.
    Qasaim, 42 tuổi, từng 7 năm làm phiên dịch cho quân đội Mỹ, nghỉ việc hồi tháng 5 khi cô con gái 15 tuổi bị cô giáo bắt cóc và buộc anh phải cưới cô ta. Khi Qasaim liên lạc với Đại sứ quán Mỹ về đơn xin cấp visa cho cả gia đình, anh bị nhân viên yêu cầu mang con gái đến phỏng vấn. Anh nhớ lại: “Tôi đã nói sao anh có thể hỏi tôi như thế? Tôi còn không biết con gái mình đang ở đâu”.
    Qasaim sợ là con gái anh đã chết hoặc đã bị đưa đi khỏi Iraq. Anh kể lại rằng người bắt cóc đã mấy lần gọi điện thoại và nói: “Đừng tìm con gái làm gì. Mày sẽ chẳng bao giờ tìm được đâu”. Anh cho biết cả nhà anh, gồm cả vợ và bảy đứa con, đều đã nhiều lần bị đe dọa. Hai người anh em của anh từng làm việc cho quân đội Mỹ cũng đang chờ cấp visa.
    Cuối cùng quân đội Mỹ cũng đồng ý không phỏng vấn cô con gái mất tích và không ghi tên cô bé vào danh sach xin visa. Tuy nhiên các nhân viên tư vấn cũng không cho anh biết lúc nào hay liệu gia đình anh có được nhập cư sang Mỹ hay không. “Tất cả những gì đại sứ quán có thể nói với tôi đó là chúng tôi phải chờ”, anh nói thêm.
    Đó cũng là những điều mà nhân viên đại sứ quán nói với Tariq. Anh cho rằng những lá thư đề nghị của các quân nhân Mỹ gửi về sứ quán có thể sẽ xóa tan hy vọng sang Mỹ của anh.
    Một viên trung tá quân đội Mỹ nhận xét về Tariq: “Cậu ấy rất thông minh, là người phiên dịch tốt nhất mà tôi từng biết”. Thiếu tướng Jeffrey Buchanan, phát ngôn viên của lực lượng quân đội Mỹ tại Iraq cho biết ông từng làm việc với một số phiên dịch viên người Iraq và "họ thật xuất sắc". Một phiên dịch viên của ông từng bị bắt cóc, giam giữ 7 tháng và chỉ trở về sau khi gia đình anh ta chi tiền chuộc mạng.
    Viên tướng nói: “Nếu họ muốn sang Mỹ sinh sống, chúng ta nên làm tất cả để giúp họ. Họ sẽ giúp chúng ta phát triên hơn. Họ mạng lại sự đa dạng và giàu có cho đất nước. Họ có lòng yêu nước phi thường”.
    Tariq cho biết anh cảm thấy như là một tù nhân trong chính ngôi nhà của mình. Anh theo dõi các bộ phim và các chương trình truyền hình của Mỹ. Ngoài thời gian đó, anh chỉ biết chăm sóc khu vườn nhỏ như một thú tiêu khiển để giết thời gian. Anh cho biết vẫn đang liên lạc với vị hôn thê của mình hiện sống cùng mẹ ở California. Bạn gái anh từng làm việc cho quân đội Mỹ ở Iraq và cuối cùng đã nhận được visa. Tariq thường xuyên gọi điện cho phòng lãnh sự Mỹ, nhưng lần nào cũng chỉ được trả lời rằng hiện đơn xin cấp visa của anh đang trong thời gian chờ đợi.
    Trong một lần gửi yêu cầu tới Đại sứ quán Mỹ trên trang mạng xã hội Facebook, anh đã hỏi: “Liệu có tia ánh sáng nào ở phía cuối đường hầm kia cho tôi không?” . Anh chỉ nhận được câu trả lời rằng nếu anh không hài lòng với thủ tục cấp visa và muốn được trả lại đơn, đại sứ quán sẽ vui lòng trả lại.
    “Tôi nghĩ tôi đã nhận được câu trả lời”, Tariq cười chua chát.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này