1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[HỒI ỨC] Chinh phục thượng nguồn Sông Đà - Tết Hà nhì A Pa Chải - Một trời quan tái Lai Châu...

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi DuGia, 20/12/2009.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Bản Nậm Sin - xã Chung Chải -huyện Mường Nhé .
    Nậm Sin là bản của người Si La -một tộc người còn rất ít tại Việt Nam( hiện chỉ còn chưa đến 1000 người) .Nằm cách trung tâm xã Chung Chải khoảng 15Km trên trục đường vào Nậm Khum . Trong nỗ lực bảo tồn dân tộc Si La ,con đường mở năm 2005 từ xã vào bản trị giá hơn 10 tỷ đồng ! Người Si La do quan hệ hôn nhân cận huyết thống nên nòi giống suy thoái ,đàn ông con trai người nhỏ thó , vào bản rất hiếm gặp một thanh niên nào vạm vỡ thực sự ...?! Tôi đến ngày thường và lướt qua giây lát nên không có nhận xét nào đặc biệt về người Si La tại Nậm Sin về trang phục truyền thống cũng như sinh hoạt cộng đồng... Ấn tượng giữa rừng núi là Nhà văn hóa của bản được xây rất to ,rộng rãi mà lại bị quây bởi bức tường rào bằng gạch kín mít cao trên 2m ??? Chả hiểu cái kiểu kín cổng cao tường này để làm gì ? Chào thua mấy ông vẽ thiết kế cho Nhà văn hóa bản Nậm Sin ...!!!
    Dân tộc Si La trong nỗ lực bảo tồn
    Báo Điện Biên .Tác giả Mai Thuỷ.
    13:48'' 15/12/2009

    ĐBP - Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sự giúp đỡ của các cấp các ngành, đồng bào Si La bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé), đang từng bước vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, do những hạn chế về nhận thức cũng như những tập tục lạc hậu, phương thức sản xuất đơn giản... hiện thời cuộc sống của 36 hộ, 218 khẩu đồng bào Si La đang đứng trước những khó khăn nhiều mặt...
    Kỳ I: Nậm Sin, một lần tôi qua
    Đầu tháng 12, trời Tây Bắc không còn mưa, đường đến Nậm Sin hoa cúc quỳ nở vàng bên lối cỏ. Tôi mang trong mình niềm hy vọng sẽ gặp một vùng quê bừng sáng sau những tháng ngày u tối trong đói nghèo, lạc hậu để vượt qua cái rét cắt da và nhọc nhằn dặm thẳm để lên đường... Nậm Sin, nơi tôi đang đến cách đây 5 năm, là vùng vùng quê có thể nói rằng, người dân nghèo nhất trong những người nghèo, khổ nhất trong những người khổ của huyện Mường Nhé xa xôi. Ngày ấy, con đường mơ ước còn chưa có, Nậm Sin gần như bị cách biệt với thế giới xung quanh: không điện thắp sáng, nhà văn hoá, nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng hầu như cũng chẳng có gì... Tất cả đều hoang sơ, nghèo nàn và lạc hậu... Đồng bào Si La nơi đây nghèo tới mức kê tài sản thì đến con gà, con vịt cũng không nốt. Tôi đã từng cố gắng lắm để không thốt ra lời, vì thứ lớn nhất trong nhà là 1 con trâu, bò nhưng cũng chẳng mấy nhà có được...
    Nhưng hôm này thì nhất định sẽ khác, tôi chắc mẩm trong lòng. Gần 5 năm rồi còn gì, từ khi bản được thụ hưởng từ Dự án Hỗ trợ ?" Phát triển dân tộc Si La tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2005-2010). Dự án có nguồn vốn 19,3 tỉ đồng, do Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu t­ư. Đây là Dự án có mục đích bảo tồn dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong, thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Triển khai dự án này, một con đường mới hoàn toàn, một con đường mà tuyệt đối chỉ để nối với duy nhất bản Nậm Sin đã được mở ra. Con đường đó như một dòng huyết mạch, một cánh tay ?okéo? đồng bào Si La ra với thế giới mênh mông đổi mới; nối gần sự quan tâm chăm lo của Đảng, của Nhà nước, của cả cộng đồng với bà con Si La. Rồi còn nhiều những hoạt động cụ thể, thiết thực nữa đã được triển khai ở đây: 100% trẻ em được đến trường, mà đi học không những không mất tiền mà còn được tiền, được sách vở bút mực. Những ngôi nhà ở Nậm Sin dần được tôn hóa, ánh điện sáng cũng về đến bản... Với chừng ấy hạng mục đầu tư, tôi tin lắm, sẽ thấy một Nậm Sin đổi mới hoàn toàn...
    Nậm Sin đây rồi! Nhưng sao không đổi thay như tôi chờ đợi. Vẫn con đường đất, bờ dậu thưa, cả bản tìm mãi cũng chỉ thấy mấy người. Phải rồi, đang là mùa thu hoạch lúa nương chăng, tôi lặng lẽ dạo một vòng quanh bản. Quả thực 100% nóc nhà đã được tôn hoá, nhưng đáng lạ làm sao, ngôi nhà đối diện nhà ông trưởng bản Lỳ Trà Che lại nhỏ đến thế, có lẽ chỉ 5-7m2. Không biết cây gỗ bằng bắp tay kia, làm cách nào mà chống chịu nổi mái tôn và bao nhiêu thứ đi kèm. Hỏi một cụ già gần đó thì thay vì trả lời câu hỏi, cụ lại bảo ?onhà nó một mẹ một con, nên chỉ bằng ấy thôi?. Cũng đành nghe vậy, giờ muốn nói chuyện cũng chỉ tìm trẻ con, tôi lại gần bể nước và quả đúng, một đám trẻ chừng 3-5 tuổi đang bì bõm nghịch nước. Chiếc máy ảnh của tôi có tác dụng kéo sự chú ý của chúng ngay từ khi mới đưa ra. Thích thì có thích, nhưng ít gặp người lạ nên vẫn còn nhát lắm, hỏi vài câu là chúng chạy trốn ngay.
    Ông trưởng bản đi nương, tiếp chúng tôi là cậu con trai, và cô con gái tên Cố Thừa. Câu chuyện giữa chúng tôi buồn như chính bản Nậm Sin. Đại loại rằng, bản vẫn còn nghèo lắm, người nghiện cũng nhiều. Vừa rồi Nhà nước đưa 10 người ra Trung tâm Chữa bệnh ?" Giáo dục ?" Lao động xã hội tỉnh để cai, nhưng vẫn còn nhiều người nghiện, nhưng vì già quá nên sợ cai không chịu được. Thế cái máy gặt sao lại để phơi ở đầu nhà? ?oCả bản chỉ có 5ha lúa ruộng thôi, mà cũng chẳng biết dùng để làm gì, cán bộ cho thì cứ để đấy...?.
    Thông tin mà chúng tôi thu thập được ngày hôm đó làm tôi băn khoăn mãi: Hình như trong đề án thì khi triển khai hoàn thành, đồng bào Si La nơi đây sẽ khai hoang và sở hữu hơn 70ha lúa ruộng; hình như khi bắt đầu dự án, bản Nậm Sin người nghiện đâu có nhiều đến thế... Vì sao sau gần 5 năm, quãng thời gian triển khai dự án có thể nói rằng, chẳng còn là mấy mà cho đến nay Si La vẫn vẫn ?obuồn?. Dự án đã hoàn thành xong công trình nước sinh hoạt với tổng vốn 300 triệu đồng; các hộ đã được hỗ trợ làm nhà; trẻ em trong bản đi học đều được hỗ trợ. 5 năm, những hạng mục được đầu tư xây dựng giúp ước mơ về cuộc sống ấm no của đồng bào Si La đã cơ bản hoàn thiện, 100% hộ dân được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 85% hộ có máy phát điện mini... Ngay thời điểm chúng tôi lên, một điểm trường học, một nhà văn hóa bản cũng đang khẩn trương được triển khai... Vậy vì sao mà cả bản Si La đến nay vẫn chỉ có 2 hộ có kinh tế bình thường, còn lại là nghèo.. ?
    Hồi tỉnh Lai Châu chưa chia tách, Nậm Sin là một trong ba bản người dân tộc Si La của 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu hiện nay. Sau cuộc di cư của dòng dõi tổ tiên, người Si La ở Nậm Sin hiện giờ đang đứng trước nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về giống, vốn phát triển sản xuất, về cơ sở hạ tầng thiết yếu và cả về tri thức cuộc sống. Cách đây 5 , năm biết tin Nhà nước có một dự án toàn diện giúp người Si La ở Nậm Sin phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống. Tuy nhiên, dự án nào cũng chỉ là ?ođiều kiện cần?, trong khi ?ođiều kiện đủ? mới là quan trọng, mới tạo được khả năng tiềm tàng có thể giúp bà con vượt lên, trên con đường hòa nhập cộng đồng?
    Mai Thủy
    Suối hoa. Cái suối này con Mẹc G chạy xuống sô hàng thì cứ gọi là chúa thằn lằn....
    [​IMG]
  2. smkt

    smkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2004
    Bài viết:
    6.586
    Đã được thích:
    1
    Hóng hóng hóng.
    Nghe hụt chuyện của bác Du và những người bạn, tiếc hùi hụi, giờ mới kì cạch vào đọc, hic. Chuyến đi không lường hết được những gì xảy ra, ko chuẩn bị được cho những phát sinh, chủ yếu trông chờ vào sự may rủi 5 ăn 5 thua. Được kết quả thế này đúng là ngoài sự mong đợi rồi .
    Nếu lẩn mẩn ghi lại cảm xúc theo ảnh chắc em sẽ làm topic của các bác bị tăng gấp đôi vì bài spam mất nên chỉ ngồi hóng và chờ...đá đầu nguồn với những câu chuyện chưa kể được hết bằng bàn phím thôi ạ. Cám ơn các bác đã chia sẻ
  3. kimcamnhung

    kimcamnhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch hoành tráng quá! Tết này em cũng làm một chuyến du xuân. Nhưng lại đi khám phá núi rừng tây nguyên . Vào đây xin ít kinh nghiệm. :D
  4. oldhunterman

    oldhunterman Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Gà nằm trong cái ổ rất đẹp để ấp. Đây là chuồng gà của trạm biên phòng Nậm Khum.
    [​IMG]
    Rời Nậm Khum mấy anh em chạy thẳng lên 317 ra mốc 2 mốc 3 xem người Hà Nhì bênTàu sang đón Tết.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được oldhunterman sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 08/01/2010
  5. GomRoLaKho

    GomRoLaKho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Gớm chú tù trưởng cũng thích hoành tráng nhỉ. Anh trông ảnh chú cũng nhàu, bụng thì phệ :D. Thế mà cũng như con nit, oai cái đếck gì mấy cái trò lượt phượt này mà tung hô như thánh tướng thế. Chả biết số má chú ở cái box du hí này cao cỡ nào mà nghe giọng chú anh cảm nhận thấy chú oách oách . Chú bám càng ăn theo bác Dugia chứ làm vương làm tướng gì đâu nhỉ . Hoành tráng là phải như tabalo đem cào cào sang phi trên thảo nguyên mông cổ ấy chú ạ, chứ mấy cái chuyến Apachai thì bà con trên box đi nhiều rồi, còn cái vụ cực tây đã có thêm 1 con đường do các chú mới đi thì cũng có gì là ghê gớm đâu, Có chăng cái mới mẻ là thượng nguồn sông Đà thôi, thế nhé chú, giọng điệu bớt khệnh đi nhé . Thôi thì anh chúc chú đã hoàn thành cung đường
  6. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Người ta kể lại chuyến đi không phải để " hoành tráng " gì , mà hoành tráng thì cũng được cái đếch gì ở đây , kể lại để nhiều người chưa biết được biết ở nhưng nơi thâm sơn cùng cốc như vậy nhưng tình cảm con người rất nồng nhiệt , đấy là cái hay níu kéo người ta quay lại .
  7. oldhunterman

    oldhunterman Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Haha! Thằng này khá.
    Sáng hôm sau tớ lang thang mấy nhà rồi đi theo vợ chồng chú Sinh và các con đi làm lễ năm mới bên bác Tài. Theo truyền thống người Hà Nhì người đầu tiên trong bản được phép làm lễ cúng tổ tiên trước là người đứng đầu trong bản và là anh cả trong gia đình. Sau đó anh em mang lễ từ nhà sang để xin phép tổ tiên tổ chức đón Tết.
    Mang lễ sang bác cả Tài.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong gian buồng là bàn thờ tổ tiên, chỉ anh em con cháu trong giòng tộc mới được phép vào.
    À còn một điều đặc biệt là khi vào cúng tổ tiên thì mọi thành viên bắt buộc phải đội mũ
  8. ExtraMarijuana

    ExtraMarijuana Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Đấy, họ lại đi chơi, họ lại ăn nhậu rồi kìa!
  9. oldhunterman

    oldhunterman Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Tội nghiệp thằng bé ,khóc ghê quá! Không biết nó đã kiếm được loại rượu củ của thổ dân da nâu chưa?. Rượu đấy mà nhắm với mấy con này thì ....
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. oldhunterman

    oldhunterman Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    646
    Đã được thích:
    2
    Trong bản mọi nhà đều chuẩn bị làm cỗ đón Tết.
    Ngoài hiên mấy cô gái đang cạo me làm nước chấm, loại cây này muốn lấy làm nước chấm thì trước đấy vài tháng phải chặt ngọn để dinh dưỡng dồn hết vào thân cho "béo lên"- theo lời bác Tài- Vị của loại nước chấm này hơi chua chua chát chát rất lạ nhưng ngon.
    [​IMG]
    Một góc khác mấy chị đang chế biến thịt.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bí rất lạ cực to hầm với xương ngon cực.
    [​IMG]
    Gĩa bánh dày.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bánh dày cắt nhỏ ra rán phồng lên chấm mật ong chén ngon tuyệt, chẹp chẹp!
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này