1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Taybacgroup - Cào cào trên thảo nguyên Mông Cổ

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi tabalo, 07/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toi_la_nguoi_tho_lo

    toi_la_nguoi_tho_lo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Các anh có ảnh chụp con rái cá cạn không ạ, nếu có các anh post giùm cho em xem với nhé. Đọc "Totem sói" ngoài ấn tượng về sói, em cũng rất ấn tượng với loài động vật này.
    May sao vẫn còn những vùng đất gìn giữ được vẻ đẹp hoang sơ như thế.
    Cảm ơn những ký sự sống động viết bên con cào cào của các anh!
  2. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4

    Một sự cố nho nhỏ nhưng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lịch trình chuyến đi: mất chìa khóa xe. Liên lạc với câu lạc bộ xe ở Ulanbator, họ yêu cầu tháo phần đầu xe ra, gửi máy bay ( hàng ngày ) về UB, họ sẽ làm cho chìa khóa và gửi lại lên! Tất cả chừng 3 ngày ! Thật sự loay hoay và không biết phải xử lý thế nào! Và thật là may mắn, chúng tôi gặp được một người Mông cổ lạ kỳ. Gaanbar đã từng học thạc sỹ ở Nhật, nhưng giờ đây, anh bỏ tất cả trở về quê hương sống bằng những nghề đơn giản như sửa chữa ô tô, cơ khí, tin học, dạy học, buôn bán lặt vặt tại gia. Lý do đơn giản chỉ vì anh không thể không sống ở quê, nơi có hồ Khovskhol xinh đẹp. Như rất nhiều người Mông cổ khác, anh có thể làm tất cả mọi thứ. Nếu đêm trước, anh hỳ hục tháo giá chở hàng một chiếc xe cào cào ra hàn lại thì hôm nay, anh lại gặp phải một ca khó hơn là đánh một chiếc chìa khóa mà không có bất kỳ cái gì làm mẫu. Anh loay hoay tháo tháo lắp lắp toàn bộ cái đầu xe ra rồi hẹn chúng tôi một đêm nữa. Để rồi, lúc 3 giờ sáng, anh gọi điện hoan hỉ báo là đã xong chiếc chìa khóa đó. Chiếc chìa khóa được cắt từ một mảnh tôn thùng phuy, giũa từng li và lại cắm vào thử từng chút một. Chỉ bằng cách lay nhẹ để cảm nhận mức độ bi khóa bị ấn xuống, Gaanbar đã làm được chiếc chìa khóa kỳ lạ trong một đêm.
    Cuộc sống du mục giữa thiên nhiên đã hun đúc con người Mông cổ nên một tính cách thật ?o Mông cổ? . Người Môn g cổ tự coi mình là người châu Á nhưng hồn châu Âu. Cuộc sống du mục nay đây mai đó, lấy thảo nguyên làm nhà, lấy đàn cừu làm bạn đã khiến họ phải tự chủ tất cả. Một người đàn ông trên thảo nguyên phải biết chăn ngựa, biết vắt sữa, biết săn sói, biết dựng lều, biết may áo, biết sửa xe, biết hát, biết nhảy. Tóm lại là biết tuốt tuồn tuột, thậm chí phải biết cả đỡ đẻ cho vợ. Một người phụ nữ Mông cổ, biết làm bơ, phó mát, quản lý gia đình và khi cần, cũng phải cưỡi ngựa, lùa cừu, đuổi sói. Vì phải làm đủ thứ như vậy, trông phụ nữ luôn đầy sức sống.
    Không chỉ thế, việc gặp sự giữa đường phải ra tay giúp đỡ người khác cũng là điều hết sức tự nhiên. Thảo nguyên rộng lắm, đi mãi không gặp người, mỗi khi chúng tôi loay hoay vì một sự cố nào đó như sửa xe, lạc đường, không tìm được lối vượt sông, hay thậm chí chỉ đơn giản chỉ dừng lại uống trà, nếu gần một khu lều trại nào đó, thế nào cũng có người phi ngựa ra hỏi xem có cần giúp gì không.
    ----------
    Tự làm lấy là đương nhiên !!! Mênh mông, ít người, không làm thì ai làm ?
    [​IMG]
    Từ những chú bé mấy tuổi đã phải biết lùa cừu ra đồng
    [​IMG]
    Còn TBG? Chúng tôi cũng phải chuẩn bị cho cuộc sống " Mongolian ": Tự sửa xe khi cần - không biết thì xuống "Cường Minsk " mà học
    [​IMG]
    Tự nấu cơm khi không có những em gái Việt dịu dàng và ngọt ngào bên cạnh. Thiếu các em mấy tuần, như thiếu món cơm.

    [​IMG]
    Được cái dân Mông cũng thân thiện, dù bạn ở chỗ nào, họ sẽ phi ngựa ra ngay hỏi xem có cần giúp gì?
    [​IMG]
    @... tiếc là mình không thể chụp hết mọi con vật nhìn thấy trên đường đi, vi nó lủi nhanh quá nên lôi máy ra thì đã thấy cánh đồng lặng như tờ.

  3. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Nhưng cũng có một chú ý nho nhỏ, ấy là khi gặp một người say. Người Mông cổ say là một trong những ?o nguy hiểm ?o, theo LP. Cũng vẻ nồng ấm và cương trực ấy, khi rót một tí cồn vào, biến thành một sự ?o mất kiểm sóat?. Họ có thể gây sự, lè nhè, quấy rối. Một gã say ngồi vất vưởng bên đường, khi được hỏi đường, đã chỉ chúng tôi đi một hướng, thế rồi, lúc sau, vòng lại hỏi đường cho chính xác, đã rất nhiệt tình bảo để tao dẫn bọn mày đi. Thế rồi, gã cùng vợ hăm hở vác con xe Nga chạy tít tắp trên cánh đồng dẫn chúng tôi vòng vèo hết núi này đến núi nọ. Đến một ngã ba, chừng mới được nửa đường, hắn trỏ một ngả rồi rẽ về ngả kia mất hút. Té ra, gã muốn rủ cả bọn đi về phía nhà mình cho vui nên dẫn chúng tôi đi con đường vòng!
    Nếu gặp một người say thì tốt nhất là bạn không nên có bất kỳ phản ứng gì với y. Chúng tôi cũng gặp một cô gái âu đạp xe xuyên Mông trên đường, cô bạn kể cắm trại thi thoảng cũng có một chú say thò đầu vào lều, nhưng rồi cũng chỉ cần đẩy hắn ra là xong.
    Trái ngược với sự thô ráp của đàn ông, phụ nữ Mông cổ khá là xinh đẹp. Khi ở Việt nam, ta thường tưởng tượng phụ nữ Mông cổ mặt tròn xoe, da căng bóng, ửng hồng, mắt híp tịt, người thấp đậm. Cũng có nhiều người đúng hệt như những gì ta tưởng tượng, nhưng phần lớn những cô gái Mông cổ khác chân dài thượt như chân ngựa, ngực phơi phới như ức ngựa, tóc phất phơ như bờm ngựa, mắt đen mọng như mắt ngựa, mông căng tròn như mông ngựa. Những dòng phụ nữ như ngựa hoang này, nhìn thấy ta như chỉ chực chồm lên ta, đá ta một phát bay tít?
    Hai ngày ở hồ Khovskhol thật là ít ỏi được kết thúc bằng một trận đấu bóng chuyền giao hữu giữa đội tuyển nam TBG và đội nữ tuyển thủ Mông-cổ-bán-hàng-lưu-niệm. Sân bóng chuyền rộn ràng 3 thứ tiếng Mông Anh Việt. Mấy em bán hàng cao mét bảy, ngực phây phây, má hây hây dần cho các bạn Việt một trận thua cháy túi, cũng là lúc trời bắt đầu mịt mùng.
    ................
    Cựu đô vật Mông cổ
    [​IMG]
    Những cô gái chân dài hơn cẳng ngựa
    [​IMG]
    Cũng thô ráp như ngựa
    [​IMG]
  4. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4

    Tới đây, hành trình của chúng tôi đã được phần lớn. Phần còn lại là chặng đường đến với kinh thành cổ xưa của Thành Cát Tư Hãn, nằm ở phía nam của cung đường này.
    Những ngày tiếp theo của hành trình để đến với kinh đô cổ, nhịp điệu hầu như không có gì thay đổi. Những thảo nguyên vắng lặng mênh mông trước mũi xe. Hết cánh đồng này lại đến cánh đồng nọ, những thung lũng bao la, những dãy núi sừng sững, những cánh rừng taiga, những con sông cạn nước, cũng có những khe sông hẹp và hiểm trở, dẫu chẳng bằng con đường Tây bắc,? con đường năm xưa của các chiến binh Mông cổ trải đều dưới gót chân chúng tôi. Chỉ khác một điều, con đường xửa xưa được chinh phục dưới lưỡi gươm gằn máu, còn giờ đây, chúng tôi chinh phục chỉ với những cú gằn xóc trên yên xe. Nhịp điệu đơn giản hàng ngày của hành trình đem lại một cảm giác choáng ngợp với sự lớn lao của đất nước. Dù chúng tôi có thể di chuyển với khoảng cách 200 km một ngày, còn lâu chúng tôi mới thóat ra khỏi thảo nguyên mênh mông này. Phía trung tâm Mông cổ mà chúng tôi đang từng giờ chinh phục, cũng vẫn là những cánh đồng nhỏ, còn phía đông bắc, cánh đồng thảo nguyên lớn có chiều dài từ đầu này tới đầu nọ khoảng 600km. Vậy mà, thuở xưa, chỉ với ngựa, kỵ mã Mông cổ đã chinh phục những khoảng cách dọc ngang tới cả chục ngàn cây số.
    Trên đường đi, gần các thị trấn cũng bắt gặp rất nhiều khu lều trại dành cho khách du lịch. Những khu này thường nằm tách biệt khỏi thị trấn, đôi khi cách khá xa và ở những nơi ngắm cảnh rất đẹp Không khó để nhận ra chúng dù rằng không phải chỗ nào cũng có biển: các khu lều cho dân du lịch thường tập trung chừng mươi túp, sạch sẽ, thoáng đãng và có hàng rào bao quanh. Chúng tôi cũng gặp khá nhiều khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới nhưng hầu hết họ thuê một cái xe ô tô có hướng dẫn đi cùng. Thi thoảng lắm mới gặp một bạn Tây độc hành trên xe máy. Một gia đình Thụy sỹ đóng hẳn một con xe có đủ mọi thứ ở trên từ giường tủ, nhà bếp, phòng khách? từ sát xi xe quân sự, đi vòng quanh thế giới đã hồn nhiên trả lời ?o hê, đừng làm việc nữa, đi vòng quanh thế giới thôi? làm cả bọn phải tròn mắt khâm phục.
    ...................
    Đường dài còn xa ngái, liệu có phải dừng bước trước một hẻm sông?
    [​IMG]
    Hay vẻ đẹp sững sờ của thiên nhiên ?
    [​IMG]
    Rồi con đường cứ dằng dặc trên những dặng đồi núi nhấp nhô
    [​IMG]
    Bị chắn ngang với những hoang mạc !
    [​IMG]
    Chỉ có tinh thần đồng đội và khám phá là vượt trên hết thảy
    [​IMG]

  5. duongkhan

    duongkhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    3
    Quá ngưỡng mộ các bác. Niềm mơ ước của nhiều anh em
  6. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Trong trang đầu tiên của sách LP, mục thông tin chung về Mông cổ, bên cạnh những thông tin rất ?o vĩ mô ?o như diện tích, dân số, đất đai, tỉ lệ nghèo? có một thông tin khá ấn tượng và buồn cười: tỉ lệ ngựa trên đầu người của Mông cổ là 13 chú ngựa trên một người dân! Ngay từ đó, đã khiến chúng ta phải chú ý đến vai trò của ngựa trong cuộc sống Mông cổ. Thế rồi, cũng trong LP, mục ?o sinh tồn? lại có câu: ?o làm ơn, tôi muốn cưỡi con ngựa nào hiền hiền một chút ?o
    Ngựa chiến Mông cổ lớn hơn ngựa của ta nhưng không to bằng ngựa Tây nhưng rất bền sức. Ngựa giống này có da dày, lông rậm hơn để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt âm hàng chục độ. Ngựa Mông cổ chạy tới cả trăm cây số mỗi ngày. Xưa, chiến binh Mông cổ dắt theo mình tới vài chiến mã, dưới yên ngựa gài những dẻo thịt để làm thức ăn, vậy nên trong dăm ngày họ có thể vượt qua khoảng cách tới cả ngàn cây số. Sự thần tốc trong di chuyển này đã khiến nhiều đạo quân lớn từ Đông sang Tây thuở bấy giờ đã phải chịu khuất phục. Ngày nay, dù đã có những phương tiện giao thông hiện đại, nhưng con ngựa vẫn không thể thay thế được. Mùa đông, cánh đồng ngập tuyết tới cả mét, không nhìn thấy đường xá, ô tô trở nên vô dụng hơn đàn ngựa trong việc di chuyển.

    Đứng trên mỏm núi, dõi theo một vệt bụi mù trời trên ngả đường tới kinh đô KharKhoRin, như thấy tiếng vó ngựa rầm rập của đoàn kỵ binh Mông cổ đang trảy quân qua đây, trong không trung còn vẳng tiếng thét dũng mãnh của võ tướng, tiếng xủng xoẻng của binh khí?thế rồi, bạn chợt bừng tỉnh nhìn lại thành xưa hoang vắng, những bức tường thành còn lại không đủ để diễn tả sự oai hùng thửo nào.
    ------------
    Ngựa, không chỉ là phương tiện giao thông quan trọng trên đồng cỏ, còn là bầu bạn với những mục dân lang thang quanh năm suốt tháng.
    [​IMG]
    Đổi ngựa lấy xe cào cào? Xem nào: ngựa phi nhanh hơn, không cần đường, không cần xăng, không cần sửa, có tình cảm.. hơn đứt cái xe vô hồn vô tri!!!
    [​IMG]
    Nhưng với ta thì cưỡi ngựa cũng mệt lắm, thử một tí thôi.
    [​IMG]
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Với cuộc sống du mục, không cố định với một điểm định cư nào, người Mông cổ xưa không có nhà cửa, thành quách cố định. Những năm đầu khi chinh phục thiên hạ, Thành Cát Tư Hãn cũng vẫn giữ nguyên nếp sống cũ, ngủ lều mà không xây dựng lâu đài thành quách. Về sau, khi mở mang bờ cõi, chiếm được những kinh thành to lớn ở phía Nam như Yên Kinh ( Bắc kinh ngày nay ), kinh thành Bagda, người Mông cổ mới quyết định xây dựng kinh đô ở Kharkhorin. Tuy rằng khối luợng của cải châu báu khổng lồ có được từ những cuộc chinh chiến được đem về đây, thành Kharkhorin cũng chỉ có khoảng 40 năm rực rỡ. Thành cổ nguyên là căn cứ hậu cần của đạo quân thiện chiến của Thành cát tư hãn, được phát triển thành kinh đô cổ dưới thời Ogedei ( Oa Khóat Đài ?" con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn ). 40 năm sau, khi Hốt Tất Liệt ?" cháu nội của hãn quyết định dời đô về Yên Kinh, thành lập nên đế quốc Nguyên Mông, Kharkhorin trở nên hoang tàn, bị phá hủy bởi quân Mãn Châu vào thế kỷ 14, sau đó được xây dựng thành quần thể chùa thờ Phật vào thế kỷ 16 và còn lại như ngày nay. Thành cổ giờ đây không có nhiều thứ. Chính diện là những công trình kiến trúc để thờ tự như chùa hơn là kinh thành. Bên phải là những ngôi chùa đậm chất Tây Tạng do đã từng có một hãn trở thành Lạt ma Tây Tạng. Còn lại là những khoảnh đất trống trải vây quanh bằng nhưng vòng tường thành lặng lẽ và khiêm nhường. Những binh lính phục trang theo cách xưa đứng gác cửa cho du khách chụp ảnh không đủ tạo vẻ uy nghi của một đế chế từng thét ra lửa, san bằng không biết bao thành phố, chém đầu muôn vạn người, vẽ lại bản đồ thế giới.
    Cùng thời kỳ xây dựng đế quốc Mông cổ ở phương Bắc mà ranh giới phía bắc hết nước Nga, ranh giới phía đông tới Nhật bản, phía Tây tới Hungary, Balan, phía Trung Á tới hết Ba tư, tới tận Ai cập, phía Tây Nam tới dãy Hymalaya, phía Nam tới Việt nam, nhưng tại mảnh đất Mông cổ, người Mông cổ không để lại một công trình kiến trúc khả dĩ nào. Trong khi đó, phía nam, đế chế Khơ Me, cũng mở rộng đất đai của mình tới ngót 1 triệu cây số vuông, đã dồn hết sức người sức của, xây dựng nên một trong những kỳ quan của loài người mà ngày nay vẫn còn đem lại nhiều kinh ngạc, đó là Angkor.
    -------------
    Dấu vết kiến trúc của một đế chế vĩ đại xưa, giờ chỉ còn thế này:
    [​IMG]
    Nét duyên dáng này không tạo vẻ uy nghi mà mang nặng hình ảnh chùa Tây Tạng
    [​IMG]
    Sự vắng lặng.... còn đâu tiếng ngựa hí, quân reo xưa kia
    [​IMG]
    Thay thế là sự tịch mịch của chùa chiền
    [​IMG]
    Lặng ngắt trong từng góc nhỏ.
    [​IMG]
  8. TuanMjnh

    TuanMjnh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nưfa đi bác.
  9. hogwart

    hogwart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2004
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Lúc nào cũng ngưỡng mộ topic này. Thật mong ước được như vậy :((
  10. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Chào các bạn,
    Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn theo dõi hành trình của TBG. Tuần này cũng đúng 1 năm sau chuyến đi. Đang hoàn thành nốt những phần cuối cùng, xem lại ảnh, lại nhớ lại cảm giá lênh đênh lang đang trên thảo nguyên.
    --------------
    Nếu như ngày nay, nếu bạn đặt chân tới Angkor, bạn có thể có ấn tượng ngay từ một vài giây phút đầu tiên thì ngược lại, tới Mông cổ bạn phải có những hiểu biết về lịch sử, văn hóa của thời đế chế và có khả năng tưởng tượng phong phú mới có thể hình dung được sự vĩ đại của đế chế này.
    Suốt chục ngày khám phá thảo nguyên Mông cổ, chúng tôi đã phải vận dụng hết trí tưởng tượng của mình để hình dung ra những đạo quân chinh chiến xưa kia, nhưng rồi, thú thật là nhiều khi cũng để cho cảm xúc ngay trước mắt của cảnh đẹp thiên nhiên che khuất đi góc hùng tráng và kỳ bí của lịch sử và văn hóa, để rồi sự lãng quên này đôi lúc khiến chúng tôi coi thường bề dày của lớp trầm tích văn hóa, lịch sử nơi này. Để rồi, một câu chuyện, một trải nghiệm như không thể huyền bí hơn đã làm cho chuyến khám phá trở nên hòan hảo?
    Nằm về phía đông nam của kinh thành cổ là hai quả đồi thâm thấp, múp míp. Xe cào cào có thể phi một lèo lên đỉnh đồi để nhìn toàn cảnh thành cổ, những bãi đất bằng rộng lớn mà khi xưa hãn đã dùng để đóng quân. Từ xa, trông thành vuông vức, cờ phướn cắm rợp. Trên đỉnh đồi là một con rùa đá được dùng để trấn và bảo vệ kinh thành. Dù rằng trong văn hóa của người du mục không thấy có con rùa làm biểu tượng, nhưng có lẽ do ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa nên một thầy địa lý nào đó đã quyết yểm và trấn bằng rùa đá. Chả biết có phải vì lý do đó mà thành phố này chỉ phát triển được trong vỏn vẹn có 4 thập kỷ, rồi từ đó dần dần đi vào quên lãng. Ngoài ra, cụ rùa đá kia dường như chưa chấn nổi một thế hiểm nữa. Dưới chân hai quả đồi này, một khe hẹp và trông rất mỹ miều và ***y, hướng thẳng vào tòa thành. Oa khóat đài, vị hãn đã xây dựng kinh thành cổ, người mà tương truyền là chưa bao giờ không say, chắc trong một cơn bét nhè đã quyết đặt thành ở nơi đây, rồi một hôm chợt tỉnh mới nhìn thấy tòa thành của mình hứng trọn cái góc mũm mĩm đầy gợi cảm kia. Dẫu biết rằng người Mông cổ cực kỳ coi trọng phụ nữ, nhưng cứ ngoảnh mặt về phía Nam, nơi mà những đạo quân của hãn đang chinh phạt các nước Kim, nước Tống, lại đập ngay vào mặt một cái L thì chắc cũng khó coi. Vậy nên, hãn sai lâu la dựng một cái B đá, dài cỡ 3 gang, đường kính gang rưỡi, chiếu thẳng vào cái L kia để trấn lại. Khác với những linga được thờ khắp nơi ở những vùng ảnh hưởng của Ấn giáo với ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở, nên được cách điệu hóa, trông đơn giản và nặng tính biểu trưng, thường được dựng đứng lên trời, cái Linga này trông rất phồn thực với đủ bộ ?o ấm chén ?o, có cả khía và nằm nghiêng như một khẩu pháo, hướng thẳng vào cái khe rậm rạp, mướt mát rất gợi tình kia. Không biết mức độ ?o tự vệ ?o thế nào nhưng xem ra cái Linga này hơi bé so với cái Yoni làm bằng cả quả đồi!
    Được tabalo sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 11/08/2010

Chia sẻ trang này