1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học đức: Đại học, cao học và ...linh tinh

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi la__bat__vi, 08/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngavu

    ngavu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Nếu không phải là sinh viên Việt Nam mà e là 1 sinh viên đang học đại học ở Mĩ thì có cơ hội xin scholar cho master sau đại học không?
  2. pichun

    pichun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Em định Apply vào trường Frieburg vào tháng 10 . Thì tháng 3 này em đã phải nộp hồ sơ để thi APS chưa ạ .
  3. Jules1

    Jules1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
  4. ptd139

    ptd139 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    4
    Lâu lắm rồi mới quay lại box, sau một thời gian kinh qua với sách vở, thực hành bên này, em cũng noi gương bác Vi, post một số thứ thu được lên đây chém gió với mọi người. Bài viết này chỉ về việc học thôi, vì những thứ còn lại về cuộc sống bác Vi viết thế em không dám chém thêm gì, sợ đá rơi vào đầu như chơi. Học hành thì em cũng chả phải loại giỏi giang gì, sang đây lại có hoa thơm gái đẹp đâm ra cũng....như ai [:D]. Nhưng thôi cứ viết lên đây, giúp được ai thì giúp còn không thì xem như chém gió vậy. Nếu mod thấy bài lảm nhảm thì cứ xóa.

    Tớ sang đây học master về kỹ thuật nên bài viết này cũng là kinh nghiệm của tớ về học master kỹ thuật thôi, còn những ai học cử nhân (bachelor) hoặc kinh tế, y, kiến trúc....thì người khác vào chia sẻ vậy. Theo tớ nếu bạn có thể học master 3 năm thì cứ tà tà, đủng đỉnh, không khó (những trường hàng đầu như RWTH Aachen, TU München hay TU Darmstadt tớ không dám nói nhé). Nhưng không phải nhà ai cũng kinh tế đủ đầy, bố mẹ trẻ khỏe, mọi thứ tốt đẹp, muốn đi đến lúc nào thì đi. Vậy nên nếu muốn hoàn thành đúng hạn 2 năm hoặc sớm hơn thì phải thật sự nỗ lực, vì cùng lúc phải học nhiều môn mà môn nào cũng „nặng đô“ thì tất nhiên là ko dễ dàng rồi.

    - Điều đầu tiên phải nhắc lại là ở đây ko biết cái gì phải hỏi đến nơi đến chốn, khi nào hiểu mới thôi, kể cả ngoài đường lẫn trong giảng đường. Ở nhà có thể ngại hỏi vì sợ người ta cười: „câu này mà mày cũng phải hỏi à?“, nhưng ở đây chả ai biết ai là ai nên cũng chả có gì phải xấu hổ cả. Hỏi ở đây có nhiều cái lợi: tạo được thiện cảm với giáo sư, các bạn và với tutor; rèn luyện ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng diễn đạt và hơn tất cả là thu về cái mình muốn. Người Đức rất nhiệt tình và chuyên nghiệp trong công việc, cho nên đừng ngại hỏi, cứ hỏi đến khi nào mình có cái mình cần thì thôi, miễn đừng làm phiền người ta quá đáng là được. Ngoài ra nếu bạn vẫn dè dặt không dám hỏi ngay trong giờ thì đợi hết giờ chạy lên hỏi riêng cũng không sao cả.
    Đã có những lúc tớ hỏi những câu vớ vẩn đến nối giáo sư đã mắng cho kiểu như „cái này tôi đã nói trên lớp rồi mà“, „bạn về xem lại chỗ này, chỗ này nhé“ hay là “dựa vào những câu hỏi mà bạn hỏi tôi, tôi thấy bạn chưa nắm được những ý cơ bản của vấn đề, tôi nghĩ bạn còn phải đọc thêm nhiều và thực hành nhiều nữa nếu bạn muốn qua được môn này!!!“. Tuy vậy tớ vẫn kiên trì lên hỏi bài, bất chấp giáo sư có bực mình vì mình hỏi toàn thứ cơ bản, ngoài ra cũng hỏi thêm bạn bè nữa. Cuối cùng thì cũng đạt điểm cao ở 1 môn rất khó, vậy nên các bạn đừng ngại hỏi.

    - (cái này không viết cho những ai thông minh) Ở nhà các bạn có thể sau khi học trên lớp về xem lại bài, nhưng ở đây có người khuyên tớ nên đọc bài trước khi đến lớp (đọc lướt qua 1 2 lần). Như vậy nếu có gì không hiểu sau khi đọc bài thì bạn có thể hỏi giáo sư ngay trên lớp và sau khi về nhà xem lại 1 lần nữa các bạn sẽ nhớ lâu hơn. Việc này hỗ trợ rất tốt nếu như bạn dùng „mind map“ để học (đây là một công cụ rất tốt để giúp trí nhớ và hoạch định chiến lược, nó giúp làm giảm thời gian học của các bạn, sinh viên trường tớ rất hay dùng cái này). Ngoài ra các giáo sư cũng khuyên tớ nên cố gắng tự giải bài tập trước khi đến lớp giờ chữa bài tập, tớ đã xác nhận tính đúng đắn :D. Không biết trường bạn có không nhưng trường tớ có cái gọi là Fachschaft, ở đây sinh viên có thể in giáo trình (script) cho môn học miễn phí. Các bạn có thể lấy script ở đây về nhà đọc trước. Các bạn cũng có thể lấy đề thi cũ và lời giải ở đây nữa (nhưng tùy từng trường mà miễn phí hay không).

    - Theo kinh nghiệm của tớ, trước khi bạn quyết định học và thi môn nào đó nếu bạn không rõ môn đó khó hay dễ bạn nên lên trang web của trường, ở đó có danh sách các môn học và nội dung cụ thể từng môn học và những quyển sách tham khảo cho môn đó. Các bạn xem nội dung nó thế nào, có khó quá so với sức mình không, sau đó hãy quyết định học và thi môn đó hay không. Hoặc cụ thể hơn bạn có thể lên Fachschaft yêu cầu in script môn học đó rồi về nhà xem (tớ không biết trường khác thế nào nhưng trường tớ in miễn phí, thế nên bạn có in cả script cho 100 môn cũng chả sao). Hay cụ thể hơn nữa bạn có thể đến lớp dự mấy buổi đầu tiên, và hỏi ý kiến những người khóa trên về môn này. Việc đánh giá môn học trước khi học thật là không dễ, thậm chí là một việc tào lao, nhưng nếu bạn đánh giá đúng thì sẽ giúp các bạn tối ưu hóa thời gian học của mình. Rút kinh nghiệm từ tớ: học kỳ đầu tiên sang đây, chưa biết học ở đây khó hay dễ, tớ rụt rè đăng ký chưa đầy 30 tín chỉ, trong khi những người khác chọn nhiều hơn tớ. Đến học kỳ thứ 2 thứ 3, người ta nhàn hơn, có thời gian đi làm thêm, đi du lịch... trong khi tớ vắt chân lên cổ chạy cho kịp tín chỉ, vừa chạy vừa nghĩ tại sao môn này dễ thế này mà sao kỳ đầu tiên mình không chọn ???? :(

    - Ở trên giảng đường, tớ học được một cái tính của bọn Đức lợn: mỗi khi giáo sư nhắc về một kiến thức cũ và hỏi có còn nhớ không, tất thẩy chúng nó đều nói là không (trong khi chúng nó vẫn nhớ), như vậy giáo sư sẽ nói lại và chúng nó có cơ hội củng cố lại kiến thức. Nếu bạn nói bạn không hiểu hay bạn không nhớ cũng chả ai dám cười hay trêu bạn cả, thế nên đừng giấu dốt. Bọn tớ có phương châm là „đỏ mặt trước lớp còn hơn gục mặt sau bài thi“.

    - Về việc chuyển đổi điểm, như bác Vi nói rồi. Nếu có môn trong chương trình học mà các bạn đã được học ở nhà rồi và các bạn thấy nội dung giảng dạy ở đây và ở nhà giống nhau thì các bạn „có thể“ được miễn học môn đấy và điểm các bạn đạt được ở nhà sẽ được chuyển sang điểm ở đây, và tất nhiên các bạn sẽ có đủ tín chỉ cho môn đó. Tớ nói là „có thể“ thôi vì nó còn tùy thuộc vào trường của các bạn và giáo viên dạy môn đó ở đây, nếu người khó tính người ta cũng ko công nhận và bạn vẫn phải thi môn đó, ngay cả khi các bạn đã học môn đó ở 1 trường khác ở Đức cũng chưa chắc đã được công nhận chứ đừng nói là ở Việt Nam. Lý do là cùng 1 môn nhưng các trường dạy chuyên vào từng khía cạnh khác nhau, dùng giáo trình khác nhau nên người ta cũng có quyền không công nhận.
    Nhưng các bạn cứ thử vì được thì rất tốt, để thời gian ôn thi môn khác còn ko được thì cũng đâu có mất gì đâu. Do đó các bạn nên xem trước chương trình, và những môn nào các bạn đã học ở nhà rồi thì nên lấy giáo trình của môn đó mà các bạn học ở nhà, photo hoặc dịch ra tiếng anh (hoặc tiếng đức tùy theo) cái mục lục của quyển sách ấy để mang cho giáo sư xem. Sau đó viết email trình bày với giáo sư mong muốn của mình và hẹn 1 ngày lên „nói chuyện“ với giáo sư về nội dung mình đã được học trong môn đó. Tất nhiên là các bạn phải nhớ nội dung, kiến thức của môn học chứ nếu ko thì mang 1 cái phụ lục và bảng điểm lên trình bày với giáo sư thì ko có tí giá trị nào hết !

    - Về nơi học thì mỗi người thích hợp với nơi học và phương pháp học khác nhau, tớ ko dám có ý kiến gì cả. Nhưng vẫn muốn nói là nếu học ở nhà thì tinh thần tự giác phải cao, đừng có hơi tí lại vào facebook xem động tĩnh của bàn dân thiên hạ thì hiệu suất cũng ko cao. Riêng tớ thì thích học ở thư viện hơn vì ở đó có chỗ nào ko biết thì có bạn cùng lớp để thảo luận ngay, tiết kiệm được nhiều thời gian so với tự mày mò ở nhà. Tuy vậy học ở thư viện nhiều lúc cũng khó tập trung được vì...lắm con gái xinh quá hic hic...:((.

    - Về việc mượn sách trong thư viện: sẽ có lúc các bạn định mượn 1 quyển sách nhưng người khác đã mượn mất rồi. Như thư viện của trường tớ được xếp vào loại top ở DAAD (về trang thiết bị vật chất) nhưng thỉnh thoảng vẫn thiếu sách cho sinh viên mượn (vì chưa mua kịp :D :D). Lúc ấy các bạn phải đặt lệnh yêu cầu mượn quyển sách ấy. Và sau khi người khác trả cuốn sách ấy lại cho thư viện thì tự động các bạn sẽ nhận được email thông báo rằng bạn có thể đến lấy quyển sách ấy. Theo kinh nghiệm của tớ, ngay sau khi các bạn nhận được email thông báo thì nên đến thư viện để lấy ngay. Vì có thể không chỉ có một mình các bạn đặt lệnh mượn quyển sách ấy mà còn cả những người khác nữa. Thời buổi người khôn của khó, chậm chân một chút là mất miếng ăn rồi !

    - Về những môn học thực hành: học với nhau một thời gian, theo thiển ý của tớ các bạn nên chọn những người có sức học ngang ngang mình để làm cặp với mình. Cả hai cùng làm, có chỗ nào ko hiểu thì cùng hỏi người hướng dẫn. Làm cặp với người giỏi hơn mình tớ không phủ nhận là các bạn sẽ học hỏi nhiều thứ ở người ta, nhưng cũng không loại trừ trường hợp người ta giỏi hơn mình nên sẽ hiểu mọi thứ nhanh hơn, và sẽ là người cầm trịch việc thực hành và các bạn sẽ rơi vào thế bị động. Sau này khi báo cáo kết quả trước lớp có thể bạn sẽ lúng túng khi bị người khác hỏi. Và khi làm cặp thì có phần này phần kia, theo ý tớ cả 2 cùng làm tất cả mọi thứ chứ ko nên phân công tao làm phần này mày làm phần kia, như thế các bạn sẽ hiểu hơn và cũng tự tin hơn khi báo cáo kết quả.

    - Về việc đi thi: một khi các bạn đã kích chuột đăng ký thi 1 môn nào đó thì sống chết cũng phải qua được môn đấy nếu muốn tốt nghiệp. Vậy nên mong các bạn suy nghĩ thật kỹ trước khi „kích chuột“ (cái này ko dành cho những bạn thích phiêu lưu [:D]). Cho dù trong khi học các bạn có thể kiếm được việc làm với lương tương đối cao thì theo tớ tốt nghiệp sớm vẫn cứ kinh tế hơn.
    + Theo tớ nếu các bạn thi nói thì ko có cách nào khác là phải hiểu bài nếu muốn qua, vì theo kinh nghiệm của tớ (ko biết trường khác thế nào) thì các giáo sư ở đây hỏi rất chi tiết và học bao nhiêu hỏi bấy nhiêu, ko thể hiểu hời hợt mà qua được, hoặc có qua thì cũng là may mắn và điểm cũng ko cao. Ở nhà có thể khi thi nói, nếu mình nắm 1 vấn đề nào đó không chắc thì giáo sư sẽ hỏi sang vấn đề khác để mình gỡ điểm. Nhưng ở trường tớ nếu giáo sư thấy mình nắm cái gì ko chắc thì cứ cái đó người ta hỏi sâu và không hỏi về cái gì khác (người ta bảo đó là kiểu thi nói ở đây phải thế ??? ). Vì thế nếu muốn qua thì ko có cách nào khác là phải hiểu hết những vấn đề cơ bản. Có thể không hiểu sâu nhưng dứt khoát phải nắm được ý chính của vấn đề. Và như thế thì học tủ cũng là điều không thể. Vì thế tớ vẫn nghĩ các bạn nên chăm đến lớp và nếu ko hiểu thì cứ chăm hỏi giáo sư, sẽ có nhiều cái lợi sau này.
    Theo thiển ý của tớ, nếu các bạn hỏi kinh nghiệm của những người thi nói trước thì tốt hơn. Mỗi giáo sư có một cách hỏi riêng. Có những giáo sư yêu cầu hỏi gì thì trả lời đấy, không cần thêm và nếu kiến thức có thật chắc thì hãy nói thêm vài điều, nếu không sẽ bị vặn và trừ điểm. Còn những người ra câu hỏi bao quát, không cụ thể kiểu như „bạn biết gì về vấn đề này“ thì nên nói càng nhiều càng tốt. Mỗi người có phong cách hỏi khác nhau, các bạn nên hỏi người đi trước để biết thêm. Đã có lần thi vấn đáp tớ phải chơi trò Bingo với giáo sư vì ông ấy mong đợi tớ nói ra chính xác cái từ ông ấy đang nghĩ trong đầu, mọi cách diễn đạt khác ông ấy không hài lòng. Nói gì thì nói, thi vấn đáp cũng đầy may rủi, không phải cứ hiểu bài là được 1.0 (bạn hiểu bài nhưng không hiểu ý câu hỏi giáo sư, bạn diễn đạt không tốt, hoặc bạn trả lời chậm và không trả lời được nhiều câu hỏi...), nhưng dù sao cá nhân tớ vẫn thích vấn đáp hơn là thi viết vì biết kết quả ngay, ai thi qua thì ăn mừng, còn thi lại thì lại tiếp tục, chứ ko sốt sắng lo lắng như thi viết. Với lại cái cảm giác đối mặt với giáo sư vẫn thú vị hơn cái cảm giác cắm cúi tính toán, tập trung hết sức và chạy đua với thời gian khi thi viết, mà thi xong rồi về nghĩ, mỗi lần nghĩ lại tòi ra mình mắc thêm 1 cái lỗi, cuối cùng cứ lo lắng không biết môn này mình có qua hay không [:D].
    + Còn khi thi viết thì theo suy nghĩ của riêng tớ, đi thi người ta đòi hỏi bạn vận dụng lý thuyết như thế nào, còn bài tập trong sách thường là để các bạn hiểu hơn lý thuyết. Vì thế sẽ có môn bài thi sẽ khác so với bài tập trên lớp. Cho nên các bạn nên tiếp cận với đề thi cũ càng sớm càng tốt. Học nhóm là một cách rất tốt để bạn chuẩn bị cho bài thi, sự trao đổi sẽ giúp các bạn hiểu ra nhiều vấn đề (học nhóm hỗ trợ rất tốt khi bạn thi nói). Ngoài ra, theo kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho tớ thì nên cố gắng tự mình giải đề thi cũ ít nhất 2 lần trước khi đi thi nếu muốn đạt điểm cao hoặc ít nhất là ko bị thi lại. Như thế có thể bạn không cần nắm vững lý thuyết như thi nói nhưng mà bạn vẫn qua được, đây cũng có thể coi là 1 cái mánh để đối phó với thi viết và cũng là cái lợi của thi viết so với thi nói. Theo tớ những người chăm chỉ, hiểu bài thì thích hợp với thi nói, số còn lại thì thích hợp với thi viết hơn.
    + Riêng với những môn có liên quan tới tính toán thì đòi hỏi các bạn phải có khả năng tính toán rất chính xác. Ở nhà có thể phương pháp làm của các bạn đúng nhưng kết quả cuối cùng không đúng các bạn vẫn được 1 chút điểm, nhưng ở đây kết quả sai coi như không có điểm nào hết, cứ nghĩ thế đi cho nó nhanh. Vì thế tớ nghĩ các bạn nên luyện tập tính toán đến mức nhiều nhất có thể, để mỗi khi đã đặt bút là có kết quả chính xác thì coi như đạt yêu cầu. Ngoài ra tớ nghĩ quá trình rèn luyện tính toán cũng giúp các bạn rèn luyện sự tập trung.
    + Với những môn học thuộc lòng: tớ cũng dốt những môn thế này, phải nói là cực dốt, nên tớ chọn trong giáo trình những câu chính ý chính, copy lại vào vở, và tớ học thuộc lòng trong vở thôi, tớ thấy ngắn gọn hơn và dễ hơn rất nhiều khi học từ giáo trình. Sau đó thì viết ra, viết càng nhiều tớ càng nhớ. Tớ rất kém học thuộc lòng nên phải làm cách này, mỗi người mỗi cách học khác nhau, nếu bạn cũng không giỏi học thuộc lòng thì cứ thử cách này xem sao ! [:D]

    - Khi làm luận văn: Theo kinh nghiệm của tớ, nếu các bạn viết luận văn bằng word thì ko sao. Nhưng hầu hết mọi người học kỹ thuật thường viết luận văn bằng latex, cái này cho phép gõ các công thức toán dễ dàng hơn, nhìn đẹp hơn khi viết bằng word, nhưng mà cũng lắm thứ bực mình. Vì thế theo tớ nếu bạn phải viết bằng latex thì nên tìm hiểu từ đầu, chứ đừng nên để đến còn 1 2 tháng cuối mới bắt đầu viết thì cập rập lắm, tất nhiên nếu bạn có khả năng viết tốt và cũng biết về cái này thì ok rồi, ko sao cả. Ngoài ra, theo tớ nếu bạn ko phải là người chăm chỉ thì nên hẹn gặp với người hướng dẫn (Beutreuer) 1 tuần 1 lần. Như thế bạn sẽ có áp lực mỗi tuần phải có kết quả mới. Và mỗi lần gặp Betreuer thì bạn nên ghi chép (tớ hay ghi âm) những thứ được trao đổi trong mỗi buổi như vậy. Sau này khi bạn nhìn vào những thứ mà mình ghi chép sẽ thấy được toàn bộ quá trình làm việc và cũng dễ dàng hơn cho việc viết luận văn nữa.

    - Còn 1 điều nữa, tớ ko dám dạy đời ai cả, nhưng học ở đây thực sự là ko dễ dàng chút nào. Mỗi nghành có cái khó riêng, và có những lúc cực kỳ áp lực, cực kỳ vất vả. Trước mặt tớ đã có quá nhiều tấm gương ko học được ở đây và đã phải xách va ly về nước rồi. Nhưng mong các bạn, dù trong hoàn cảnh nào, cũng cố gắng giữ được sự cân bằng cho cuộc sống của mình. Tớ nói thế vì ở trường tớ đã có người bị trầm cảm và ra sông nhảy xuống rồi.

    Cuối cùng, hy vọng những gì tớ viết phần nào giúp các bạn biết thêm 1 số „mánh“ cho việc học bên này. Tớ không giỏi diễn đạt đâm ra đọc lại thấy hơi loằng ngoằng :D, nhưng những gì các bạn thấy phù hợp thì làm, còn ko thì cứ coi như tớ rỗi việc lên đây chém gió vậy. Vẫn biết học ở Đức là khó, những ngày đầu sang đây tớ chỉ mong thi qua không bị thi lại môn nào đã là sung sướng lắm rồi. Nhưng dần dần khi tớ quen được với cách dạy học ở đây, kiểu thi và các mánh để đối phó với việc thi ở đây thì điểm của tớ cũng cao dần, và mục tiêu của tớ cũng cao lên, thi lại không phải là nỗi lo của tớ, nhưng muốn được điểm 1 thì cũng phải tập trung thêm 1 chút thôi. Túm lại, việc học trên đất Đức này đối với tớ chỉ gói gọn trong 6 chữ thôi: “chăm chỉ“, „tập trung“, và „thảo luận“. Rất mong các bạn thành công !!!

  5. Aliencc

    Aliencc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    2.813
    Đã được thích:
    83
    [FONT=Arial, sans-serif]Chào mọi người.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Sau một thời gian dài ăn chơi nhẩy múa, cũng sắp tới lúc mình rời nước Đức, còn quay lại hay không thì không biết:D Box Đức là nơi gắn bó với mình từ những ngày đầu tiên tập tành học tiếng Đức, làm hồ sơ, đến những lúc nhàn rỗi, tự kỷ, ôn thi, viết luận văn :)) Thế nên mình quyết định viết một bài tổng hợp kinh nghiệm mấy năm ở đây, hy vọng giúp được ai thì giúp, không giúp được thì thôi, coi như lời chia tay :v[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]1. Thi APS:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Cái này so với hồi mình thi cũng khác rồi, cơ mà túm lại là bác nào phải thi thì cứ... ôn hết. Ôn có trọng tâm, đi sâu vào luận văn hay nhóm ngành mà các bác muốn học sau này, các môn khác thì phải trả lời được ngành này các bác học được cái gì. Bản chất thi APS không khó, các bác có sự chuẩn bị trước như thế là đỗ 90% rồi, ngoài ra khi trả lời nên hướng người ta hỏi về những vấn đề các bác có chuẩn bị. Tuy nhiên chỉ là vấn đáp thôi nên đừng đi sâu vào những vấn đề chi tiết và hóc búa quá.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Phần bài tập thì không trả lời được vẫn không sao, vào đó người ta sẽ hỏi lại. [/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Túm lại là bỏ thời gian ra nghiêm túc chuẩn bị là ok.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]2. Làm hồ sơ:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Chọn ngành mình thích, chứ đừng chọn ngành sẽ dễ kiếm việc. Theo mình, thích thì mới học tốt được, mà học tốt thì mới kiếm việc được ^^![/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Một điều mình hay nói với bác nào hỏi về việc xin Visa, là hãy làm một hồ sơ đẹp nhất có thể. Rất nhiều trường hợp nộp hồ sơ cái kiểu: học ở nhà một ngành xin Visa một ngành, học ở nhà ngành A rồi xin Visa bằng Zu của cái trường cóc có ngành đấy, xin Zu trường hẻo lánh, xin Zu kinh tế tại trường kỹ thuật... Tất nhiên là các bác đó sau này vẫn có Visa, nhưng thật không đáng để mạo hiểm khi hoàn toàn có thể làm một bộ hồ sơ ngon lành hơn. Lấy zu của một trường đi xin Visa chỉ vì trường đó cho sớm là không nên. Đừng tiếc vài bộ hồ sơ với vài chục đồng, cứ apply vào mấy trường có thế mạnh về ngành của các bác ở nhà, đừng nghe bảo trường khó mà không xin, dù không có ý định học trường đấy hay ngành đấy, cầm mấy cái đó đi xin Visa chắc cái bụng hơn nhiều. [/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Phỏng vấn Visa: có bố mẹ anh chị em ruột thì phải khai, còn không không cần thiết. Tránh ghi địa chỉ của bên Đức vào Zu, vì thường các bác hay nhờ người thân xin hộ rồi gửi về đó luôn, khi pv Visa người ta sẽ hỏi họ là ai. Cứ tương địa chỉ các bác ở VN là lành nhất. Bác nào phải pv Visa thì thường vì lý do có quen ai đó bên Đức, học một ngành xin một nẻo, nói chung là tất cả những thứ mà nhìn vào bất bình thường, khiến người ta cho rằng các bác sang đây không phải để đi học. Khi vào pv nên chuẩn bị mấy câu hỏi như tại sao chọn nước này ngành này thành phố này, dự kiến tương lai là gì. Thế nên việc các bác xin trường ngon thì sẽ trả lời rất dễ dàng và dễ hiểu mấy câu này.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Ví dụ: Mình học Informatik, xin Zu Hannover, vào pv Visa họ hỏi tại sao, mình bảo vì trường đó ngon(TU9) lại có liên kết với BK(trường cũ của mình) nên có tìm hiểu từ trước rồi.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]3. Sang Đức:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Có Visa rồi thì các bác sướng rồi, làm mưa làm gió gì thì tùy, thích học hay chơi hay lập gia đình nhập quốc tịch thoải mái, đến lúc đấy bác nào chuyển gì thì hãy chuyển.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Trước khi đặt chân đến Đức, quan trọng nhất là các bác phải tìm nhà ở + chỗ an nhà (có nhà ở chưa chắc đã được an nếu các bác ở nhà thuê lại của sv, nhà của người ăn xã hội...). Đừng sang rồi mới tìm nhà, những thành phố đông đúc sẽ mất vài tháng. Tốt nhất là nhờ sự trợ giúp của cộng đồng người Việt bên này. Thêm nữa cho các bác ở Berlin là Đồng Xuân có dịch vụ an nhà đấy, an xong thì mới gia hạn Visa, gia hạn xong thì mới nhập học, nhập học xong thì mới xin được nhà ở KTX, có nhà rồi mới được an:)) [/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Sau khi sang thì việc đầu tiên là kích hoạt tài khoản, làm bảo hiểm(chưa là sv thì kiếm bảo hiểm private nào rẻ rẻ thôi, tầm 20 đồng là được rồi, hồi xưa có huyền thoại bảo hiểm 6 đồng cơ mà không biết bác ấy làm của bọn nào:D) rồi đi gia hạn Visa asap, sau đó là enjoy thôi :))[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]4. Vào học: [/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Kolleg là thiên đường, hãy tận hưởng trước khi quá muộn.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Áp dụng cho khối T Hannover, vì mình học mỗi cái đấy :v[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Mình thì lười học lắm nên kinh nghiệm học thì ít chủ yếu là kinh nghiệm chơi thôi. Trước tiên là hỏi kinh nghiệm người Việt đi trước, vì có những cái đúng với mình nhưng cóc đúng với bọn tây. Ví dụ mình học kỳ đầu 3 môn toán thì được, mấy môn triết với luật thì để thư thư hãy tính.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Học và làm bài tập nhóm là một phần hết sức quan trọng, thế nên vào kỳ đầu phát các bác phải tia ngay thằng nào có khả năng mà làm thân. Chuyện này sẽ thay đổi kết quả của các bác đến mức kinh ngạc. Dĩ nhiên là mình cũng phải nỗ lực, chứ làm bài nhóm mà để mãi cho thằng khác làm thì lần sau nó bái bai bác sớm. Người Đức thì khá khó làm thân vì bọn nó... toàn chơi với nhau chứ ai chơi với mấy đứa nói ngọng như bọn mình, cơ mà sau này bọn nó thấy các bác có khả năng thì tự bâu vào hết :P Thường người nước ngoài có xu hướng thích chơi với người nước ngoài, nói với nhau cho nó dễ hiểu, và đối tượng làm thân lý tưởng thường là các bạn tung của vì các bạn ấy có khả năng hơn là mấy thằng Thổ. Em cũng ghét tàu bỏ m* cơ mà dân nó thì cũng chơi được(bọn miền bắc thì không có ghét VN lol). Đừng chung nhóm với mấy ông bà già.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Đề thi cũ là HẾT SỨC QUAN TRỌNG và không thể bỏ qua.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Các trường thường có 2 đợt thi, nên dàn đều ra để tập trung ôn, thậm chí còn có môn có thể học trong kỳ nghỉ (như mấy môn toán của TU Berlin).[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Làm luận văn thì đừng kêu giáo sư làm Betreuer, mấy ông ấy bận tối ngày đặt lịch hẹn hỏi han khó lắm T_T [/FONT]



    [FONT=Arial, sans-serif]5. Lao động là vinh quang:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Hỏi kinh nghiệm người đi trước là cách nhanh nhất để kiếm được việc tốt.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Nếu thật sự cần tiền thì mới nên làm những việc như: Làm Wurst, dọn phòng, làm cho quán Việt(cái này thì tùy, nhưng người Việt mình hay có xu thế bắt nạt nhau).[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Mấy trung tâm hỗ trợ tư vấn việc làm ở trường là chỗ rất tốt để kiếm việc phù hợp, lương tốt và không nặng nhọc.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Qua agency thì năm ăn năm thua, các bác sẽ phải mất % cho họ nhưng lương vẫn trên 7 đồng, tốt chán so với làm quán.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]6. Lung tung:[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Hỏi han học hỏi là quan trọng, có nhiều thứ đến lúc sắp rời Đức rồi mà hỏi mọi người mới biết T_T[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Đừng bao giờ tiết lộ tên tuổi thật và số điện thoại của bạn cho một website nào, trừ những hãng lớn tin cậy. Đừng tin những người đến tận nhà ký hợp đồng, các hãng đều có shop cả. Đừng down nhạc hay phim từ những nguồn mà bạn không biết là địa chỉ IP của bạn có bị tra ra hay không. Đừng cho vay quá nhiều tiền. Túm lại là đừng tin bố con thằng nào cả, bên Đức này người ta sống thực dụng lắm =)))))))[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Đi lại:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]bahn.de : trang web không bao giờ có thể bỏ qua[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]ltur.de: bạn có thể đặt vé last minute ICE tại trang này, điều kiện là chỉ đặt được 3 ngày trước ngày khởi hành, giá hiện hành là 26Eu.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Berlinlinienbus.de: nếu đặt trước ít nhất 1 tuần bạn có thể kiếm được bus giá rẻ, ví dụ như Berlin đến Hannover, Hamburg hay Dresden với giá 9Eu.[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]Mitfahrgelegenheit.de: mình thì không thích đi Mitfahr, nhưng cũng có đi vài lần (vì rẻ:P) nói chung là cũng ok, không chỉ có ô tô mà nhiều thằng còn lên đăng vé group đi tầu.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Ryanair.de vs easyjet.de: nói chung là easyjet ngon hơn, tiền đi đến mấy cái sân bay hẻo của ryanair cũng quá tiền vé.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Bahncard theo mình không nên mua, vì có rất nhiều cách đi rẻ mà không cần Bahncard(mỗi tội hơi lâu:P). Trừ khi bạn phải mua luôn một chuyến ICE đắt lòi mắt, thì tranh thủ mua Bahncard 25 luôn, tiền giảm bằng tiền Bahncard.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Hostel:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]hostelbookers và hostelworld là hai trang web thông dụng để đăt hostel (hostelbooker hay hơn vì ko mât phí). Nhưng ngoài ra còn có trang web airbnb.com. Nếu bạn đi đông người thì trang này thực sự lý tưởng, giá rẻ, phòng ngon, và vì có khả năng thuê cả appartment nên đăng ký thuê cho 5 người mà 10 người chui vào thì chưa chắc đã bị phát hiện =))[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Mua sắm lung tung:[/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]logitel với eteleon là 2 trang web giúp bạn ký hợp đồng điện thoại giá rẻ, logitel thì tử tế hơn, eteleon thì lắt léo hơn, và thường rẻ hơn, nhưng bạn phải để ý một đống điều kiện. Nói chung sau này thì rất sợ ký cót hợp đồng, còn ai mới sang thì cứ ký vài phát cho bằng anh bằng em :D[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]mydealz.de là trang web mình yêu thích nhất, có tích hợp HUKD(một dạng forum, ai thấy gì hay ho giảm giá thì đăng lên cho mọi người biết). Với trang web này bạn có thể mua được hàng với giá rẻ hơn hẳn, có lần mình đã mua được một đống hàng trị giá hơn 700 với giá 90Eu, nhận lại được 26Eu cashback, chưa kể đến một đống Gutschein quà tặng dầu gội bột giặt miễn phí ^^! Nhưng người ta có câu es gibt nichts umsonst, cái bạn phải đánh đổi là thời gian ngồi mày mò lướt web (dù sao cũng có ích hơn là vào chơi candy crush trên fb=)))[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Outlet là nơi mua hàng tốt hạ giá, những chỗ mình biết là Bremen, ngoại ô Berlin, và 1 cái Zalando Outlet ở trong Berlin(cái này giá rẻ nhất).[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]TKMaxx cũng tương tự outlet, đôi khi còn hay hơn, bán đồ tốt giảm giá.[/FONT]


    [FONT=Arial, sans-serif]Cashback: khi bạn mua hàng qua mạng thông qua trang web trung gian thì bạn sẽ nhận lại được một phần nhỏ giá trị món hàng đó, thường là từ 2-5%. Trang web cashback thông dụng là qipu.de. Đặc biệt khi bạn ký tarif điện thoại hay lập thẻ ngân hàng cũng được cashback kha khá tiền.[/FONT]




    [FONT=Arial, sans-serif]Thôi mới nhớ có thế, để sau mình bổ sung thêm (unlikely :D) Chào thân ái và quyết thắng![/FONT]
    [FONT=Arial, sans-serif]P.S. Toàn bộ nội dung các bạn vừa đọc là chém gió, đã bảo rồi không tin được bố con thằng nào cả :))[/FONT]
  6. April15

    April15 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    471
    Đã được thích:
    1
    khiếp trước khi rời Đức cho 1 bài dài thế chú :))
  7. ngoctgs

    ngoctgs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2013
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Chao ban!
    Con trai minh sinh 95, thi dai hoc 19 diem, vua nop ho so vao chuong trinh lien ket cua bach khoa ha noi voi TU HANNOVER nganh dien tu vien thong. Xin ban cho chut thong tin ve truong Hannover, ve nganh dien tu vien thong cua Duc. Theo ban, co nen hoc xong o bach khoa roi moi di sang duc hay hoc tieng 1 nam de di luon?
    Mong cau tra loi cua ban!
  8. Aliencc

    Aliencc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    2.813
    Đã được thích:
    83
    Chào chú,
    Uni Hannover là trường tốt, và ngành điện tử viễn thông ở Đức cũng được đào tạo rất tốt, dù theo ý kiến của cháu thì trương trình học khá nặng.
    Theo cháu nên cho em sang học luôn, vì học xong BK mới đi rồi chuyển tiếp thì sẽ khó hòa nhập hơn, chi phí cũng không đáng kể vì sinh viên bên này hầu hết đi làm cả.
    Tốt nhất là chú nên khuyên em lên diễn đàn hỏi kỹ, xem ý định của em thế nào rồi mọi người cho lời khuyên ạ.
  9. ngoctgs

    ngoctgs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2013
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Cam on Ban da tra loi!
    Ve nuoc Duc va nganh hoc thi minh biet hon con trai nhung cung rat han che. Minh dinh cho con hoc o vien dao tao quoc te bach khoa chuong trinh lien ket voi Hannover 4 nam nganh dien tu vien thong neu co diem trung binh dat 7,5 tro nen va tieng duc dat yeu cau thi chuyen tiep sang Hannover hoc 2 nam lay bang thac si. Van biet la dien tu vien thong nang hon cong nghe thong tin nhung chuong trinh nay khong co cong nghe thong tin. Minh so chi hoc tieng roi cho con di luon thi em no chua vung vang trong moi phuong dien( hoc hanh lan cuoc song). Minh co nhieu Anh chi em ruot ben do va moi nguoi cung ung ho viec chau sang hoc de sau nay dinh cu luon. Mong Ban va CAC BAN trong dien dancho minh biet nhung uu, nhuoc diem cua 2 phuong an:
    - hoc dien tu vien thong o bach khoa 4 nam song roi chuyen tiep hannover?
    -hoc tieng roi sang hoc cong nghe thong tin o mot truong nao do?
    Mong su giup do cua cac Ban!
  10. Aliencc

    Aliencc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    2.813
    Đã được thích:
    83
    Nếu chú định cho con sang định cư luôn, theo cháu sang học đại học là tốt nhất. Sau khi học tiếng sẽ có 1 năm học dự bị nữa rồi mới vào đại học học 3 năm, còn vững vàng thì cứ ở nhà có bố mẹ bao bọc cũng khó vững vàng hơn lắm ạ.
    Chương trình học chuyển tiếp của Uni Hannover là 2 năm, cháu thấy có trường hợp còn kéo dài đến 7 năm, nhưng ra trường cơ hội việc làm cũng khá khó. Thêm nữa, học tiếng Đức ở nhà rồi sang đây học luôn thì khá khó để có thể bắt kịp, vì dù gì nhà mình nhiều học mà ít hành.
    Cuối cùng là công nghệ thông tin hay điện tử viễn thông cháu thấy đều nặng như nhau cả, và cháu cũng không nghĩ là nên chọn ngành theo cái tiêu chí "học dễ" với "kiếm việc dễ" mà nên chọn theo ngành con của chú thực sự hứng thú thì mới học tốt được.

    Trên diễn đàn hình như cũng có người đi học chuyển tiếp của BK, chú thử hỏi xem.

Chia sẻ trang này