1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VPA

    VPA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2011
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    1
    Cái này khó à nha. Chạy 200 km/h thì đến xe tải còn lật chứ 4 tấn ăn thua gì bạn.
    Mà lật xe là do thằng lái chứ có phải do xe đâu
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. John_Rambo

    John_Rambo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    1
    sao tự dưng lại lôi con H2 vào là thế nào !!!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Giấc mơ về 'siêu tàu sân bay' mang tên Lenin

    Hải quân Liên Xô đã gần chạm tay vào chiếc siêu tàu sân bay ngang ngửa với tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.

    Là lực lượng hải quân hàng đầu thế giới về năng lực tác chiến, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chiếc Đô đốc Kuznetsov vẫn là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.

    Mơ ước sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ngang ngửa với các tàu sân bay của Mỹ vẫn chỉ là mơ ước. Dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã chết yểu ngay trên xưởng đóng tàu, khi nó chưa kịp hoàn thành và chưa một lần được chạy thử.

    Cội nguồn tham vọng

    Năm 1988, Hải quân Liên Xô như được cởi tấm lòng khi Hội đồng nhà nước Liên Xô quyết định khởi đóng một tàu sân bay mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, tương đương với tàu sân bay lớp Nimizt của Mỹ. Tàu sân mới được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolayev ở Ukraine
    [​IMG]
    Bản vẽ thiết kế của "Siêu tàu sân bay" Ulyanovsk.​
    Đồ án 1143,7 Ulyanovsk (đặt theo tên lãnh tụ cách mạng vô sản thế giới Lenin - V.I Ulyanovsk) mang theo bao kỳ vọng của Hải quân Liên Xô.

    Thực chất là bản sửa đổi lại của Đồ án 1153 Orel trước đó đã bị hủy bỏ do chi phí tốn kém. Đây là một thiết kế lai giữa tàu sân bay lớp Nimizt và lớp Kuznetsov, boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh.

    Trong đó, hai đường băng được thiết kế tương tự như cho các máy bay cất cánh bằng máy phóng hơi nước có trên tàu sân bay lớp Nimizt.

    Hai đường băng còn lại làm theo kiểu "nhảy cầu" như trên chiếc Đô đốc Kuznetsov.
    [​IMG]
    Siêu tàu sân bay này có 4 đường băng dành cho 2 kiểu cất cánh.Thông số cơ bản: Dài 324,6 mét, rộng 75,5 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, 79.000 tấn đầy tải. Thủy thủ đoàn 2.300 người.
    Thiết kế mới này đã khắc phục được sự thiếu sót và hạn chế của tàu sân bay lớp Kuznetsov. Nó có khả năng triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn như các máy bay vận tải quân sự, hay máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.

    Dự kiến, siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 tương đương với E-2 Hawkeyes của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, Ulyanovsk có thể chứa 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27 với nhà chứa máy bay có tới 3 thang máy, 1 ở bên mạn trái, 2 ở bên mạn phải.

    Theo thiết kế, Ulyanovsk được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh, đúng trường phái Liên Xô với:

    + 12 tên lửa chống hạm tầm xa P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck);
    + 24 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa đối không đa kênh Shtil,
    + 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan,
    + 8 pháo bắn siêu nhanh AK-630.

    Đồ án 1143,7 Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, lò phản ứng này hiện đang được sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov.

    Hệ thống động lực của tàu gồm: 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000 mã lực. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.

    Giấc mơ dang dở

    Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, theo đó, đồ án 1143,7 Ulyanovsk cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

    Ngay thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập, tàu sân bay Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Một cuộc tranh cãi kịch liệt đã diễn ra giữa Nga và Ukraine về quyền sở hữu con tàu này.

    Ngày 4/2/1992, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine ra quyết định “khai tử" siêu tàu sân bay này, bất chấp những nỗ lực khẩn cấp của Nga để cứu vãn dự án.
    [​IMG]
    Một trong những bức ảnh hiếm hoi về siêu tàu sân bay Ulyanovsk trước khi bị dỡ bỏ.
    Siêu tàu sân bay chưa kịp hoàn thành đã bị tháo dỡ và bán sắt vụn, con tàu đã hoàn toàn biến mất vào năm 1994.

    Theo một báo cáo được trích dẫn bởi Tạp chí quân sựJane’s, tại thời điểm bị dỡ bỏ, siêu tàu sân bay đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Hải quân Nga, con tàu mới hoàn thành được 45%, phía Ukraine tuyên bố con tàu mới hoàn thành 20% khối lượng công việc.

    Năm 1994, người ta đã tìm thấy một số lượng lớn thép tấm từ con tàu được bán ra thị trường thế giới.

    "Chết" cùng siêu tàu sân bay Ulyanovsk, dự án phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 cũng chịu chung số phận.

    Giấc mơ dang dở của Đồ án 1143,7 Ulyanovsk chỉ là một phần trong hệ lụy kéo theo từ sự sụp đổ của Liên Xô, đẩy lực lượng hải quân hùng mạnh thứ 2 thế giới chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Nga sẽ còn phải chờ rất lâu nữa mới có thể chứng kiến một siêu tàu sân bay khác xuất hiện trong biên chế của hải quân mình.

    Giấc mơ mãi mãi là giấc mơ, hãy thôi mơ + mộng đi :))
  3. hgbinh

    hgbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    1
    thứ nhất là phải dạy lại cho cậu về học thuyết quân sự của Nga, Nga lấy tàu ngầm và tàu chiến lớn là chủ lực, ko lấy tàu sân bay như Mỹ, con Kuznetsov, ko được coi là một tàu sân bay mà là tuần dương hạm có khả năng mang máy bay. Su-33 và Mig-29K bản thân cũng sinh ra chỉ để bảo vệ Kuznetsov nên về cơ bản con này ko được coi là TSB
    thứ hai là cậu chắc cũng biết đến hai con tàu ngầm thuộc lớp Typhoon Class và chắc cũng hiểu cái độ khủng của nó, cả con Kirov nữa, nếu như Nga khao khát có được TSB như của Mỹ thì ngược lại, Mỹ lại khao khát có những con tàu ngầm và tuần dương hạm khủng của Nga, cái gì cũng tương đối, ko bao giờ là tuyệt đối.
  4. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    PTS-2/ПТС-2
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Bản nâng cấp


    [​IMG]
    [​IMG]


  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nga ký thoả thuận mua động cơ cho Ka-62 với Turbomecca

    [​IMG]


    Turbomecca sẽ cung cấp cho Nga 308 động cơ Ardiden 3G , giá trị của thoả thuận này chưa được tiết lộ . Ka-62 là phiên bảm dân sự của Ka-60 , ban đầu động cơ Saturn RD-600 được chọn làm động cơ cho Ka-62 nhưng sau đó vấn đề về hộp số và mức tiêu hao nhiên liệu không đạt yêu cầu nên kế hoạch lắp loại động cơ nội địa Saturn RD-600 bị loại bỏ .

    [​IMG]
    Ka-60 với bó rốc-két và pod súng

    Công ty hàng không vũ trụ nhà nước Oboronprom là công ty mẹ của Russian Helicopters đã thông báo một khoản vay 106 triệu USD từ VEB hồi tuần trước để Russian Helicopters hoàn thành dự án Ka-62 .

    Ka-62 có thể chở 12-15 hành khách/ 10 lính bộ binh vũ trang đầy đủ , có thể chở được 2.5 tấn hàng hoá , cánh quạt được làm bằng composite

    [​IMG]
    Động cơ Arrius 2G1
    Trong năm 2009 , Turbomecca và Russian Helicopters đã ký hợp đồng sản xuất và phát triển sê-ri động cơ Arrius 2G1 được lắp đặt trên Ka-226T .
  6. Dr.baron

    Dr.baron Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/02/2011
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    2
    CCCP đã ngủ yên 20 năm rồi mà vẫn có đứa mất ngủ vì nó=))=))
  7. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
    con này nhiệm vụ của nó là gì vậy bác và 2 cái phần lắp sau đít của bản nâng có tác dụng gì vậy?
  8. VPA

    VPA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2011
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    1
    Đổ bộ đường biển.Còn đằng sau nó chắc là mấy cái chân vịt khi bơi sẽ hạ xuống còn khi trên bộ sẽ nâng lên.
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    T-90 SA của Quân đội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algeria

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. James_Bond_007.

    James_Bond_007. Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    4
    hê hê bác phán cứ như ăn miếng trả miếng ẩy nhể, vậy chắc Mỹ khao khát Topol thì Nga khao khát B2 chứ nhể, ừ cứ cho là bác đúng, cơ mà tầu ngầm Nga còn phải nhờ sub của Anh nó cứu vớt kia kìa :)) còn Tai phông cũng mãi là quái vật vô hình như truyền thuyết MiG-25 hồi ở bên Tây chưa biết mô tê nó ra làm sao
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này