1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX101

    SSX101 Guest

  2. taiwewe

    taiwewe Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2009
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Thế cuối cùng đ/c cho biết là họ viết thế có đúng không ạ ? hay cái đứa
    chính là cái đứa khuyên bảo người khác phải học thêm đấy ?
    :P
  3. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.861
    Đã được thích:
    906

    Beenet viết đã sai , bác SSX101 lại kèm nhèm ko nhìn cái đơn vị m/s với km/h ( 1m/s=3.6km/h)

    Còn nhà bác thì cũng tính thế này


    Vậy là huề

    Thế thôi, các bác làm ly bia cho hạ hoả [r2)]


    PS: Sorry , nhà em cũng sai nốt , đồng đội của bác chứ ko phải bác , chấp nhận tự xử b-(
  4. tilieumang

    tilieumang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    [r23)] Bác nói đúng, em nhầm rồi, nếu 10 nghìn m/s thì phải lên tới mach 30.
    ^:)^ Cái số liệu là em copy lại từ web 24h, 1 web tương đối lá cải tổng hợp.
    :-ss Thằng nhà báo đưa ra số liệu vãi chưởng: 30 mach, kô biết cái bảng số liệu đó nó copy từ đâu.
    [r23)] Bác ssx cũng nói là 10 000 km/h thì rõ là báo nó ghi sai rồi.

  5. unknown01

    unknown01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Các bác đang ở Nga cho hỏi là bên đó có lệnh miễn trừ đi lính như ở VN không? Các đối tuợng trí thức chẳng hạn?

    Có một thời gian con cháu của mấy ông bạn Nga đi học Ph.D. hết sạch, hoá ra để trốn lính. Đến ông này thằng cu vừa tốt nghiệp chưa kịp làm thủ tục học tiến sĩ thì bị triệu luôn. Nhà nó lại không có tiền chạy chọt, đang dựng ông cụ nội có huân chương hồi WW2 ra cãi cho thằng cháu được miễn trừ.
  6. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Có lệnh miễn trừ, cho HS thi đậu vào đại học hoặc thi đậu vào Nghiên cứu sinh, thế nhưng cũng có 1 số trường hợp nghiên cứu sinh bị gọi vào lính. Tốt nghiệp DH xong vẫn bị gọi đi lính nếu không học NCS.
  7. unknown01

    unknown01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác. Thằng cu đó còn là thiếu uý dự bị nữa, hình như rất nhiều nam sinh viên Nga có ngạch này.

    Ông bạn nhà nghèo lại còn đang bệnh tật, trông cả vào thằng con. Nếu có đi Ph.D. thì cũng chỉ lướt phướt, đi làm công ty là chủ yếu. Đang cố vận động chuyện miễn nghĩa vụ. Nói là còn huy động được từ đời cụ cố cố nội (WW1) ba huân chương chữ thập thánh George nữa.
  8. taiwewe

    taiwewe Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2009
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    0
    Ậy,có gì đâu hở đ/c,cái Tý,cái Tèo thì có phải dân chuyên về vũ khí,có hiểu biết gì nhiều về lãnh vực này,mà người ta đã nhận là không biết để học hỏi cơ mà (thế mà vẫn bị đá xoáy).


    Còn bậc đại trí,đại tuệ,thông kim bác cổ,chuyên gia đa lãnh vực,kẻ vạch mặt Anh xì tanh,người vạch áo bọn Âu-Mỹ,bậc thầy về phân tích não trạng, tầm hiểu biết đến muôn trượng như đ/c SSX mà lại nhầm điều khá sơ đẳng như vậy thì mình chả hiểu thế nào (mà nhầm về vũ khí Nga-lãnh vực chuyên của đ/c ấy).

    Mình tâm đắc cái câu này của thằng cha nào đó trên TTVNOL này :
    Rất hợp với dáng ...
    =))
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nga lo ngại hợp tác an ninh, quân sự Ukraine-Trung Quốc

    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du chính thức đến Ukraine vào nửa cuối tháng 6 với nhiều chương trình liên quan đến hợp tác an ninh, quân sự.

    Đây là cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine trong vòng hơn 1 năm qua. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2010 khi Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich đến thăm Trung Quốc.

    Trong cuộc gặp năm 2010, chủ đề được hai nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra thảo luận là việc thực hiện dự án có liên quan đến quy trình sản xuất tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

    Phòng thiết kế “Yuzdniu” và “Yuzdmash” (Ukraine) là 2 nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo, nhưng chưa bao giờ sản xuất các tên lửa chiến thuật – chiến dịch.

    Vào tháng 4/2011, Ukraine đã bắt tay chế tạo tổ hợp tên lửa Sapsan. Trên cơ sở của tổ hợp này, các chuyên gia Trung Quốc có thể phát triển các thiết kế mới. Hợp tác với Trung Quốc là một vấn đề quan trọng với Ukraine, không ngoại trừ khả năng vấn đề này được tính toán cho tương lai.


    [​IMG] Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Victor Yanukovich hội đàm Kết quả cụ thể các vấn đề đưa ra thảo luận trong hai cuộc gặp của 2 nguyên thủ cấp cao không được tiết lộ, cả 2 bên đã tránh đưa ra các cuộc bình luận công khai liên quan đến triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như hợp tác về an ninh.

    Sự phát triển đối thoại giữa Trung Quốc và Ukraine, cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong không gian hậu Xô Viết làm Nga đặc biệt quan tâm. Bởi Moscow xem Trung Quốc không chỉ là thị trường đầy hứa hẹn về năng lượng mà còn là mối đe dọa tiềm năng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

    Chính vì vậy, Nga coi Tuyên bố về đối tác chiến lược giữa Ukraine và Trung Quốc vừa ký kết ngày 20/6 tại Kiev là một vấn đề hết sức quan trọng.

    Tuyên bố này bao gồm các điều khoản quy định cấm nước thứ 3 sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác. Đây thực sự là một điều ám chỉ cho Moscow biết rằng, Bắc Kinh đang theo sát các lợi ích kinh tế và chính trị của Nga tại Ukraine, Kazakhstan và Azerbaijan.

    Ngoài ra, trong chuyến thăm vừa qua, 2 bên đã ký hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD để thực hiện hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc tổ chức giải vô địch bóng đá Euro-2012. Trong đó, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đầu tư vốn xây dựng đường sắt kết nối sân bay quốc tế Borispol với Kiev.

    Có thông tin cho rằng, Ukraine và Trung Quốc đã ký hàng loạt các hợp đồng lâu dài trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Theo đó, Trung Quốc sẽ sở hữu các hệ thống radar, các tên lửa không đối không và thủy phi cơ đổ bộ.

    Bắc Kinh từng tìm kiếm khả năng sở hữu các phương tiện tương tự ở Nga. Tuy nhiên, trong giai đoạn đàm phán, ý định “mập mờ” của Trung Quốc trong việc chế tạo các radar và tên lửa khiến Nga thay đổi quan điểm. Nga cho rằng, nếu Trung Quốc có được các hệ thống trên, nước này sẽ sử dụng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.

    Trước đó, cũng có ý tưởng để “Su-27” của Trung Quốc được trang bị động cơ “Motor Sich” của Ukraine, các chuyên gia không quân đã ủng hộ. Cũng theo đó, trên các máy bay này sẽ trang bị các loại vũ khí chiến đấu của Nga và Ukraine như tên lửa không đối không.

    Ý tưởng này rất có lợi cho Ukraine, bởi trong tương lai gần, Ukraine sẽ thay các loại máy bay cũ. Đây là dự án duy nhất được nói đến trước khi ký các hợp đồng.

    Các vấn đề trong "mối quan hệ tốt đẹp"

    Hợp tác giữa Ukraine và Trung Quốc cũng tồn tại khá nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ không mua các lô hàng lớn. Bởi mục đích chính của Trung Quốc là sở hữu các công nghệ của Ukraine.

    Kịch bản này có thể xảy ra như sau: Sau khi nhận các sản phẩm với số lượng hạn chế, tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, Trung Quốc có thể bắt đầu tự sản xuất hàng loạt các sản phẩm này với thương hiệu riêng của mình. Sau đó, xuất khẩu ra thị trường thế giới.

    Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Ukraine vừa qua đã xác định hàng loạt các xu hướng địa chính trị hết sức quan trọng. Mục đích của việc Trung Quốc tích cực xâm nhập vào không gian hậu Xô Viết - sân sau của Nga là nhằm hạn chế sự hiện diện của Nga ở hướng Tây và Caucasus trong trường hợp xuất hiện xung đột Nga – Trung với mục đích sáp nhập phần lãnh thổ phía đông của Nga vào Trung Quốc.

    Việc ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động Ukraine – NATO, cũng như tiến hành các cuộc tập trận mới đây tại Biển Đen đã và đang làm giấy lên sự quan ngại của Moscow.

    Như vậy, không ngoại trừ khả năng đề tài được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp sắp tới ngày 25/6/2011 giữa Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich và Tht Nga Vladimir Putin tại Krym sẽ là kết quả chuyến thăm Ukraine của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trọng tâm là các khía cạnh về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Nga hục hặc với Ukraine vì Trung Quốc



    VietnamDefence - Ukraine đã vi phạm bản quyền trí tuệ của Nga khi ký hợp đồng bán cho Trung Quốcc các tàu đổ bộ đệm khí cỡ nhỏ Project 12322 Zubr, đại diện hãng Rosoboronoexport Oleg Azizov tuyên bố.




    [​IMG] Tàu đổ bộ đệm khí Zubr (webpark.ru) Theo đó, Rosoboronoexport đã thông báo cho các cơ quan hành pháp Nga về sự vi phạm phát hiện được.

    Trước đó, một số báo chí Ukraine đưa tin, Ukraine dự định bán cho Trung Quốc 4 tàu Project 12322 và sẽ chuyển giao trong 3 năm tới. Ngoài bản thân các tàu này, Ukraine cũng sẽ chuyển giao cho Trung Quốc toàn bộ tài liệu kỹ thuật, điều này sẽ cho phép Trung Quốc triển khai tự sản xuất các bản sao tàu Project 12322.

    Theo ông Azizov, Rosoboronoexport nắm được thông tin cho biết, hợp đồng mua bán tàu đã được Ukraine và Trung Quốc ký kết.

    Tàu đổ bộ cỡ lớn Project 12322 Zubr được Liên Xô phát triển vào nửa đầu thập kỷ 1980. Việc thiết kế và đóng tàu do Viện thiết kế hải quân Trung ương Almaz ở St. Petersburg (Nga) đảm nhiệm.

    Zubr có lượng giãn nước 555 tấn và có khả năng chạy với tốc độ đến 60 hải lý/h, cự ly hành trình 300 hải lý. Zubr được trang bị 2 ụ pháo АК-630 30 mm và 2 bệ phóng MS-227 để phóng rocket 140 mm.

    Tàu đổ bộ đệm khí Projekt 12322 dùng để vận chuyển 3 xe tăng chủ lực có tổng trọng lượng đến 150 tấn hoặc 10 xe bọc thép chở quân có trọng lượng đến 131 tấn cộng với 140 lính đổ bộ, hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh nặng đến 115 tấn. Ngoài 140 lính đổ bộ, thay vì binh khí kỹ thuật, tàu có thể chở thêm 366 người nữa. Việc xếp dỡ người và phương tiện đổ bộ tiến hành qua các cửa mở ở mũi.

    Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine bán cho Trung Quốc các công nghệ của Liên Xô. Hiện nay, Trung Quốc đang chế tạo tiêm kích trên hạm J-15 dựa trên mẫu chế thử Т-10К-3 của tiêm kích trên hạm Liên Xô Su-33. Trung Quốc cũng đang hoàn thiện tàu sân bay Thi Lang (tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Varyag lớp Project 1143.6 Krechet của Liên Xô) mua từ Ukraine năm 1998.

    Từ tháng 8.2010, Trung Quốc tiến hành xây dựng 2 trung tâm mặt đất đào tạo phi công tàu sân bay tại tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây.

    Trước đó, một số báo chí đưa tin, các tổ hợp này về kích thước và hình dáng bên ngoài giống với trung tâm NITKA của Ukraine.

    • Nguồn: Lenta, 1.7.2011.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ kế hoạch đóng tàu sân bay VIT - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga không có kế hoạch cụ thể về việc đóng tàu sân bay trong 10 năm tới.
    “Chúng tôi không có kế hoạch đóng tàu sân bay”, Bộ trưởng Anatoly Serdyukov phát biểu với báo chí Nga vào hôm qua (01/7).

    Theo ông Serdyukov, Bộ Quốc phòng Nga mới chỉ đặt mua thiết kế sơ bộ tàu sân bay tương lai để có sự hiểu biết chung về các giải pháp kĩ thuật đối với chiến hạm này.

    “Chỉ sau khi Bộ Tham mưu cùng với hải quân đưa ra bất cứ quyết định nào về nhu cầu đóng một tàu chiến như vậy thì bộ mới có kế hoạch cụ thể”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga nói.

    Roman Trotsenko, Giám đốc Tập đoàn Đóng tàu Hợp nhất của Nga hôm 30/6 tiết lộ rằng Nga có thể đóng một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào trước năm 2023.

    Hiện hải quân Nga có duy nhất một tàu sân bay, Admiral Kuznetsov, chiến hạm đã được đưa vào hoạt động trong năm 1991.

    Trong năm 2008, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga sẽ đóng các tàu sân bay mới cho hải quân nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết chúng sẽ được chạy bằng năng lượng gì.

    Tàu sân bay là thứ vũ khí mà nhiều nước thèm khát. Mỹ hiện có nhiều tàu sân bay hơn tất cả các nước khác cộng lại. Cùng với Nga, các quốc gia có lực lượng hải quân lớn như Anh, Pháp, đều đang cân nhắc việc sắm thêm tàu sân bay. Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc - những nước đến từ nhóm các nền kinh tế đang lên BRIC cũng có mong muốn tương tự. Lý do trước tiên khiến các nước “mê mẩn” tàu sân bay như vậy là vì nó giống như công cụ khuếch trương sức mạnh, “liên quan tới khả năng đưa sức mạnh quân sự ra xa khỏi ranh giới quốc gia”.


    (Theo RIA)
  10. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Trời, ông bạn của bác hay thiệt, nhưng giờ nghĩa vụ chỉ đi 1 năm thôi mà, ông cụ làm gì lo thế?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này