1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Chuẩn bị phóng loạt Bulava

    Theo điều tra của báo Izvestia, vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ tàu ngầm lớp Borei hôm 28/10 thực chất là vụ phóng loạt.

    (ĐVO) Theo Izvestia, ngay sau khi phóng tên lửa thứ nhất, thủy thủ đoàn tàu Dolgoruky đã hoàn thành toàn bộ các lệnh và bước chuẩn bị để phóng tên lửa tiếp theo, quả tên lửa đã lắp cẩn thận trong khoang phóng thứ 2 của con tàu. Tuy nhiên, đã không có lần phóng này trong chương trình thử nghiệm, việc phóng loạt sẽ được thực hiện sau một lần phóng thử nữa.

    Nguồn tin của Izvestia ở tổ hợp công nghiệp quốc phòng tiết lộ: “Trước khi tiến hành bắn loạt để thử, chúng tôi phải kiểm tra trạng thái sẵn sàng của tàu ngầm. Hệ thống thiết bị điện tử sau khi phóng tên lửa thứ nhất như thế nào, liệu đường đi của tàu có thay đổi gì không, tốc độ ra sao, việc định hướng của tàu trong không gian... Bởi mọi thay đổi, nếu chúng xuất hiện thì phải được tính đến khi lập chương trình nhiệm vụ bay cho quả tên lửa sẽ được phóng tiếp theo. Căn cứ vào kết quả cuộc phóng hôm thứ sáu, đã không ghi nhận được những thay đổi đáng kể".

    Theo nguồn tin, việc phóng loạt Bulava sẽ được thực hiện sau khoảng 1 tháng nữa. Sau lần thử đó, tên lửa và tàu ngầm lớp Borei (project 955) sẽ đưa vào trang bị Hải quân Nga.

    Tuy nhiên, số phận của lớp Borei phụ thuộc không chỉ vào tên lửa, mà cả vào tàu. Tại trường bắn ở Bạch Hải, nơi đang bắn thử tên lửa Bulava còn có tàu Alexander Nevsky, tàu đầu tiên thuộc dự án Borei sẽ đóng hàng loạt chứ không đóng thử như Yuri Dolgoruky.

    [​IMG]
    Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei.​
    Việc tàu Nevsky chưa hoàn thiện không liên quan trực tiếp đến cuộc phóng thử hôm thứ 6 (28/10).

    Ngay khi bắt đầu chạy thử con tàu thứ 2 thuộc lớp Borei đã phát hiện ra nhiều vấn đề trong hoạt động của nhiều hệ thống, những vấn đề đã được biết đến trên tàu Dolgoruky. Tuy đây là những vấn đề có thể tránh nhưng muốn khắc phục phải cần có thời gian.


    Việc dịch chuyển thời hạn này có thể quyết định số phận của Tham mưu trưởng Hải quân Nga Đô đốc Alexander Tatarinov, người lãnh đạo Uỷ ban quốc gia thử nghiệm tên lửa Bulava.

    Năm 2010, vụ phóng thử thành công tên lửa Bulava đã được tiến hành từ tàu Dmitry Donskoy khi Đô đốc này tròn 60 tuổi. Một tháng sau, Tổng thống đã ký sắc lệnh kéo dài thời gian phục vụ 1 năm cho Tatarinov. Ngày 25/10/2011, ông tròn 61 tuổi và ngày sinh nhật của ông lại trùng với lần phóng thử tên lửa thành công.

    Hiện nay, trong Hải quân có tin đồn là chức danh Tham mưu trưởng cùng với ban thư ký có thể bị bãi bỏ trước ngày 1/12. Tuy nhiên, những người thân tín của Tatarinov vẫn tiếp tục hy vọng là do phóng thử tên lửa thành công đô đốc sẽ được phép phục vụ thêm một năm nữa.

    Nguyễn Vũ (theo Lenta)

    Nga ngố tiếp tục vật lộn với em Bulava =))
  2. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Thông tin từ báo đýt vịt lại chảy ngược về đây à?
  3. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Bộ đội Không quân Nga học tập tinh hoa Huê Kầy sơn màu xám cho máy bay giống Bộ đội KQ Huê Kầy :))



    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Sao mấy con mi-28 của keo không đội nón nhỉ?
    [​IMG]
  5. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Máy bay Nga dùng linh kiện nước ngoài

    Theo Izvestia, Không quân Nga đã nhận được máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50U lắp đầy các vi mạch do nước ngoài sản xuất

    (ĐVO) Không quân Nga đã nhận được máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không mới A-50U cho phép tăng thêm 25% không gian mà các máy bay cường kích của Nga có thể hoạt động.

    Nhờ thiết bị điện tử hiện đại nhất, máy bay có thể đồng thời phát hiện hàng trăm máy bay chiến đấu, tên lửa và trực thăng của đối phương, và dẫn tiêm kích cơ và hệ thống phòng không Nga nhằm vào chúng.

    Giới quân nhân chỉ băn khoăn, linh kiện của thiết bị điện tử này là do nước ngoài sản xuất, còn máy bay được sản xuất từ năm 1991.

    Đại diện Quân chủng Không quân nói: “Tất nhiên, lý tưởng hơn cả là muốn có máy bay mới, còn vi mạch thì là do Nga sản xuất. Nhưng thế này cũng tốt chán, còn hơn là không có gì.”

    Tập đoàn Vega, nơi đã cấp thiết bị điện tử mới cho A-50U, khẳng định với Izvestia là họ đã dùng linh kiện vi mạch do nước ngoài sản xuất để tạo ra hệ thống. Song cũng nhấn mạnh là việc nghiên cứu tạo ra hệ thống hoàn toàn do Nga thực hiện.

    Đại diện của tập đoàn giải thích: “Việc các vi mạch và chip điện tử do nước ngoài sản xuất không ảnh hưởng đến hiệu quả và sự ổn định của toàn bộ hệ thống. Về mặt linh kiện thì xuất sứ nước ngoài của chúng không phải là điều phải lo ngại”.

    [​IMG]
    Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm A-50.​
    Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Alexander Konvalov cho rằng nếu dùng linh kiện do nước ngoài sản xuất thì không thể tạo ra thiết bị “tiên tiến nhất trên hành tinh.”

    “Máy bay này rất cần nhưng tôi không tin lắm là nhờ có nó mà bây giờ chúng ta có ưu thế hơn các nước phương Tây về mặt nào đó”, ông Konvalov giải thích.

    Theo đại diện của tổ hợp khoa học – kỹ thuật Taganrog mang tên Beriev (nơi đã nâng cấp A–50), bản chất lần cải tiến này là thay thiết bị điện tử của máy bay. Trong đó, thân máy bay và các hệ thống cơ bản của Il-76 (nền tảng A-50) vẫn như cũ.

    Đại diện của tổ hợp giải thích cho Izvestia: “Máy bay, tất nhiên không phải là mới, nó đã hơn 20 tuổi. Nhưng phải hiểu đây là máy bay chuyên dụng, được bay và bảo dưỡng theo chế độ đặc biệt. Và tuổi thực của máy bay không đến nỗi quá quan trọng, như, ví dụ, đối với hàng không dân dụng. Ở Mỹ, ví dụ, các tổ hợp như thế này vẫn hoạt động tốt trên các máy bay 40 năm tuổi”.

    Đồng thời ông này nhấn mạnh, sau 5 năm nữa các tổ hợp trinh sát ra đa cảnh báo sớm sẽ được lắp đặt trên máy bay mới Il-476, loại máy bay sẽ bắt đầu cất cánh từ năm 2014.

    Nhìn bằng mắt thường máy bay A–50 khác biến thể Il-76 ở chỗ nó mang trên lưng một ăng ten đĩa khổng lồ. Hiện Không quân Nga được trang bị vài chục máy bay như vậy. Trong 2– 3 năm tới có kế hoạch thay thiết bị điện tử cho ba máy bay nữa.
  6. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nỗi buồn từ kế hoạch duy trì Tu-160 bế tắc

    Nỗ lực duy trì phi đội máy bay ném bom tầm xa Tu-160 Blackjack của Nga đang rơi vào bế tắc bởi các khó khăn về trang thiết bị.

    (ĐVO) Phi đội máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 Blackjack của Nga có thể sẽ không thể tiếp tục duy trì hoạt động do thiếu phụ tùng. Cụ thể, các máy bay đang hoạt động hiện tại có thể rơi vào tình trạng không có động cơ để thay thế.

    Chưa hết, chương trình hồi sinh dây chuyền sản xuất Tu-160 có thể cũng sẽ bị phá sản bởi nhà cung cấp động cơ từ chối tiếp nhận đơn hàng của Bộ Quốc phòng Nga.

    Không quân Nga cho biết họ cần khoảng 5 động cơ NK-32 mỗi năm cùng với 4 động cơ cho việc sản xuất Tu-160 mới. Hầu hết các động cơ đang sử dụng hiện tại được sản xuất từ 10-20 năm trước, các động cơ này đã trải qua nhiều lần sửa chữa và thay thế linh kiện.
    [​IMG]
    Tu-160 Blackjack máy bay ném bom chiến lược lớn nhất thế giới.​
    Thời gian tới những động cơ này cần phải được thay thế, đó là lý do tại sao không quân cần 5 động cơ mới mỗi năm.

    Tuy nhiên, nhà sản xuất động cơ OKB-276 tuyên bố, số lượng động cơ tối thiểu được sản xuất mỗi năm phải 20 chiếc mới đảm bảo được yêu cầu về kinh tế của họ. Nếu không đơn giá cho mỗi động cơ sẽ cao ngất ngưởng và chính phủ phải trả tiền trước.

    Các cuộc đàm phán đang được tiếp tục, tuy nhiên khả năng thành công là rất thấp. Đây thực sự là một tin tức rất khó chịu đối với lãnh đạo Không quân Nga.

    Tài sản chiến lược

    Không quân Nga nhiều lần tuyên bố, Tu-160 là tài sản có ý nghĩa chiến lược và cần được duy trì hoạt động.

    Với 2 lần tiếp nhiên liệu, Tu-160 có thể thực hiện chuyến bay kéo dài trong 23 giờ đồng hồ với khoảng cách lên đến 28.800 km.

    Dù được thiết kế là một máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, tầm xa, tuy nhiên trong những năm qua, Tu-160 thường được sử dụng cho cả mục đích trinh sát.

    Ngay trong nhiệm vụ trinh sát, Tu-160 có thể mang theo tên lửa hành trình và các vũ khí không đối đất khác.
    [​IMG]
    Sự có mặt của phi đội Tu-160 giúp Nga duy trì được sức mạnh can thiệp tầm xa.
    Mỗi chiếc Tu-160 có khả năng mang theo tới 40 tấn bom và tên lửa, Tu-160 có khả năng bay một mạch 12.000 km mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Loại máy bay này cũng đã được nâng cấp để có khả năng ném bom thông minh ngoài khả năng mang tên lửa hành trình như vốn có.

    Khả năng của Tu-160 đối với Không quân Nga là rất có ý nghĩa, Tu-160 là một trong số ít những máy bay trong biên chế có thể thực hiện nhiệm vụ trên dải biên giới rộng lớn của Nga.

    Trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, sự có mặt của phi đội Tu-160 mang lại cho Nga lợi thế rất lớn trong trinh sát và can thiệp tầm xa.

    Tình cảnh “trên bảo dưới không nghe”

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, công nghiệp quốc phòng Nga cũng rệu rã theo. Hàng loạt cơ sở sản xuất quốc phòng hùng mạnh một thời đã bị phá sản sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ. Sự yếu kém này càng bộc lộ rõ hơn khi quân đội Nga bắt tay vào quá trình tái cơ cấu.

    Điều đáng buồn hơn, những cơ sở bám trụ lại được đã không thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng như họ đã làm trước đây. Tiến độ hoàn thành các dự án luôn trong tình trạng “ì ạch”.
    [​IMG]
    Phi đội Tu-160 cũng như các đơn vị quốc phòng khác đang lâm vào khủng hoảng trang thiết bị do sự yếu kém của CNQP Nga.
    Không quân Nga đã tự tin tuyên bố kế hoạch sản xuất 2 chiếc Tu-160 mới trong vòng 3 năm. Kế hoạch sẽ nâng số Tu-160 Backjack lên con số 30 vào năm 2012.Cụ thể, mỗi chiếc Tu-160 mới sẽ được sản xuất trong thời gian 18 tháng. Số còn lại đang hoạt động sẽ được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không mới tinh vi hơn, nâng cấp động cơ, tăng độ tin cậy trong hoạt động.

    Tuy nhiên, kế hoạch đầy tham vọng này có vẻ không thể thực hiện được, công tác nâng cấp các máy bay đang hoạt động liên tục bị trì hoãn do thiếu thiết bị, việc sản xuất máy bay mới cũng phải "đắp chiếu" chờ linh kiện.

    Các nhà cung cấp quốc phòng đã không còn đủ khả năng để hoàn thành tiến độ và chất lượng các đơn hàng theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng. Các đơn hàng xuất khẩu cũng liên tục bị chậm tiến độ khiến uy tín của Nga trên trường quốc tế ngày càng giảm sút.

    Không chỉ phi đội Tu-160 mà gần như toàn bộ các đơn vị quân đội Nga đều gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các trang thiết bị do các nhà thầu không đảm bảo được tiến độ cung cấp phụ tùng thay thế.

    Điều quan trọng hơn cả, ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đến hơn 2/3 so với trước đó, ngân sách tài trợ cho các dự án nghiên cứu bị suy giảm nghiêm trọng.

    Các nhà máy cầm cự được không đủ khả năng tài chính để giữ chân các nhà thiết kế tài năng và đội ngũ công nhân viên kỹ thuật cao. Một số nhà máy khác chuyển sang sản xuất các mặt hàng dân sự với lợi nhuận cao hơn và không đòi hỏi quá nhiều chi phí nghiên cứu và phát triển.

    Đến thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế Nga có nhiều khởi sắc, chính phủ đã mạnh tay hơn cho công tác quốc phòng nhưng tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga chưa tạo được đà phát triển để bắt kịp với tốc độ và yêu cầu của quân đội Nga.

    Gần đây, Bộ Quốc phòng Nga từ chối một số sản phẩm mới nhất như trực thăng tấn công Mi-28N, xe chiến đấu bộ binh BTR-90... Thậm chí BQP Nga còn có ý định thay thế súng trường tấn công huyền thoại AK bằng một loại súng trường tấn công nhập ngoại.

    Nếu không có các cơ chế tái cơ cấu hợp lý trong thời gian tới, CNQP Nga có thể bị tẩy chay bởi chính quân đội trong nước.

    Tu-160 được thiết kế với kỳ vọng có thể đạt được những khả năng ngang ngửa với B-1 Lancer, tuy nhiên, sự ì ạch của các nhà sản xuất quốc phòng đang làm cho khả năng của Tu-160 ngày càng đi xuống, thậm chí số Tu-160 đang hoạt động có thể phải nói lời vĩnh biệt với bầu trời.
    Quốc Việt (theo Topwar)
  7. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
  8. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Quân đội LX duyệt binh sau cuộc tập trận "HƯớng Tây -81" (Zapad-81) vào năm 1981. Số lượng tham gia duyệt bnh bao gồm 6 sư đoàn và 6 đơn v5 độc lập. CHỉ huy cuộc duyệt binh - Tham mưu trưởng quân đội LX nguyên soái LX NIkolai Ogarkov, tiếp nhận cuộc duyệt binh: Bộ trưởng QP LX Nguyên soái LX Dmitri Ustinov.



    Thêm mấy cái clip tập trận hùng hậu của QĐ LX:





    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Co6ng nhận cái anh hoangkeo siêng cóp bà thật. Khả năng của ảnh thật ra cũng là copy qua, copy lại mà thôi.
  9. igorkrutoy

    igorkrutoy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2011
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thế là hồi 1950 dân Nga đã phổ cập tiếng Anh được bao nhiêu % dân số rồi =))
  10. armycorp

    armycorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    1


    giống gì đâu mà giống,tụi mẽo là mầu xanh lá cây đậm,còn của gấu ẹ là mầu xám mừ

    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này