1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 4)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi steppy, 14/02/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Ai nói với mợ Oanh là thủ chịu nhiều tổn thất hơn bên công thế( Đừng có đem những chuyện như lybi với nato ra chứng minh nhé)? Chứng minh dùm cái
    Đố ai dám đem tỷ lệ tương đương với thủ mà đi tấn công nhé
  2. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.175
    Đã được thích:
    4.519
    thủ thường ko chủ động bằng công , nếu thủ trên sân nhà thì còn có cơ may chứ trong chiến trận mà thủ trên đất khách thì chỉ có chết , không có ai dại mà mang quân số lượng tưng đương với bên thủ mà công cả , cái đó chỉ thời trung cổ đi vây thành thôi , chính vì công có sự chủ động nên chuyẩn bị kỹ càng , trong trân Trận Stalingrad quân nga tổn thất cự nhiều mạc dù chiến thắng, trận trân châu cảng mĩ thiệt hại cả hạm đội , thế cho nên bên công thuận tiện nhiều vì có sự chuyẩn bị và tính bất ngờ , trong chieens tranh 2 yếu tố này quyết định thành bại cuộc chiến
  3. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    TRân Trâu cảng chính xác hơn nó là cuộc tấn công bất ngở và Mỹ hầu như bị động
  4. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Ai dậy Oành là chỉ bên công mới có sự chuẩn bị và tính bất ngờ đấy, thế bên thủ nó ngồi chơi chờ bên công đánh à
  5. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Có phải mợ Oanh nên lấy sách ra đọc về phòng thủ không nhỉ. Phòng thủ thế nào là chủ động và bị động rồi hãy phát biểu nhỉ
  6. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Nga hiện nay và Liên Xô trước đây chưa bao giờ đóng tầu hay máy bay hay tên lửa quá to cả, ít ra là so với Mỹ. LX trước đây cố gắng sản xuất ra cái tốt nhất có thể phù hợp với học thuyết và điều kiện kinh tế cho phép. Tu-160, Tu-95 to nhưng nó không chỉ là thành phần của hải quân để chống tầu mà nó cũng là thành phần của quân chủng tên lửa chiến lược. Đấy là LX cố gắng đa nhiệm hóa một hệ thống để tiết kiệm chi phí nhất định. Còn về giá thành bảo dưỡng thì đề nghị bác Trần cung cấp nguồn nhé.

    Còn về việc Mỹ khai tử DDG-1000 là do giá thành chứ không phải về mặt học thuyết. Mỹ cần DDG có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo chống tầu (của TQ nếu cái đấy hoạt động được) là do sức mạnh của Mỹ chủ yếu là từ tầu sân bay với khả năng phòng thủ yếu. Vì thế nên mới cần DDG đông đảo để bảo vệ chống lại BM. Đối thủ tiềm tàng của hải quân Mỹ là hải quân TQ và một giới hạn ít hơn nào đó hải quân Nga. Đấy là hai hải quân có hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến (tầm xa, siêu âm, có khả năng cơ động) nên hải quân Mỹ cần có khả năng phòng thủ. Do vậy khi xây dựng tình huống giả định thì hải quân đối phương của Mỹ sẽ sử dụng tên lửa chống tầu tầm xa, siêu âm, cơ động và đôi khi là đạn đạo. Còn với Nga thì hải quân sẽ phải đối đầu với tên lửa chống tầu cận âm bay thấp với số lượng lớn.

    Về pháo to, đấy là các tầu thời kì LX. Các tầu thời Nga hiện nay pháo đều nhỏ hơn và đa nhiệm. Lại nói về điểm Nga sẽ phải đối đầu với tên lửa chống tầu cận âm bay thấp số lượng lớn. Các tầu Nga mới được thiết kế và kể các tầu thời LX đều có hệ thống phòng thủ điểm (CIWS) đa dạng (tên lửa và pháo bắn nhanh) để chống lại tên lửa chống tầu bay dưới âm số lượng lớn, thường khó bị bắn hạ bằng tên lửa tầm xa. Các tầu Nga mới thiết kế ngày nay có thêm thiết kế tàng hình và thêm các hệ thống đối kháng điện tử.

    Hơn nữa về mặt chiến lược sea denial và sea control, sea denial không có nghĩa là Nga sẽ phải bị động phòng thủ để từ chối biển. Trái lại Nga sẽ sử dụng hải quân để thực hiện saturation attack với các tầu nhỏ tàng hình 22350, 20380, tầu ngầm và máy bay hải quân để xua đuổi và tiêu hao sinh lực hải quân đối phương. Khi đó hải quân Mỹ chẳng hạn sẽ phải ở thế phòng thủ bảo vệ và sẽ bị động hơn. Khả năng chiến tranh mạng lưới của Mỹ như thế nào khi chiến đấu với một đối thử lớn ? Khả năng theo dõi mục tiêu ngoài đường chân trời như thế nào vân vân.

    Còn về tên lửa chống tầu của Mỹ nếu Mỹ cũng cố gắng sản xuất tên lửa chống hạm thì Mỹ cũng đang đi xuống con đường đa nhiệm đấy thôi? Hơn nữa nếu Mỹ đưa ra tên lửa chống hạm siêu âm/cận âm tầm > 1000km thì máy bay trên hạm của Mỹ sẽ để làm gì? Chỉ làm nhiệm vụ càn quét bầu trời ? Ngoài ra còn chưa bàn đến việc Mỹ có tiền để đưa mấy cái đó vào biên chế không nữa ?

    Nói chung là thiết kế tầu đều tuân theo học thuyết sử dụng và điều kiện kinh tế kỹ thuật có thể. So sánh một cái tầu này với một cái tầu khác là không thể vì mục đích khác nhau. Nếu bác Trần muốn so có thể thử lập tình huống cụ thể với hạm tầu hai bên, mục tiêu cụ thể thì phân tích so sánh lợi hại của hạm tầu về mặt kỹ thuật sẽ hợp lý hơn nhiều.
  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Nga không bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc

    11/24/2011 5:53:00 AM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Việc đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã vấp phải những khó khăn không lường trước mới. Đó là chuyện tàu sân bay Varyag cũ không được lắp các cáp hãm đà máy bay và hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ kiếm các thiết bị này ở đâu.

    [​IMG]
    Năm 2007, Kanwa đã là ấn phẩm duy nhất đưa tin từ St. Petersburg rằng, Trung Quốc chuẩn bị mua 4 bộ cáp hãm đà do Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu phát triển và sản xuất tại Nhà máy Proletarsky. Tất cả các cáp hãm đà và móc hãm đà của Nga được sản xuất tại xí nghiệp này. Trước đây, Trung Quốc cũng đã mua của Nhà máy này một số bộ phận, linh kiện cho các tàu khu trục Projekt 956E và 956EM.

    Nguồn tin từ Nhà máy cho biết, người Trung Quốc đã đến Nhà máy nhiều lần và nói sẵn sàng mua không dưới 4 cáp hãm đà (nguồn tin sử dụng chính từ “mua”). Việc đàm phán diễn ra tại văn phòng công ty Rosoboroexport, trong đó các đại diện Nhà máy đã giới thiệu chuyên đề cho phía Trung Quốc; người Trung Quốc cũng yêu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật và tài liệu.

    Năm 2011, trong lần thăm Nhà máy sau đó của phóng viên Kanwa, một nguồn tin có uy tín bất ngờ tiết lộ rằng, quá trình đàm phán đang gặp khó khăn, còn ban lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga có thể đã quyết định không bán các cáp hãm đà cho Trung Quốc.

    Theo nguồn tin, Trung Quốc đã có được từ Ukraine các móc hãm đà cho máy bay huấn luyện-chiến đấu JL-9 và máy bay làm nhái J-15 thay vì mua thẳng từ Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu và Nhà máy Proletarsky.

    Lý do nào đã khiến Nga đến giây phút cuối cùng từ chối bán cho Trung Quốc? Về vấn đề Trung Quốc mua các công nghệ đóng tàu sân bay của Nga, Kanwa đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các quan chức Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Nga, và luôn nhận được câu trả lời chính thức như sau: “các hệ thống vũ khí chiến lược bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Các tàu sân bay, tàu ngầm nguyên tử, các công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân - tất cả chúng đều thuộc về nhóm vũ khí chiến lược”.

    Tuy nhiên, Kanwa càng đi sâu tìm hiểu vấn đề, bắt đầu có cảm tưởng là nguyên nhân thật sự của lệnh cấm không chỉ liên quan đến “việc cấm xuất khẩu các hệ thống vũ khí chiến lược sang Trung Quốc” mà còn sự tức giận của Nga về việc Trung Quốc sao chép tiêm kích trên hạm Su-33.

    Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu đã cung cấp 2 cáp hãm đà cho tàu sân bay đang đóng IAC của Ấn Độ và tàu sân bay Đô đốc Gorshkov Nga đang hiện đại hóa cho Hải quân Ấn Độ. Viện này cũng hỗ trợ xây dựng trung tâm huấn luyện máy bay tàu sân bay trên bộ ở Goa, Ấn Độ.

    Năm 2007, nguồn tin tiết lộ với Kanwa rằng, thiết kế và sản xuất các cáp hãm đà là nhiệm vụ rất khó khăn và hiện nay chỉ có Nga và Mỹ có những khả năng đó. “Trước đây, trên một tàu sân bay thường sử dụng 4 cáp hãm đà, nhưng trên tàu sân bay mới của Ấn Độ chỉ lắp 3, điều đó cho thấy độ tin cậy của các hệ thống của Nga”.

    Sự xác nhận bổ sung

    Mới đây, đại diện Rosoboronoexport A. Plotnikov nói với Kanwa: “Trung Quốc đúng là muốn mua các cáp hãm đà cho tàu sân bay, nhưng chúng tôi không bán cho họ”. Điều đó xác nhận phỏng đoán là Trung Quốc hiện không có các cáp hãm đà của Nga.

    Năm 2006, Giám đốc Viện Nghiên cứu trung ương Chế tạo máy tàu và Nhà máy Proletarsky đã tiết lộ với phóng viên Kanwa rằng, Trung Quốc dự định mua 4 bộ cáp hãm đà và hai bên đã tiến hành mấy vòng đàm phán. Nhưng năm 2011, ông này nói rằng, “bất ngờ chúng tôi nhận được chỉ thị từ Moskva là ngưng mọi tiếp xúc của chúng tôi với Trung Quốc. Nói cách khác, chúng tôi không thể cung cấp cho Trung Quốc các cáp hãm đà và bất cứ thiết bị nào khác cho tàu sân bay”.

    Bộ Ngoại giao Nga không lâu sau đó tuyên bố rằng, “các hệ thống vũ khí và công nghệ chiến lược sẽ không được cung cấp cho Trung Quốc”.

    Tất cả những điều nêu trên giải thích đầy đủ vì sao các cáp hãm đà đã không được cung cấp cho trung tâm huấn luyện bay ở Yanliang vào tháng 8.2010 và vì sao các cáp hãm đà đã không được lắp trên tàu sân bay Varyag trong lần đầu nó ra khơi.

    Theo Kanwa, việc đóng tàu sân bay này của Trung Quốc có thể gặp những khó khăn lớn.

    Theo ông А. Plotnikov, trên lãnh thổ Ukraine vẫn còn các mẫu cáp hãm đà cũ và có khả năng Trung Quốc có thể mua chúng. Nhưng theo Kanwa, dù Trung Quốc có thể làm việc đó thì các cáp hãm đà đó chỉ có thể là mẫu để tìm hiểu. Tại Trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA ở Ukraine hiện không có nhiều cáp hãm đà.

    Sau khi mua các mẫu cáp hãm đà và nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu phanh hãm, Trung Quốc có thể phải mất một thời gian nữa mới có thể phát triển cáp hãm đà của mình.


    • Nguồn: Russia Refuses to Sell China Aircraft Carrier Arresting Wires // Kanwa Asian Defence, N.12.2011; P2, P2, 23.11.2011.
  8. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Tính pót thì bác hoang nhanh hơn 1 bước rồi :D, HOAN HÔ BÁC GẤU >:D<
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Ka-31 President-S

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. To_lai_nd

    To_lai_nd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.214
    Đã được thích:
    21
    Bác nào hiểu câu này không ? Diễn đạt kém quá :-??
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này