1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho Trung Quốc thuê rừng biên giới ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hungdao101, 14/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Có nhiều nhiều ... và rất nhiều thứ đơn giản nhưng không thể nói hết được nên mới nổi cáu.
    Tuồng ngang này là nhạt rồi, TTg đã có chỉ đạo ngưng hết rồi. Các bác tám làm gì. Ván cờ này tạm ngưng ngang này thôi.
    Đề nghị các bác nào còn thông tin gì về .. biên giới nữa, ta lại lập topic mới đi.
    ps: Tôi đọc thấy .... bình thường, ông ta đang nói đúng cái ông ta đã làm. Vấn đề là phóng viên tinh tướng, nhồi nhét chữ và ý nghĩ của phóng viên cho ông chủ tich, rồi lại cắt đi vài chữ. Cả một bộ sậu làm việc như thế mà bài phỏng vấn chưa tới trang A4 kể cả hình. Nhạt hoét. Cái trò cù nách người dân tại điểm quốc phòng - an ninh -> Chủ quyền này của đám phóng viên mới đáng là phản cảm.
    Được home124 sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 17/03/2010
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Cháy rừng ở Sa Thầy (Kon Tum)
    Ngày 16/3, cháy rừng lại bùng phát trên địa bàn xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, gây thiệt hại hoàn toàn hơn 100ha, trong tổng số 230 ha rừng trồng nguyên liệu của Công ty Innovgreen Kon Tum.
    Nguồn: http://vovnews.vn/Home/Chay-rung-o-Sa-Thay-Kon-Tum/20103/137999.vov
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    chả biết trong cái vụ trồng rừng này mấy ổng có kế sách gì đây, chắc là cao kế vì kế càng cao thì càng bị phản đối, chờ xem
  4. SinhTinhLuc

    SinhTinhLuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài
    Cập nhật lúc 08:43, Thứ Sáu, 19/03/2010 (GMT+7)
    LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ *************** chỉ đạo "Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.

    Trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.
    Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư);. Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).

    Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phóng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh ?" quốc phòng.

    Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam? để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này?

    Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu?
    VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.
    - ?oNgười đẻ được chứ đất không đẻ được. Nếu cho công ty nước ngoài vào thuê đất trồng bạch đàn với thời hạn 50 năm thì không chỉ tôi mà sau này con cháu tôi cũng không biết làm gì để sống. 50 năm có quá nhiều thứ thay đổi, nhưng chắc chắn một điều nếu không có đất rừng thì dân chúng tôi chết đói?, anh Lã Văn Vi, Phó bí thư chi đoàn xã Hà Lâu (Tiên Yên - Quảng Ninh) cho biết trước việc đất rừng đang được chính quyền cho công ty Innov Green vào thuê trồng bạch đàn với thời hạn 50 năm.
    ?oMất rừng thì chúng tôi chết đói?

    Từ trung tâm xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) phải mất hơn 1 giờ đồng hồ đi xe máy qua những đồi núi đá lởm chởm, gồ ghề uốn lượn chúng tôi mới tìm đến được thôn Bản Danh, nơi đang được xem là điểm ?onóng? của huyện Tiên Yên và tỉnh Quảng Ninh về việc người dân kiên quyết phản đối không cho các công ty nước ngoài vào thuê đất rừng.

    Mô tả ảnh.
    Hầu hết các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của bà con thôn Bản Danh đều gắn liền với diện tích đất rừng.
    Tại thôn Bản Danh khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về việc công ty nước ngoài vào thuê đất rừng của thôn, trưởng thôn Tàng Coong Vểnh không để chúng tôi nói thêm, ông liền nói như cướp lời: ?oChúng tôi kiên quyết không đồng ý. Cả thôn tôi có 17 hộ thì hiện có 5 hộ đang không có đất rừng nên chúng tôi không thể giao đất rừng cho người nước ngoài được?.
    Theo lời trưởng bản Vểnh, chúng tôi tìm đến những hộ dân không có đất rừng. Ngồi bó gối đan rổ trước căn nhà rách nát, Tàng A Tài cho biết: Gia đình Tài không có đất rừng nên cuộc sống rất khó khăn. Để nuôi hai đứa con nhỏ và duy trì cái ăn, cái mặc cho cả gia đình, vợ chồng Tài phải sống nhờ vào sự ban ơn của đất rừng tự nhiên.
    ?oNhờ có rừng mọc tự nhiên nên những ngày rảnh rỗi vợ chồng tôi vẫn có thể lên rừng đi chặt nứa về đan lát, chặt đót về phơi rồi đem đi bán nên cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng nay người nước ngoài đến và nếu họ thuê hết đất trồng bạch đàn thì gia đình tôi biết làm gì để sống?, Tài thành thật.
    Tàng A Tài cho biết: Dù không có đất rừng, nhưng nhờ có rừng mọc tự nhiên nên vợ chồng Tài vẫn lên rừng chặt tre nứa về làm rổ xúc được.
    Cũng như gia đình Tài tất cả 16 hộ dân còn lại trong thôn Bản Danh cũng đang phải sống nhờ vào tài nguyên đất rừng. Xách bó đót trên vai vừa đi chặt từ trên rừng về, cụ Pun Tài Múi (65 tuổi) bảo: ?oNhờ có rừng mà tôi có thể đi hái đót về phơi khô đem bán. Nhưng giao rừng cho người nước ngoài thuê, họ đến họ phát hết tre nứa? trồng bạch đàn thì chúng tôi lấy gì để sống? Từ trước tới nay chúng tôi sống nhờ rừng nên chúng tôi không thể giao cho họ được?.
    Không chỉ lo mất đi nguyên liệu rừng mọc tự nhiên làm nguyên liệu để kiếm sống, việc 200 ha đồi trọc thôn Bản Danh từ bao đời nay được bà con các thôn Bản Danh, Bản Buông, Bản Nà Hát, chăn thả nuôi trâu bò nay cũng đang được phía công ty Innov Green vào thuê trồng bạch đàn khiến người dân hết sức bức xúc.
    Ông Tằng Phúc Hếnh, một trong những chủ hộ có nhiều trâu bò nhất bản Danh bức xúc: ?oBản tôi có hơn 100 con trâu bò từ trước đến nay được chăn thả trên đồi Bản Danh nhưng nay nếu như công ty nước ngoài vào thuê hết thì chúng tôi không còn nơi chăn thả. Bằng mọi giá chúng tôi không thể cho người nước ngoài vào thuê đất đồi trồng bạch đàn được?.
    Nhiều hộ dân thôn Bản Danh lo lắng nếu để cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đồi đất rừng thông Bản Danh thì hàng trăm con trâu bò của họ không biết phải chăn thả ở đâu.
    Bức xúc của người dân trong xã cũng được Ông Hoàng Vĩnh Hải, chủ tịch UBND xã Hà Lâu thừa nhận. Theo ông Hải, các thôn Bản Danh, Nà Hắc có truyền thống chăn nuôi trâu bò quảng canh, nên khi công ty Innov Green vào thuê và trồng 70 ha bạch đàn trên quả đồi này thì dân rất bức xúc và không đồng ý vì dân sợ sau này không có nơi chăn thả trâu bò.
    Trước tình trạng này UBND xã đã báo cáo với huyện và công ty đã cho dừng việc trồng bạch đàn lại.

    Làm thuê cho công ty nước ngoài không đủ sống!

    Cũng kiên quyết như các hộ dân thôn Bản Danh, bí thư chi đoàn xã Hà Lâu, Lã Văn Vi cùng 13 hộ dân thôn Bản Buông kiên quyết không giao đất rừng của mình cho công ty người nước ngoài.
    Đứng trên con dốc đường vào thôn Bản Danh chỉ tay về phía đồi cây lá chàm xanh tốt nơi anh có 30 ha đất rừng, anh Vi bảo: Chẳng tội gì phải cho người nước ngoài thuê đất của mình rồi lại đi làm thuê cho họ, nhất là khi những cây keo lá chàm đang xanh tốt hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao.
    ?oNgười đẻ được chứ đất không đẻ được. Nếu cho họ thuê với thời hạn 50 năm thì không chỉ tôi mà sau này con cháu tôi cũng không biết làm gì để sống. 50 năm có quá nhiều thứ thay đổi, nhưng chắc chắn một điều nếu không có đất rừng thì dân chúng tôi chết đói?, anh Vi thành thật.
    Chỉ tay về phía đồi cây của mình anh Lã Văn Vi bảo ?okiên quyết không giao đất này cho người nước ngoài.
    Khi vào xã Hà Lâu thuê lại đất rừng trồng nguyên liệu, công ty Innov Geen có đem theo lời hứa mở đường, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. Nhưng hiện tại con đường vào thôn Bản Danh dài gần chục km vẫn hết sức khó khăn và đang được tỉnh Quảng Ninh cấp kinh phí làm dở.
    Đích thân phó chủ tịch xã Hà Lâu, Giáp Hồng Hạnh dẫn chúng tôi vào thôn Bản Danh, đi trên con đường nhấp nhô gồ ghề đầy ổ trâu, ổ gà ông Hạnh thừa nhận: ?oHiện tại công ty Innov Green chưa tiến hành làm đường và cũng chưa xây dựng được gì cho bà con trong xã. Con đường đang làm dở này không phải của công ty nước ngoài đầu tư mà được làm từ ngân sách của tỉnh?.
    Sau khi được cấp phép đầu tư năm 2006 đến nay công ty Innov Green đã trồng được 96 ha bạch đàn ở thôn Bản Buông. Khi vào tiến hành trồng bạch đàn làm nguyên liệu, phía công ty có thuê người dân trong bản làm thuê cho công ty, nhưng vì công việc quá nặng nhọc và đồng lương không tương xứng nên nhiều người dân đã bỏ việc không làm nữa.
    Anh Vi bảo, khi công ty Innov Green vào, có thuê anh đứng ra thuê dân làm thuê cho công ty, nhưng công việc vất vả thuê với mức giá 70 nghìn đồng một ngày công thì không tương xứng với công sức bỏ ra nên dân không làm nữa.
    ?o70 nghìn đồng một ngày công nhưng người dân phải phát quang, ghánh phân, cuốc hố, vận chuyển cây con lên đồi núi dốc từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ nên dân họ không làm nổi?, anh Vi cho biết.
    Chính chủ tịch xã Hà Lâu, Hoàng Vĩnh Hải cho biết, lúc đầu công ty vào có nói sẽ sử dụng lao động địa phương nhưng sau đấy công việc quá nặng nhọc đồng lương lại thấp nên bà con không làm được.
    Đất rừng của bà con ở xã Hà Lâu (Tiên Yên) rất tốt cho việc trồng cây keo lá chàm.
    Đem vấn đề này trao đổi với ông Vũ Hồng Thắng (Phó chủ tịch huyện Tiên Yên), chúng tôi được ông Thắng cho biết: Công ty Innov Green vào có tạo công ăn việc làm cho người dân trong thôn nhưng rất ít. Chủ yếu là làm thời vụ và chưa thể làm theo kiểu biên chế. Thậm chí vào thuê dân nhưng dân thấy đồng lương không tương xứng nên công ty phải thuê cả người ở Bắc Giang lên làm.

    Để công ty nước ngoài vào trồng rừng theo chỉ đạo của tỉnh

    Trả lời về việc tại sao trong khi có nhiều hộ dân đang thiếu đất rừng nhưng chính quyền vẫn giao đất cho người nước ngoài, ông chủ tịch xã Hà Lâu, Hoàng Vĩnh Hải cho biết: Xã có giao đất nhưng dân không nhận.
    ?oLúc đầu người dân không có nhu cầu nhận đất nhận rừng nên công ty Innov Green vào nhận trước chứ không phải xã không giao?, Ông Hải giải thích.
    Về vấn đề này ông Vũ Hồng Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Yên lại giải thích: Sau khi giao đất cho công ty Innov Green thì dân các thôn trong xã Hà Lâu mới tách hộ. Sau khi huyện biết có một số hộ trong xã chưa có đất rừng thì huyện đã có yêu cầu thôn và xã làm đơn gửi về huyện để huyện xem xét cấp đất cho nhưng dân không làm.
    Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện tại cây keo lá chàm được trồng ở Hà Lâu khá nhiều và độ che phủ cao, nhưng không hiểu tại sao tỉnh Quảng Ninh không để cho người dân tự phát triển mà lại để cho công ty Innov Green vào thuê trồng bạch đàn?
    Về vấn đề này ông Vũ Hồng Thắng cho rằng: Đây là chủ trương của tỉnh. Ông chỉ biết tỉnh có mời tất cả các huyện về nghe dự án và tỉnh nhất trí cho công ty Innov Green vào đầu tư và muốn đây là mô hình nhân rộng ra cho người dân.
    ?oTỉnh đã chỉ đạo sát sao nên huyện cũng vào cuộc. Nhưng trước mắt chúng tôi tạm dừng lại vì để xem công ty trồng có hiệu quả không đã. Phải thận trọng không thì đời sau con cháu lớn lên trưởng thành thì lấy đâu ra đất nữa?, ông Thắng thận trọng cho biết.
    *
    Nhóm PV Điều tra
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Tỉnh làm ăn bố láo nhưng huyện yếu cơ nên cũng phải làm láo theo.
    Bọn Việt gian đích xác nằm trên bộ phận lãnh đạo Tỉnh.
  5. SinhTinhLuc

    SinhTinhLuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào từng nghĩ đến 1 nguy cơ khác ngoài nguy cơ an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái, di dân di cư, ... còn có 1 nguy cơ cực khủng khiếp này chưa : nguy cơ vài năm sau đó bị bọn chúng lén lút khai thác hết tài nguyên khoáng sản khi chúng ta đã không kiểm soát được tình hình.
    ----------------------------------------------------------
    Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, sơ hở lâu nay là cho phép địa phương cấp phép các mỏ ngoài quy hoạch. Nhưng khoáng sản nằm trong lòng đất có nhiều nơi chưa được phát hiện và chưa kịp đưa vào quy hoạch, nên có mỏ ngoài quy hoạch lại có trữ lượng rất lớn.
    Ông Nguyên lấy ví dụ như trữ lượng mỏ sắt ở Văn Chấn (Yên Bái) chỉ sau Thạch Khê (Hà Tĩnh), nhưng cũng đang bị chia nhỏ để cấp phép khai thác. Hoặc mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên trước đây cấp phép khai thác như cho không, vừa rồi phát hiện trữ lượng vonfram và flo lớn nhất nhì thế giới (đem đấu giá cỡ 500 triệu USD) thì mới thu hồi giấy phép. Cũng có trường hợp trá hình, cấp phép cho khai thác cát nhưng thực chất khai thác vàng...
    ?oCách đây ba năm chúng ta khẳng định trữ lượng bôxit 5,5 tỉ tấn, nhưng đến bây giờ có thể khẳng định là 11 tỉ tấn. Trữ lượng titan hiện nay cũng khẳng định được là 600 triệu tấn, nếu bán thô cũng được hàng trăm tỉ USD, còn chế biến có thể bán tới hàng ngàn tỉ USD. Qua khảo sát vừa phát hiện hai mỏ đất hiếm, anh em nói nếu cho đấu giá mỏ lithium sẽ được 500 triệu USD ngay...?- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết.
    Một số ý kiến lưu ý luật không nên quy định quá thoáng về cơ chế cấp phép, nhất là cấp phép đối với hoạt động thăm dò. ?oKhoáng sản ở đâu? Phần lớn ở rừng cao núi sâu, là những khu vực rất trọng yếu về an ninh. Nếu ta thoáng quá thì tất cả những gì trên đất nước mình người ngoài biết hết, không loại trừ trường hợp người ta lợi dụng việc thăm dò, khai thác để điều tra các cơ sở phòng thủ, các công trình an ninh, quốc phòng của ta? - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cảnh báo.
    --------------------------------------------
    Trời ơi, chỉ cần bọn chúng khai thác 1 , 2 mỏ đất hiếm thì VN cũng đã bị mất hàng trăm tỷ USD rồi. Đó mới là thiệt hại về tiền bạc, còn thiệt hại về an ninh quốc phòng , phá hủy môi trường sinh thái, đẩy dân Việt lùi sâu vào thành thị... thì chúng ta còn chưa lường hết được.
    Bọn bán nước lần này gây nguy hại quá lớn rồi.
  6. cibor

    cibor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Đúng là bon Vietnamnet chúng nó đang tập trung chơi doanh nghiệp rồi, không riêng gì vụ của Innov Green đâu. Mấy tay này chẳng qua là con tốt thí trong vụ các anh đang "chơi" nhau trước Đại hội Đảng thôi. Còn mấy quả như Ford, Vietnammobile, Beeline nữa đấy, nó cứ đánh chết thôi. Dạo này Vietnamnet còn lá cải hơn cả mấy báo mang tiếng lá cải rồi, giật tít nghe cứ giật hết cả mình.
    Trước đây công ty tôi bị một vụ nó đem ra chiến cho mấy bài, xong sau đó lại có ý giúp giải quyết khủng hoảng với đơn giá quá khủng lun. Sợ vãi ra rồi! Quả này mấy thằng kia kiểu gì chả chết! Cứ làm ăn thế này thì các bố nước ngoài *** đầu tư vào Vietnam nữa đâu!
    Còn phát biểu của ông PCT Lạng Sơn, rồi TGĐ Ford Việt Nam, mình thấy rất có chừng mực! Chỉ là các bố thêm chữ vào thôi. Chả trách người ta vẫn nói đến từ "phét". Hehe. Còn mấy ông "tông giật" thì biết rồi đấy nói năng có nên nhời đâu, toàn bọn nó chêm vào cho thôi!
    Đấy là ý kiến của em xin đóng góp để chúng ta nhìn mọi thứ cho nó đa diện 1 chút, chứ tin báo chí bây giờ nên tin ở mức tầm 50% là được!
  7. cibor

    cibor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn! Trân trọng những người nhìn các vấn đề đa chiều. Đó là sự hiểu biết đầy đủ!
  8. SinhTinhLuc

    SinhTinhLuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 cái nhìn đa chiều nữa nè các bác :
    ------------------------------------------------
    Thu? tướng "hoafn binh"?
    Tiến syf luật Cu? Huy Ha? Vuf
    gư?i cho BBC tư? Ha? Nội
    Ngày 9/3/2010 Thủ tướng *************** đã có công văn số 405/TTg-KTN về việc ?orà soát kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản?.
    Thu? tướng Nguyêfn Tấn Dufng trên công trươ?ng xây dựng nha? máy luyện quặng bauxite
    Thu? tướng Nguyêfn Tấn Dufng thị sát công trươ?ng bauxite
    Công văn gư?i Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông và tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; được đưa ra hơn một tháng sau khi hai Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo trên trang mạng Bauxite Việt Nam của giới trí thức Việt Nam yêu nước về ?ohiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia?, xuất phát từ việc 10 tỉnh của Việt Nam trong có có các tỉnh giáp giới Trung Quốc cho người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thuê trên 264 nghìn ha đất rừng đầu nguồn.
    Công văn nêu rõ: ?ocó nơi đã cho thuê cả diện tích đất có rừng tự nhiên; quy hoạch cho các dự án thuê đất vào những vùng nhạy cảm đã phải thu hồi lại".
    "Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan lập đoàn công tác tiến hành rà soát kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản".
    "Trong thời gian thực hiện việc rà soát kiểm tra, đánh giá, UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên?.
    Phải nói động thái này của người đứng đầu Chính phủ đã làm cho hai vị Tướng và nhiều người trong và ngoài nước cho dù vẫn còn dè dặt tin rằng đây là sự khởi đầu tích cực cho việc chấm dứt hiểm họa đối với an ninh và quốc phòng của Việt Nam.
    Tuy nhiên người viết bài này lại có quan điểm ngược lại, cho rằng đây chỉ là ?okế hoãn binh? của Thủ tướng ***************, tức việc ban hành công văn trên cốt ?ohạ nhiệt? chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghifa dân tộc của người Việt - thế lực duy nhất có thể cuốn phăng Chính phủ nói riêng, chế độ chính trị hiện hành nói chung, chứ không nhằm giải quyết những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sinh mệnh của quốc gia như mọi người trông đợi.
    Quyết định không có tính chế ta?i
    Có nhiều căn cứ để khẳng định điều này.
    Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ có hai loại văn bản do Thủ tướng ký: Nghị định nhân danh Chính phủ và Quyết định nhân danh cá nhân Thủ tướng. Nghĩa là ngoài hai văn bản này ra thì các văn bản khác, trong đó có công văn, do Thủ tướng ký không có tính chế tài thi hành.
    Để nói, nếu thực sự Thủ tướng Dũng muốn xử lý vụ bê bối siêu nghiêm trọng này thì chí ít phải ban hành Quyết định, điều mà ông này đã không làm.
    Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, nói gì đến Bộ Quốc phòng, đã không hề được lãnh đạo tỉnh tham khảo và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.
    Thứ hai, công văn không hề ấn định thời điểm mà các bộ có liên quan phải ?obắt tay vào cuộc? cũng như thời điểm kết thúc việc rà soát, kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp.
    Điều này cho thấy không có việc Thủ tướng Dũng buộc các tỉnh dừng ngay tức khắc việc cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và ký hợp đồng cho thuê đối với người nước ngoài.
    Thm nưfa, trong Công văn không có những thuật ngữ như ?oxung yếu?, ?oan ninh quốc gia?, ?oquốc phòng? được đề cập trong thư của các Tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh? nên về hình thức công văn của Thủ tướng Dũng không nhằm giải quyết lo ngại chính của hai vị lão Tướng là lo ngại về an ninh, quốc phòng.
    Cứ cho những ?ovùng nhạy cảm? được sử dụng trong Công văn ám chỉ những vùng xung yếu về an ninh, quốc phòng thì thành phần rà soát các dự án cho người nước ngoài thuê rừng đương nhiên không thể thiếu Bộ Quốc phòng. Thế nhưng, như chúng ta đã thấy, trong địa chỉ đến của Công văn không có Bộ Quốc Phòng.
    Cuối cu?ng, đây mới là bản chất của vấn đề: chính Chính phủ đã gián tiếp ?obật đèn xanh? cho người Trung Quốc và gốc Hoa thuê rừng đầu nguồn của Việt Nam như trên đã đề cập.
    Thực vậy, Khoản 2 Điều 11 Luật Quốc phòng quy định việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định thế nhưng trên thực tế, Bộ Quốc phòng đã bị gạt ra rìa quy trình cấp phép cho các dự án cho thuê rừng.
    Bằng chứng là ngay các Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, nói gì đến Bộ Quốc phòng, đã không hề được lãnh đạo tỉnh tham khảo và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.
    Cái ?ogiật mình? kèm theo khẳng định của đại tá Hoàng Công Hàm, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn trước báo chí vào ngày 15/3 vừa qua:?oHọ chưa qua một cấp nào của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định cấp dự án nhất là về rừng dọc biên giới. Tất cả các dự án lớn như thế thì chắc chắn phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Chúng tôi không được báo cáo thì làm sao chúng tôi tham mưu được. Dự án trồng rừng 50 năm có người nước ngoài là ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng rồi?hẳn không cần thêm lời bình.
    Điều 3 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Chính phủ lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng. Vậy không lẽ với tư cách là người lập và quản lý hồ sơ rừng mà Chính phủ lại không hề hay biết hàng trăm nghìn ha rừng đầu nguồn đã được cho người Trung Quốc và gốc Hoa khác thuê, không những thế với thời hạn đến 50 năm?
    ?oCon voi" ?" hàng trăm nghìn ha rừng đầu nguồn, mà tuyệt đại đa số ở những khu vực trọng điểm về quốc phòng, khó có thể ?ochui lọt lỗ kim ?" cấp phép? nếu không được Chính phủ mà trước hết là Thủ tướng Dũng chấp thuận, trực tiếp hoặc gián tiếp!
    Suy cho cùng, nếu không có việc chuẩn bị Đại hội ********************** lần thứ 11 họp vào đầu năm sau, 2011, thì ?okế hoãn binh? này không chắc được thi hành.
    Ngay cả trong trường hợp cực chẳng đã Thủ tướng Dũng phải biến ?ohoãn binh? thành ?ođộng tác thật? nhằm mục đích tranh cử thì sau Đại hội 11 **********************, nếu ông Dũng vẫn còn ở vị trí quyền lực, không có gì đảm bảo rằng mọi chuyện rồi lại không y như cũ; nghĩa là lại đặt Việt Nam ở tình thế cực kỳ nguy hiểm về an ninh, quốc phòng bằng việc cho phép các tỉnh tiếp tục cho người Trung Quốc và gốc Hoa khác thuê rừng đầu nguồn ở những khu vực xung yếu về quốc phòng.
    Ba?i viết pha?n ánh ý kiến cu?a tác gia?, một tiến syf luật sống tại Ha? Nội.
  9. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    HÓA RA ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN NGƯỜI ANH EM PHƯƠNG BẮC THUÊ RỪNG CỦA VN ĐỂ TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP: thứ nhất phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho Khựa/ Thứ hai là xuất khẩu hạn hán sang phía Nam/ Thứ ba là các lý do mà các tướng đã kêu.
    "Hiện, Trung Quốc chỉ ra được nhiều nguyên nhân, trong đó có việc ngày càng nhiều cánh rừng tự nhiên bị chặt để lấy chỗ trồng cây công nghiệp như cao su, bạch đàn...tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy. Trong khi đó, các cánh rừng mới này không có lợi về mặt môi trường: thay vì giữ, chúng lại hút nước, tác động tiêu cực hệ sinh thái. Chúng khiến môi trường mất cân bằng: số ngày có sương mù ở khu rừng cận nhiệt đới Xishuangbanna, tỉnh Vân Nam giảm xuống còn 60 ngày mỗi năm trong hai thập kỷ qua.
    Chưa dừng lại, hàng loạt nhà máy thủy điện được xây mới trên thượng nguồn các con sông lớn, góp phần không nhỏ vào việc gây ra hạn hán."
    Trích từ Đất Việt Online
    Được anhoanp sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 25/03/2010
  10. daagon

    daagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    một kiểu bán nước vì ... khôn vặt + th...am ..ũ..
    "TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ! I AM VIETNAMES !"
    ----------------------------------------------------------
    Quảng cáo : Welcome to http://kenhhot.com - http://kenhhot.com/forum - http://vnzone.net
    Được daagon sửa chữa / chuyển vào 08:20 ngày 26/03/2010

Chia sẻ trang này