1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Câu chuyện về tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi restless, 16/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. restless

    restless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về tiếng Việt

    Đơn giản chỉ là mở trí tưởng tưởng của chúng ta ra

    ---
    Âm thanh có từ trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng khái niệm của nó. Sự mù mờ nhất của âm thanh sau này được ví như tiếng nói của các bậc khải huyền, của ngón trỏ vô ngôn Đức phật, ngôn lời của Chúa hay chỉ như một cái gật đầu của Allah. Những người đầu tiên đi tìm sự giác ngộ vô tình trên đường có cuộc gặ gỡ với âm thanh phải kể đến Người săn mộng. Những Người săn mộng theo đuổi con mồi của mình từ giấc mộng của người này qua người khác hoặc sẽ đi ngang qua mọi cơn mê hoặc sẽ lặn sâu nơi con thú sa vào bẫy. Càng lặn sâu, họ càng có hội đối mặt với ngôn lời của bậc khải huyền đó là ân huệ hoặc cũng là địa ngục không bao giờ thoát ra khỏi. Những thế hệ sau của Người săn mộng hầu như không còn nhiều và cái thế giới trần tục là thứ quả cấm khó cưỡng hơn là lao sâu vào bên trong những giấc mộng. Và Người xây nhạc ra đời. Ban đầu chỉ là một cuộc chơi với mọi thứ âm thanh vật chất từ bầu trời, mặt đất và đại dương. Nhờ có khả năng thụ âm thiên bẩm, Những Người xây nhạc tìm ra được chu ky dục của âm thanh và dần thuần hóa chúng như người tiền sử sau này thuẩn dưỡng chó và ngựa.

    Âm thanh trên bầu trời, núi cao được nhốt vào những bức tường đá cho loài chim Dạ tiêu ăn

    Âm thanh dưới mặt đất, sa mạc được chặn bằng những tấm màn đan bằng lá cây cọ

    Âm thanh dưới biển được lọc qua bọt biển và cánh của Thủy tiên đình

    Ý muốn thuần hóa âm thanh biến tài năng thẩm âm thiên bẩm dần chuyển thành kỹ năng lọc âm thuần túy; tính dục trong âm thanh cũng dần mất đi và chỉ còn được chia thành những cung bậc cao thấp đơn điệu. Cho dù vẫn thiên biến vạn hóa nhưng không con sự man dại thường biến, miên viễn uyên nguyên như trước kia.

    Một biểu hiện nữa của âm thanh mang nhiều kỹ năng nhất chính là ngôn ngữ. Trước kia, thế hệ cha ông khi chỉ cần bước qua ngày thứ 7 là có thể đến thứ 2; cưỡi Hoành Mã đùa giỡn với nắng mặt trời; dương cung tên cỏ lau săn chim Dạ Tiêu và khi yêu số phận của 2 con người gắn kết với nhau như giấc mơ của người này là cuộc đời thực của người kia. Khi hậu bối chơi trò chơi âm thanh, ăn những âm lọc từ vạn vật thừa thãi nên cũng dần học cách phát ra những âm tương ứng từ trời đất. Ban đầu trò chơi này khiến loài người trở nên thích thú khi tự mình tạo ra âm thanh từ phổi, dây thanh, lưỡi, vòm họng và môi. Điều này khiên họ từng tin rằng mình là con của bậc khải huyền rồi ngộ nhận mình là loài sáng tạo.

    Từ những biểu hiện đơn lẻ, kinh nghiệm được tích lũy, âm thanh từ những tinh thể vô âm dần được lọc thành lời nói và bị con người mô hình thành những dạng vật chất đơn thuần: Chữ Viết.

    Cũng từ đây, xuất hiện những Người Thờ Chữ. Vẫn mang trong mình dòng máu cha ông, những người thờ chữ chỉ học được một điều: trung thành và tôn trọng tất cả những con chữ.

    Âm thanh và Chữ là hai nhân tố cơ bản tạo thành ngôn ngữ.

    Cũng giống như câu chuyện về tòa tháp Babel, những tộc người sống gần núi, gần biển, gần bình nguyên đều có cách mô hình âm thanh khác nhau bởi cha ông họ - những Người Xây Nhạc lọc âm thành từ chất liệu khác nhau.

    Giống tộc người thảo nguyên, sống vùng lạnh, ngôn ngữ như thú hoang

    Tộc sống vùng cao, ngôn ngữ như chim trời

    Tộc vùng biển, ngôn ngữ mềm mại như cá, nước

    Tộc đồng bằng, ngôn ngữ vụn như hạt giống

    Quá trình di cư, giao thoa nòi giống càng nhiều dẫn đến ngôn ngữ thiên biến vạn hóa

    Tiếng Việt trước kia là thứ ngôn ngữ của tộc bình nguyên, âm dài, không dấu sau du cư xuống vùng đồng bằng, các âm vỡ vụn dần, thấm vào đất, mọc trồi ra quả, người về sau gắn dấu để định âm. Các từ, chứ đều độc lập chỉ cần gặp đất là mọc lên mạnh mẽ.

    Cũng như con người Việt Nam vậy.
    --
    http://tiesuc.wordpress.com
  2. khoaitayxanh

    khoaitayxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    1
    Hay nhỉ.
    Mời các bác xem 1 tác phẩm về tiếng Việt nhé.
    http://www.youtube.com/watch?v=wvoZFrakbpQ&feature=related
    Được khoaitayxanh sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 18/02/2010
  3. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu được. Du cư từ bình nguyên xuống đồng bằng nghĩa là sao ạ? "Bình nguyên" chắc cao lắm nên mới "du cư" xuống đồng bằng mà vỡ vụn cả âm???
  4. quocluankid

    quocluankid Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/03/2010
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    tiếng việt mình thật phong phú và đa dạng, tìm hiểu kỹ mới thấy cái hay
  5. Driverless

    Driverless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2009
    Bài viết:
    5.101
    Đã được thích:
    113
    up
  6. thangtutd

    thangtutd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Và còn thấy cả sự rối rắm, thiếu nhất quán.
  7. thangtutd

    thangtutd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu:-O

Chia sẻ trang này