1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dịch hèm và cách xử lý dịch hèm

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi chip190284, 11/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chip190284

    chip190284 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Dịch hèm và cách xử lý dịch hèm

    Chào các bác,
    E có vấn đề này muốn trao đổi và học hỏi thêm từ các bác ah. Các bác cũng biết ngành sản xuất mía đường rùi đấy. Như các ngành công nghiệp khác, xử lý nước thải là vấn đề đau đầu nhất. Trên thực tế thì nước thải nhà máy đường, như Lam Sơn chẳng hạn thì rất sạch, đạt TCVN, nước ở hồ sinh học của ng ta còn có thể nuôi cá đc cơ. Nhưng dịch hèm từ nhà máy cồn thì được xử lý như thế nào a? Bác nào biết thì chia sẻ em ít thông tin a!
    Em thấy có thông tin ngta sản xuất phân bón từ dịch này, nhưng quy trình sản xuất ntn thì e ko nắm đc. Thậm chí ng dân ở đây còn tưới trực tiếp ra ruộng mía của mình và năng suất rất cao. Nhưng e thấy như vậy thì ô nhiễm mt quá a. Cái dịch này mùi thì nồng nặc, trong đó thì toàn ecoli và colifrom, 2 loài vk gây bệnh cho con ng. Có bác nào có cạch diệt đc chúng và làm mất mùi của dịch thải k ah? Nếu em muốn tách nước từ dịch này thì làm như thế nào thì hiệu quả ah?


    Xin cảm ơn các bác nhiều :)
  2. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Về vấn đề ô nhiễm mt khi sử dụng phân bón làm từ dịch hèm thì...ngay cả công nghệ đang áp dụng ở nhà máy mía đường Lam sơn cũng chỉ đạt mức độ là "giảm thiểu ô nhiễm" thôi. Đừng cầu toàn quá bạn ạ.
    Cách giảm thiểu lượng ecoli và colifrom xuống mức chấp nhận được: Tốt nhất là thay đổi công nghệ sản xuất mía theo hướng khép kín. Như thế, dịch hèm sẽ ít có cơ hội tiếp xúc với môi trường, và ecoli và colifrom sẽ thâm nhập ít hơn. Sau khi thải dịch hèm ra thì có thể sử dụng các vi sinh vật có ích phân giải các chất dinh dưỡng có trong dịch hèm. Lượng VSV có ích càng lớn thì ecoli và colifrom càng kém phát triển.
    Muốn tách nước từ dịch hèm thì cách đơn giản nhất là gia nhiệt để làm nước trong dịch hèm bay hơi.
    Mô tả công nghệ sinh - hóa xử lý dịch hèm thì hơi dài. Nếu bạn có dịch hèm thì tốt nhất là đem bán. Người mua sẽ biết xử lý như thế nào cho phù hợp.
  3. chip190284

    chip190284 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thấy hướng sản xuất theo quy trình khép kín thì tốt cho MT xung quanh, nhưng vấn đề này rất khó thực hiện hoàn toàn vì vấn đề kinh phí. Với lại theo tớ biết thì nhà máy này cũng đã áp dụng quy trình sx sạch hơn rùi. Nhưng vấn đề là dịch hèm từ nhà máy sx cồn. Thực tế là họ thải ra ngoài mt, dù có qua các hồ sh nhưng k có tác dụng mấy thì phải.
    B nói cho tớ rõ hơn về công nghệ sinh hóa để xử lý dịch hèm với a. Tớ thấy có công ty đã sdung dịch này làm nguyên liệu sx chất phụ gia cho bê tông. Nhưng ý tớ là muốn nó làm phân bón( bản thân chất này rất nhiều chất dd) lại k muốn nó gây hại đến mt. Tức là phải trong ngưỡng của TCVN.
    Nếu bạn là ng mua dịch hèm thì bạn x lý ntn?
    Many thank!
  4. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Nếu là mình thì sẽ làm như sau với dịch hèm đã cô đặc ( Nhưng mình là dân Amateur đấy nhé, không có kiến thức căn bản về mt đâu):
    1. Bước 1: Trộn dịch hèm với các phụ phẩm nông nghiệp khác như bột ngô, cám gạo, phụ phẩm giết mổ gia súc gia cầm. Pha trộn thêm các loại Enzyme và VSV có ích khác ( bạn ra cửa hàng bán men tiêu hóa là mua được). Sau đó ủ yếm khí tạo thức ăn cho gia súc gia cầm.
    2. Bước 2: Cho gia súc gia cầm ăn.Có điều sau mẻ đầu làm thử mình sẽ đem thức ăn gia súc đầu ra đi kiểm nghiệm xem lượng VSV gây hại có thể gây hại cho gia súc gia cầm hay không.
    3. Phân gia súc gia cầm tiếp tục được ủ yếm khí
    4. Phân sau khi ủ được đem cho cá ăn.
    5. Nước trong ao ( gồm cả phân cá ) bổ sung EM sẽ được dùng để tưới cây nông nghiệp.
    Nếu xử lý dịch hèm cô đặc thành phân bón ngay thì vì lượng dinh dưỡng còn nhiều nên khi bón cho đồng ruộng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loài vsv có hại hoạt động. Còn cách xử lý của mình qua tới tới 5 bước nên sẽ thân thiện với môi trường hơn.
  5. chip190284

    chip190284 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy ý kiến của bạn là lấy dịch hèm làm thức ăn gia súc có vẻ không khả quan lắm or mình chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này bạn a. Dịch hèm, thực tế m nhìn thấy thì nó là loại dung dịch ở dạng lỏng, mùi rất nồng nặc, hôi thối, ám mùi kinh khủng.Nó ở dạng lơ lửng, lẫn vào nước như kiểu dầu mỡ ý ( dầu mỡ còn nổi váng chứ cái này thì nó trộn đều với nưóc, k nổi váng và không lắng cặn gì hết. Tách nước của nó cũng khá đau đầu, không dễ như cách bạn bảo là tăng nhiệt để làm bay hơi nước đâu) Trong nó lại có nhiều vi khuẩn có hại , gây bệnh như ecoli và coliform. Nên làm thức ăn có phải là vô tình đem mầm bệnh cho hàng loạt gia súc, gia cầm không? Mình nghĩ bạn chưa kịp làm đến khâu thứ 2thì gia súc của bạn đã chết hết rồi, mình sợ còn phải đêm chôn hoặc thiêu hủy ý chứ.
    A, bạn xử lý ao nuôi cá của bạn ý, trong đó bạn có dùng ốc để làm sạch ao. Cho tớ hỏi là ốc ăn gì vậy bạn? thức ăn chủ yếu của nó trong ao?
  6. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Mình thấy người ta vẫn cô đặc dịch hèm bằng cách gia nhiệt mà. Khi gia nhiệt thì đồng thời vi khuẩn có hại cũng chết hết rồi.
    Ốc ăn tất cả các loại rác thải, bã thải, phân cá...... mà ốc ở đây là ốc bươu vàng bạn ạ. Chứ ốc đá ốc vặn thì sẽ khó sống nếu nước quá ô nhiễm.
  7. chip190284

    chip190284 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói rõ hơn cho mình về phương pháp gia nhiệt đc ko? Mình tưởng tượng ra cảnh dịch hèm được gia nhiệt cả 1 khối lượng lớn như thế nóng, khói nghi ngút, mùi nồng nặc, chắc ng dân quanh đó cũng kiện vì ô nhiễm không khí quá.
    Mới đầu tớ cứ tưởng ốc vặn, ốc ăn :) nên nghĩ mãi. Tớ chỉ thấy ng ta nuôi ốc vặn trong bể phốt thui. Nghe mà rợn ng.
    Bạn dân ngoại đạo mà hiểu về chuyên môn nhiều nhỉ. K rõ bạn làm về cái gì nhỉ? chắc kinh nghiệm của bạn khá dầy trang ( tớ tò mò thui, bạn k mún tl ở đây thì pm tớ nhé )
  8. pategan

    pategan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    1.394
    Đã được thích:
    0
    Nước thải nhà máy đường thường xử lý theo công nghệ UASB (Upflow anaerobic sludge) là triệt để nhất.
    Sau khi lên men phản ứng sinh khí thải để đốt và bùn lắng nén lại làm phân bón nhưng ở mình chả bán đc cho ai nên đem đi đổ kô hết
    Nhà máy đg La Ngà và cty Mauri La Ngà có hệ thống này
  9. chip190284

    chip190284 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống xử lý theo công nghệ UASB em biết. Nhưng điều em muốn hỏi ở đây là nước thải k qua hệ thồng xử lý của nhà máy. thi làm cách nào để cô đọng nó lại ( tách nước), và xử lý đc 2 con Vk ecoli và coliform? Và nc thải e muốn xử lý là nc nhà máy cồn, chế biến từ phụ phẩm nhà máy mía đường. Thực tế ở VN các bác biết cả rồi đấy. Hệ thống xử lý nc thải chỉ dùng để chống đối cơ quan chức năng thôi. Nếu k làm j có con sông nào bị đen xì như bây giờ nữa
  10. pategan

    pategan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    1.394
    Đã được thích:
    0
    Muốn diệt 2 con VK ấy mà không đem ủ, phân hủy sinh học thì có cách dùng môi trường xit để tiêu diệt
    Nhà máy đg thì em chưa làm nhưng với mấy bể mủ cao su thì hay làm theo xử lý hóa lý trước.
    Tình lưu lượng nước thải rồi chế axit vào (thừờng dùng H2SO4 cho nó rẻ) diệt khuẩn xong thì trung hòa rồi cho qua bể lắng với chất trợ lắng tạo bông rồi bơm lên mấy cái sân phơi bùn dạng cát lọc ấy, nước tách ra có thể cho trữ vào ao cấp thêm ô xy cho họathóa rồi thải ra môi trg
    Cuối cùng nặng nhất vẫn là thu cái bùn sệt sau lắng vứt đi đâu
    Thu kô kịp thì chả có chỗ mà phơi bùn tiếp

Chia sẻ trang này