1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tuyển quân leo fansipan 30/4-1/5/2010 nào(Checked)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi nam21long, 18/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mit_ls

    mit_ls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    đặt 1 cục gạch nhé! nhóm tớ cũng khoảng 5-6 người. nhưng chưa có kinh nghiệm nên muốn đi cùng 1 nhóm khác. nick Yahoo của tớ là vungocmai86. đt: 0983860054. Nhóm 6 người của bạn đã luyện tập j chưa? vì tớ thấy các nhóm leo Fan đi trước đều có đi Ba Vì hoặc Yên Tử j đấy... Nhóm bọn tớ thì chưa bắt tay vào gì cả. Theo tớ nên off một buổi tối CN hoặc thứ 2 trước khi quyết định mua vé tàu. Nếu cần thiết thì đóng trước 1tr, vì 1 tour leo Fan bi h khoảng 1,2- 1.3 tr mà. Có gì nhắn tin cho tớ trước khi quyết định mua vé tàu nhé. Mai và ngày kia tớ về quê, sợ ko online được :D
  2. ngaooc

    ngaooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mấy chị em tớ chưa có kinh nghiệm leo trèo gì cả, nhưng có mục tiêu là trước khi già sẽ chạm đỉnh Phan lấy 1 lần, mà tình hình là cũng sắp già rùi nên cho chị em tớ đăng ký 3 xuất với nha. :D
    ym tớ: nga_oc
    và mb: 0904 088 983
  3. nam21long

    nam21long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
  4. nam21long

    nam21long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    1. Những đồ thiết yếu:
    Giầy leo núi: loại cao cổ, chống nước (waterproof), đế cao su không quá cứng, có nhiều gai và có ma sát tốt.
    Áo mưa: tốt nhất là có loại áo khoác chuyên dụng vừa là áo ấm vừa chống nước, các hãng sản xuất trang phục thể thao và dã ngoại như Northface, Eastpak, Columbia,?đều có loại áo này. Lưu ý là phải có cả quần chống nước nếu bạn dùng loại áo khoác này chống mưa.
    Nếu không có áo mưa bộ như trên thì có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu mặc áo mưa này thi khó di chuyển hơn.
    Balo: tốt nhất là balo chống nước hoặc có áo mưa trùm balo đi kèm. Dung tích tùy thuộc vào độ dài hành trình và số lượng đồ dùng mang theo.
    Túi cứu thương cá nhân: loại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần có bao gồm:
    + thuốc giảm sốt
    + thuốc tiêu chảy
    + thuốc bôi chống côn trùng đốt
    + thuốc sát trùng
    + dầu nóng/dầu gió
    + băng ego các cỡ
    + bông y tế
    + kéo y tế
    + băng dính y tế
    + gạc tiệt trùng
    + băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân).
    Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứ thương để tránh nước ngấm vào.
    Đèn pin: nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của bạn năng hơn.
    Lưu ý: nên có khoảng it nhất 1 đôi pin dự phòng cho mỗi ngày leo núi.
    Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi bạn leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.
    Quần áo: Vì thời tiết trên Phansipang luôn lạnh nên cần phải có áo khoác ấm và tốt nhất là loại chống nước. Trên thị trường hiên có loại áo sử dụng công nghệ Gotex chống nước và rất ấm nhưng vẫn thoáng khí (breathable). Dưới đây là gợi ý cho số lượng quần áo mang theo tùy thuộc vào số ngày leo núi:
    + 2 ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó cao cổ bằng nỉ hoặc len, 2 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 2 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 2 quần lót.
    + 3-4ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó sát cao cổ bằng nỉ hoặc len, 3 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 3 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 3 quần lót.
    Lưu ý: Các phượt thủ là nữ có thể điều chỉnh số lượng quần lót và áo lót phù hợp với yêu cầu vệ sinh cá nhân của mình.
    Vào thời điểm lạnh nhất cần mang theo cả quần bó sát mặc bên trong (loại Dệt Kim Đông Xuân vẫn bán), mũ len trùm tai và găng tay dày.
    2, Những trang thiết bị cắm trại:
    Nếu chuyến chinh phục của bạn do một công ty du lịch địa phương tổ chức thì những trang thiết bị này sẽ được công ty đó trang bị cho bạn. Nếu bạn tự tổ chức bạn sẽ cần phải mua hoặc thuê những đồ sau:
    Lều: có nhiều loại lều cho số lượng người khác nhau như lều cho 2 người, 3 người,?thậm chí có lều cho nhóm 12 người và nhiều hơn. Khi mua hoặc thuê lều bạn cần lưu ý những chi tiết sau:
    - Lều phải chống nước
    - Có lỗ thông hơi
    - Dễ tháo lắp và có thể dựng trên mọi địa hình. Một số loại lều chuyên dụng tương đối phức tạp khi lắp gép và chỉ cắm được trên nền đất ví phải đóng cọc căng dây.
    - Cửa lều có thêm một lớp màn chống muỗi
    - Đáy lều bằng bạt dày và chống nước để tránh bị thủng, rách khi dựng lều trên bệ mặt có đá nhọn hoặc cây gai.
    - Cọc lều tốt nhất là loại làm bằng cacbon tổng hợp vì chịu lực và chịu uốn tốt hơn cọc lều bằng nhôm.
    Đệm hơi: là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Đệm hơi phải cách nhiệt, chống nước và có van tốt chống xì hơi. Đệm hơi giúp cho bạn không bị đau lưng vì bề mặt không bằng phẳng của điểm cắm trại và quan trọng hơn là giúp bạn không bi lạnh lưng do khí lạnh từ dưới đất (khí lạnh có thể làm bạn bị viêm phổi). Loại đêm hơi tốt cần phải nhẹ, mỏng nhưng cách nhiệt tốt. Trên thi trường hiện có loại đệm hơi có lớp cách nhiệt ở giữa và có van bơm tự động, khi mở van không khi tự chui vào các khoang khí nhỏ bên trong.
    Túi ngủ: Đây cũng là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Có nhiều loại túi ngủ dành cho các khoảng nhiệt độ khác nhau từ 20oC đến -20oC. Khi mua túi ngủ cần phải biết túi ngủ đó sử dụng cho khoảng nhiệt độ bao nhiêu. Với Fan thì túi ngủ thích hợp nhất trong thời điểm lạnh nhất là từ 10oC đến -5oC.
    Đồ dùng nấu ăn: Thông thường khi tổ chức các chuyến chinh phục Fan bạn sẽ cần người địa phương dẫn đường và nấu ăn. Tuy nhiên nếu bạn muốn có trải nghiệm thực sự khác biệt, bạn có thể tự nấu ăn. Khi đó bạn sẽ phải chuẩn bị các đồ nấu ăn như sau: Xong, bát, đĩa, thìa, dĩa,? Tiêu chí cho việc chon các đồ này là gọn, nhẹ và đa năng. Một thiết bị khác không thể thiếu là bếp, bạn có 2 lựa chon sau:
    + Dùng 3 hòn đá chụm vào nhau và nhặt củi đốt lửa làm bếp, nếu dùng cách này phải thật cẩn thận kiểm soát ngọn lửa tránh để lửa cháy lan ra gây cháy rừng. Nếu dự định nấu ăn kiểu này bạn cần chuẩn bị một chai dầu hỏa hoặc xăng để mồi lửa.
    Lưu ý: nếu trời mưa to bạn sẽ gặp khó khăn thực sự với việc kiếm củi đốt lửa.
    + Dùng bếp ga du lịch (loại thông thường hoặc chuyên dụng): với cách này ban không sợ mưa gió nhưng hành trang của bạn sẽ nặng hơn.
    Đồ ăn: Nếu sử dụng dich vụ của công ty du lịch ban sẽ không phải lo về việc nấu ăn hay chuẩn bị đồ ăn cho chuyến leo núi vì những công ty tổ chức leo Fan chuyên nghiêp biêt cách để lo cho bạn có cơm ngon canh ngọt canh ngọt tất cả các bữa. Bữa sáng thông thường là mỳ tôm trứng, bữa trưa là đồ nguội còn bữa tối bạn có rất nhiều đồ ăn nóng sốt như thịt lợn rang, nem rán, khoai tây chiên, rau xáo thịt,?
    Nếu muốn tự mình nấu ăn và chuẩn bị đồ ăn mang theo ban cần phải tính toán số lương thực, thực phẩm mỗi người trong đoàn cần tiêu thụ cho mỗi bữa. Nên mua những đồ khô và đồ hộp. Đồ tươi chỉ có thể mang trong ngày đầu tiên và phải được sơ chế để tránh ôi thiu.
    3. Những trang thiết bị không phải là tối quan trọng nhưng cũng khá cần thiết:
    Gậy leo núi: giúp bạn đi nhanh hơn và cân bằng hơn. Gậy leo núi thường làm bằng hợp kim có thể kéo dài và thu ngắn lại. Bên trong gậy có lò xo để tăng độ nhún và chịu lực khi leo núi.

    Xà cạp (Gaiter): xà cạp chống gai hoặc cành cây cào vào phần từ đầu gối đến cổ chân của bạn. Xà cạp còn giúp nước mưa hoặc sương trên lá cây không làm ướt quần và chảy vào bên trong giầy của bạn. Loại xà xạp dầy còn chống rắn cắn.
    Găng tay: Ngoài loại găng tay giữ ấm khi thời tiết lạnh giá. Bạn có thể sẽ cần găng tay mỏng hơn và có các hạt cao su trên bề mặt ngón tay giúp tăng độ bám khi leo qua những rễ cây hoặc đá rêu trơn.
    Túi khô: là loại làm bằng chất liệu không thấm nước, khi gập miệng túi lại thì không lo nước ngấm vào. Túi khô có thể dùng để đựng đồ điện tử như máy ảnh, điên thoại di động,? hoặc giấy tờ tùy thân.
    Máy ảnh: tùy thuộc bạn là nhiếp ảnh gia hay chỉ chụp ky niệm. Máy ảnh cần phải thuốc hút ẩm trong túi đựng máy để giảm thiểu tác hại của độ ẩm cao lên ống kính và các mạch điên tử.
    Điện thoại di động: sẽ rất cần thiết để gọi lực lượng cứu trợ nếu có gì không hay xảy ra. Trong các nhà cung cấp mạng di động hiên tại Viettel có sóng mạnh nhất trên núi.
    4. Những đồ dùng khác có thể mang theo:
    Ống nhòm, la bàn, thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm mang lại năng lượng tức thì cho cơ thể, máy bộ đàm (1 cặp hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người), thuốc hoặc máy lọc nước, xẻng quân dụng (có thể gập lại), xô đựng nước dã ngoại (có thể gập lại rất gọn), kem chống năng.
    Chú ý : vì là mua tour trọn gói nên là các vấn đề liên quan đến COOK và Túi ngủ , lều... thì sẽ không phải lo lắng đâu ạ

    Còn hàng trang cá nhân theo em tham khảo từ kinh nghiệm của người đi trước thì là như thế này ạ
    Thông thường khi leo núi rất nóng nhưng khi dừng là lạnh, vì vậy ngoài trang phục mang trên người thì cần mang theo ( càng ít càng tốt, nhưng phải có): i. 1 chai nước 0.5 lít pha muối nhạt, chanh và đường gluco. Mỗi lần uống chỉ một ngụm nhỏ và ngậm ở cổ họng trước khi nuốt. ii. Áo khoác nhẹ nhưng thật ấm. Mỗi lần dừng nghỉ là khoác ngay vào không nhiễm lạnh. iii. Thuốc lặt vặt: dầu trường sơn, thuốc đau bụng, sát trùng, urgo. iv. Salon gel chống mỏi cơ: Salon gel tốt hơn deep heat vì tác dụng nhanh hơn v. Áo mưa loại tốt. vi. Đồ ăn: 100 gr chocolate, 100 gr ruốc. vii.
    -Ba lô: chọn ba lô tốt nhất là loại có múi ở phần tiếp giáp với lưng để thoáng khí. Ba lô nên có dây cài ngang thắt lưng và trên ngực để giữ cho ba lô chắc vào người khi di chuyển, tránh gây cản trở cho bạn hoặc kéo bạn về phía sau. Tổng khối lượng tự mang không nên quá 5 Kg . Lưu ý cả máy ảnh, máy quay phim? cũng là những khối lượng rất nặng.
    Tất : ngoài mỗi ngày 1 đôi tất, nên mang thêm một đôi tất chống vắt của bộ đội, dày và ấm đến tận đầu gối, khi ngủ rất ấm chân.
    Bọc khớp mắt cá và bọc đầu gối: hai cái bọc chân này đảm bảo không bị chấn thương khi va chạm, đồng thời khi xuống núi nó giữ cho khớp xoay đúng vị trí, tránh trẹo khớp. Mua ở Trịnh Hoài Đức. iv. Quần: Quần rộng ống, ở gấu có dây buộc túm cho gọn gàng. Quần chỉ cần mang 2 cái cho cả đợt. v. Áo: Khi leo thì nên mặc áo thun thấm mồ hôi dài tay. Khi dừng nghỉ thì khoác áo ấm tránh gió.
    Găng tay: Găng tay cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta thoải mái bám víu vào mọi nơi. Không nên dùng găng tay da, hơi cứng. Găng tay mua loại bảo hộ lao động dệt bằng vải sợi, có gai nhựa mặt trong, ở phố Yết Kiêu
    goài ra mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ ( 24/24 ) đề phòng lúc cần báo động
    Khuân vác mang: Tất cả phần còn lại nên để khuân vác mang, Lưu ý là không nên mang quá nhiều. Tổng khối lượng mang theo không quá 10 Kg. Những đồ do khuân vác mang nên gói kỹ trong các túi ni long dày và dai ?" túi ni lon siêu thị - ở ngoài có ghi tên cá nhân và những thứ bên trong.
    Được nam21long sửa chữa / chuyển vào 22:54 ngày 21/03/2010
    Được nam21long sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 21/03/2010
  5. nam21long

    nam21long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Đây là tài liệu tham khảo mà mình tìm được để chuẩn bị cho CHINH FỤC FAN
    Leo Fan không quá khó nhưng cũng không phải là đi dã ngoại, tớ đề nghị tất cả các bạn tham gia cùng nhóm cần có 1 sự chuẩn bị thực sự nghiêm túc về thể lực và ý chí.
    Những bạn nào có sức khoẻ yếu, có tiền sử về tim mạch, hen suyễn, phỗi, phế quản thì không nên tham gia.
    1. Luyện tập :
    Đi FSP không phải là một kỳ tích quá lớn. Bất kỳ ai cũng có thể đi được . Có nhiều người khuyên là nếu mắc bệnh tim mạch thì không nên đi, vì lên cao có thể gặp rắc rối. Thật ra, đó là do người đó lâu không vận động nên nếu vận động liên tục và cường độ cao nhưng leo FSP thì mới nguy hiểm. Nếu theo các bài tập dưới đây thì đi tốt ( nghe nói đã từng có một bác > 60 tuổi lên FSP ). Tuy vậy, để các bạn có thể enjoy chuyến đi, ( thoải mái, chụp ảnh, ngắm nghía, đi về có thể đi làm ngay) và để nhóm của bạn đồng nhất về thể lực ( không gặp tình trạng người này chờ người nọ ) thì luyện tập là cần thiết. Mục tiêu của các bài tập này là để cho cơ thể quen với quá trình vận động liên tục. Ngoài ra, qua quá trình luyện tập thì tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật sẽ được củng cố.
    Ở HN có thể luyện tập trong 3 tuần như sau:
    a. Trước các bài tập cần có bài khởi động kỹ các khớp: Khớp háng, đầu gối, mắt cá chân.
    b. Kiểm tra thể lực đầu tiên : đi bộ lên núi xuống núi Nùng ( Bách thảo trong 1 giờ ): Đừng coi thường bài test này.
    c. Tuần 1. Đi bộ / chạy liên tục trong vòng 1 giờ.
    d. Tuần 2. Đi bộ trên núi Nùng ( Bách thảo ) : 10 phút đi theo bậc cầu thang, sau đó đi bộ trên đường bằng khoảng 1 phút, tiếp theo lại đi 10 phút bậc cầu thang, cứ như vậy cho đủ 1 giờ. 10 phút cuối cùng có thể đi theo đường dốc trên bãi cỏ mà không theo bậc : bài luyện tập này nghe có vẻ đơn giản nhưng thật sự rất hiệu quả.
    e. Chủ nhật 1 tuần trước chuyến đi: đi bộ mang ba lô nặng 5 Kg từ cốt 400 ( Núi Ba vì ) lên đến đỉnh, sau đó lại đi bộ xuống. ( tổng quãng đường khoảng 18 Km ) : bài test này nhằm đánh giá khả năng đi bộ của mọi người, đồng thời để sang lọc những người không theo kịp nhóm. f. Tuần trước khi đi : các bài tập nhẹ = 50 % khối lượng vận động của tuần 2 ( đi bộ leo dốc ) . Những bài tập trên nhóm Tây bắc đã thực hiện rất nghiêm ngặt, nhờ vậy trong chuyến đi, sức khoẻ của nhóm rất tốt và khi về đã có thể đi làm ngay lập tức ( sau 4 ngày leo núi liên tục, chúng tôi về tới HN lúc 5AM, đi làm lúc 8 AM ) mà không mệt mỏi gì.
    ( Nguồn : NongdanHN)
    Tất nhiên với cách thức tập tương tự các bạn có thể điều chỉnh thời gian và địa điểm cho phù hợp với mình nhất , nhưng trước hết là nên thực sự nghiêm túc , đùng có đùa với Fan ^^
  6. nam21long

    nam21long Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    thế thì các chị phải leo rồi ^^ . Đội em bi h đã có khoảng tầm 10 người , càng đông càng zui . Em đã gửi tin nhắn cho chị nhưng không thấy reply .
  7. chupachupftu

    chupachupftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ đặt 2 cục gạch nhé. Tớ là Trangnick yahoo của tớ là : chupachupftu, đt: 0988 922 663, còn bạn tớ là Quỳnh Anh: nick yahoo: pipycat, đt 0988 263 485.
  8. bombbomb

    bombbomb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2008
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    bạn ơi, cho mình đặt 1cục gạch với nhé. nick yahoo của mìh là conduong1minh96@yahoo.com
  9. just4e

    just4e Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2008
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    mình cũng xin đặt gạch
    nick YH :just4e
    đã từng leo fan ( dịp 30/4 năm ngoái )
    có j liên lạc với mình. thanks
  10. vuarua68

    vuarua68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Nhớ mang lều bạt nhé. Chứ đi dịp này ko có chỗ ngủ trong lán đâu. Dzưng ngủ lều mới sướng nhờ.

Chia sẻ trang này