1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học tại Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tu_Hu, 21/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Koji1987

    Koji1987 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Bài viết:
    3.018
    Đã được thích:
    19
    Thông tin hữu ích quá, cám ơn mọi người.
  2. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Lương sinh viên ra trường năm 2010
    Theo kết quả các cuộc thăm dò mới đây, các sinh viên tốt nghiệp năm 2010 sẽ nhận được các mức lương đề nghị thấp hơn mức lương của sinh viên ra trường năm trước đó, và các sinh viên khóa 2010 sẽ là những người có xác suất cao nhất trong những năm gần đây tiếp tục sống cùng nhà với cha mẹ họ.
    Dù rằng thị trường việc làm có cải thiện phần nào, một cuộc thăm dò mới đây của trường đại học Michigan State University cho thấy số việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp cử nhân sẽ giảm khoảng 1% trong năm nay, việc làm cho tất cả các sinh viên tốt nghiệp sẽ giảm khoảng 2%.
    Trong khi đó, cuộc thăm dò Mùa Xuân 2010 của tổ chức National Association of Colleges and Employers (NACE) về mức lương cho thấy mức lương đề nghị trung bình cho sinh viên tốt nghiệp cử nhân năm 2010 là $47,673, thấp hơn khoảng 1.7% so với con số $48,515 của sinh viên cử nhân ra trường năm 2009.
    Nhưng dù tiền lương trung bình có thấp hơn, sinh viên tốt nghiệp cử nhân trong một số ngành nghề lại có giá hơn trong năm nay.
    Trong ngành thương mại, cả hai lãnh vực tài chánh và kế toán đều có mức lương trung bình tăng cao hơn năm ngoái. Mức lương đề nghị trung bình cho ngành tài chánh tăng khoảng 1.6%, lên đến $50,546, và mức đề nghị trung bình cho kế toán tăng 0.4%, lên $48,575.
    Tuy nhiên lương các sinh viên ngành quản trị và điều hành (business administration/management) bị giảm khoảng 8%, xuống còn $42,094. Mức lương trung bình của cử nhân ngành tiếp thị cũng giảm, nhưng không quá nhiều, xuống còn $42,710, giảm 2.1% so với năm ngoái.
    Nhóm các sinh viên cử nhân tốt nghiệp ngành liên quan đến điện toán sẽ thấy mức lương đề nghị của họ tăng cao so với các ngành khác: mức trung bình tăng 5.8%, lên $58,746. Và mức lương trung bình cho sinh viên cử nhân ra trường trong các ngành computer sciences (CS) tăng 4.7%, lên đến $60,426.
    Nói chung, các sinh viên cử nhân ngành kỹ sư đều có mức lương đề nghị tăng khoảng 1.2%, lên đến $59,149. Các sinh viên ngành điện có mức tăng cao nhất, vào khoảng 3%, với số lương trung bình là $59,326. Các sinh viên ngành kỹ sư hóa học có mức lương trung bình tăng 1.6%, lên đến khoảng $66,437 và ngành kỹ sư công chánh tăng khoảng 1.3%, với mức lương trung bình là $52,443.
    Các sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí có lương đề nghị tăng khoảng 0.2%, với mức lương trung bình là $58,881.
    Những sinh viên cử nhân ra trường có mức lương đề nghị trung bình giảm nhiều nhất là ngành nhân văn (liberal arts). Ngay lúc này, mức lương đề nghị của họ thấp hơn năm ngoái đến 8.9%, vào khoảng $33,540. (V.Giang)
  3. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Học bổng và tiền cho sinh viên ngoại quốc vay
    Thời gian qua có vài câu hỏi về vấn đề học bổng hay tiền cho sinh viên ngoại quốc vay khi sang du học ở Hoa Kỳ, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
    Trên thực tế, người sinh viên ngoại quốc rất khó mà trông đợi vào trợ giúp tài chánh, dù là học bổng hay tiền cho vay, khi sang học ở Hoa Kỳ. Các học bổng dành cho sinh viên quốc tế rất hiếm thấy, tuy không phải là không có, nhưng phần lớn chỉ dành cho các sinh viên trên cấp cử nhân, đa số là cao học và ở cấp cao hơn. Hầu như tất cả các sinh viên ngoại quốc sang du học tại Hoa Kỳ là do khả năng tài chánh của họ và gia đình, thân nhân.
    Nếu người sinh viên cần phải có sự trợ giúp tài chánh hay học bổng quốc tế mới có thể du học tại Hoa Kỳ thì nơi nên tìm kiếm nhất, và có nhiều cơ hội nhất, chính là ở ngay quốc gia đang cư ngụ.
    Các nguồn tài trợ này có thể đến từ chính phủ, các doanh nghiệp địa phương, các tổ chức, hội nhóm, và nguồn tin tức hữu ích nhất là các tòa đại sứ, lãnh sự Hoa Kỳ.
    Những nơi khác cũng nên kiếm về học bổng, tiền cho vay cũng như các hình thức trợ giúp khác là các cơ quan thiện nguyện quốc tế muốn quảng bá giáo dục quốc tế và trao đổi văn hóa với Hoa Kỳ. Trong số này có thể kể ra các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (World Health Organization - WHO), Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế và Hội Ðồng Tôn Giáo Thế Giới (World Council of Churches). Một số các tổ chức này có sự giúp đỡ tài chánh giới hạn, các học bổng dành cho sinh viên quốc tế và các chương trình cho sinh viên ngoại quốc vay tiền. Thường cũng có những điều kiện đối với những người lãnh sự trợ giúp như học bổng chỉ dành cho sinh viên cao học trở lên, sinh viên ở trong một sắc tộc nào đó, hay sinh viên chọn một ngành học nào mà tổ chức muốn phát triển. Sự trợ giúp tài chánh cũng như học bổng từ những cơ quan, tổ chức này không nhiều mà nhu cầu rất cao, do đó bạn cần phải lưu ý tìm hiểu càng sớm càng tốt.
    Ngoài ra, cũng có nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ cung cấp trợ giúp tài chánh và học bổng cho sinh viên ngoại quốc. Nhưng thường thì những trợ giúp này rất giới hạn và chỉ dành cho sinh viên cao học trở lên. Hơn thế nữa, sự cạnh tranh để có được những trợ giúp này thường rất gay go và trường xem xét kỹ lưỡng các ứng viên dựa trên điểm trong học trình và lời đề nghị của các giáo sư.
    Dưới đây là một số trang web cung cấp tin tức chi tiết về trợ giúp tài chánh và học bổng cho sinh viên ngoại quốc.
    ScholarshipExperts.com - Giúp sinh viên quốc tế tìm học bổng để theo học tại Hoa Kỳ.
    International Education Financial Aid (IEFA) - Dịch vụ miễn phí giúp sinh viên ngoại quốc.
    International Student Loans - Có thể cho sinh viên ngoại quốc mượn tiền học với điều kiện là phải được một công dân Hoa Kỳ bảo chứng (co-signed).
    Fulbright - Học bổng cho sinh viên tiến sĩ.
    Rotary International - Cung cấp một số trợ giúp giới hạn cho sinh viên ngoại quốc.
    The Soros Foundations Network - Cấp học bổng cho sinh viên cử nhân và trên cử nhân. Thường nhắm vào sinh viên tại một số quốc gia nhất định.
    AAUW - Tổ chức cung cấp học bổng cho nữ sinh viên quốc tế.
    Nguyễn Xuân
  4. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên du học tại Mỹ, ''''ngó dzậy mà không phải dzậy''''
    Một thành phần du học, nhiều hoàn cảnh xuất thân (Kỳ I)
    WESTMINSTER (NV) - ?oNgười ta hay nói, sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ là ''''con ông cháu cha,'''' nhiều tiền lắm của, chỉ lo ăn chơi, em nghĩ điều đó có đúng không?? tôi hỏi Khoa Trần, sinh viên một trường đại học cộng đồng ở Orange County, California.
    ?oÐó là nhận xét hoàn toàn không đúng,? Khoa trả lời lập tức. ?oTrong 10 đứa học sinh Việt Nam thì hết 9 đứa rưỡi đã mơ ước được qua Mỹ học, không cần là giàu nghèo, là con ông cháu cha hay không.?
    Câu chuyện về đề tài ?oSinh viên Việt Nam du học tại Mỹ có phải là kẻ nhiều tiền lắm của?? bắt đầu như thế.
    Du học tự túc là ?omột sự liều lĩnh?
    ?oTốt nghiệp đại học, đang đi làm, tự dưng nảy ra ý muốn đi du học. Thế là em cùng với ba xách xe chạy đi hỏi cách thức làm giấy tờ đi du học ra làm sao.? Khoa nhớ lại.
    ?oEm đi du học khi vừa học xong năm thứ nhất Ðại Học Bách Khoa,? Hưng Lê, một sinh viên du học khác, cho biết.
    Lý do Hưng đi du học vì ?othấy có nhiều bạn bè đi, em cũng muốn ?~cạnh tranh?T nên xin ba mẹ cho đi. Thêm vào đó em hiểu rằng nếu em được đi du học thì cơ hội mở rộng hơn cho em ở tương lai.?
    Hưng nói: ?oNhiều người nghĩ đi du học là gia đình phải thực sự giàu có, nhưng thực tế không phải vậy.? Theo Hưng, nhiều người chấp nhận đầu tư vào việc học cho con, vì tương lai của con cái nên thậm chí ?obố mẹ có thể bán nhà cho con đi du học.?
    Với con số hơn 10,000 du học sinh hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ theo nhiều chương trình khác nhau, Việt Nam trở thành một trong 10 nước có số sinh viên du học đông nhất tại Hoa Kỳ.
    Chính sách bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng mở rộng, việc du học Hoa Kỳ ?odễ thở? hơn đôi chút so với quá khứ, khiến cho giấc mơ ?odu học tại Mỹ? trở nên thôi thúc hơn đối với sinh viên học sinh Việt Nam.
    Sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ theo nhiều cách khác nhau: theo diện học bổng, theo diện trao đổi văn hóa, và nhiều hơn hết là du học tự túc.
    Chính vì lý do chuyện đi du học tự túc dễ dàng hơn, đời sống kinh tế cũng có phần khá hơn nên không phải chỉ có ?ocon ông cháu cha? hay những kẻ ?onhiều tiền lắm của? mới có thể cho con mình đi du học ở Mỹ.
    Khoa nhận xét: ?oNhiều gia đình không thực sự giàu có, nhưng họ cũng ráng cầm cự để lo cho con đi du học tự túc. Thậm chí là cả liều lĩnh nữa, như bản thân em cũng là một sự liều lĩnh. Em nghĩ, kệ, qua được thì cứ qua, học cái đã, kiếm tiền cái đã. Nghĩ vậy mà đi. Còn ai đó cho rằng tất cả du học sinh sang đây là phải giàu có thì không đúng đâu.?
    Hiển nhiên, không phải tất cả du học sinh qua đây đều giàu có, nhưng không thể phủ nhận, có những trường hợp ?olắm tiền lắm bạc? đến khó hiểu.
    Một sinh viên Mỹ gốc Việt, không nêu tên, kể rằng: ?oÐám bạn cháu con nhà giàu ở Việt Nam qua Mỹ du học, chúng nó có học hành gì đâu. Chúng nó mang theo một đống tiền, qua đây dùng tiền mặt mua nhà rồi bán lại và cho vay với 20 phân lời. Chúng nó đã mua mấy căn ở Fountain Valley.?
    Sinh viên du học này đưa thân nhân của một sinh viên gốc Việt, đến thăm và ?okhoe? căn nhà riêng của anh ta tại La Mirada. Sinh viên này cho biết: ?oNhà mua bằng tiền mặt, tọa lạc trong khu có cổng an ninh, rộng gần bốn ngàn square feet, có hồ bơi.? Anh ta nói: ?oBố mẹ cháu chuyển tiền sang và cháu trả đứt luôn, chứ hơi đâu mà mượn tiền ngân hàng.?
    Cô Bích Ngọc, hiện làm y tá ở một bệnh viện tại quận Cam, cho biết, cô ?otìm mua một căn nhà muốn hụt hơi.?
    ?oTừ nửa năm qua, cứ tìm được căn nào vừa ý nằm trong học khu Fountain Valley thì y như rằng, căn nhà đã được bán... bằng tiền mặt cho người gốc Việt.? Cô Ngọc sau đó tìm hiểu thì biết được người mua là sinh viên từ Việt Nam sang. Cô thắc mắc, ?okhông biết ở đâu ra mà những người này lắm tiền thế.?
    Lắm tiền lắm bạc là như vậy, nhưng có những sinh viên khác, như câu chuyện của Ngọc Thi dưới đây, thì lý do du học ?orất lạ.?
    Ngọc Thi, đang học năm thứ hai tại Santa Ana College, ở quận Cam, California, cho biết: ?oEm đi du học khi đang là sinh viên năm thứ hai khoa Hóa, trường Ðại Học Bách Khoa. Khi đó cậu và dì thấy em có khả năng học được, nếu em đi du học sau này có tương lai hơn để giúp đỡ gia đình em, nên cậu và dì lo tiền cho em đi.? Thi kể.
    Thế nhưng, lý do chính để Thi có mặt tại xứ sở giàu có bậc nhất thế giới này là vì ?omọi người ở nhà ai cũng nghĩ rằng em sang đây sẽ kiếm tiền gửi về được ngay.? Thi nói như than.
    Riêng với Quỳnh Anh, sinh viên Golden West College, ở quận Cam, California, thì lý do đi du học là vì ?oở trong nhà hoài thì sẽ chẳng bao giờ lớn lên được.? Cho nên, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Quỳnh Anh xin ba mẹ cho đi du học, dù ?olúc đầu ba mẹ không cho, vì em là con gái út,? cô bé chỉ vừa 20 kể.
    1001 lý do ?odu học tự túc?o
    Ðược đi du học Mỹ là niềm tự hào và hãnh diện của học sinh, sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, không ai trong số những du học sinh tự túc mà chúng tôi gặp gỡ lại không biết trước những khó khăn mà họ sẽ phải đối diện khi xa nhà. Có điều, giữa ?onghe nói? và ?othực tế? vẫn là một khoảng cách.
    ?oTrước khi em qua Mỹ, những người quen ở đây về nói là học ở Mỹ dễ lắm, tiền học rẻ, đi học lại có thêm khoản tiền này tiền kia, kiếm việc làm thêm cũng dễ. Nhưng những người đi trước cho em biết, sinh viên du học không được phép đi làm, học phí đóng rất mắc, rồi sẽ có những khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, này nọ.? Khoa Trần kể.
    Nếu một cư dân địa phương ở California chỉ phải đóng $26 cho một ''''unit'''' ở các trường đại học cộng đồng, và được hưởng thêm các khoảng tiền sách vở, tiền hỗ trợ đi học, có thể mượn tiền chính phủ,... thì du học sinh phải đóng hơn $200 cho một ''''unit,'''' cùng tiền bảo hiểm sức khỏe và không được hưởng thêm những sự hỗ trợ tài chánh nào khác của chính phủ Hoa Kỳ.
    Nghe thì nghe vậy, nhưng ?ochí nam nhi? thôi thúc Khoa ?ocứ muốn đi. Bởi, được đi học ở Mỹ là điều quá hấp dẫn, kế nữa là muốn thử thách mình, chứ ở yên hoài một chỗ thì cũng chẳng biết sao.?
    Ðối diện với cuộc sống thực tế, sau hơn ba năm du học, Khoa cho rằng nhiều lúc mình cũng bị ?oáp lực,? bị trầm uất, có lúc ?ocực kỳ thất vọng,? nhưng ?omỗi lần trải qua những chuyện như vậy thì em lại tự nhủ, có như thế mình mới khá lên được.? Khoa cười khi nói về kinh nghiệm đối diện với những khó khăn của mình.
    Cô ?ocon gái út? Quỳnh Anh cũng vậy.
    ?oKhông,? là câu mà Quỳnh Anh trả lời khi tôi hỏi: ?oCó bao giờ em phải suy nghĩ nhiều về chuyện cực khổ khi đi du học không??
    Quỳnh Anh tâm sự: ?oEm nghĩ đó là chuyện em phải trải qua khi đi du học. Chứ nếu cứ nghĩ sang đây đi học mà cũng đầy đủ, sung sướng như khi ở nhà với ba mẹ thì có lẽ sẽ không bao giờ bước chân ra đường tự sống được hết.?
    Trải qua ba năm rưỡi sống đời du học sinh, Hưng cũng có nhận xét ?othực tế khác nhiều với suy nghĩ trước khi sang đây.? Hưng cho rằng ?ocó cái tốt, có cái chưa tốt,? nhưng ?ohọc được nhiều điều tốt hơn? là điều Hưng cảm thấy hài lòng trong những năm tháng qua.
    ?oEm có thể làm nhiều chuyện theo những gì em nghĩ, chủ động trong cuộc sống, biết sống cuộc sống tự lập, biết nấu ăn, giặt giũ, biết làm ra tiền và quí trọng đồng tiền do chính mình làm ra.? Hưng chia sẻ.
    Trong khi đó, Ngọc Thi, vừa đi học toàn thời gian (full-time), vừa đi làm 40 tiếng một tuần, trút nỗi niềm: ?oEm đã hình dung trước là gia đình không có khả năng lo cho em học đến nơi đến chốn, cũng nghĩ là sang đây em phải tự nắm lấy cuộc sống để trang trải. Nhưng em không hề nghĩ là tương lai mờ mịt như thế.?
    Khó khăn chính mà Ngọc Thi đối đầu, không phải là chuyện tự lo tất cả cho mình, mà lại là ?oáp lực phải kiếm tiền gửi về cho gia đình, phụ ba mẹ nuôi bảy em nhỏ còn đang ở tuổi ăn học.?
    Ngọc Thi cười buồn: ?oAi cũng mong em sang đây đi làm kiếm tiền, họ không nghĩ rằng em lại cứ đâm đầu đi học như vậy.?
    ?oNhưng em cũng không hề hối hận là đã quyết định đi du học đâu. Cuộc sống em như vầy em cũng thích, bởi em làm được nhiều việc, không quản ngại gì hết, đến đâu hay đến đó.? Ngọc Thi nói cương quyết.
    Với Hưng Lê thì ?ochỉ có thời gian khoảng ba tháng đầu là gia đình chu cấp tiền bạc, còn lại từ bấy đến giờ, đã hơn ba năm, mọi chi phí em tự lo hết bằng việc đi làm thêm ngoài giờ lên lớp.?
    Vừa đi làm, vừa đi học ?ofull-time?
    $1,500 là khoản tiền tối thiểu mà cả Khoa, Thi, Hưng và Quỳnh Anh đều cho rằng mình cần phải có để chi phí cho chuyện học hành, ăn ở và tất cả các sinh hoạt khác trong một tháng. ?oVà phải đi bằng xe bus,? Khoa nói thêm.
    ?oEm được bố mẹ cho bao nhiêu trong số đó?? tôi hỏi Ngọc Thi.
    ?oEm không được đồng nào hết,? Thi nói liền không cần đắn đo.
    Nhà Thi có tám chị em, Thi là con đầu. Bố mẹ chẳng khá giả như người ta thường nghĩ về những gia đình có con đi du học tự túc. Ngọc Thi được họ hàng lo cho đi du học với mục đích ?okiếm tiền gửi về lo cho gia đình.?
    Thế nhưng Thi lại rất mê học. ?oTừ lúc qua tới giờ em chưa bỏ mùa học nào, những khi nào có dư tiền thì mùa hè em cũng đóng tiền học luôn.? Thi khoe.
    ?oVậy tiền đâu học??
    ?oEm đi dạy kèm Toán, Hóa, làm ''''babysit'''' em bé hai ngày cuối tuần, làm thêm những việc khác trong trường, trong phòng thí nghiệm. Có những chương trình làm 75 tiếng, nguyên mùa học, được trả $500. Có việc gì em làm việc đó.? Thi hào hứng kể chuyện bằng cách nào em có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống của một du học sinh không có sự trợ giúp nào từ gia đình.
    Xoay sở với đủ việc như vậy nhưng Ngọc Thi luôn giữ vững bảng điểm 4.0 của mình. ?oEm phải cố gắng học cho tốt để có thể mạnh dạn nói với thầy là bất cứ lúc nào, bất cứ công việc gì thầy có thì cứ gọi cho em làm.?
    Chính sự cần mẫn đó mà Ngọc Thi cho rằng mình ?omay mắn có được công việc làm ở trường đã bốn mùa rồi.?
    May mắn hơn Ngọc Thi, trung bình mỗi tháng Quỳnh Anh cũng được ?oba mẹ cho vài trăm,? nhưng ?otự xoay sở vẫn là chính.?
    Ngoài giờ học, Quỳnh Anh kiếm việc làm thêm ở một quán ăn. ?oEm được chủ trả cho $6.5/giờ. Tiền ''''tip'''' được nhận nhưng rất ít, bởi chia cho nhiều người trong bếp, rồi chủ cũng lấy nên chỉ được chừng vài chục cents một giờ thôi.?
    Quỳnh Anh kể: ?oLúc em mới sang du học thì ở chung với gia đình cậu, và không ai muốn em đi làm thêm, bởi sang đây là đi học chứ không phải đi làm. Thế nhưng chỉ được chừng một năm thì gia đình em gặp khó khăn, nên em đi kiếm việc. Cũng không thấy gì là bỡ ngỡ hay lạ lẫm gì khi đi làm thêm hết.? Quỳnh Anh hồn nhiên kể. ?oMặc dù lúc ở nhà, gia đình có người giúp việc nên em chẳng phải làm gì.?
    Theo Quỳnh Anh, ba mẹ em, cũng như bao phụ huynh khác, khi biết tin con mình phải bươn chải kiếm tiền ăn học thì ?oxót lắm.? Em kể, ?oLúc nhà hàng thiếu người, em phải đi làm nhiều, nên lúc gọi điện thoại về cho ba mẹ, lúc nào em cũng mệt hết. Ba em xót lắm, nói em không cần phải làm nhiều như vậy, khi nào thiếu tiền thì nói để ba gửi qua.?
    Quỳnh Anh trầm giọng: ?oNhưng em biết ba em đâu có tiền, ba cũng phải đi mượn của người ta thôi, mượn thì phải trả. Nên em không có nói.?
    Trường hợp của Khoa Trần cũng tương tự. Do đã để dành được ít tiền lúc đi làm ở Việt Nam, thêm bố mẹ và anh chị giúp, Khoa đủ tiền sang Mỹ học cho mùa đầu.
    ?oNếu học college mà siêng siêng đi làm thêm thì tự chi phí cũng đủ. Nhưng xui cho em là lúc đó kinh tế Mỹ xuống dốc, em đang có chân làm bồi bàn thì mất việc, lại phải kiếm những công việc lẹt xẹt khác để làm, cũng chỉ đủ ăn.?
    ?oGia đình em hỗ trợ em nhiều không?? tôi nhắc lại câu hỏi này với Khoa.
    ?oTính ra gia đình đã giúp em rất nhiều, tuy không thường xuyên, đều đặn. Khi em có việc làm đủ tiền thì em không xin nhà, khi túng quá la làng lên thì ba mẹ cũng sẽ tìm cách gửi qua cho. Nhưng thực sự trong thâm tâm em vẫn muốn tự lo cho bản thân mình.?
    (Bài có sự đóng góp thông tin của phóng viên Ðinh Quang Anh Thái)
    (Kỳ sau: Du học, những ngả rẽ bất ngờ và ước mơ ở lại nước Mỹ)
    Ngọc Lan/Người Việt
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
    Số F-1 visa cấp cho sinh viên, học sinh Việt Nam:
    Tài khóa 2006: 3,718
    Tài khóa 2007: 6,152
    Tài khóa 2008: 9,216
    Từ năm 2006 tới 2008, Việt Nam nhảy từ hạng 14 về số visa F-1, lên tới hạng 7, cao hơn Pháp, Anh, Thái Lan, Nga, Hong Kong...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Được Tu_hu sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 13/05/2010
  5. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Học đại học nào ra, lương cao nhất?

    Có bao giờ bạn thắc mắc rằng liệu một sinh viên tốt nghiệp từ một trường nổi tiếng có tiêu chuẩn học tập cao như Stanford sẽ chắc chắn lãnh lương cao, hay là xuất thân từ một trường nổi tiếng về mục ăn chơi (party school) như University of Florida vẫn có thể kiếm được việc làm tốt, trả lương hậu?
    Một công ty online chuyên về vấn đề lương bổng, PayScale.com, vừa đưa ra một bản báo cáo về lương của các sinh viên tốt nghiệp, mang tên ?o2009 College Salary Report? liệt kê các mức lương cao nhất và thấp nhất của sinh viên vừa ra trường và sự thay đổi trong mức lương 10 năm sau đó.
    Trong khi bản báo cáo có những chi tiết mà hầu như chúng ta ai cũng biết là những ngành nghề như xã hội (social work) ở vào mức lương thấp nhất, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sinh viên tốt nghiệp trường đại học Darthmouth khấm khá về mặt tài chánh 10 năm sau khi ra trường, hơn là sinh viên từ trường Harvard.
    Cho dù bạn xuất thân từ trường nhỏ, ít ai nghe nói đến hay trường lớn, ở trong số thành phần ?oIvy League?, hãy xem danh sách dưới đây để biết là trường cũ của bạn có ở trong danh sách 10 trường có sinh viên lãnh lương cao nhất khi vừa ra trường và 10 năm sau đó hay không.
    1. Dartmouth College: $58,200/$129,000.
    2. Massachusetts Institute of Technology (MIT): $71,100/$126,000.
    3. Harvard University: $60,000/$126,000.
    4. Harvey Mudd College: $71,000/$125,000.
    5. Stanford University: $67,500/$124,000.
    6. Princeton University: $65,000/$124,000.
    7. Colgate University: $51,900/$122,000.
    8. University of Notre Dame: $55,300/$121,000.
    9. Yale University: $56,000/$120,000.
    10. University of Pennsylvania: $60,400/$118,000.
    Có thể bạn không đi học ở những trường trong danh sách này, nhưng còn một yếu tố khác cũng đóng góp vào việc được lãnh lương cao: đó là ngành học của bạn.
    Theo giám đốc phân tích của PayScale, ông Al Lee, thì điều còn quan trọng hơn cả trường theo học trong việc ảnh hưởng mức lương có được, là ngành học. Lấy thí dụ, một sinh viên tốt nghiệp ngành Anh văn từ đại học Harvard, có thể sẽ lãnh lương đến cả $100,000 nhưng người đó sẽ là ngoại lệ trong giới những người chọn ngành này.
    Vậy thì ngành học nào giúp người ta kiếm tiền cao nhất?
    Ðó là những ngành có liên hệ đến con số, theo ông Al Lee. Bảy trong số 10 sinh viên tốt nghiệp cử nhân có mức lương cao nhất là những người trong ngành kỹ sư, kinh tế, vật lý và điện toán.
    Bạn hãy xem bảng danh sách dưới đây:
    1. Aerospace Engineering: $59,600/$109,000 (mười năm sau).
    2. Chemical Engineering: $65,700/$107,000.
    3. Computer Engineering: $61,700/$105,000.
    4. Electrical Engineering: $60,200/$102,000.
    5. Economics: $50,200/$101,000.
    6. Physics: $51,100/$98,800.
    7. Mechanical Engineering: $58,900/$98,300.
    8. Computer Science: $56,400/$97,400.
    9. Industrial Engineering: $57,100/$95,000.
    10. Environmental Engineering: $53,400/$94,500.
    Một số chi tiết lý thú khác trong bảng phân tích của PayScale:
    * Người học ngành triết (philosophy major) lãnh lương cao hơn người học ngành quản trị xí nghiệp hay điều dưỡng (nursing), mười năm sau khi tốt nghiệp.
    * Hai trong số 10 công việc mà các sinh viên tốt nghiệp Harvard thường làm nhất là giám đốc cơ quan thiện nguyện và giáo sư trung học.
    * Sinh viên tốt nghiệp trường Loma Linda University có mức lương khởi sự trung bình vào khoảng $71,400 một năm. Hơn mức lương khởi sự trung bình của một sinh viên tốt nghiệp từ Princeton khoảng $6,000.
    * Người học ngành Anh văn lãnh lương cao nhất là những người làm việc viết lách về kỹ thuật (technical writers), như những người soạn các tập hướng dẫn sử dụng sản phẩm của các công ty.
    * Những người học ngành Khoa Học Chính Trị (Political Science) có mức lương cao nhất là các chuyên gia phân tích tình báo (Intelligence Analysts).
    (N.X.)

  6. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Những ngả rẽ bất ngờ và ước mơ ở lại Mỹ
    Kỳ cuối

    WESTMINSTER (NV) - ?oÐi du học là để có cơ hội mở rộng hơn ở tương lai,? ?oÐi du học để có thể kiếm thêm tiền phụ gia đình,? ?oÐi du học là chấp nhận sự liều lĩnh,? ?oÐi du học là để có cơ hội trưởng thành, lớn lên.? Ðó là lý do của một số sinh viên Việt Nam đang du học tự túc tại các trường đại học cộng đồng ở Orange County, California.
    Với những lý do như vậy, không cần gia đình nào thực sự giàu có hay chỉ có gia đình ?ocon ông cháu cha? mới có thể cho con em đi du học. Họ chấp nhận vay mượn, thậm chí cả bán nhà, để đầu tư vào chuyện học hành với hy vọng có một sự ?ođổi đời? cho con em họ về sau.
    Nhiều du học sinh chỉ được gia đình hỗ trợ cho chi phí sang Mỹ hoặc thêm vài ba tháng đầu, sau đó, tự mỗi em sẽ xoay sở để tìm cách tự lập. Chính vì vậy, có nhiều sự thay đổi đã diễn ra không hề nằm trong dự tính của các du học sinh, kể cả ý định sẽ ở lại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp.
    Những điều không như dự tính
    ?oLúc còn ở Việt Nam cứ nghĩ qua đây có bác, sẽ ở nhà bác, mình đi làm được bao nhiêu, thiếu bao nhiêu bác sẽ phụ cho tiền đóng tiền học. Thế nhưng hoàn cảnh thực tế đâu cho phép bác giúp em như vậy.? Ngọc Thi kể về những điều không lường trước của mình.
    ?oBác cho em cái xe chạy đi học đi làm là em mừng lắm rồi. Còn nhà bác là ''housing'' nên dù có muốn cũng đâu thể cho em ở được.? Cũng may mắn cho Thi ở chỗ, là sau thời gian chạy tới chạy lui kiếm chỗ ở hoài, thì gia đình mà Thi làm công việc ?obabysit? đã cho Thi một chỗ ở không lấy tiền. ?oCũng nhờ vậy mà em mới có thể đủ tiền trang trải cho chuyện học.?
    Không chỉ phải tự lo cho bản thân nơi đây, mà Thi còn mang nặng tâm trạng phải lo cho gia đình ở Việt Nam.
    Tôi hỏi Thi, ?oLàm sao em có tiền để gửi về cho bố mẹ??
    ?oKhi đi làm, chỉ để ra đủ tiền đóng tiền học, còn lại dư ra một chút nào em lại nhờ bác chuyển về nhà cho bố mẹ và các em, nhất là vào dịp Tết và đầu năm học.?
    ?oSao lại phải nhờ bác gửi?? Tôi hỏi và nghe giọng Thi như chực khóc: ?oNếu em gửi thì sợ bên nhà nghĩ rằng em có tiền, mà em thì có tiền gì đâu, thực tình là em chẳng có dư đồng nào hết. Nên cứ để bác mang danh bác mà gửi về cho bố mẹ. Có một trăm em gửi một trăm, có năm chục em gửi năm chục, đôi khi có hai chục em cũng gửi.?
    ?oEm có nói cho nhà biết là bên này em kiếm tiền rất khó không??
    ?oKhông hiểu đâu chị ơi. Không hiểu đâu. Bố mẹ và cậu dì cứ nghĩ là em sang đi làm là có tiền liền, có tiền nhiều. Họ cứ nói sao hàng xóm nó đi, tiền nó gửi về hàng ngàn. Mà trời đất ơi, mình đi học, rồi đóng tiền học, tiền tùm lum, mà cứ giải thích nhiều lần cũng không có ai hiểu hết. Khi nhà có khó khăn lại gọi sang cho em, mà thực tình em có tiền đâu. Thành ra cực khổ gì ở đây em cũng chẳng dám than, chẳng dám nói gì hết.?
    ?oEm biết có khó khăn lắm thì mẹ mới gọi đến em, nên hễ có bao nhiêu là em gửi hết. Một chút cũng có thể kham được trong lúc khó khăn.?
    Thi giãi bày: ?oMỗi lần gọi cho mẹ là mỗi lần mẹ khóc, mẹ than, em lại không có tiền nên từ Tết đến giờ em không dám gọi về nhà. Em chỉ lén hỏi thăm qua bác và gọi lén cho đứa em để biết tình hình ở nhà thôi.?
    ?oHy vọng vài năm nữa sẽ đỡ hơn.? Thi cười hy vọng.
    Những hoàn cảnh như Thi không phải là hiếm, nhưng những hoàn cảnh ?ongược lại,? cũng không thiếu. Một người gốc Việt làm cho một đại học cộng đồng nói rằng, tại trường của ông, đến 95% du học sinh Việt Nam không thể tốt nghiệp. Các sinh viên này đến học, học không nổi, nhưng nhà giàu nên không thèm quan tâm, đến khi về nước chỉ có mỗi... bằng lái xe.
    Có những ?odiện? học bổng khác để sang Mỹ, là đi theo tiền của nhà nước Việt Nam. Không thiếu những người học giỏi, và cũng không hề thiếu những người học hoài, học miết, mà không qua được các lớp Anh ngữ. Một sinh viên du học kể về trường hợp anh biết tại một trường đại học cộng đồng ở San Diego. Một sinh viên lớn tuổi, đi theo ?odiện học bổng? của nhà nước Việt Nam. ?oPhải nói là ông này không thiếu tiền. Ông mướn căn phòng riêng trong một gia đình Mỹ, tiền nhà trả khá cao, lại mướn riêng giáo viên về dạy Anh văn cho mình.?
    Trong khi các sinh viên ?ocon nhà nghèo? khác nai lưng ra vừa đi học, vừa đi làm, ?oông sinh viên? lớn tuổi đã không qua được các khóa tiếng Anh, và đành về lại Việt Nam.
    Trở lại với những sinh viên du học có hoàn cảnh khó khăn. Cô Quỳnh Anh, một sinh viên du học tại quận Cam, nói mỗi tháng ba mẹ cô giúp cho khoảng một phần ba số tiền học. Nhờ đi làm thêm, Quỳnh Anh để dành được tiền mua vé về Việt Nam thăm ba mẹ một lần.
    ?oAi cũng khen em hết. Mọi người nói em qua đây một mình, tự lập, đi làm và đi học, còn mua được vé về, còn mang tiền cho mẹ nữa.? Quỳnh Anh cười khúc khích.
    Tôi hỏi nhỏ: ?oEm cho mẹ được bao nhiêu??
    Tiếng Quỳnh Anh cười bẽn lẽn: ?oDạ có năm trăm à.?
    Với Hưng Lê thì những dự tính lúc đầu trước khi du học và thực tế cũng khác hẳn nhau. ?oLúc đầu ở nhà tính là sang đây sẽ ở nhà người quen. Nhưng chỉ được một thời gian thì với nhiều lý do, em phải kiếm chỗ ở khác. Thành ra những chi phí dôi ra cho khoảng tiền thuê nhà, gas, điện, nước là không có trong dự tính lúc đầu.?
    May mắn là chỉ sau hai tháng bỡ ngỡ, Hưng đã tìm được việc làm thêm, dù là làm ?ochui,? để có tiền trang trải nhiều khoản chi phí, và không phải xin thêm tiền gia đình.
    Khó khăn với nhiều thứ như vậy nhưng Ngọc Thi, Quỳnh Anh, Hưng Lê và Khoa Trần đều cho rằng mình may mắn hơn một số bạn bè du học khác.
    Quỳnh Anh chia sẻ: ?oEm thấy mình may mắn vì vẫn còn được đi học. Có một vài bạn em biết do gia đình không gửi tiền sang, hoặc họ không dự trù được hết cuộc sống ở đây nên cứ phải đóng tiền học ESL, rồi bỏ học đi làm.?
    ?oMột số bạn qua đây không phải vì mục đích chính là học mà là để kiếm tiền nên cứ kiếm trường nào thật dễ để nhận được visa du học, rồi sau đó lại kiếm những trường ''ma'' nào đó mà chỉ cần đóng tiền chứ không cần tới lớp, để gia hạn visa. Xong họ đi làm nail, là nhà hàng kiếm tiền và tìm cơ hội ở lại.? Khoa kể câu chuyện một số bạn bè chung quanh.
    Học xong đều mong ?~ở lại Mỹ?T
    Khó khăn và nhiều thử thách đối với những sinh viên du học tự túc không thuộc diện con nhà giàu hay ?ocon ông cháu cha,? thế nhưng những sinh viên mà tôi biết đều không hề có ý định bỏ cuộc sự nghiệp học hành của mình.
    ?oMùa Thu tới đây em sẽ chuyển lên Ðại Học Fullerton. Em muốn học cho nhanh. Tuổi em đúng ra theo kế hoạch ban đầu đã phải học xong master rồi.? Khoa tự tin nói về hướng sắp tới của mình. ?oKhi lên đại học, em sẽ phải cần nhiều sự giúp đỡ tài chánh của gia đình, bởi em vừa phải giảm giờ làm lo cho việc học, mà học phí đại học lại quá cao.?
    Không lạc quan như Khoa Trần, sau 3 năm học ở Santa Ana College, Ngọc Thi chưa dám chắc bao giờ mình mới có thể chuyển tiếp lên hệ đại học.
    Thi nói bằng giọng thật buồn: ?oỞ college thì em còn lo được chứ ''transfer'' thì làm sao em có đủ tiền để đóng tiền học. Ðúng lý ra thì mùa Thu tới đây đã có thể ''transfer'' rồi nhưng chưa nghĩ ra cách gì có tiền đi học tiếp nên thôi ráng ở lại college thêm mùa nữa, khi nào có đủ tiền thì vào Cal State chứ cũng không dám mơ vô university như trước đây em từng mơ.?
    Có điều dù đi học full-time - điều kiện bắt buộc đối với du học sinh, và đi làm 40 giờ một tuần, ?ocực lắm, cuối tuần không có thời gian nghĩ nữa, nhưng khi mình đã muốn thì mình cũng sắp xếp thời gian làm được hết, em vẫn sinh hoạt trong ca đoàn, vẫn tham gia Sinh Viên Công Giáo, vẫn ''enjoy'' mọi thứ,? giọng Thi lại trong vắt tiếng cười.
    Hưng Lê thì dự tính lúc đầu sẽ học tiếp ngành em đang theo học ở Việt Nam là ?oBio Technology.? Nhưng ?ovì thời gian học không phù hợp,? sau một năm du học, Hưng lại có ý định chuyển sang học ngành dược, rồi lại loay hoay với ý định học ?onurse.? Tuy nhiên, sau tất cả mọi dự định thì ?omùa học tới em sẽ ''transfer'' vào ngành ''business.'' Ðó là lựa chọn cuối cùng của em.?
    Quỳnh Anh thì dự định học y tá. Nhưng ?oem vừa thấy mình có máu kinh doanh giống ba, vừa cũng thích nói chuyện và giúp đỡ người bệnh nữa. Nên bây giờ em cũng chưa quyết định sẽ học cái gì, vẫn tập trung học những môn chung trước.?
    Do nhiều yếu tố, hầu hết các du học sinh đều không theo đúng với những gì mình suy nghĩ và dự tính lúc đầu. Thời gian phải bỏ ra cho việc học để lấy được một tấm bằng nào đó bao giờ cũng lâu hơn kế hoạch ban đầu, bởi nhiều lý do về tài chánh hoặc ngành học không phù hợp. Có điều, sau khi học xong ?osẽ ở lại tìm việc làm ở Mỹ? là quyết định của tất cả các du học sinh này.
    ?oCông sức em đổ ra quá nhiều rồi, em muốn lấy lại những gì em đã đánh đổi. Nếu em về Việt Nam, thì có đi làm cả đời em cũng không thể nào lấy lại được những gì em đã bỏ ra,? Ngọc Thi nói dứt khoát. Xa nhà đã ba năm, muốn nhưng chưa có điều kiện về thăm nhà, nên học xong sẽ về Việt Nam thăm gia đình cũng là dự tính của Thi.
    ?oHọc xong em sẽ ở lại tìm việc làm, có điều làm gì thì em chưa biết.? Quỳnh Anh cười cho biết.
    Hưng Lê ước mơ: ?oSau khi tốt nghiệp, em muốn có cơ hội ở lại Mỹ làm việc. Em thích cuộc sống ở đây. Ở đây không cần phải giàu, chỉ cần biết tằn tiện, tiết kiệm vừa phải thì mình cũng như bao người khác, an tâm với cuộc sống.?
    Tôi hỏi Khoa: ?oTại sao hầu hết du học sinh đều muốn ở lại Mỹ sau khi ra trường vậy??
    Khoa nhìn tôi cười, có lẽ em đang nghĩ tôi có cần không một câu hỏi ?ongớ ngẩn? đến vậy.
    Khoa nói, ?oVề tình cảm cá nhân, gia đình, bạn bè thì em thích ở Việt Nam hơn, bởi dẫu sao mình sống ở đó nhiều hơn, gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn bè, tất cả đều ở đó. Nhưng cuộc sống ở Mỹ đâu ra đó, luật pháp, xã hội đâu ra đó, nên mình ''feel'' được cái tự do của mình, thấy sống thoải mái, nên em thích sống ở Mỹ.?
    Khoa khẳng định, ?oEm sẽ ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học để đi làm hoặc để học lên tiếp.?
    Ngọc Lan/Người Việt
    (Bài có sự đóng góp thông tin của phóng viên Ðông Bàn)
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Nếu đi làm full time, học full time, chỉ cần được 3.5 thôi, đã là thiên tài rồi,
    mà giữ được 4.0, thì ắt nổi tiếng cả nước Mỹ .
    Học sinh Mỹ có cha mẹ nuôi, không đi làm một giờ nào, rất ít đứa giữ nổi
    4.0.
  8. dht585

    dht585 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng, nhưng bác vẫn chua biết hết quyết tâm của người Việt.
    Tôi biết có những học sinh quyết tâm đạt 4.0 bằng mọi giá. Nếu thấy môn nào khó quá hoặc khả năng không đạt điểm cao là tìm cách drop và chọn môn khác.
  9. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Làm sao chọn đại học vừa ý?
    Ngày nay học sinh trung học ở Mỹ thường có cơ hội đến tìm hiểu các trường đại học trước khi quyết định chọn và hoàn tất thủ tục giấy tờ để dành bốn năm (hoặc lâu hơn) của cuộc đời mình ở nơi này. Nhưng các học sinh và bậc phụ huynh cũng nên biết là có nhiều cách khác để tìm hiểu về trường trong một chuyến viếng thăm hơn là chỉ gặp gỡ giới chức trách nhiệm, tham dự các buổi thuyết trình, đi theo một hướng dẫn viên luôn nói những điều tốt về trường. Hãy tự mình tìm hiểu về trường để có thể tin tưởng rằng mình có sự lựa chọn đúng. Dưới đây là năm điều đề nghị giúp bạn trong việc này.
    1. Hãy đến phòng ăn sinh viên hay trung tâm sinh hoạt sinh viên.
    Bạn không thể vào trong khu nội trú của sinh viên để quan sát lối sống bình thường của họ như thế nào, do đó một nơi công cộng khác mà sinh viên thường tập trung để giải trí hoặc gặp gỡ nhau, cafetaria hay trung tâm sinh hoạt sinh viên, là nơi bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các sinh viên trong lối sống thường nhật của họ.
    Theo Ed Walker, người sáng lập công ty tư vấn Independent Consultants in Education (I.C.E.) ở Boston, thì ?ođây là một trong những nơi tốt nhất để có được một cảm giác thật sự về hoàn cảnh sống ở một ngôi trường.?
    2. Hãy xem báo chí địa phương.
    Thường thì trường nào cũng có ít nhất là một tờ báo do sinh viên phát hành, có khi hai hoặc nhiều hơn, bên cạnh các tờ báo ở địa phương. Bạn hãy lấy mỗi thứ một tờ. Xem những chương trình sinh hoạt mà các báo này loan tải. Xem các vấn đề được coi là hệ trọng trong các tờ báo sinh viên.
    ?oBạn có thể tìm ra nhiều vấn đề mà cộng đồng này đang đặt ra,? theo lời Christine Pluta, giám đốc tư vấn tại Lycée Francais de New York, một trường dạy tiếng Pháp ở Manhattan. ?oCác trường đại học thường rất giỏi che giấu các vấn đề xấu. Bạn phải biết cách nhìn từ góc cạnh khác để thấy việc gì đang xảy ra.?
    Và bạn cũng nên để ý đến mục tin tức tội phạm lấy từ sở cảnh sát địa phương. Vấn đề an toàn khuôn viên đại học cũng nơi khu vực chung quanh rất quan trọng và cần phải được lưu ý kỹ càng khi học sinh chọn trường. Qua các mẩu tin tức địa phương, bạn có thể nhìn thấy phần nào vấn đề tội phạm trong hoặc quanh trường.
    3. Xin dự thính một buổi giảng hoặc gặp giáo sư.
    Phần lớn học sinh trung học không biết chắc là mình muốn học ngành gì vào lúc đến thăm trường, nhưng hãy nhân cơ hội này làm quen với bầu không khí học tập ở đại học. Nhiều trường đại học sẽ dàn xếp cho bạn có cơ hội ngồi dự thính, nhưng điều đó cũng thường có nghĩa là bạn chỉ được gặp các giáo sư nổi tiếng. Hãy chọn một vài ngành học mà bạn nghĩ mình muốn theo học và liên lạc với các phân khoa đó.
    ?oNgồi trong một lớp ở đại học có thể không làm cho người học sinh cảm thấy thoải mái,? theo lời Lindsey Duerr, viên chức đặc trách thu nhận sinh viên ở College of Wooster tại Ohio. Trong thời gian hè, các giáo sư ?othường chú trọng vào việc nghiên cứu và làm những điều họ thích nên thường thì họ sẽ vui vẻ nói về công việc và dễ dàng tiết lộ nhiều điều về trường hơn.?
    4. Nói chuyện với các sinh viên khác.
    Ðây là điều quan trọng nhất, theo các chuyên gia. Hãy nói chuyện với những người bạn gặp trong sân trường. Ðừng để cha mẹ làm điều này cho bạn. Amy Cembor, phụ tá giám đốc đặc trách thu nhận sinh viên ở Wheaton College, Massachusetts, khuyên các học sinh hãy tách rời khỏi cha mẹ trong chuyến đi thăm trường và tự mình tìm hiểu, nói chuyện với mọi người. ?oCha mẹ các bạn cũng có thể nói chuyện với những người khác, rồi sau đó so sánh xem lại ra sao,? theo lời bà Cembor.
    5. Viếng thăm cộng đồng.
    Dù là trường tọa lạc tại nơi nhiều đồng ruộng hay giữa khu thị tứ, bạn hãy tìm hiểu khu vực cạnh ngay trường. Nếu có thời giờ, hãy dành để đến xem các viện bảo tàng hay những nơi đáng chú ý, và ăn ở một nhà hàng tại đây. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn về sau khi đến học nơi đây.
    ?oỞ đại học, nhiều khi bạn sẽ thấy mệt nhoài vì quá nhiều bài tập, quá nhiều việc phải làm, bạn cần phải đi ra ngoài tìm sự thoải mái. Do đó việc tìm hiểu cộng đồng sống quanh mình là điều cần thiết,? theo lời Randy Mills, thuộc đại học Trinity Valley School ở Fort Worth, Texas.
    Lê Tâm (theo US News and World Reports)
  10. chubbygal

    chubbygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    1.507
    Đã được thích:
    0
    Nghe bác nói chuyện cháu nói thật là mệt quá đi. Chả biết bác ở vùng nào mà nói chuyện như thánh :(
    Đây đây, mấy đứa lớp cháu, Mỹ hẳn hoi nhé (chứ chưa nói đến Việt Nam quật cường bất khuất nhé), đi làm full time, đi học full time, nhà cũng chả khó khăn, có thằng bố nó là chủ vựa dầu bên gì gì Nam Mỹ ý, vậy mà vẫn đi cày (vì nó thích độc lập), học computer sciene nhé, vậy mà vẫn 4 Oh bác ạ.
    Ơ mà cháu graduated với Magna Cum Laude chứ chả phải Cum Laude và cháu cũng đi làm full time, vậy thì cháu cũng được nhận là thiên tài hả bác? Hẹ hẹ, tự dưng lại nhớ bác TTC ở VN nói về VN mình có chỉ số IQ cao :)) (cho cháu brag 1 tí, chả mấy khi)
    Thế bác ạ, cháu nghĩ ở cái tuổi và sự trải đời của bác, mình đừng nên nói cái gì cũng chắc chắn quá, vì núi cao còn có núi cao hơn, giếng sâu còn có giếng sâu hơn. Cháu nghĩ làm con người mình cũng giống như con ếch ý, cố gắng suốt đời để nhảy qua cái giếng để đến với bến bờ hiểu biết mà sẽ muôn đời chả nhảy qua được đâu, chỉ đến 1 mức độ nào đó để thấy "à, mỗi lần mình nhảy lên là mỗi lần cái miệng giếng nó to hơn là khi mình ngồi dưới đáy!"
    Kính bác ạ.

Chia sẻ trang này