1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học tại Hoa Kỳ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Tu_Hu, 21/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Giọng văn của bạn cũng cho thấy bạn là thiên tài rồi .
    Trừ cá nhân bạn ra, cả nước Mỹ, tỷ số học sinh được điểm trung bình 4.0
    so với tổng số học sinh là bao nhiêu?
    Chỉ cắm đầu học lấy 4.0 mà không học cách ăn nói, đương nhiên đáng
    nể, nhưng lấy cái tài học của mình mà khinh miệt người khác, có quá
    đáng không?
  2. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Trở lại vấn đề đầu tiên nhé:
    Bác nghĩ trên 3.5 là thiên tài ? Đây chỉ là quan điểm của bác thôi, chứ đâu phải ai cũng nghĩ như bác đâu.
    Đồng ý với bác là 4.0 thì khó nhưng 3.5 không có gì là thiên tài hết theo ý kiến của tớ.
    Link dưới tớ lục trên Google ra (chưa kiểm chứng nên không rõ nó chính xác như thế nào)
    http://www.gradeinflation.com/
    Đây là điểm trung bình của GPA cho vài chục trường tại Mỹ.
    Không biết bác đi học quen bao nhiêu đứa Mỹ mà phán chúng nó được bố mẹ nuôi cho đi học?
    Tớ có quen vài đứa thì chúng nó trả tiền học bằng cách:
    Đi chương trình ROTC, đi National Guard, lãnh GI Bill, bồi bàn, nấu ăn, và mượn tiền đi học. Tớ chỉ biết được 1 thằng trong lớp là bố mẹ nó hoàn toàn bao hết. Theo thống kê của kinh nghiệm tớ thấy thì chừng 19 trên 20 chục đứa là tự lo tiền học, tiền nhà.
    Còn về điểm tối thiểu vô chương trình graduate ở 3.0 không có nghĩa là ít hoặc không có ai lấy được 4.0 GPA trên đại học. Bác coi link đưa ra ở trên thì thấy.
    Tớ kiếm không ra tài liệu khác trên mạng cho nên cũng khó mà phản biện với bác được.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn quên không đọc kỹ rồi .
    Tôi đang nói về người đi làm full time (40 giờ 1 tuần lễ) mà được 3.5
    hay 4.0 kia . Tôi cũng không hề nói tất cả trẻ con Mỹ đều được cha mẹ
    nuôi cho ăn học Đại Học, mặc dàu có nói những đứa được cha mẹ chu
    cấp cho học Đại Học không phải đều được 4.0 cả. Có thể câu văn cúa
    tôi hơi tối nghĩa nên khó đọc thôi.
    Nếu có cha mẹ nâng đỡ trong đại học, thì khỏi phải bàn, mặc dù vẫn
    có đứa học dốt, hay lười học, nhưng làm full time, thì không những mất
    thời gian học, mà còn mệt mỏi ảnh hưởng đến học nữa . Điều kiện ấy
    mà vẫn được điểm tuyệt đối trong các bài thì, thì không thiên tài cũng
    phải là siêu pơ hu man rồi, cần gì phải lục tìm trên Internet nữa, trừ
    trường hợp không tự tin mình có khả năng suy nghĩ thôi .
    Trước khi đến Mỹ, tôi cũng cho rằng Đại Học ở Mỹ thì khó lắm, nhưng
    dần dần biết được nó cũng cho những người trí óc bình thường có dịp
    lấy được bằng cấp . Dàu vậy, chương trình học và bài thi kiểm tra cũng
    nghiêm chỉnh, có khối lượng tri thức, và đòi hỏi phải đạt yêu cầu . Thực
    tế, vẫn có trẻ con Mỹ không học hết phổ thông, và vẫn có đứa học hết
    phổ thông mà học đại học không nổi, đừng nói đến chuyện học sau đại
    học . Nếu chúng cứ học đại học và trên đại học, thì đào đâu ra công
    nhân và nhân viên phục vụ cấp thấp cho xã hội nữa ? Trong xã hội Mỹ
    bây giờ và 2 chục năm sau nữa, liệu tỷ số người trẻ mới đi làm có bằng
    cấp đại học và trên đại học so với số người học kém hơn, có thể cao hơn
    con số 1/1 không?
  4. DDR

    DDR Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Ôi giấc mơ mỹ của tôi.
  5. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Sinh viên trước năm học mới


    Vann Phan

    Bạn có phải là típ người vui thích với những lớp học có thảo luận từng nhóm nhỏ mà ưu tiên hàng đầu là sự tham dự tích cực của từng sinh viên và việc trao đổi kinh nghiệm thực hành với nhau? Nếu thế thì một trường đại học nhỏ sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của bạn.

    [​IMG]Ðại Học Dartmouth College ở Hanover, New Hampshire. (Hình: Darren McCollester/Newsmakers/Getty Images)

    Bản đối chiếu sau đây cho bạn thấy các ưu và khuyết điểm của các trường đại học nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả những ưu và khuyết điểm được kê ra đều có thể đúng với các trường đại học nhỏ.


    Ưu điểm:

    - Lớp học nhỏ.
    - Nhiều cơ hội học hỏi qua thực hành.
    - Chọn lựa môn chính tùy theo khả năng cá nhân.
    - Hệ thống tư vấn chặt chẽ; vị cố vấn biết rõ từng sinh viên.
    - Ý thức cao độ về cộng đồng.
    - Giáo sư, chứ không phải phụ giảng, đứng ra dạy hầu hết các lớp.
    - Nhiều cơ hội hiểu rõ về các vị giáo sư.


    Khuyết điểm

    - Có ít sự chọn lựa ký túc xá và nơi ăn chốn ở để đi học.
    - Có ít môn chính để chọn mà học.
    - Có ít cơ sở và tài nguyên vật chất.
    - Thư viện nhỏ.
    - Có ít phương tiện giải trí và cơ hội tiếp cận xã hội bên ngoài.
    - Ít nhấn mạnh tới các chương trình hoặc bộ môn thể thao.

    Hoạch định môn chính

    Jordan Brown, một cựu sinh viên Ðại Học Oberlin College, một trường đại học nhân văn tại Ohio, đã quyết định chọn một trường đại học nhỏ để anh có thể theo đuổi một đam mê lâu dài của mình, đó là môn hài hước.
    Anh nói: “Ðại Học Oberlin chuyển biến sở thích của tôi thành một kinh nghiệm phong phú và đa dạng. Tạo nên môn học chính của riêng mình -Phân Tích Liên Ngành Môn Hài Hước: Cái Gì Vui Thế?- và tự hoạch định chương trình học của mình là một phần của kinh nghiệm học hỏi đồng thời cũng chính là một học khóa mà tôi theo đuổi. Cơ hội này giúp động viên nỗ lực học tập của tôi và giúp tôi tìm cách nối kết động lực đó với các lãnh vực học tập khác. Tại một trường đại học lớn, không dễ gì mà tôi có khả năng và cơ hội theo đuổi môn ngành này.”

    Biết rõ vị giáo sư của mình

    Thành phần giáo sư là một trong các lý do chính để cứu xét tới việc theo học một trường đại học nhỏ. Không giống như tại các đại học lớn, những học khóa tại các trường đại học nhỏ thường do các giáo sư đích thân giảng dạy, chứ không phải là vị phụ giảng. Trong hầu hết mọi trường hợp, các giáo sư còn biết ngay cả tên của bạn và môn sở trường của bạn nữa. Ngày nay, các trường đại học nhỏ có khả năng đáp ứng những sở thích và nhu cầu độc đáo của sinh viên. Trường dính líu nhiều hơn vào việc giúp đỡ bạn trong chiều hướng tận dụng những kinh nghiệm đại học của bạn. Trái với hầu hết các trường đại học lớn, các trường đại học nhỏ khuyến khích sinh viên thám hiểm những lãnh vực ngoài môn ngành học chính.

    Các tiện nghi học tập và việc nghiên cứu

    Mặt khác, các trường đại học nhỏ cũng có một số khuyết điểm. Các trường nhỏ thường hay thiếu các loại tiện nghi nghiên cứu có tầm cỡ của các đại học lớn và cũng không tạo cơ hội giúp các sinh viên cao học thực hiện các cuộc nghiên cứu của họ. Nếu bạn đang xét tới việc chọn học tại một trường đại học nhỏ, và cũng tính làm công việc của một phụ giảng nghiên cứu, bạn phải tìm ra loại công việc nghiên cứu nào và loại tiện nghi học tập nào mà trường có thể cung ứng cho bạn, và liệu trường đại học này có các lớp thuộc bậc cao học hay không.

    Cuộc sống xã hội

    Các trường đại học nhỏ thường có ít hoạt động thể thao lớn cũng như ít cơ hội giao tiếp với xã hội bên ngoài, mặc dù ý niệm về cộng đồng luôn được phát huy mạnh mẽ tại các trường đại học này. Khi bạn thăm viếng một trường đại học thuộc loại nhỏ, phải cố gắng nói chuyện với các sinh viên để tìm hiểu xem cuộc sống xã hội nơi đây ra làm sao và những sinh hoạt ngoại học khóa tại trường như thế nào.
    Các trường đại học nhỏ rất thích hợp cho những sinh viên chuyên hoạt động trong bối cảnh những nhóm nhỏ và được thúc đẩy vì mối tương giao cao độ giữa giáo sư và sinh viên, cũng như cho những ai thích theo đuổi các môn chính có tính cách vừa cá nhân vừa sáng tạo, chuyên chú vào một lãnh vực sở trường riêng biệt.


    (Viết theo: collegeboard.com
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Kính thưa Bác CoDep,
    Tớ có biết anh của người bạn tên là Việt Ngô, hiện là giáo sư Toán của trường University of California Long Beach, anh ta hoc 40 cre***s/quarter và lấy xong bằng BS Toán chỉ có 2 năm ở Đại hoc University of Minnesota và phải đi làm part time nữa, ngoài ra còn có anh Mai Đồng Quốc Thắng ra trường với GPA của 3.95/4.0 của ngành Physic, ngoài học ra anh Thắng còn đi làm part time và là trưởng ban văn nghệ của hội sinh viên VN, hiện nay anh Thắng là Bác Sỹ ở Cali,
    ngoài ra còn nhiều nữa, vì những người tôi biết họ đều ra trường thời 1980 lúc đó Việt Nam mới qua Mỹ, nên anh nào đi học cũng phái đi làm hết vì gia đình đều mới qua nên không thể giúp đuợc gì ngoài cho ở nhà miễn phi' nhưng đa số đi làm để phụ giúp cho gia đình nữa, ngoài ra còn cả chục người tốt nghiệp tiến sỹ trong khoảng 1980-1983 ở trường Minnesota. Ngoài trường Minnesota ra chắc chắc còn có những anh, chị VN ra trường thời thập niên 1980, đều phải đi làm vì gia đình mới qua Mỹ và chắc là họ học không dưới 3.5 GPA
  6. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cách đọc và dùng bảng xếp hạng các đại học
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Saturday, September 18, 2010[/FONT]


    Katherine CohenIndiana) hoặc “Ký Túc Xá Giống Như Lâu Ðài” (Số 1: <ST1:PBryn </ST1:P<ST1:PMawr </ST1:P<ST1:PCollege</ST1:P ở <ST1:PPennsylvania</ST1:P).(Nguồn: “Decoding and using college ranking lists” của Katherine Cohen, Ivywise)
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn Tu Hu:
    *
    Tôi tin bạn nói đúng. Tôi rất kính phục những người ấy.
    *
    Chính tôi đến Mỹ phải sống rất nghèo khó, và còn bị nhiều
    người ViệtNam coi khinh vì mình keo kiệt quá (có tiền đâu
    mà dám tiêu). Thế mà 2 năm đầu tôi cũng được trên 3.5,
    nhưng 2 năm sau xuống dưới 3.5 (vì số giờ đi làm nhiều hon).
    Tóm lại, tổng kết cả đại học của tôi chỉ còn gần 3.3 thôi.
    *
    Tôi cũng biết vài học sinh Mỹ có điểm 4.0 hay 3.75 trở lên.
    Chúng kiêu căng ngạo mạn lắm, vì không sẵn người học được
    như vậy, chủ yếu vì cuộc sống bận rộn, không được cha mẹ đỡ
    đần. Thực ra, điểm 4.00 không phải quá sức nếu học sinh được
    đỡ đần, giải phóng đầu óc để thoải mái học tập. Khi ấy, phải
    có điểm 5.0 mới bộc lộ được khả năng siêu man của học sinh.
    *
    Dù sao, cũng nên hiểu trong đời sống thật của chúng ta, học
    được điểm cao là khó và là hiếm. Khi nói đến điểm số cao, ta
    nên thấu hiểu những khó khăn và tủi nhục trong đó nữa, chứ
    không ung dung nhàn nhã như bọn trẻ nó nói chuyện đâu.
    *
    Mong rằng những đứa trẻ sang Mỹ học được điểm cao cũng
    nên nhớ đến cha mẹ của chúng phải vất vả khổ nhục thế
    nào để chúng được ngày nay, chứ không phải tự chúng làm
    nên được sự nghiệp đâu.
  8. Tu_Hu

    Tu_Hu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể sử dụng bằng cấp đại học ở Việt Nam để làm nhiều việc tại Mỹ, như tiếp tục học lên cao, xin việc làm, hoặc xin các chứng chỉ nếu biết cách.

    Gần đây, tôi có đọc được một vài ý kiến nói rằng bằng cấp đại học ở Việt Nam hoàn toàn không có giá trị tại Mỹ. Thật ra, những ý kiến này không đúng 100%.

    Bạn có thể sử dụng bằng cấp đại học có được ở Việt Nam để làm nhiều việc tại Mỹ, như tiếp tục học lên cao, xin việc làm, hoặc xin các chứng chỉ nếu bạn biết cách. World Education Services (WES) có thể giúp bạn điều này.

    WES là một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ, mục đích chính của nó là xem xét và đánh giá các bằng cấp và các môn học ở nước ngoài, và cho biết chúng được tương đương với bằng cấp hay môn học gì ở so với hệ thống giáo dục của Mỹ. Kết quả đánh giá của WES được công nhận bởi phần lớn các học viện ở Mỹ và Canada.

    Có 3 loại đánh giá mà WES có thể làm cho bạn:

    1. Đánh giá từng môn học (Course-by-course evaluation): loại đánh giá này sẽ diễn giải và liệt kê tất cả các môn mà bạn học ở Việt Nam, cho biết sự tương đương với các môn học ở Mỹ (nếu có) theo tín chỉ học kỳ (semester cre***s) và thang điểm 4.0 (thang điểm của Mỹ). Bạn có thể dùng đánh giá này nộp cho các trường đại học ở Mỹ để tiếp tục học đại học (để được miễn các môn tương đương đã học ở Việt Nam) hoặc xin học lên cao, hoặc dùng để xin các chứng chỉ khác.

    2. Đánh giá bằng cấp (Document-by-document evaluation): loại đánh giá này sẽ xác định và diễn giải bằng cấp mà bạn có được ở Việt Nam, và nó có thể tương đương với bằng cấp gì ở Mỹ. Bạn cũng có thể dùng bảng đánh giá này để xin việc. Dĩ nhiên việc có công nhận bằng cấp và khả năng của bạn hay không còn tùy thuộc vào công ty thuê mướn bạn.

    3. Đánh giá để đăng ký thi CPA (Certified Public Accounting): nếu bạn học kế toán (accounting) ở Việt Nam và muốn thi CPA ở Mỹ, bạn có thể xin bản đánh giá này. Bản đánh giá này sẽ đánh giá các môn học về kế toán và kinh doanh (business) mà bạn học ở Việt Nam xem có đủ tiêu chuẩn để đăng ký thi CPA hay không. Nếu bạn muốn thi CMA (Certified Management Accounting), thì bạn chỉ cần document-by-document evaluation là đủ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng bảng đánh giá này.

    Để biết thêm chi tiết những giấy tờ gì bạn phải nộp cho WES và lệ phí, bạn có thể lên website wes.org để đọc. Thường thì bạn phải nộp cho WES bản sao tất cả các văn bằng của bạn và lệ phí. Sau đó, bạn phải yêu cầu trường đại học mà bạn học ở Việt Nam gởi bảng điểm của bạn trực tiếp đến WES (official transcripts).

    Chúc bạn thành công.

    Ly D.
    vnexpress

  9. ghostxinhdep

    ghostxinhdep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    930
    Đã được thích:
    0
    Cả nhà cho mình hỏi 1 chút. Mình đã có bằng ĐH ngành Finance ở Hàlan. Bây giờ muốn tham khảo để đi học master ở Mỹ. Có ai khuyên mình nên theo học trường nào, ở đâu không? Những trường hàng đầu ở Mỹ thì giá cả cũng hàng đầu luôn rồi, mình không dám mơ. Mỹ quá rộng và có quá nhiều trường nên mình thật ra không biết bắt đầu từ đâu. Chỉ cần chất lượng trường học ok 1 chút, giá cả cũng vào loại phải chăng so với thị trường chung là được.

    À, hôm trước có người giới thiệu website của UCO, University of Central Oklahoma. Trường này có ok không hả mọi người. Mình còn 1 điều thắc mắc, chẳng biết là Master ở Mỹ đóng tiền học cho cả khoá học master hay là đóng theo môn học.
    Theo như mình xem trên web của UCO, thì mình đã đủ điều kiện tiếng Anh và kinh nghiệm đi làm. Nhưng còn cái GMAT đó. Muốn sang Mỹ học, bất kể học cái gì, thì đều phải thi GMAT à? Thi cái này có khó lắm không?

Chia sẻ trang này