1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 23/03/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. conronggia

    conronggia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Có thể những trang bị đó là phiên bản khi chào hàng
    KHi đặt hàng thì thêm bớt theo ý khách hàng nên thực tế sẽ khác Vì vậy những gì trên ttvn chưa phải la thực tế trang bị
    Việc binh tha hồ lừa dối mà bạn
  2. nguoibaove

    nguoibaove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Em up lại bài xưa xưa này chút (sưu tầm)


    Trận chiến Đồng Hới ngày 19/4/1972 giữa không quân+hải quân nhân dân VN và hạm đội 7 Mỹ




    [​IMG]



    [​IMG]


    Lực lượng tham chiến bao gồm:
    HQNDVN:
    3 tàu phóng lôi
    2 Mig-17F Fresco-C


    Hạm đội 7:
    1 Tuần dương hạm(tuần dương tên lửa USS Oklahoma City-CLG5)
    2 khu trục hạm (khu trục USS Lloyd Thomas, USS Higbee)
    1 hộ tống hạm(hộ tống hạm tên lửa USS Sterett-DGL-31)


    Mig 17F Fresco C fighter-bomber
    Trung đoàn không quân 923 "Yên Thế", 19/4/1972


    Lê Xuân Dị


    [​IMG]
    Nguyễn Văn Bảy(B)



    [​IMG]



    [​IMG]


    North Vietnamese Torpedo Boat

    [​IMG]


    North Vietnamese Swatow Boat


    [​IMG]
    [​IMG]




    USS Sterett
    [​IMG]


    USSThomas
    [​IMG]
    USS Oklahoma City[​IMG]
    USSHIGBEE

    [​IMG]





    [​IMG]





    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]
    [​IMG]
    Trận đánh xảy ra khi pháo hạm Mỹ đang pháo kích dọc bờ biển quanh khu vực Đồng Hới, gần vùng phi quân sự vĩ tuyến 17. Đây là trận đánh đầu tiên mà MiG tấn công vào lực lượng hải quân Mỹ, cũng là lần đầu tiên sau thế chiến lần thứ hai trên vùng Thái Bình Dương Mỹ bị tấn công trên biển bằng máy bay.
    Vào ngày 19/4/1972, hộ tống hạm Sterett ở vị trí phía bắc Vịnh Bắc Bộ, nhận được lệnh di chuyển về hướng Nam để giúp bảo vệ không phận cho một nhiệm vụ pháo kích gần Đồng Hới, phía bắc khu phi quân sự. Trên hộ tống hạm Sterret trang bị hệ thống tên lửa hạm đối không Terrier, có khả năng phóng các tên lửa có điều khiển, bán tự động, tốc độ Mach 3, tầm xa 32km dùng để chống mục tiêu dưới tốc độ âm thanh. Radar của hệ thống tự động định vị và khóa mục tiêu, cập nhật tự động 2 lần/mili giây. Trước ngày 19, kết quả từ các cuộc không kích và thông tin tình báo đảm bảo rằng không có một phi cơ địch nào tồn tại trong vùng Đồng Hới.


    Sterett gặp và kết hợp với lực lượng tấn công, gồm tuần dương hạng nhẹ Oklahoma City (CLG-5), hai khu trục hạm Higbee (DD-806), Lloyd Thomas (DD-764). Một trực thăng đa dụng hạng nhẹ(LAMPS) xuất phát từ chiếc Sterett, hoạt động với nhiệm vụ chỉ điểm mục tiêu cho cuộc pháo kích.
    Vào lúc 16 giờ ngày 19/4, các tàu Oklahoma City, Higbee và Lloyd Thomas bắt đầu pháo kích các mục tiêu trong khu vực Đồng Hới. Lượt đầu tiên từ bắc xuống nam, song song với bờ biển, lượt thứ hai từ nam lên bắc. Trong khi thực hiện pháo kích, cả ba tàu bị bắn trả bởi nhiều phát đạn pháo từ bờ biển, không phát nào trúng tàu mặc dù tàu Oklahoma City có báo cáo bị hư hại các tầng trên boong chính do mảnh đạn.


    Khi các hạm tàu tiến gần hơn, một vài chiếc MiG đột ngột xuất hiện giữa các ngọn núi.


    Mig 17F Fresco C fighter-bomber
    Trung đoàn không quân 923 "Yên Thế", 19/4/1972
    Trong các phi công của VN, Nguyễn Văn Bảy là một ace xuất sắc đã từng tham chiến ở bảo vệ cảng Hải Phòng. Đầu năm 1972, đôi bay Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy đã trải qua đợt huấn luyện của chuyên gia Cuba về kỹ thuật tấn công chống tàu.


    Vào thời điểm bị tấn công, không biết vì lý do gì, hệ thống tên lửa phòng không Terrier trên chiếc Sterret không hoạt động đúng. Hệ thống không khóa được mục tiêu vào thời điểm MiG xuất hiện.


    Sau hai đợt tấn công thất bại, đến đợt thứ 3, chiếc MiG-17F do phi công NVAF Lê Xuân Dị lái đã thả 1 quả bom loại BETAB-250(250kg/500 bảng) trúng trực tiếp vào chiếc khu trục hạm Higbee, phá hủy tháp pháo chính với hai khẩu 127mm, buồng chứa đạn và khu vực lân cận. Tuần dương hạm Oklahoma City bị hư hại.
    Trong khi rút lui, radar của hộ tống hạm Sterett phát hiện tín hiệu điện tử được cho là tên lửa chống hạm Nga SS-N-2 Styx(P-15 Termit - GRAU: 4K40), phóng từ một tàu trên mặt biển. Sterett ngay lập tức phóng 2 tên lửa Terrier vào mục tiêu. Sau khi tên lửa phát nổ, mục tiêu biến mất.


    Hai tàu phóng lôi của HQNDVN bị bắn chìm (có nguồn ghi là 3 tàu+1 tàu bị thương) khi tiếp cận đội hình tàu Mỹ trong lúc đang hộ tống khu trục hạm Higbee ra khỏi khu vực chiến đấu.
    Trận chiến là một nỗi sỉ nhục lớn đối với hải quân Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Lực lượng tấn công của hải quân đã bị đánh bom giữa ban ngày, tại một khu vực mà không quân và hải quân Mỹ làm chủ hoàn toàn. Không quân Bắc Việt đã thực hiện vụ tấn công mà không bị một thiệt hại nào. Bộ chỉ huy Mỹ tuyên bố đã bắn rơi chiếc MiG ném bom trúng tuần dương hạm Higbee, bắn chặn một tên lửa chống hạm SS-N-2 Styx, nhờ hệ thống tên lửa đối không hiện đại Terrier từ hộ tống hạm Sterret. Vấn đề là tất cả vụ việc đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường do sương mù và mây dày đặc.


    Trận chiến diễn ra gần với thời điểm của các trận đánh quy mô lớn tại Quảng Trị, An Lộc năm 1972.


    Hồi tưởng của người trong cuộc:


    Những chiếc MiG 17 xuất hiện từ dãy núi, bay sát mặt nước(feet wet) rồi vượt qua ngay trên đầu hộ tống hạm USS Sterett. Sau đó chúng vòng trở lại phía trên tuyến di chuyển của hải đoàn, bay trên hai chiếc USS Oklahoma City và Lloyd Thomas DD 764, ném bom 250kg trúng vào USS Higbee DD 806 là chiếc tàu thứ 3. Vào lúc chiếc MiG vừa ném bom vượt lên và nghiêng cánh về mạn phải, hướng về phía những ngọn núi, tàu USS Sterret khóa ngay mục tiêu và bắn 2 quả tên lửa Terrier, một trong số đó đã hạ chiếc MiG.
    Bánh lái của tuần dương hạm Higbee bị đánh hỏng trong cuộc tấn công, nhưng lửa nhanh chóng bị dập tắt.
    -Dan Garcia-


    Michael Johnson, thủy thủ USS Higbee 71 - 73:
    Tôi đang đứng trong buồng điều khiển phóng(LCCS) trên sàn chứa tên lửa chống tàu ngầm(ASROC - tên lửa chống tàu ngầm phóng theo phương thẳng đứng) vào ngày 19/4/1972. Tôi là nhân viên bảo an của hệ thống ASROC. Tôi đã thấy rất rõ bụng của một chiếc MiG 17 khi nó bay luồn giữa các cây cột. Quả bom suýt đâm trúng đám dây an toàn. Tất cả chúng tôi đều tự hỏi tại sao người phi công không khai hỏa mấy khẩu đại bác và như vậy sẽ làm nổ tung cả hệ thống ASROC.


    Dave Bilak, thủy thủ USS Sterett DDG 31:
    Tôi đang ở trên chiếc USS Sterett DDG 31 vào ngày hôm đó, ngay bên ngoài buồng tín hiệu và tình cờ nhìn lên. Một chiếc phản lực trông rất lạ bay vượt qua đầu, hình như khoảng 2000 feet. Rồi chiếc máy bay quay lại trong một vòng lượn nhào xuống và vượt qua đuôi tàu về phía mạn phải, nhằm hướng chiếc Higbee. Bất thình lình một tiếng hú rợn người của tên lửa vang lên, người ta kéo tôi vào buồng chỉ huy. Sau đó tôi nghe thấy những tiếng quát tháo "Trượt rồi"(và nhiều từ ngữ bậy bạ khác). Vài giây sau lại một tiếng rít rợn người và ngay lập tức có tiếng hò reo về việc hạ được chiếc MiG. Một lúc sau, vài pháo thuyền áp sát lại gần và chúng tôi làm chúng biến mất bằng súng 127mm với radar. Đó là một ngày sương mù, tầm nhìn không quá vài dặm.


    Al Woolum, thủy thủ USS Sterett DDG 31
    Tôi là một kỹ thuật viên điều khiển tác xạ (FTGSN) làm việc tại phòng điều khiển bằng radar bên dưới mạn tàu trong trận hải chiến Đồng Hới. Ký ức đáng nhớ nhất ngày hôm đó là công việc tại phòng điều khiển của tôi. Chìa khóa cho thành công của việc đánh chìm mấy chiếc pháo thuyền chỉ nhờ vào anh bạn Raymond, người điều khiển hệ thống FTG2 mà thôi. Những đường vạch màu xanh lá trên ống ngắm đối với tôi chẳng có nghĩa gì. Biển hôm đó động và anh ta rất khó khăn mới khóa được mục tiêu. Chúng tôi thật sự rất căng thẳng khi buộc phải để cho đối phương lại gần.


    Đại úy Ronald Zuilkoski, hoa tiêu trưởng chiếc Higbee, nhớ lại: "Máy bay MiG tấn công tàu ít nhất 2 lần trước khi tàu bị trúng bom, trong 2 lần đầu, những quả bom rơi bên trái hoặc phải con tàu, nhưng lần thứ ba thì 1 quả trúng ngay dưới mũi. Chiếc máy bay bay thấp qua mạn tàu đến nỗi bạn có thể nhìn thấy mọi thứ(trên máy bay)."


    Rất may là ụ pháo đã trống rỗng, 12 pháo thủ vừa được lệnh rời khỏi sau khi khẩu súng bị kẹt đạn. Ba người trong kíp tiếp đạn đã bị thương. Những thủy thủ khác kéo họ ra khi đạn dược bắt đầu nổ tung. Vụ nổ bên trong phá tung cả một mảng lớn ở sườn bên trái chiếc Higbee. Lửa và khói đen bốc cuồn cuộn trên sàn tàu.


    Một hiệu lệnh cảnh báo khác vang lên: "Tên lửa! Tên lửa đang bay tới!". "Chúng tôi nghe thấy cảnh báo, nhưng vẫn phải chiến đấu với ngọn lửa nếu không sẽ mất con tàu," thủy thủ bậc 2 John J O'Brien nói, "thật tuyệt khi mọi người làm việc cùng nhau. Họ thực hành những gì được huấn luyện dù có quá nhiều thứ xảy ra một lúc, lửa cháy ở khắp mọi nơi".


    John T. Allardyce, 26 tuổi, một thủy thủ bậc 2 khác, lúc đó ở phía trước. "Tôi nghe thấy quả bom nổ, vụ nổ rung chuyển phần trước của con tàu và sau đó tôi nghe thấy tiếng kêu cứu từ phía khu vực của O'Brien ở phía sau". Allardyce nói vụ nổ từ quả bom đã phá hỏng hệ thống chữa cháy bằng nước. "Nhưng chúng tôi vẫn kịp xử lý mọi sự".


    Billy Springs, thủy thủ USS Higbee DD 806:
    Tôi đang ở trên chiếc Higbee vào ngày 19/4/1972. Làm việc trong buồng thao tác phía trên bên mạn trái khi tàu trúng bom. Có 4 người chúng tôi trong đó khi quả bom nổ. Đại úy Rick Rowe, Philip Garduno,Butz và tôi. Chúng tôi không biết có đạn kẹt trong khẩu pháo nên chưa sơ tán. Khi bị trúng bom, mọi sự trở nên giống như phim quay chậm, vài phút chúng tôi bị kẹt trong buồng tưởng như là vô tận. Đầu tiên tôi thấy một quả cầu lửa bay về phía mình, sau đó có tiếng nổ, rồi cảm giác choáng. Hình dung giống như những sự kiện xảy ra từ từ, phút này nối tiếp phút kia, nhưng thực ra chỉ trong tích tắc mà thôi. Vụ nổ làm cho giá chứa đạn và ngòi nổ dịch chuyển chắn mất lối đi. Tôi cố trèo ra khỏi chỗ đó nhưng ngay lúc đó mới nhận ra rằng tay trái mình đã nát bấy và vô dụng. Rick thì bị cắt ngang lưng từ vai bên này qua vai bên kia. Tóc của Philips bốc cháy và tôi cùng Rick phải đập nó tới khi tắt lửa. Tới lúc đó tôi không nhận ra là Butz có thương tích gì cho tới 3 ngày sau đó. Một vụ nổ thứ hai phá thủng vách ngăn và chúng tôi có thể thoát qua. Sau đó tới chiếc thang dẫn ra khỏi mạn dưới, cửa ra đã bị chèn và chúng tôi phải nhờ tới rìu để mở nó ra. Tôi là người đầu tiên thoát ra, Rick là người cuối cùng, anh ta thông báo cho Obie rằng buồng bên trong đang bốc cháy...
    Chúng tôi được chuyển tới điều trị tại tàu USS Tripoli, sau đó là đơn vị 95 EVAC tại Đà Nẵng. Từ đây tôi trải qua điều trị tại trại Zama, Nhật, sau đó là Philipin, căn cứ không quân Travis tại San Francisco, rồi bệnh viện hải quân Balboa tại San Diego, nơi cuối cùng tên tôi được đưa vào danh sách thương binh được ra quân vào năm 1973. Tháng 10 năm 1975 người ta đánh giá tôi bị thương tật 40%.


    Tuần dương hạm Higbee vào cảng Đà Nẵng ngày hôm sau. Mạn sau của nó nhìn như đống hỗn độn nổi trên một ao đầy dầu bẩn. Nó được cố định bên chiếc tàu sửa chữa Hector và cạnh chiếc tuần dương USS Buchanan DDG14-mới bị pháo bờ biển bắn hỏng ngày thứ 2. Sau khi sửa chữa sơ bộ, nó được chuyển tới Subic và sau đó ra khơi mà không có tháp pháp phía sau.




    Sân bay và trận đánh 17 phút


    Đổ đèo Đá Đẽo(Minh Hóa, Quảng Bình) xuôi về hướng Nam nhác thấy một tấm biển chữ xanh bên phải đường ghi "Di tích lịch sử". Băn khoăn không biết đây là di tích lịch sử gì. Đường HCM qua đoạn này bỗng thênh thang, rộng gấp ba, gấp bốn lần toàn tuyến.


    Đi thêm chừng ba kilômét nữa lại gặp một bia đá tầm tầm mới xây dựng, chữ nhũ vàng lóa nắng. Bia ghi "Sân bay dã chiến Khe Gát(xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch. tỉnh Quảng Bình). Nơi đây, từ năm 1969 đến 1972, lực lượng không quân đã sử dụng máy bay phản lực chiến đấu để yểm trợ cho đường HCM. Riêng ngày 19/4/1972 (16 giờ 5 phút), phi đội MIG-17 của Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) và Lê Xuân Dị bắn cháy hai tàu khu trục thuộc Hạm đội 7 của Mỹ".


    Phía sau tấm bia là một cây đa do Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân trồng chưa lâu. À ra thế. Sân bay dã chiến này trùng lên nền đường HCM, nên nó mới thênh thang đến vậy.


    Những người từng đi qua chiến tranh, địa danh sân bay Khe Gát (thuộc xã Phúc Trạch - Bố Trạch -Quảng Bình) vốn không xa lạ, bởi kỳ tích của nó, nhưng không hẳn tường cái sự gian nan, vất vả, đổ máu, hy sinh để có được sân bay này.


    Để bảo vệ tuyến đường, Bộ Tổng tư lệnh quyết định xây dựng sân bay Khe Gát nhằm đánh chặn, đẩy lùi máy bay, tàu chiến Mỹ không cho chúng có cơ hội chặt đứt tuyến đường huyết mạchTrường Sơn, tạo điều kiện cho các phương tiện cơ giới vận chuyển khí tài, vật lực vào chiến trường miền Nam.


    Phải xây dựng sân bay tuyệt đối an toàn, bí mật trong điều kiện do thám, trinh sát của các loại máy bay và phương tiện tối tân như OV10, SR71, cây nhiệt đới. Nhiệm vụ được giao cho tiểu đoàn 28 công binh (nay là trung đoàn 28 công binh không quân).


    Sân bay Khe Gát bắt đầu xây dựng. Những phương tiện thiết bị chuyên dụng như xe lu, xe cẩu, máy húc, xe gạt đều được tháo rời từ Hà Nội, chở từng bộ phận vào hiện trường mới lắp ráp lại. Thời gian thi công được thực hiện từ lúc xẩm tối cho đến ba giờ sáng. Làm đến đâu, thu dọn hiện trường và ngụy trang đến đó.


    Bảy tháng trời ròng rã trong gió Lào, nắng bỏng, mưa rét, bão lũ, lương thực, thực phẩm thiếu thốn đủ bề, sân bay Khe Gát dã chiến có đường băng bằng đất nện dài hai kilômét được hoàn thành.


    Có được sân bay, nhưng đưa được máy bay vào đây tập kết cũng là một bài toán khó. Cấp trên quyết định thời điểm tốt nhất, an toàn nhất là máy bay hạ cánh trước khi trời xẩm tối để tránh gặp máy bay địch.


    Và ngày 18/4/1974, lúc 15 giờ 45 phút, sở chỉ huy Binh chủng và Trung đoàn 923 tổ chức cho hai phi công Lê Hồng Điệp và Từ Để lái hai chiếc MIG-17 từ sân bay Kép về sân bay Gia Lâm sau đó bay vào sân bay Vinh.


    Từ Vinh, để bảo đảm bí mật, an toàn sở chỉ huy dẫn đường cho từng chiếc một bay vào Khe Gát. Chiếc thứ nhất hạ cánh, chiếc thứ hai mới được cất cánh. Chỉ một ngày sau, hai chiếc máy bay được kiểm tra và ráp bom sẵn sàng xuất trận...


    Lúc 16 giờ, ngày 19/4/1972, trạm ra-đa 403 đối hải đặt ở cửa biển Nhật Lệ phát tín hiệu báo có một tốp tàu chiến thuộc Hạm đội 7 xuất hiện ở phía Đông, cách cửa biển Nhật Lệ 18 km.


    Biên đội do Lê Xuân Dị làm biên đội trưởng, vị trí số 1, và trung úy Nguyễn Văn Bảy ( Bảy B) ở vị trí số 2, được lệnh báo động cấp 1, vào vị trí chiến đấu. Năm phút sau, lệnh cất cánh được truyền tới biên đội. Hai chiếc MIG-17 nối đuôi nhau cất cánh.


    Mục tiêu đã nằm gọn trong tầm ngắm. Bốn quả bom rời thân máy bay rơi trúng đích. Hai tàu khu trục dính bom bị hỏng, trong đó có tàu HEGBEE gần như bị tê liệt hẳn. Từ khi xuất kích cho đến khi hai máy bay trở về sân bay Khe Gát an toàn chỉ mất đúng 17 phút, được ghi vào lịch sử của binh chủng.


    Đây là lần đầu tiên không quân Việt Nam sử dụng máy bay tiêm kích đánh bị thương tàu khu trục hạm của Mỹ trên biển Đông. Trận đánh 17 phút thần kỳ đó đã khiến cho Hạm đội 7 của Mỹ không còn dám nghênh ngang vào gần bờ gây tội ác và buộc phải ngừng bắn phá vào đất liền hàng tuần lễ.


    Trận đánh khởi đầu 17 phút lịch sử này mở ra khả năng chiến đấu mới của lực lượng không quân, đặt tiền đề quan trọng để quân đội xây dựng lực lượng tiêm kích bom sau này. Đó là điều không phải ai cũng biết khi đi ngang qua địa danh lịch sử, giờ đã phôi phai dấu tích: Khe Gát...
    tienphong.com.vn


    Cánh chim đầu đàn ngành kỹ thuật toàn quân
    Trung tướng Trương Khánh Châu, nguyên là Phó tư lệnh Quân chủng Không quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Giám đốc Trung tâm Khoa học kỹ thuật-Công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng là một người gắn bó với ngành kỹ thuật hơn năm mươi năm. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có những sáng kiến có giá trị trong phục vụ chiến đấu thắng lợi.
    ...
    Trở về nước trong tình hình cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc hết sức ác liệt, ông được Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện giao nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để MiG-17 hạ cánh trên bãi cát khoảng 500m chiều dài. Ý đồ của cấp trên là muốn sử dụng máy bay MiG.17 đi đánh tàu khu trục Mỹ ở Quảng Bình, yêu cầu đường băng hạ cánh của MiG-17 khoảng 1.500m, mà xung quanh khu vực đó ta không có sân bay nào đáp ứng được yêu cầu này. Thế là ông Trương Khánh Châu đã nghiên cứu lắp dù đuôi cho MiG-17. Khi MiG-17 có dù đuôi, chỉ cần một bãi cát ven biển có chiều dài khoảng 500m là có thể hạ cánh được. Sáng kiến này đã tạo điều kiện cho hai phi công Nguyễn Văn Bẩy và Lê Xuân Dị đánh bom vào tàu khu trục Mỹ ở ngoài khơi Quảng Bình.


    Anh hùng không quân Nguyễn Văn Bảy


    Nguyễn Văn Bảy sinh ra và lớn lên ở Hưng Mỹ - Cái Nước trong một gia đình công nhân - trí thức. Cha là liệt sĩ Nguyễn Xưởng (tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ tại xưởng Ba Son, bị thực dân Pháp truy lùng, ông chuyển về Cà Mau hoạt động, chiến đấu và hy sinh trong trận đánh quân Pháp nhảy dù ở Rạch Ráng 1952). Mẹ là Nguyễn Thị Lư (quê Trần Văn Thời) - nữ quân nhân. Cả nhà đều tập kết, các anh, chị, em sau này đều là kỹ sư. Người chị thứ ba trở về Sài Gòn làm công tác quân báo. Người anh thứ sáu (kỹ sư Nguyễn Anh Sơn) hiện công tác ở HĐND Tp.Cà Mau (anh trở về Nam chuẩn bị cho công cuộc xây dựng sau khi thắng Mỹ). Nguyễn Văn Bảy đang học Đại học Nông nghiệp thì trúng tuyển phi công, được đưa đi đào tạo tại Liên Xô.








    Gan dạ và thông minh, quyết đoán trong chiến đấu, luôn hoàn thành nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh. Anh được tặng thưởng 5 huân chương và danh hiệu Anh hùng LLVTND. Gần 30 tuổi đời, 7 tuổi quân, trực tiếp chiến đấu hơn 4 năm mà anh đã lập nhiều chiến công xuất sắc: trực tiếp bắn rơi 4 máy bay Mỹ, bắn cháy 1 tàu khu trục.


    Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, Mỹ âm mưu mở rộng ném bom miền Bắc, điều Hạm đội 7 vào biển Vĩnh Linh - Quảng Bình bắn phá, hòng ngăn chặn tuyến đường vận chuyển vũ khí Bắc - Nam. Ta chủ trương dùng không quân đánh chặn. MIG 17 là máy bay tiêm kích, chưa từng có phi công nào mang bom đánh mục tiêu di động trên biển. Trên tuyển chọn 3 phi công giỏi bay trên biển nhất để huấn luyện tác chiến, gồm Nguyễn Văn Lục, Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy. Sân bay Vinh và Đồng Hới không đảm bảo bí mật, bất ngờ. Ta xây dựng thêm sân bay Gát dã chiến. Để tránh địch phát hiện, phi công Nguyễn Văn Bảy và Lê Xuân Dị bay riêng lẻ từ Hà Nội vào, khi bay không mở máy liên lạc, hạ cánh bí mật và ngụy trang kỹ tại Gát (gần động Phong Nha - Kẻ Bàng).


    Trước đó Dị - Bảy đã vào khảo sát rất kỹ sân bay Gát và quyết định cất cánh theo kiểu song song - sole thay vì cất cánh trước - sau theo phương án của cấp chỉ huy. Vì đây là sân bay… bằng đất, cái bay trước sẽ tạo ra một vùng bụi không lồ, MIG sau không thể nhìn thấy đường và địch dễ phát hiện.


    Sáng 19-4-1972, ta đã thấy tuần dương hạm địch nhưng ở xa và thời tiết xấu. Đến 15h 30' thì 5 tàu khu trục địch ở cách đất liền hơn 10 km. 16h, khi địch đã bắn loạt đạn đầu tiên vào Đồng Hới, phi công Nguyễn Văn Bảy và Lê Xuân Dị nhận lệnh cất cánh. MIG 17 bay ở tầm rất thấp, dọc theo bờ biển để tìm mục tiêu và tránh địch phát hiện.


    Khi thấy mục tiêu, biên đội bay hạ thấp còn 50m… tăng tốc độ lao ra biển. Máy bay hạ thấp dần 30… 20… 10 m… lao vào đội hình địch (bay thấp, tên lửa địch khó bắn, nhưng thấp dưới mức cho phép, các phi công Liên Xô chưa từng làm). Bay cực thấp trên mặt biển là rất khó khăn. Nó tạo một luồng nước khổng lồ cuồn cuộn ở đuôi máy bay. Mặt biển màu sáng hình cầu lồi, phi công không có đường chuẩn làm ranh giới đất và trời, nhìn xuống biển phi công có cảm giác máy bay bay rất nhanh và sóng có thể chồm lên máy bay. Nếu thần kinh không vững, hạ thêm một tý thì máy bay lao đầu xuống biển hoặc chỉnh lên thì sẽ phóng vọt lên, đối phương sẽ bắn trúng. Ở cự ly tốt nhất, Lê Xuân Dị ấn nút. Một trái bom đã trúng tàu. Nguyễn Văn Bảy bay sau, khi phát hiện mục tiêu thì quá gần. Anh bình tĩnh cho máy bay hướng lên vượt qua 5 tàu khu trục đang quây quần gần nhau và vòng trở lại. Hạ thấp đôï cao 10m, tốc độ 800km/h, chỉnh hướng bay vuông góc với thành tàu, cách mục tiêu đúng 500m, anh nhấn nút. Cả hai trái bom 250kg lao nhanh như hai trái thủy lôi trúng mục tiêu. Phải có sự khéo léo, bình tĩnh và tính toán cực kỳ chuẩn xác về tốc độ, tầm cao và cự ly mới đảm bảo cho bom nhảy “thác lác” bước hai trúng hông tàu. Vì nếu nhảy bước một, bom nổ sẽ không an toàn cho máy bay. Trong điều kiện tên lửa và pháo các cỡ bắn lên dày đặc đan chéo thành lưới lửa bủa vây mà Nguyễn Văn Bảy vẫn bình tĩnh thực hiện. Và ít ai biết rằng trước đó cả một tuần Lục- Bảy- Dị chủ yếu ăn lương khô, thay nhau trực chiến 24/24 giờ.


    Đây là chiến công đầu tiên của không quân Việt Nam đánh vào lực lượng hải quân Mỹ, làm cho quân đội Mỹ kinh hoàng. Đây cũng là lần đầu tiên - rất hy hữu trong lịch sử thế giới, không quân Việt Nam sáng tạo cách đánh theo phương pháp “lia thia”.


    Sau chiến thắng, Bảy - Dị vinh dự được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cấp trên sau đó có chủ trương giữ biên đội này chỉ để dành đánh trên biển. Nhưng do sự khốc liệt của chiến tranh mà Nguyễn Văn Bảy vẫn ra trận, không đối không.


    Trận không chiến ngày 6-5-1972, anh và biên đội tả xung hữu đột chiến đấu với 24 máy bay cường kích Mỹ (A6, A7, F4) nhằm ngăn chặn không quân Mỹ bắn phá miền Bắc. Trước khi khi hy sinh trên bầu trời tỉnh Thanh Hóa, anh đã kịp bắn rơi 1 chiếc A6.
    PHẠM ANH HOAN
    www.baoanhdatmui.vn


    Người dội bom xuống tàu chiến địch


    Đã 35 năm qua kể từ ngày quân và dân ta đánh thắng cuộc tập kích chiến lược của không lực Hoa Kỳ, lập nên Chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”, Đại tá phi công Lê Xuân Dị đã về nghỉ hưu, vui thú tuổi già với thửa ruộng, mảnh vườn và các con cháu ở thôn Phù Lộc, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tuy đã 35 năm, nhưng ông vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời quân ngũ, làm nhiệm vụ lái máy bay chiến đấu, bảo vệ bầu trời Tổ quốc.


    Ông Lê Xuân Dị nhập ngũ năm 1959. Sau 2 năm được huấn luyện và học tập tại Trường Hạ sĩ quan, ông trúng tuyển lớp đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu tại Liên Xô (trước đây). Năm 1964, ông về nước đúng vào lúc đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Do lực lượng phi công thiếu, chỉ vẻn vẹn có 16 người, nên ông lại cấp tốc nhận nhiệm vụ sang Trung Quốc cùng với chuyên gia bạn đào tạo lực lượng phi công Việt Nam. Hai năm sau, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày càng ác liệt, ông về nước và cũng chỉ sau vài ngày chuẩn bị, ông đã cùng với biên đội xuất kích bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội. Trong những ngày này, mỗi ngày ông cùng đồng đội xuất kích từ 2 đến 3 lần đánh địch trên không phận Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Yên Bái... tới tận vĩ tuyến 17. Ông đã bắn rơi 1 máy bay F 4 H của giặc Mỹ trên bầu trời thành phố Hải Phòng và lập nhiều chiến công khác.


    Nhưng với ông Dị, kỷ niệm sâu sắc nhất vẫn là trận ném bom xuống Hạm đội 7 ngày 19 - 4 -1972. Vào thời gian này, để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, giặc Mỹ thường ném bom phá hủy các tuyến đường, dùng tàu chiến của Hạm đội 7 bắn pháo vào đất liền, các vùng ven biển, gây khó khăn cho việc vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm vào chiến trường. Bộ Chính trị và Bộ Tổng tham mưu hạ quyết tâm phải đánh giặc Mỹ ngay tại sào huyệt của chúng bằng cách ném bom vào tàu chiến giặc trong hạm đội này. Nhận nhiệm vụ, biên đội không quân tiêm kích của Đoàn không quân Yên Thế do thượng uý Lê Xuân Dị chỉ huy bao gồm Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Lục đã hành quân vào sân bay dã chiến tại khe Gát, tỉnh Quảng Bình, để nghiên cứu phương án tác chiến, rồi bí mật tập kết 2 chiếc MIG 17 chuẩn bị xuất kích. Sau nhiều ngày đêm, chiều 19 - 4 - 1972, mặc dù lực lượng phòng không của địch chống trả quyết liệt nhưng hai chiếc MIG của Lê Xuân Dị và của Nguyễn Văn Bảy đã dội hai trái bom trúng tàu chiến địch. Không quân Mỹ bay lên chống trả nhưng máy bay của các anh đã trở về đất liền an toàn. Sau chiến công này, các anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công Hạng Nhất, báo công với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng mời cơm và tặng mỗi người một chiếc bút máy Hồng Hà và nói “Chiến công này của các chú thật hy hữu và xuất sắc. Tặng cây bút này để các chú viết tiếp chiến công!”. Đối với Hạm đội 7 đây là thất bại chưa từng có. Mấy ngày sau hãng AP đưa tin “Tàu Hích- Bi đã bị MIG 17 của Việt Nam ném bom, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về thất bại này ”.


    Từ chiến công oanh liệt đánh phá tàu chiến Mỹ, Lê Xuân Dị thêm vững niềm tin vào ngày chiến thắng và ông luôn có động lực phấn đấu, trưởng thành, trở thành Đại tá, Phó Sư đoàn trưởng rồi Cục trưởng Cục Thanh tra Bộ Quốc phòng. 8 năm liền ông luôn là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng, được tặng 3 Huân chương Chiến công, 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huy chương Quân kỳ quyết thắng.


    Những chiến công của ông Lê Xuân Dị đã góp phần tô thắm thêm truyền thống Anh hùng của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam.



    Không Quân Việt Nam
  3. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Tin ngày 18/05/2011

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} JSC "Kronshtadt" đã lắp đặt hoàn chỉnh bộ giả lập điều khiển/tác chiến “Laguna 11661” dùng để huấn luyện thủy thủ đoàn tàu Gepard 3.9 cho Việt Nam. Sang năm 2012, sẽ lắp đặt bộ giả lập điều khiển/tác chiến cho tàu ngầm Kilo 636

    Link: http://vpk.name/news/52834_ret_kron..._i_boevyih_raschetov_korveta_tipa_gepard.html

    Theo Itar-Stass (27/04/2011), Nga đã ký hợp đồng với phía VN cung cấp phụ tùng và thiết bị cho Hải quân VN, Severodvinsk sẽ là nơi cung cấp. Trong đó có cả việc cung cấp thiết bị tái thiết shipyard ở Cam Ranh

    Link: http://vpk.name/news/52175_centr_su...sti_a_takzhe_instrument_dlya_vms_vetnama.html
  4. xuanhuy1511

    xuanhuy1511 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    14
    Chiều mới đi thực tập về nhà nhặt dc tờ báo thanh niên đọc xong trang bìa, trang 4 -5 mà tỉnh cả người [r2)] Dạo này các cụ show hàng quá [r23)](tuy toàn đồ cũ)


    Phát triển Hải quân bảo vệ chủ quyền
    05/08/2011 1:30
    Thăm tàu phóng lôi

    Nhân kỷ niệm 47 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu (5.8.1964 - 5.8.2011) của Hải quân nhân dân VN, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (ảnh), đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên

    [​IMG]
    (pts thấy rõ mà đưa lên trang bìa ^:)^)

    Ông đánh giá như thế nào về quyết tâm sẵn sàng chiến đấu cũng như năng lực tác chiến thực tế của Hải quân VN trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc hiện nay? Việc mua sắm trang bị vũ khí cho Hải quân vừa qua đã góp phần như thế nào vào nâng cao tiềm lực quốc phòng đất nước?

    VN là đất nước có bờ biển dài, kinh tế biển chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, phát triển Hải quân để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển và đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên của *******, Nhà nước và Quân đội nhân dân VN.

    [​IMG]

    Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

    Hiện nay, kinh tế VN đã phát triển và có nguồn dự trữ, do vậy cùng một số quân, binh chủng khác như Phòng không - Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử... Hải quân cũng đã và đang được đầu tư trang bị để đảm bảo đủ mạnh đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biển đảo VN. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý rằng chính sách quốc phòng của VN là hòa bình và tự vệ. Dù có trang bị, mua sắm thêm vũ khí cũng là nhằm mục tiêu đó.
    Hiện Hải quân VN đã và đang mua sắm, trang bị một số tàu ngầm, máy bay và các loại tàu tuần tiễu, tàu chiến và tên lửa bờ biển. Hải quân VN không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của VN. Đồng thời sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác trong lực lượng vũ trang nhân dân nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên biển.

    Nhà nước ta khẳng định công cuộc hiện đại hóa quân đội VN chỉ mang tính tự vệ và được tiến hành phù hợp khả năng kinh tế của đất nước. Đây có phải là thách thức đối với quân đội, Hải quân VN trong nhiệm vụ nắm bắt kịp trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến trên thế giới?

    VN chủ trương từng bước hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ; không đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.

    Tiềm lực đất nước còn hạn chế, nên không thể một lúc trang bị đủ ngay cho quân đội và Hải quân. Song quân đội và Hải quân nhân dân VN đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình để sử dụng hiệu quả nhất những gì mà *******, Nhà nước, nhân dân trang bị.



    "Mỗi quốc gia đơn độc không thể tự giải quyết được những vấn đề an ninh mang tính khu vực và toàn cầu. Vì vậy, hợp tác là yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia."


    Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN (ACNM) lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội cuối tháng 7.2011 đã đánh giá sự hợp tác của Hải quân ASEAN trong những năm qua ngày càng được củng cố cả về chiều rộng, chiều sâu và mang tính thực chất cao hơn. Xin ông cho biết những yếu tố nào đã thúc đẩy xu hướng hợp tác này?
    Tại Hội nghị ACNM-5 vừa qua, Hải quân các nước ASEAN đều đồng thuận đánh giá rằng sự hợp tác của Hải quân ASEAN trong những năm gần đây đã được củng cố và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và mang tính thực chất cao hơn. Theo tôi, có nhiều yếu tố thúc đẩy xu hướng hợp tác này:

    Thứ nhất, hòa bình, hợp tác là xu thế chung trên toàn cầu hiện nay. Quốc gia nào cũng cần có hòa bình, ổn định để hợp tác phát triển đất nước mình.

    Thứ hai, những thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống hiện có chiều hướng gia tăng ở các khu vực và trên thế giới, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế mỗi nước, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của các khu vực. Mỗi quốc gia đơn độc không thể tự giải quyết được những vấn đề an ninh mang tính khu vực và toàn cầu. Vì vậy, hợp tác là yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia.

    Thứ ba, mục tiêu của Hải quân VN cũng như Hải quân tất cả các nước ASEAN là mong muốn đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở khu vực, góp phần vào xây dựng thành công Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN vào 2015.

    Thứ tư, đây cũng là kết quả của sự nỗ lực thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương giữa Hải quân các nước ASEAN trong những năm vừa qua và nó được tăng cường qua 4 lần gặp gỡ, tương tác Hải quân ASEAN trước đây từ 2001 đến 2010.

    Hoàng Sa - Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà nhiều thế hệ ngư dân, lính biển thuộc các triều đại, chính thể liên tiếp đã kiên cường bảo vệ qua hàng trăm năm. Ông nghĩ gì về ý kiến cần có sự ghi nhận và tôn vinh xứng đáng với tất cả những người VN đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia?

    Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc VN XHCN. Dân tộc ta trải qua các thời kỳ, các chế độ chính trị khác nhau đã chấp nhận hy sinh, kiên cường giữ gìn, bảo vệ một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Theo tôi, đây thuộc về vấn đề lịch sử, chúng ta cần trân trọng và ghi nhận những thành quả mà các thế hệ đi trước đã gìn giữ phần lãnh thổ thiêng liêng đó.

    Xin chân thành cảm ơn ông!

    [​IMG]
    Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng - Ảnh: Hải Đăng

    [​IMG]

    Tàu hải quân luôn sẵn sàng chiến đấu - Ảnh: Xuân Cường

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110805/Phat-trien-Hai-quan-bao-ve-chu-quyen.aspx

    Bác nào muốn đọc báo giấy thì vào đây : http://ethanhnien.com/envision/ethanhnien/home/#sId=1&x=-46087.5&y=0&w=19825&h=15000&date=20110805


    [r2)]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    E*** lại cái hình cho nó hoàng tráng


    [​IMG]
    [:P][:P]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Quả bìa

    [​IMG]

    [r2)][r2)]
  5. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM. 55 NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN





    Phóng sự

    HTV
  7. Odyssey_Dawn

    Odyssey_Dawn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi Chiến hạm Gepard đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng,tuy không phải là vị tướng thủy quân như Ngô Quyền hay Lê Hoàn, nhưng là vị hoàng đế thống nhất giang sơn và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Theo tôi nghĩ chiến hạm Gepard thứ 2 này có thể mang tên Ngô Quyền để rồi sau này sẽ có Hạm đội Trần Hưng Đạo sẽ có Soái hạm Trần Hưng Đạo cùng với chiến hạm Trần Khánh Dư, chiến hạm Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tảng, các tàu ngầm Yết Kiêu, tàu ngầm Dã tượng; Hạm đội Quang Trung cùng các chiến hạm Nguyễn Phúc Tần cùng với các vị tướng thủy binh trong thế kỷ 17~19; Hạm đội Võ Nguyên Giám với soái hạm Võ Nguyên Giáp cùng với các chiến hạm mang tên các chiến sĩ cách mạng.
  8. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Nhiều hạm đội thế này thì tiến ra biển lớn sánh vai với các cường quốc Nga, Mỹ rồi... thu hồi hai quần đảo là chuyện dễ như lấy vật trong túi :)) :)) :))
  9. Nong_Dan_WTO

    Nong_Dan_WTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    68
    He he, cho tớ ném đá cái, có gì không phải thì bỏ qua chứ đừng xoá bài nhé:
    Theo tớ, mình là nước nhỏ, oánh du kích quen, toàn dân là chiến sỹ,mà theo ai đó nói, dân thì gian, làm gì thì làm, miễn là cuối cùng nó chết ta chỉ bị thương thôi, là được.
    Cho nên phải làm thế nào đó mà bọn tàu "lạ", nước "lạ" nó không dám bắn tàu mình mới hay. Còn mình bắn tàu nó vô tư, có thế mình mới thắng được.
    Vậy tớ hiến kế: Đem đặt tên các chiến hạm nhà mình bằng tên toàn những lãnh tụ cao cấp của nhà chúng nó, ví dụ: Tàu "Mao Chổi Xể"; Tàu "Đặng Teo Bi", Tàu "Hồ Cấm Đái", Tàu "Ôn Ra Bảo" ...
    Lại làm mấy cái mô hình nào là Thiên an môn, nào là Tử cấm thành, Trung nam hải, sách đỏ sách tím ... treo lên cao.
    Bố bảo mấy thằng "lạ" dám chĩa súng vào Mả Cha nhà chúng nó. Nếu có nghéo cò cũng éo dám bắn trúng.
    He he, thế thì chúng nó chết với dân ta.
    Phải không các bạn?=D>
  10. hoanglanvu

    hoanglanvu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    1
    2 Vị nầy không đi chung với nhau được đâu bác ạ!:)):)):))

Chia sẻ trang này