1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Coldest Winter - Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TieuNgocLang, 03/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Nhưng một Wilson chủ tịch trường Princeton và một Wilson tổng thống Mỹ vài năm sau đó, người trên thực tế đưa Hoa Kỳ tham chiến ở Thế Chiến thứ nhất, là hai người rất khác nhau. Trong hội nghị hòa bình hậu chiến ở Paris , nơi ngài Wilson đã hi vọng tạo lập một trật tự thế giới mới, các nước bàn về vài vấn đề trong đó có quyền tự quyết cho các quốc gia bị đô hộ. Không ai quan tâm đến vấn đề này hơn kẻ được bảo trợ, người bạn nhỏ của Wilson: Lý Thừa Vãn, cơ hội tốt nhất cho việc đòi lại tự do của tổ quốc được nằm trong tay của người thầy thông thái, người dường như đã ngầm phong cho ông là lãnh tụ của một Triều Tiên mới, một Triều Tiên độc lập. Với họ Lý đây là thời khắc mà ông mong đợi. Ông mong được rời Mỹ để đến Paris, để thay mặt cho nhân dân cả nước đến vận động người bạn vĩ đại nhất, trước mắt là nới lỏng bớt vòng kim cô của người Nhật. Nhưng Wilson không hề muốn ông ta có mặt ở Paris. Vị Tổng thống, thật vậy , cần Nhật Bản ở vai trò cường quốc khu vực châu Á, ngoài ra, người Nhật cũng đã chọn đúng phe trong suốt Thế Chiến, và giờ đây cũng là một quốc gia thắng trận trong khối đồng minh, đang sẵn sàng cho việc thừa kế các quyền lợi của nước Đức ở Trung Quốc. Lúc đó Lý Thừa Vãn đã học được điều luật đầu tiên của thế chiến: các nước phe thắng trận sẽ giữ lại các thuộc địa. Và BỘ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã không cấp chiếu khán (passport) cho Lý Thừa Vãn.<P style=[/IMG]
    Còn tại thời điểm tháng 6 năm 1950, thực tế trớ trêu là Mỹ giờ lại sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì Triều Tiên. Với Hoa Kỳ, Triều Tiên có giá không vì tự thân nước này như thế, mà bởi Hoa Kỳ lo sợ cho quốc gia láng giềng – kẻ đàn áp Triều Tiên một thời gian dài: Nhật Bản – nếu Mỹ không can thiệp và đáp trả sự khiêu khích từ phe CS. Những khúc quanh của chặng đường lịch sử thật quái dị, Nhật giờ lại hóa ra là bạn hữu, còn Trung Hoa – một đồng minh dũng cảm lại đang trở thành kẻ thù.

    Thời kỳ thực dân lâu dài của Nhật Bản đã mang lại hậu quả nặng nề với người Triều Tiên. Nó hủy diệt khả năng tiến hóa của nền chính trị xã hội cũng như công cuộc hiện đại hóa ở đất nước này – không chỉ bởi sự tàn bạo và áp bức tuyệt đối của cảnh binh Nhật mà còn bởi thực tế là phần lớn những chính trị gia tài năng đã bị bắt, bị giết; trong khi những người khác như Lý Thừa Vãn và đối thủ tương lai Kim Nhật Thành phải đi sống lưu vong. Một số người miền Nam còn bị tha hóa bởi việc hợp tác với kẻ địch Nhật Bản. Trong suốt thế chiến 2, như Robert Myers đã chỉ ra, nhân dân các quốc gia tạm chiến ở châu Âu luôn hi vọng rằng sẽ sớm có trợ giúp, rằng các quốc gia đồng minh hùng cường rồi cũng sẽ tập hợp lại với nhau để đánh đuổi và kết thúc sự chiếm đóng của Đức trên quê hương mình. Còn với người Triều Tiên thì không hề có hi vọng như thế. Mười năm, hai mươi năm, hai nhăm năm trôi qua, nhưng không hề có một lực lượng từ quốc gia nào đến để cứu dân tộc Triều Tiên khốn khó, nô dịch, để đuổi quân Nhật ra khỏi đất đai của họ.

    Chỉ đến tháng Mười hai năm 1941, khi Nhật Bản mưu mẹo tấn công các vị trí của Mỹ, Anh, Hà Lan ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á thì mới có hi vọng le lói nhưng mỏng manh, bởi lúc đầu người Nhật chiến thắng phần lớn trận đánh trong chiến cuộc Thái Bình Dương còn khi ngọn triều đổi hướng thì chẳng có mấy chút thông tin lọt qua lưới kiểm duyệt đến với người dân Triều Tiên. Đồng minh phương Tây đến, nếu không vì Triều Tiên thì cũng vì lý do riêng, và thành công của họ báo hiệu cho sự sụp đổ của Nhật Bản. Nhưng vào năm 1945, chủ nghĩa yếm thế - sản phẩm của thời kỳ chiếm đóng – bộc lộ ra: nhiều người ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu lại thích nghi theo các mức độ khác nhau với bọn thực dân, chấp nhận luật lệ của người Nhật và trở thành một phần trong cấu trúc quyền lực của Nhật Bản dù không có mấy quyền hành và thỏa hiệp hoàn toàn. Một số người Triều Tiên còn bắt đầu trông mong vào Nhật Bản, dù có bất nhẫn, thì đó cũng là dân Châu Á đầu tiên đánh bại được những ông chủ da trắng trên hầu hết đất Châu Á.

    Năm 1945, Triều Tiên hầu như là một quốc gia không có thể chế chính trị, và không có lãnh đạo bản địa. Miền Bắc, khi Hồng quân Liên Xô quét vào, thì các cơ quan nhà nước từ cao tới thấp ngay lập tức được người Nga áp vào ngay cùng với một nhà lãnh đạo mới: Kim Nhật Thành. Còn miền Nam, Lý Thừa Vãn, người phần lớn cuộc đời sống lưu vong ngoài nước, là ứng viên của người Mỹ, dù có thích hay không. Lúc đó ông ta đã bảy mươi tuổi, khắc nghiệt, tự kỷ, không kiên định, cực kỳ yêu nước, cực kỳ chống cộng và không thiếu tính độc đoán; ông là một người dân chủ cực kỳ tới mức ông hoàn toàn điều khiển toàn bộ thể chế dân chủ của đất nước mà không ai khác được phép thách thức ý định của mình J. Ông thật sự là thứ được Nhật và Mỹ nhào nặn ra qua những lần bị phản bội, tù đày, lưu vong chính trị, vì những lần thất hứa, những thay đổi nhẫn tâm. Ông là một hình mẫu do một giai đoạn lịch sử khắc nghiệt của đất nước ông tạo ra, còn chính trị gia trẻ đầy tham vọng Kim Nhật Thành cũng là sản phẩm tương tự của bi kịch đó, chẳng qua là theo một lối rất khác.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Đọc cái đoạn này mình cảm nhận, tương lai của một dân tộc nằm ở chỗ dân tộc đó có bảo vệ được giới trí thức của mình và nuôi dưỡng tinh thần cùng bản tính dân tộc của giới trí thức đó hay không. :)
  3. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Lão Đần, tớ càng đọc tớ càng thấy được nỗi đau của các quốc gia, các dân tộc nhược tiểu, nước nào cũng vậy, luôn bị các nước lớn xem là một quân cờ trên bàn cờ của họ. Còn trí thức thì tớ nghĩ khác lão, tớ thích quan điểm của Mao Zetong về tầng lớp đó hehehe>:). Ngoài ra, đọc sách "Tây" tớ ghét nhất là nó hay đổ lỗi cho một cá nhân nào đó, mà nếu chúng đã đổ lỗi rồi thì cái gì nó cũng bới móc cho được từ lối sống từ suy nghĩ cho tới sức khỏe. Damn. Điển hình là cụ Hít và trong quyển này là cụ MacArthur.
  4. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Lý Thừa Vãn là một tù nhân chính trị khi còn rất trẻ và vừa may thoát án tử hình; thực tế là ông có bằng đại học Harvard và bằng tiến sỹ Princeton, nhưng cuộc đời ông đầy gian khổ và thất vọng tương đồng với những gian khổ và thất vọng của đất nước ông. Tình trạng vô năng của ông lúc lưu vong chẳng khác gì của đất nước, một quốc gia mồ côi trong mắt các cường quốc. Sau khi nhận bằng tiến sỹ, ông trở về Triều Tiên trong một thời gian ngắn, rồi quay lại Hoa Kỳ sống tiếp 35 năm nữa. Ông trở thành một người chuyên đi van xin trong tình trạng không khả quan mấy, ông liên tục vận động cho một Triều Tiên tự do thoát khỏi cảnh lệ thuộc thực dân do chính ông đứng đầu. Nếu ông là một kiểu người theo chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt nhất, thì chính ông cũng là một nhà tổ chức khắc nghiệt nhất: khi lấy được quyền lực, thành công của ông xác nhận cho sự độc tưởng.

    Khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc trong năm 1945, Lý Thừa Vãn có trong tay con bài tẩy để chơi, ông đã đợi điều này trong ba thập kỷ ròng – đó chính là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Lúc một số người Mỹ chịu trách nhiệm tính toán cho Triều Tiên thời hậu chiến mà không có biết mấy về tình trạng của nước đó, thì Lý Thừa Vãn, với thời gian dài lâu sống ở Mỹ và nhiều năm vận động, nổi lên thành ứng cử viên Triều Tiên duy nhất trong lòng người Mỹ. Ngoài ra, ông có sự ủng hộ bởi mối liên hệ lâu dài với những người Quốc gia Trung quốc vốn có quan hệ tốt một cách khác thường với Washington. Ở Triều Tiên, cũng như Trung Quốc, người được chọn cho vị trí lãnh đạo phải vừa là người theo chủ nghĩa quốc gia và vừa là người Thiên chúa; điều này hợp với các tiêu chuẩn tôn giáo và chính trị của phương Tây. <FONT class=imageattach onload=[/IMG]Có Tưởng Giới Thạch chống lưng thì cũng giống như có hộ chiếu bước vào vòng ảnh hưởng của Washington. Thực tế là Lý Thừa Vãn trở nên hữu danh, dù tốt hay xấu, cả từ những người ngưỡng mộ họ Tưởng lẫn những người ghét ông, như Tưởng thiếu gia. Không như Tưởng Giới Thạch, ông là một người Thiên Chúa mộ đạo. Trên một đất nước không Thiên chúa, ông là một người Thiên chúa giáo, tín ngưỡng này mang lại nhiều cơ hội cho ông. Với những người Mỹ ủng hộ ông từ những năm đầu, thì niềm tin tôn giáo này rất phù hợp. Trong những năm trước chiến tranh Triều Tiên, khi có một nhà ngoại giao Mỹ nhận xét không tốt về Tưởng Giới Thạch lẫn Lý Thừa Vãn, thì nhân vật đầy ảnh hưởng John Foster Dulles, sau này là ngoại trưởng dưới thời Dwight D. Eisenhower đã trả lời rằng: “Tôi nói cho anh điều này. Bất kể anh nói gì về họ, thì hai ông đó trong thời buổi này có giá trị tương đương với những người sáng lập nhà thờ. Họ là những quý ông giáo dân hiến mình cho đức tin”.

    Chính Tưởng Giới Thạch đã lưu ý với Lý Thừa Vãn về Douglas MacArthur, và khi họ Lý quay về Hàn quốc để nắm quyền tổng thống, ông đã đi bằng máy bay của MacArthur, đây chính là một thông điệp chính trị. Dường như người Mỹ đã có người của họ, hay có lẽ chính xác hơn là người của họ đã có được người Mỹ. Roger Makim một nhà ngoại giao cao cấp Anh quen thuộc Mỹ, tin rằng trong giai đoạn đó, Mỹ cho thấy hình ảnh một quốc gia biệt lập giờ lại bung ra một cách không sẵn sàng trong vai trò mới, một cường quốc, một cực của thế giới, luôn thể hiện xu hướng mời gọi một cá nhân – một vài người họ cảm thấy phù hợp. Chọn họ Lý, Makim tin rằng, phản ánh một sự thật là: “Người Mỹ luôn thích ý tưởng làm việc với một nhà lãnh đạo nước ngoài được xác định là người-phe-mình. Họ không thấy thoải mái với sự vận động”. Tuy vậy, sự thoải mái đó không có được với Lý Thừa Vãn bởi những người Mỹ ở Triều Tiên, những người thực tế giao dịch công việc hằng ngày với ông ta, họ còn ghê tởm ông. Tướng John Hodge, tư lệnh quân Mỹ ở Hàn quốc, một quân nhân cục súc và không biết ngoại giao, ghét Lý Thừa Vãn. Theo nhà sử học quân sự Clay Blair thì ông nghĩ về họ Lý là “xảo quyệt, không kiên định, tàn ác, tham nhũng và hoang dại không lường trước được”.
    Hết chương 3
  5. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Chương 4<P style=[/IMG]Ở miền Bắc, Kim Nhật Thành được đưa lên trong trạng thái tốt hơn và có tầm nhìn xa hơn của Liên Xô, họ vốn đã để ý đến Triều Tiên một thời gian dài hơn. Ông về nước lúc cuối thế chiến hai theo mệnh lệnh của Stalin, cùng với sức mạnh tuyệt đối của Hồng quân vào chiếm đóng. Bởi vậy, nên ngay từ đầu ông đã triển khai theo hệ thống cứng rắn của Liên Xô, và quanh ông là các chuyên gia, cố vấn Nga. Đến mùa xuân 1945, Kim Nhật Thành đã nắm quyền lực được 5 năm, và, ít ra trong số hai kẻ đối địch, thì ông được thúc đẩy nhiều hơn trong việc có được quyền xâm lược miền Nam. Ông ta hứa với người Nga rằng, cuộc tiến công sẽ được hỗ trợ vì nhân dân miền Nam sẽ đồng khởi. Hai trăm ngàn đảng viên CS miền Nam cùng những người yêu nước sẽ đồng thời cầm vũ khí chống lại Lý Thừa Vãn, ông này theo cách gọi của phía CS trong thời gian đó là chó săn đế quốc Mỹ. Tuy vậy, chỉ có duy nhất một người có thể bật đèn xanh cho cuộc xâm lược – đó chính là Stalin.

    Trong ba nhân vật chính của chiến tranh Triều Tiên bên phía CS, thì Kim Nhật Thành là người ít có tính chính danh nhất. Với Stalin, dù ông không là kiến trúc sư chính cho Cách Mạng Nga, thì ít ra ông cũng tham gia ngay từ đầu, ông là một nhà điều hành cứng rắn, từng bước có hệ thống thu tóm quyền lực của những người xung quanh, và đến thời điểm hậu chiến thì ông cũng đã lãnh đạo toàn trị Liên Xô được gần một phần tư thế kỷ. Cùng với chiến thắng của quân đội Nga trước nước Đức Hitler, hình ảnh của Stalin được nâng cao rất nhiều, bất kể ông đã sai nghiêm trọng trong việc định lượng quyết tâm của Hitler và tệ hơn ông đã gần như hủy hoại Hồng quân bằng việc thanh trừng từ thượng tầng chỉ huy cho đến các sỹ quan cấp quân đoàn chỉ trong vài tháng trước khi Hitler phát động cuộc xâm lăng. Nhưng bất kể sai lầm, Stalin vẫn là nhà lãnh đạo biểu tượng của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Những sai lầm kể trên đã giúp cho quân Đức tiến rất gần đến việc đánh bại nước Nga, và trớ trêu thay, cũng đủ khiến cho ông trở thành người hùng trong mắt dân Nga, do đó tăng mạnh hình ảnh cá nhân trong việc bảo vệ đất nước và ghép chung huyền thoại về tinh thần quốc gia với huyền thoại về tài lãnh đạo của ông. Ông trở thành hiện thân, không phải ở những thất bại ban đầu của nước Nga, mà ở trận chiến Stalingrad bất tử và ở chiến thắng sau cùng của Hồng quân ở Berlin. Riêng chiến thắng này đã xác lập vị trí vĩ đại của ông với người dân Nga, khiến ông trở thành một hiện thân thời hiện đại của các Sa hoàng huyền thoại, và – dù tốt hay chủ yếu là tệ hơn – vẫn là biểu tượng chính của nước Nga trong thế kỷ hai mươi.

    Còn Mao Trạch Đông, năm 1950, là lãnh đạo của chính phủ cách mạng Trung quốc vừa chiếm được chính quyền sau nhiều năm bị đàn áp, đấu tranh và sau cuộc nội chiến; có lẽ nhìn toàn cảnh lịch sử ông còn là một biểu tượng to lớn hơn. Ông là kiến trúc sư trưởng của cách mạng Trung Hoa và đã lãnh đạo cách mạng vượt qua một chặng đường trường chinh gian khó, thường phải chống trả lực lượng kết hợp giữa Tưởng Giới Thạch và các lãnh chúa địa phương. Ông là nhà chiến lược cả về chính trị và quân sự trong nội chiến Quốc Cộng Trung Hoa và cũng là nhà sáng lập ra trường phái chiến tranh mới trong đó chính trị và chiến tranh gắn kết chặt lẽ, hòa lẫn vào nhau; và quân sự luôn chỉ là một công cụ của cánh chính trị. Sự vận dụng sáng tạo đường lối chủ nghĩa Mác với giai cấp nông dân cùng lý thuyết cách mạng của ông còn vang dội trên trường quốc tế trong nửa sau thế kỷ hai mươi hơn cả những gì Stalin đã làm được. Vào thập niên 1960, khi tội ác của Stalin chống lại dân trong nước và các nước Đông Âu được phơi bày, thì biểu tượng lý tưởng - trong sáng của các chính trị gia cánh tả ở phương Tây có ít nhiều rạn vỡ, ngượng ngùng; còn với thế giới thứ ba, họ tránh nói tới nhà lãnh đạo được yêu thích này người cho thấy sức mạnh thì ít mà hung ác thì nhiều. Mao Trạch Đông thì ngược lại, trong một thời gian dài - mãi đến khi mặt tối đời sống cá nhân và sự tàn bạo ông phủ lên người dân của mình được biết nhiều hơn – ông là một hình tượng lãng mạn; kiểu như một hiện thân của cách mạng. Trong những năm ấy, ông, vượt hơn cả Stalin, được xem như là nhà lãnh đạo của thế giới vô sản chống lại thế giới tư sản.
  6. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Kim Nhật Thành thì khác hẳn, một nhà ái quốc nhiệt thành được một thế lực đế quốc – Liên Xô, dựng lên. Ông là một người nhiệt tình với chủ nghĩa dân tộc bởi sự đô hộ của Nhật Bản và cũng chính bởi thời kỳ thực dân này, mà ông trở thành một người Cộng sản chân chính, một chiến binh du kích kiên cường và gần như ngay từ đầu ông đã hoàn toàn là một công cụ có trách nhiệm của chính sách Sô viết. Người ngoài nhìn vào thì không thấy ông mấy mà thấy ngay đó là bàn tay của Liên Xô; còn ông, ông tự nhìn mình và thấy mình là một người hiện thân chân chính nhất cho chủ nghĩa dân tộc Triều Tiên. Thật ra, chính thời kỳ ông trưởng thành đã gọt đẽo nên con người ông. Với Kim Nhật Thành, không có gì mâu thuẫn giữa việc là một người Triều Tiên yêu nước, với một nhà CS chân chính và một phương tiện của người Nga.<P style=[/IMG]
    Cả Triều Tiên là một vùng đất màu mỡ cho việc nổi dậy, bởi người Nhật. Khi sự chiếm đóng mở rộng, thuyết định mệnh bén rễ trong đa số trí thức trung lưu, còn phần lớn tầng lớp thượng lưu thì miễn cưỡng hòa hoãn với người Nhật và tiếp tục làm giàu nhờ sự cộng tác đó. Một số lớn trong đó lại nổi lên thời hậu chiến như là những nhân vật có ảnh hưởng ở Nam Hàn. Trong khi hầu hết người dân Triều Tiên có nguồn gốc nông dân, họ ghét người Nhật và không có lý do kinh tế để thỏa hiệp, bị lôi kéo về phía cực tả. Bằng sự nô dịch đầy khắc nghiệt, người Nhật khiến họ cảm thấy xa lánh. Trong mắt người Nhật, người Triều Tiên thuộc chủng tộc thấp kém hơn, và phàm những ai ở đẳng cấp thấp cũng dễ dàng bị chinh phục.

    Bởi lý tưởng đế quốc và vì sự lớn mạnh của đất nước, người Nhật phải hủy diệt vết tích độc lập của Triều Tiên. Cái họ muốn không gì khác là xóa mờ văn hóa Triều Tiên, bắt đầu từ ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính thức ở Triều Tiên được tuyên bố là tiếng Nhật; trong trường, bài giảng được thực hiện bằng tiếng Nhật. Sách giáo khoa tiếng Nhật được mang tên Văn tuyển quốc ngữ (Mother tongue reader). Người Triều Tiên lấy tên Nhật. Tiếng Hàn giờ thành một thứ tiếng địa phương, không gì hơn. Giống như các nước thực dân khác, thứ người Nhật muốn là sự học, dĩ nhiên, một khi cần có điều gì đó có giá trị với một dân tộc bị chinh phục, cần, nhưng phải có hạn chế. Chỉ làm những điều thông thường – lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo địa phương, những thứ dễ dàng đạt được – có ý nghĩa thực sự. Sự phân hóa do chế độ thực dân Nhật bản gây nên rất sâu sắc trong xã hội hơn xa những gì đa số người nước ngoài nghĩ tới. Đất nước không chỉ đơn thuần chia cắt ở vĩ tuyến 38, mà còn chia rẽ trong lòng dân tộc – nó tác động đến định hướng của người Triều Tiên dù ở phe nào trong thời điểm đau lòng đó. Nó gây ra những phân hóa trong nội bộ dân tộc, và các cánh đó xung đột nhau trong suốt chiến cuộc Triều Tiên. Đây không chỉ là một cuộc xâm lăng – vượt biên giới, miền Bắc chiếm miền Nam – mà còn là nhiều điều hơn thế nữa, trong đó có nỗi ám ảnh của thời kỳ thực dân vừa trôi qua, có sự đấu tranh chính trị dai dẳng hàng thập kỷ. Cả hai bên đều có lý lẽ của riêng mình, dù với phương thức và khẩu hiệu khác nhau, vẫn còn đó sau gần nửa thế kỷ. Sự khắc nghiệt ghê gớm của luật lệ Nhật hiển nhiên đã khiến cho những người theo chủ nghĩa dân tộc khó tồn tại nổi trên mảnh đất khô cằn này. Do vậy, hầu hết những câu chuyện của Triều Tiên thời đó đều theo một sự thật là: - những người yêu nước ở lại tổ quốc trước sau gì cũng bị tha hóa bằng cách này hay cách khác của việc hợp tác với người Nhật; - còn những ai sống lưu vong thì cũng sẽ như thế; hoặc ít nhất là bị ảnh hưởng nặng, bởi việc cộng tác với các siêu cường: Nga, Trung, Mỹ - những nước đã cưu mang họ.
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Tớ thích nhận xét sắc xảo này của bác danngoc.
  8. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Em cũng thấy bác danngoc nhận xét rất chí lý - em thấy ngay chính thực tế ở mình cũng vậy mà thôi.
  9. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Bởi đất nước bị chiếm đóng, bị đô hộ, nghèo đói và vô vọng đã đưa Lý Thừa Vãn vào hành trình lưu vong xin xỏ trên đất Mỹ, và cũng sản sinh ra Kim Nhật Thành nhưng theo một lối đi khác hẳng, ông này thì gia đình đã bị tác động của việc mất cân bằng kinh tế từ rất sớm. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã tham gia các hoạt động chính trị, và đã lưu vong từ tuổi vị thành niên, ông đã dùng cả thời trai trẻ để đấu tranh chống lại người Nhật. Ông thể hiện theo cách riêng mình cho một thời kỳ lịch sử cận đại của đất nước đầy đau thương và hận thù.

    Ông chào đời với tên khai sinh là Kim Thành Trụ vào ngày 15 tháng tư năm 1912 ở làng Nam-ri, chỉ hai năm sau khi người Nhật bắt đầu thời kỳ thực dân ở Triều Tiên. Thử nghĩ với góc độ một đứa trẻ châu Âu hiện đại, lớn lên ở Hà Lan hoặc Pháp dưới sự chiếm đóng của phát xít nhưng trong cả ba mươi ba năm đầu đời, thì sẽ dễ hiểu hơn cho sự giận dữ và cứng rắn của ông. Quê nội của ông ở làng Vạn Cảnh Đài (Mangeyondai) nơi sau này được xem là quê nhà của ông. Kim Nhật Thành bảo rằng ông cố của ông là một trong những chỉ huy của cuộc tấn công vào thương thuyền có vũ trang mang tên Tướng Sherman của Mỹ, chiếc tàu này vốn nhỡ đi lạc lên quá xa trên sông Đại Đồng và rồi lại tiếp tục một sai lầm nữa là bị mắc cạn, thế là dân địa phương người Triều Tiên đã xông lên chiếm tàu và chém chết người ngoại quốc. Việc họ tộc nhà Kim Nhật Thành có thực sự tham gia vụ việc trên hay không là một câu hỏi, còn với ông thì việc tô vẽ cho tự truyện của mình là việc được làm rất nghiêm túc.

    Cha ông, Kim Hanh Tắc (Kim Hyong Jik), thuộc giai cấp nông dân, nhưng lưu ý là có học trung học – dù chưa tốt nghiệp. Ở tuổi mười lăm, ông Kim Hanh Tắc cưới con gái của một hiệu trưởng trường làng, sau đó ông làm giáo viên tiểu học, làm lương y và có lúc làm quản trang (gác nghĩa địa, nghĩa trang). Vợ ông, Kang Ban-sok, khi ấy mười bảy tuổi, lớn hơn ông ta hai tuổi. Bà cũng được học hành đàng hoàng. Phía gia đình bà có nhiều người làm giáo viên, làm mục sư Tin lành. Đám cưới của hai người ít được phía vợ hoan nghênh bởi địa vị bên họ nhà trai (họ Kim) thấp kém hơn và chỉ có hai mẫu ruộng làm vốn. Khi Kim Nhật Thành ra đời, cha ông cũng chỉ mới mười bảy tuổi và vẫn phải sống cùng bố mẹ. Chính hội truyền giáo Tin lành đã kết nối hai bên gia đình nhà Kim, dù rằng trong lý lịch được “trong sạch hóa” sau này của mình, Kim Nhật Thành ghi là gia đình ông vô thần, và rằng cha ông đi nhà thờ chỉ bởi giáo hội Trưởng lão mở trường dòng cho học. “Nếu có tin vào một ai, thì hãy tin vào thánh thần Triều Tiên”, sau này Kim Nhật Thành bảo cha ông đã dặn như vậy. Chưa tính tới chuyện thật giả ở đây, thì rõ ràng có một sự thật là ở đa số các khu vực kém phát triển trên thế giới sự quyến rũ của hội truyền giáo nằm ở việc họ cung cấp cơ hội được học hành tốt hơn và cơ hội phát triển kinh tế. Một sự thật khác cũng không phải bàn cãi là gia đình Kim Nhật Thành có dính líu đến chính trị, bởi cha ông và hai người chú phải vào tù vì các hoạt động đòi độc lập. Năm 1919, khi Kim Nhật Thành lên bảy, gia đình ông, cũng như hàng ngàn người Triều Tiên có tinh thần dân tộc cao, cùng nhau di cư qua biên giới phía bắc vào vùng Mãn Châu để thoát khỏi những luật lệ của người Nhật. Họ ngụ tại thị trấn Giang Đạo (*), nơi có một cộng đồng lớn người Triều Tiên sống, và cậu bé Kim Nhật Thành đến trường người Hoa, học ngôn ngữ.

    (*) Nguyên văn là Jiandao tớ không biết phiên âm vậy đúng không
    Dạo này bận tập bắn WoT nên dịch chậm, bà con thông cảm [:D], có giận thì chọi gạch vào nhà ông heo (anheoinwater) vì ông này đã truyền bá cái game này trên TTVN
  10. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Khi ông lên mười một, cha gửi ông về lại Triều Tiên, để ông cảm nhận được quê hương và tiếng mẹ đẻ tốt hơn ngay cả khi thứ tiếng đó không được nói công khai. Ông sống với ông bà ngoại một thời gian trước khi quay lại Mãn Châu và ghi danh vào một học viện quân sự được lập bởi những người Triều Tiên yêu nước. Sau này ông nói rằng đã rất quyết liệt ở trường nên rời đó sau sáu tháng. Dù gì đi nữa thì ông cũng sớm chuyển đến Cát Lâm, nơi có rất nhiều người Triều Tiên lưu vong – và cũng nhiều điệp viên siêu hạng người Nhật. Đây là thời điểm nảy nở các nhà cách mạng. Như Kim Nhật Thành sau này kể lại, ông và bạn bè luôn tranh luận với nhau nên làm việc nào trước: một cuộc cách mạng chấm dứt tình trạng kinh tế nặng nề, hay một cuộc cách mạng nhằm kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật. Họ cũng tranh luận với nhau về việc cách mạng nên nổ ra trước tiên ở Triều Tiên hay nên chờ đến khi nước Nhật bị chính những lực lượng cộng sản nổi lên nắm quyền. Cũng như đa số người Triều Tiên cùng thế hệ, ông trở nên cấp tiến hơn, cực đoan hơn khi thời gian trôi đi và những tổn thương nặng nề do người Nhật gây ra càng thường xuyên hơn. Cha ông mất trong những năm tháng ấy, còn mẹ ông bắt đầu làm thợ may. Bản thân Kim Nhật Thành thì theo học ở một trường trung học của người Hoa, nơi ông gặp gỡ Shang Yue (*), một nhà giáo Đảng viên CS quan tâm tới ông và cho phép cậu trai trẻ dùng thư viện của mình (Shang sớm bị tử hình bởi tư tưởng cực đoan và trên thực tế trở thành một trong các sử gia hàng đầu của CS Trung Hoa)
    (*) Không biết ông này là ai, phiên âm Hán Việt là gì, đã search nhưng không thấy, ai giúp với

    Lúc này Kim Nhật Thành đã ngả hẳn sang cánh tả, và trở thành một thành viên sáng lập trẻ tuổi của một hội thanh niên CS. Mùa thu 1929, ở tuổi mười bảy, ông bị nhà cầm quyền Mãn Châu Lý bắt và tống giam. Theo nhà viết tiểu sử Bradley Martin, ông ta khá may mắn đã không bị giao cho người Nhật. Sáu tháng sau, Kim Nhật Thành được phóng thích, rồi năm sau ông gia nhập Đảng Cộng Sản – Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Người ta tin rằng đâu đó trong thời gian này ông lấy tên hoạt động là Kim Nhật Thành. Những người chỉ trích ông cho rằng ông cướp tên của một nhà ái quốc Triều Tiên nổi danh khác - một chiến sỹ du kích lừng lẫy; nhằm hưởng cái danh của một Robin Hood Triều Tiên. Bởi luận cứ này, những kẻ phỉ báng ông tin rằng thời kỳ hoạt động du kích của ông ở Mãn Châu là giả mạo. Đây không phải là vấn đề, dù rằng khi nắm quyền ông đã thổi phồng vai trò lãnh đạo du kích của mình, nhưng rõ ràng kể từ năm 1931, Kim Nhật Thành đã trở thành một kẻ thù nghiêm trọng của người Nhật, từ đó ông đã phải sống một cuộc sống gian khổ, đầy nguy hiểm của một lãnh đạo du kích trước họng súng quân Nhật.

    Như vậy, từ năm hai mươi tuổi ông đã cầm vũ khí đánh Nhật, và đến mùa xuân 1932 ông đã có một đội quân du kích riêng của mình. Ông và những người như ông là thành viên của một tổ chức mang tên nhóm Kapsan (Thất Sơn???) theo tên của dãy núi Kapsan của Mãn Châu, nơi ông và những người Cộng sản Triều tiên khác cư ngụ sau khi chạy thoát khỏi tổ quốc. Người Nhật, khi tham vọng chiếm vùng Đông Á có được thành công, liền mở rộng chế độ thực dân ủy trị lên vùng Mãn Châu và đặt cho nó một cái tên rặt Nhật Manchukuo. Đội du kích của Kim Nhật Thành là một trong nhiều nhóm chiến đấu chống Nhật, một số là người Triều, một số là người Hoa. Cuộc đấu tranh du kích chống Nhật kéo dài hơn một thập kỷ, một cuộc chiến mà phía du kích không mấy khi dành được chiến thắng. Bởi người Nhật có nhiều lính hơn, có vũ khí tốt hơn và có hậu cần cung cấp đạn dược không giới hạn – so với phía quân Triều Tiên gần như bị bao vây. Phía Nhật còn có khả năng đưa ra cho nông dân địa phương một lựa chọn đau khổ: quà thưởng hậu hĩ nếu cung cấp thông tin du kích – những người đôi khi là bạn, đồng hương với họ - hoặc nếu không hợp tác, là cái chết.

Chia sẻ trang này