1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Coldest Winter - Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi TieuNgocLang, 03/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Góp ảnh cho bác TNL nhé:

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]
    Ảnh cụ này nhìn quá quen


    [​IMG]
    Cái lều này trông hệt như một zemlyanka của vùng Sibiri


    [​IMG]


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
  2. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Trong khoản từ năm 1934 đến 1940, phía Nhật đưa sang một lực lượng lớn hơn vào khu vực và sử dụng các biện pháp cứng rắn hơn để thuyết phục dân địa phương. Cuối cùng họ cũng phá được quân du kích và dồn họ về vùng đất phía đông Liên Xô. Trong giai đoạn này, đội quân của Kim Nhật thành sáp nhập vào cái gọi là Liên quân Kháng Nhật Đông Bắc, tư lệnh là một tướng Trung Quốc: Yang Jingyu. Nhiệm vụ của quân du kích không phải là cố thắng quân Nhật mà quấy rầy chúng, làm cho mỗi chuyến đi đến Trung Quốc có thêm phần khó khăn. Hầu hết quân của Kim Nhật Thành là người Triều, nhưng rõ ràng là ông hành động theo sự đỡ đầu của CS Trung Hoa.

    Dĩ nhiên là tầm quan trọng của Kim Nhật Thành trong vai trò lãnh đạo du kích ở giai đoạn này không có gì bàn cãi. Chức vụ của ông to dần từ tiểu đoàn trưởng rồi sau đó lên sư đoàn trưởng, dù thực tế dưới quyền ông chưa bao giờ có quá 300 quân. Ông nổi tiếng lên. Phía CS thì ngày càng đánh giá cao ông ở góc độ một lãnh tụ du kích trung kiên, đáng tin cậy và quan trọng; còn với người Nhật thì ông là một trong những thủ lãnh du kích cần truy nã gắt gao nhất trong thời kỳ đó; năm 1935, phía Nhật treo giá cho đầu ông; và ông tiếp tục ẩn tránh. Với thượng cấp, trước là người Hoa sau là người Nga, thì ông là một người cứng rắn, thực dụng, hoàn toàn đáng tin cậy. Trong đó ý cuối cùng rất quan trọng, dù rằng có ràng buộc ý thức hệ mạnh mẽ giữa ông và thượng cấp, nhưng vẫn còn có các quốc gia khác đáng lo, và như vậy sự hoài nghi là không tránh khỏi.

    Khi tướng Yang Jingyu bị bắt và bị người Nhật giết vào năm 1940, lúc ấy Kim Nhật Thành trở thành người du kích bị tầm nã nhất trong vùng, giá treo cho đầu ông lúc cao nhất là 200,000 yen. Rồi quân Nhật ngày càng mạnh, mạnh hơn, quân du kích phải triệt thoái. Đâu đó trong giai đoạn này, có lẽ trong năm 1940, rốt cuộc Kim Nhật Thành bắt đầu làm việc dưới sự chỉ đạo và bảo hộ của người Nga. Năm 1942, ông gia nhập Hồng quân và được gửi đi huấn luyện tại một quân trường gần làng Voroshilov ở miền đông Liên Xô. Ông nhanh chóng trở thành chiến sỹ một tiểu đoàn bí mật của Hồng quân, thuộc lữ đoàn lính bắn tỉa độc lập đặc biệt số 88, nhiệm vụ chính là trinh sát các hoạt động của quân Nhật trên lãnh thổ Liên Xô (dù Liên Xô và Nhật khi ấy chưa tuyên chiến với nhau). Lúc đầu ông là một đại úy và sau này là một tiểu đoàn trưởng trong lữ đoàn kể trên. Bởi sự chuyên chính trong quân đội, nên ông ta hoàn toàn là một người lính Liên Xô và trên thực tế là một công dân Liên Xô. Cũng có chừng 200 người trong đơn vị ông là người gốc Triều Tiên, dù hầu hết được lớn lên trong vòng tay người Nga. Tất cả đều được giác ngộ chính trị, bởi việc học chính trị cũng quan trọng với người Nga như các bài tập chiến thuật quân sự - hồng hơn chuyên. Thỉnh thoảng trong thời kỳ thế chiến II, hình như Kim Nhật Thành có đến Moscow. Phía Liên Xô xem tiểu đoàn của ông ta không phải là một đơn vị dùng để đối đầu với quân Nhật mà để dành cho các vai trò có ích khác một khi chiến tranh sắp kết thúc và lực lượng Liên Xô sẽ đông tiến.

    Như mọi người Triều Tiên cùng thế hệ, Kim Nhật Thành hiểu rằng để giải phóng đất nước khỏi người Nhật, không thể thiếu được trợ giúp từ bên ngoài. Với ông – hiện đang khoát trên người bộ quân phục sỹ quan Liên Xô – thì Nga là một nhà tài trợ lớn cho Trung Quốc, mà người Hoa thì đã nhúng tay vào lịch sử Triều Tiên với vai trò không mong đợi nhiều hơn Nga, và Moscow thì xa hơn Bắc Kinh. Bên cạnh đó, từ năm 1944, Nga đã nắm chắc chiến thắng và thành một thế lực chính thời hậu chiến, trong khi cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông vẫn còn giới hạn trong khu vực nghèo khổ miền tây bắc Trung Hoa. Hơn nữa, mô hình Liên Xô hình như có sức hấp dẫn đặc biệt với các vị sắp-làm-lãnh-tụ CS ở các nước kém phát triển, bởi người Nga đã thực sự triển khai, đã hoàn thành cuộc cách mạng, đã chiến thắng kẻ thù và còn xoay sở để hiện đại hóa một quốc gia lạc hậu. Vì vậy nên Kim Nhật Thành trở thành một dạng thức mới mẻ, một người yêu nước Triều Tiên và đồng thời cũng là một người trung thành, tận tụy với học thuyết Sô viết. Những người khác có thể thấy tương phản giữa việc là một người theo chủ nghĩa dân tộc với một người theo chủ nghĩa độc đoán Sô viết, nhưng Kim Nhật Thành thì không. Ngay từ đầu cả hai thứ với ông là như nhau: những gì tốt cho Liên Xô thì cũng tốt cho ông – và cho đất-nước-Triều-Tiên-của-ông.
  3. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Kết thúc nhanh chóng của cuộc chiến làm hầu hết mọi người ngạc nhiên, cả người Nga lẫn người Mỹ. Triều Tiên ngay lập tức bị chia đôi theo vĩ tuyến 38. Hồng quân tiến vào – không phải do lữ đoàn đặc biệt 88 dẫn đầu – chiếm lấy danh tiếng giải phóng cho người Nga chứ không phải cho người Triều Tiên. Cánh quân người Triều Tiên thuộc Hồng quân chỉ được phép vào sau đó vài tuần. Ngay từ đầu, Kim Nhật Thành cơ bản là phải phụ thuộc. Ông không có tư cách để làm lãnh đạo hơn người Nga, đó là cách Stalin muốn triển khai trong thế giới CS, Stalin hiểu rằng một người được lên thông qua các cuộc bầu cử chính trị thật sự sẽ trở nên khó điều khiển và họ sẽ suy nghĩ theo cách thực sự độc lập. Tốt nhất là tìm một ai đó phù hợp với yêu cầu, rồi thông báo rằng đó chính là một anh hùng, dựng lên một huyền thoại nếu cần là tiểu sử giả và rồi đưa người đó lên nắm quyền.
    <SPAN style=[/IMG]Đó chính là cách họ làm với Kim Nhật Thành. Ông ta không cần phải có uy tín, và ông chắc chắn là không. Đảng không cần những người có uy tín ở các nước phụ dung. Josip Bros Tito của Nam Tư và Mao Trạch Đông - hai người này Stalin không tin cậy bởi những thành tích đáng phục của họ - rốt cuộc cũng cho thấy nguy hiểm thế nào với những người là tượng đài quyền lực ở các nước đó. Không có vấn đề gì về ý thức hệ với Kim Nhật Thành: họ đã nhào nặn ông trong nhiều năm, ông cũng đã vượt qua hàng lô các loại bài kiểm tra bí mật, và ông thực sự là một tín đồ. Những gì Liên Xô nói về phương Tây, về chủ nghĩa tư bản, về Triều Tiên đều khớp với nhau, và Kim Nhật Thành cũng nhận ra được từ kinh nghiệm cá nhân. Nhiều năm sau này, sau khi Stalin chết khá lâu, sau những phe phái khác nhau nối tiếp chia rẽ thế giới CS, Kim Nhật Thành vẫn là người theo chủ nghĩa Stalin vĩ đại đến cùng: cứng rắn, giáo điều, không nhân nhượng, ông tin vào tất cả những sự thật xưa cũ cho dù đa số trong đó đã cho thấy là sai. Ít nhất ở Triều Tiên, chúng cũng không phải là những lời dối trá, bởi Kim Nhật Thành, với quyền lực của một nhà độc tài, đã làm chúng thành đúng. Sau rốt, ông cố để tạo lập nên một xã hội bị quản lý chặt chẽ nhất, lâu bền và hà khắc nhất – một xã hội Stalinist thật sự nhất trên toàn thế giới. Nếu Joseph Stalin được sinh ra ở Triều Tiên và nắm quyền trong cùng thời kỳ, thì ông cũng sẽ điều hành chính xác như những gì Kim Nhật Thành đã làm, sẽ sống như Kim đã sống cho đến tận khi cái chết làm nốt phần việc của mình
  4. boy_co_don

    boy_co_don Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    904
    Đã được thích:
    641
    Đọc quá hay , nhưng mà mình thấy nó vẫn thế nào ý không rõ . Người Tây hay bảo người mình tuyên truyền 1 phía nhưng khi đọc cái này thấy họ cũng chẳng khác gì , mang tiếng là viết công bằng thôi nhưng nội dung thì vẫn cứ là 1 phía .
    Thank bạn TieuNgocLang đã dịch
  5. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Bắc Triều Tiên chắn chắn trở thành một thiên đường cho người viết tiểu sử các vị thánh, và Kim Nhật Thành là một truyền thuyết thời hiện đại ở đó. Hẳn sẽ không có lời nịnh hót quá trơ tráo nào được dùng để miêu tả sự nghiệp anh hùng của Người trong thời chiến tranh, không có một trở ngại nào mà Người không thể vượt qua dù chỉ một thân một mình, không tiểu đoàn quân Nhật nào mà Người không hủy diệt, không một chiến binh du kích nào khác có chiến tích xứng đáng được kể lại chi tiết, và mặt trời không thể mọc trên đất nước này nếu không có sự hỗ trợ của Người!!!. Ở Bắc Triều Tiên, có một cuộc cách mạng, nhưng đó là cuộc cách mạng bị áp đặt cho nhân dân. Không giống như ở Trung Hoa (và ngay sau đó là Đông Dương), quyền lực đất nước Triều Tiên chuyển vào tay CS không phải từ một ý tưởng cách mạng được thi hành khéo léo, khắc khổ để chống lại chủ nghĩa thực dân cũ và mới trong một cuộc đấu tranh trường trì gian khó vốn cần phải có dự hỗ trợ to lớn từ người dân. Thay vào đó, nó đến từ quyền lực thô bạo của HỒng quân, và mọi quyết định được quyết ở Moscow, Kim Nhật Thành chỉ là vừa đúng phù hợp với yêu cầu của người bảo trợ. Ông trẻ, dũng cảm; và thấm nhuần tư tưởng. Ông không có kẻ bảo trợ nào khác; nói thẳng tưng là ông nợ họ nhiều thứ. Đặc biệt là ông không có nhiều quá khứ chính trị - không có gì để tháo gỡ và cũng không có lực lượng nào của riêng mình. Có vẻ như ông được nhào nặn từ đầu và sẽ thành bất cứ gì mà Liên Xô muốn. Rốt cuộc kiểu người mà ông trở thành là gần như duy nhất trên toàn cầu, nó phản ánh thời trai trẻ khắc nghiệt của một người Triều Tiên, phản ánh chế độ thực dân tàn ác của Nhật, phản ánh sự cô lập và tính đa nghi làm khổ sở phần lớn người Triều Tiên cùng thế hệ: một người yêu nước nhưng bài ngoại, theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và cũng là người mà ở thời điểm ông chết, đã không còn quan hệ với gần như tất cả lãnh đạo các nước khác trên toàn thế giới, để cả những nước thuộc thế giới CS.

    Những nhân vật khác có khả năng làm ứng cứ viên cho vị trí lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ít nhất là không thích hợp với phương pháp điều hành kiểu Stalin, đều bị tự động loại trừ do việc quá độc lập của họ. Vài người Triều Tiên chiến đấu trong quân đội của Mao Trạch Đông một thời gian dài, bất kể có thành tích gì trong thời chiến, cũng bị cho là có vết do họ quá gần gũi với Trung Quốc. Những người khác thì bị nhận định là có ý tưởng và mơ ước quá khác với các nhân vật trong điện Cẩm Linh. Hyon Chun Hyok, một thành viên nổi bật của Đảng CS Triều Tiên, nhanh chóng bị phán là quá độc lập và bị ám sát bí mật vào cuối tháng 9 năm 1945. Ông ở trong xe, cạnh Cho Man Sik, ông này cũng nổi tiếng, khi bị kẻ ám sát bắn. Rõ ràng là một chính trị gia Triều Tiên bị loại khỏi cuộc chơi và một người khác thì bị cảnh cáo. Cuộc ám sát xảy ra hầu như cùng thời điểm Kim Nhật Thành xuất hiện lần đầu ở Bình Nhưỡng, trong quân phục của một thiếu tá Liên Xô.
    Kim Nhật Thành có thể là người của họ (Liên Xô), nhưng ông là một chính trị gia không hoàn chỉnh, và ông sẽ gây thất vọng cho người Triều Tiên vốn mong mỏi có một ai đó có năng lực tốt lãnh đạo họ, và không muốn một thế lực ngoại bang nào – cho dù thế lực đó lúc đầu đã được hoan nghênh khi vào giải giáp quân Nhật - đặt một nhà lãnh đạo lên họ. Người Nga hình như đưa Kim Nhật Thành ra công khai lần đầu là trong một buổi tiệc tối nhỏ tổ chức ở một khách sạn Bình Nhưỡng vào đầu tháng Mười 1945. Một viên tướng Nga đã nói với mọi người rằng Kim Nhật Thành là một nhà ái quốc Triều Tiên vĩ đại, rằng ông này đã dũng cảm chiến đấu với quân Nhật. Trong số những người tham dự, có Cho Man Sik, một người nổi tiếng hơn nhiều, một nhà đấu tranh bất bạo động, được biết như là Gandhi của Triều Tiên. Biết tình hình hiểm nghèo của mình, nhà đấu tranh này đã đi những bước chính trị hết sức khéo léo, bởi một lần nữa người Triều tiên không nắm được quyền điều khiển. Ông xuất hiện ở bữa tiệc nhằm cho thấy sự thích nghi với người Nga. Và một phần công việc là phải chào mừng Kim Nhật Thành. Dù ông là một người rất được người dân ủng hộ, nhưng trong mắt người Nga, ông có quá nhiều quá khứ và không được tin cậy về mặt ý thức hệ. Người Nga xếp ông vào nhóm tư bản yêu nước và đó không phải là một phân loại được chuộng. MỘt nhà tư bản yêu nước thì sẽ không hiểu hết những quyết định quan trọng được ra từ Moscow!!! Nếu ông đóng vai trò một cách đúng đắn và hoàn toàn phụ thuộc thì Cho Man Sik có thể sẽ có giá trị ở góc độ một nhà lãnh đạo bù nhìn, nơi giữ quyền lực thực sự đã cẩn thận phân tích như vậy. Nhưng là một nhà chính trị độc lập, ông không có cơ hội. Tướng Terenti Shtykov - người của Stalin tại chỗ, một Sa hoàng của Triều Tiên như ở Bình Nhưỡng hiểu – nghĩ rằng Cho Man Sik quá chống Liên XÔ và chống Stalin, và đã báo cáo như vậy về Moscow.

    (*) Đoạn này cha tác giả viết với giọng lưỡi đểu cực J và cũng cực kỳ trúc trắc nên TNL không chắc đã dịch được đúng, đủ và hết ý của sách, mong các bạn thông cảm.
    @Lão Đần: còn cái hình nào thì nôn hết ra đây, đừng có són như thế :-w,
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    Nhà cháu có thêm cuốn này ủng hộ cụ chủ

    Là cuốn lịch sử Vương quốc Chosen do Ngân hàng Chosen in mùa xuân năm 1919, nhà cháu thuận tay kiếm được.


    [​IMG]


    [​IMG]
    Ảnh trên là Bá tước nguyên soái Terauchi, mệnh danh Hùm Xám Triều Tiên, làm Tổng Toàn quyền (Governor-General) đầu tiên của lãnh thổ Triều Tiên thuộc Nhật (1910-1916). Về sau vì những tội ác của bác ý ở TT mà bị Tòa án Tội ác chiến tranh 1946 xử treo cổ.


    [​IMG]
    Các ông tổng của Ngân hàng Chosen-rặt là Nhật
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Hệ thống Ngân hàng Chosen, bảng thống kê số liệu tài chính


    [​IMG]


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Sau khi có cuốn này thì nhà cháu rất phản đối cái ý kiến của ông nào bảo Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông ạ. Thuộc địa Chosen của Nhật được mẫu quốc xây dựng hạ tầng hoành tráng hơn ta nhiều lắm ạ (cháu có cả hình ảnh chụp các kiến trúc do Nhật xây ở đão Sakhalin ngày nay thuộc Nga-phải nói là hoành tá tràng)


    [​IMG]
    Vận tải và viễn thông-đầu tiên là mấy tấm hình các bác cửa vạn thời ý
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Kiệu và ngựa trạm


    [​IMG]
    Nhà ga đường sắt


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]Cổng Nam Đại Môn vừa rồi bị cháy đây ạ


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Bưu điện và điện tín


    [​IMG]
    Các công thự của chính quyền


    [​IMG]
    Công nghiệp nặng
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Xưởng thuốc lá và dệt


    [​IMG]
    Seoul


    [​IMG]
    Giáo dục các cấp


    [​IMG]
    Trường dạy nghề
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Dạy nghề


    [​IMG]
    Trường thương mại. Hoạt động TDTT


    [​IMG]
    Tiểu học-trung học-đại học. Tới năm 45 tại Đông Dương hình như tụi Pháp vẫn không chịu tổ chức dạy đại học. Phải sang tận Pháp mẹ


    [​IMG]
    Học nghề
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Bệnh viện


    [​IMG]
    Nhà thương thí và trường thuốc


    [​IMG]
    Cảnh sát


    [​IMG]
    Cảnh sát đường sông và CS Phòng cháy chữa cháy
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]Toà án


    [​IMG]



    [​IMG]
    Nhà tù-cái lày y hệt ở Đông Dương


    [​IMG]
    Bình Nhưỡng (?)


    [​IMG]
    Nội thất tàu hỏa
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bonus thêm mấy bức ảnh kiến trúc do Nhật xây tại Sakhalin

    Bảo tàng Yuzhno Sakhalinsk, trước đây thuộc Toyohara, Phủ Karafuto


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Bữa tiệc tối đầu tháng Mười đó không mấy thành công. Những nhà chính trị người Triều Tiên khác có mặt ở đó không ấn tượng gì với một Kim Nhật Thành trẻ tuổi và thiếu thanh nhã. Một phiên giới thiệu chính thức, quan trọng hơn, rộng rãi hơn, đến vào giữa tháng Mười tại một cuộc mít tinh đông người ở thủ đô miền Bắc, ngày hôm ấy đã cho thấy nỗi thất vọng của đông đảo quần chúng vốn mong chờ một nhân vật Triều Tiên yêu nước quan trọng ra mắt. Hình như người dân mong được nghe, được thấy một nhà lãnh đạo đáng trọng, người đã phục vụ cho đại nghĩa của họ trong nhiều năm qua, và là người sẽ phản ánh khát vọng của họ về một tổ quốc giờ được công bố chính thức là đã tự do khỏi ách đô hộ nước ngoài. Nhưng đây chỉ là một màn trình diễn của người Nga. Kim Nhật Thành đã phát biểu thẳng tưng, bằng một giọng đều đều, những từ do người Nga viết ra, và thứ đám đông nghe thấy là một chính trị gia trẻ măng, không mấy hoạt ngôn với một “giọng đều đều như vịt đực”. Một nhân chứng đã nói rằng bộ vét của Kim Nhật Thành quá chật và ông ta hớt tóc quá cao như “một bồi bàn người Hoa”. Nhưng thứ thật sự làm buồn lòng đa số quần chúng là sự nịnh hót của ông ta với Liên Xô và Stalin. Tất cả chỉ để tán dương Hồng Quân huyền thoại. Quần chúng ở đó rõ ràng mong chờ những câu về nước Triều Tiên tự do, nhưng những thứ Kim Nhật Thành nói cho thấy một dạng tuân phục chính trị mới, những từ ngữ Triều Tiên theo nhu cầu của người Nga, quá nhiều “những thứ tái diễn đều đều vốn đã chia rẽ nhân dân”. Có hai tấm ảnh rất khác nhau, mỗi cái đều nói lên sự thật theo cách riêng về sự kiện trên (** Tìm ảnh). Tấm thứ nhất, Kim trông trẻ và đầy lo âu, hai bên có ít nhất ba viên tướng Nga cao cấp; tấm thứ hai – bảng chỉnh sửa được làm sau này lúc Kim Nhật Thành “cải tiến” câu chuyện huyền thoại về mình theo hướng độc lập, tự chủ hơn, trong tấm thứ hai ông vẫn trên bục, với góc máy chỉ khác tý ty, nhưng ba viên tướng Nga biến mất một cách bí ẩn. Thời gian của Cho Man Sik giờ chỉ còn tính bằng ngày. Đầu năm 1946, ông bất đồng với người Nga về một số điều quan trọng với tư cách một người Triều Tiên yêu nước, và như vậy, trong mắt họ, ông trở thành một kẻ ph-ản động hạng nặng. Tướng Shtylov đã cố gắng và đã được Stalin cho phép thanh trừng ông ta. Nên ngay sau đó, ông (Cho Man Sik) bị giam tại một khách sạn ở Bình Nhưỡng. Không ai được phép gặp ông. Và trên thực tế không ai còn thấy được ông lần nữa.

    Rốt cuộc thì Kim Nhật Thành cũng nắm được quyền lực ở nửa nước, nhưng còn lâu ông mới là một nhân vật có hạng trên trường quốc tế, ngay cả khi chỉ tính trong thế giới CS. Ông thiếu tính hợp pháp rộng lớn như Mao Trạch Đông, người đã vươn lên nắm quyền lực mà không cần nhiều giúp đỡ từ Liên Xô, hoặc như so với Hồ-Chí-Minh, nhà lãnh tụ CS của Đông Dương, người đã lãnh đạo cuộc chiến chống thực dân Pháp, là hiện thân của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Thay vào đó, sau gần một thập kỷ độc lập của Triều Tiên, Kim Nhật Thành – như Bradley Martin đã viết – “đóng vai một cộng sự trung thành với các cố vấn Nga, xu nịnh và thực hiện các chỉ thị của họ, họ thưởng ông bằng cách gia tăng quyền lực và quyền tự quản”. Kim Nhật Thành nhanh chóng hiểu và dùng quyền lực của một quốc gia toàn trị hiện đại, cùng với chế độ cảnh sát và nỗi sợ hãi. Như Stalin, ông biết cách chia để trị, cách tiêu diệt đối thủ và ông cũng hiểu sự thật lớn nhất của Stalin: không ai dù trông trung thành thế nào đi nữa được tin cậy hoàn toàn.

    @Lão Danngoc: vụ hòn ngọc Viễn Đông em cho là người phát biểu có lý, bởi đó là phát biểu ở góc độ bên trong nước Đại Pháp, miền Đông Pháp chỉ có SG là no.1, Triều Tiên có thuộc Đông Pháp đâu mà so [:D]. Còn nếu xét chung toàn Viễn Đông bất kể nó có thuộc Pháp hay không thì đúng là.... mơ ơi còn xanh lắm [:P]
  8. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1


    đoạn này e thấy như là tay tác giả đang nói xấu LT KNT [r37)]
  9. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Kim Nhật Thanh nhanh chóng hiểu ra, như Stalin và Mao Trạch Đông đã làm trước ông, cần thiết có sự sùng bái cá nhân trên toàn quốc, gần như một dạng kính Chúa, và ngay sau đó ông đã cạnh tranh nổi với hai nhân vật kể trên trong lãnh vực này. Đầu tiên là tiểu sử, xuất bản năm 1948, đã nâng tầm ông lên, đứng trên toàn bộ những lãnh tụ du kích Triều Tiên chống Nhật. Ông là “Anh hùng yêu nước vĩ đại nhất của đất nước ta, mặt trời hi vọng của nhân dân ta”. Tiểu sử còn nói thêm rằng đế quốc Nhật Bản “căm ghét tướng quân Kim Nhật Thành nhất trong toàn bộ ba mươi triệu người Triều”. Không đầy một năm kể từ khi ông trở về Triều Tiên, bài thơ “Tướng quân Kim Ca” đã xuất bản có đoạn:
    “Gió tuyết Mãn Châu
    Đêm sâu rừng rậm
    Ai du kích trường kỳ
    Ai yêu nước vô song
    Ai một lòng vị quốc ?
    Mặt trời vĩ đại tân Triều Tiên »

    Đầu năm 1950, ông đã thu tóm tất cả các loại quyền lực một cách có hệ thống. Lúc này trong tâm trí ông, vấn đề lớn nhất là việc chỉ điều khiển có nửa nước. Trên tất cả, ông nóng lòng bung cái quân đội mạnh mẽ được trang bị vũ khí Liên Xô, được Liên Xô huấn luyện và kỷ luật cao để xâm lược, mà theo ý ông là giải phóng, miền Nam nơi có hàng trăm ngàn người đang chờ đợi. Ông muốn hai miền Triều Tiên hợp thành một. Khi quân miền Bắc tiến xuống trong ngày 25 tháng Sáu, những thắng lợi ban đầu dường như khẳng định là lời tiên đoán của ông. Bởi họ đã khởi đầu rất tốt, nên Kim Nhật Thành và đồng sự tiếp tục đối đãi với đại diện của CS Trung Hoa không mấy tôn trọng, gần như là khinh rẻ. Ngày 5 tháng Bảy, Stalin đề nghị Trung Quốc nên gửi 9 sư đoàn đến bờ sông Áp Lục phía Tàu để phòng khi hữu sự. Phía Trung Quốc cũng nghĩ tương tự, họ gần như không được tự tin như Kim Nhật Thành khi nghĩ về hành động của phía Mỹ. Thực tế là vài ngày trước, Chu Ân Lai đã chỉ định Zhai Junwu – một người ông tin cậy nhất – sang Bình Nhưỡng để tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Ông Zhai đến nơi vào ngày 10 tháng Bảy và gặp ngay Kim Nhật Thành và Kim nói rằng : « Nếu đồng chí cần gì thì cứ tìm tôi bất kể lúc nào ». Rồi ông ủy quyền một trong các quan chức của mình báo cáo tình hình ngắn gọn hằng ngày cho Zhai, với cách này thì Bắc Triều Tiên loại Zhai ra khỏi mạch chiến cuộc. Bởi những bảng tin này hoàn toàn vô dụng, thứ mà người ta có thể có được từ các hãng tin ngoại quốc tại chỗ. Một bộ phận lãnh đạo Trung Hoa yêu cầu gửi một nhóm sỹ quan cao cấp qua để nghiên cứu tình hình mặt trận cũng bị từ chối. Kim Nhật Thành chắc ăn là không cần người Hoa giúp. Mọi thứ đã tiến triển tốt
    (Hết chương 4)
  10. TieuNgocLang

    TieuNgocLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    Chương 5<P style=[/IMG]Quân Nam Hàn hầu như không được huấn luyện cũng như sẵn sàng chiến đấu. Một ngày nào đó Nam Hàn sẽ là một xã hội năng động, mạnh mẽ hơn nhiều, nhưng trong những năm đầu tiên, đó là một quốc gia tổ chức kém, lộn xộn và quân đội phản ánh đúng tình hình của chính phủ. Các sỹ quan cấp cao thì tham nhũng. Binh sỹ Nam Hàn (ROK) thì thiếu cơ động và trang bị chủ yếu bằng vũ khí cũ, thải ra từ thế chiến II. Họ có rất ít pháo binh, gần như không có thiết giáp, và cũng không có chiến đấu cơ, bởi Washington sợ rằng một khi Lý Thừa Vãn có được những vũ khí trong danh sách mong ước, ông ta sẽ Bắc tiến ngay ngày hôm sau. Những điều này phản ánh sự rất không thoải mái tồn tại giữa Lý Thừa Vãn – một tay nóng nảy, cà khịa và độc lập trong khi là bù nhìn hoàn toàn phụ thuộc – với những người tự cho mình là người bảo trợ của ông ta. Chống Cộng gần như bệnh hoạn, Lý Thừa Vãn muốn đánh nhau với miền Bắc hơn mọi thứ trên đời (hoặc, có lẽ tốt hơn đứng yên, là chọc nước Mỹ giàu, mạnh hơn chiến đấu cho ông ta). Mục đích của ông cũng giống như Kim Nhật Thành nhưng đảo ngược : một nước Triều Tiên không CS, thống nhất, độc lập do ông ta đứng đầu. Đây là một phiên bản khác của bài học lặp đi lặp lại đầy khổ ải mà nước Mỹ được học ở Á Châu, trong đó bài đầu tiên là với Tưởng Giới Thạch : một nhà lãnh đạo châu Á được người Mỹ giúp lấy vị trí trong thời kỳ hậu thực dân mới, nhưng khi ông càng phụ thuộc Mỹ thì mối quan hệ càng khó khăn như trên, bởi khi càng phụ thuộc ông ta càng khát khao triển khai những hành động thể hiện sự tự chủ của mình và không bằng lòng với những thứ được cho là phía Mỹ điều khiển.

    Thứ bậc tôn ti và tính độc đoán của bộ đội miền Bắc phản ánh hình ảnh của Bắc Triều Tiên ở năm 1950, còn lính Nam Hàn là bóng dáng của một quốc gia đầy lộn xộn mà họ đại diện – một xã hội nửa phong kiến, nô dịch vẫn còn phải đấu tranh với tàn dư thực dân phong kiến của quá khứ, rất lúng túng, chậm chạp và dường như còn kém hơn cả lúc xưa, dưới sự lãnh đạo độc tài, thiếu kiên định của một người tự cho rằng mình rất dân chủ. Tiến trình hiện đại hóa Triều Tiên đang đến, lúc đầu nó diễn ra rất chậm ở miền Nam, trong khi miền Bắc nhanh hơn nhưng đó là một kiểu hiện đại hóa vô hồn, giả dối, đặt gánh nặng lên vai nhân dân từ trên xuống, một nhà nước chính trị, kinh tế và bộ máy an ninh kiểu Sô viết. Ở miền Nam, đó là một tiến trình vô vàng khó khăn đầy rắc rối. Thực tế là chính cuộc xâm lăng đã giúp cho miền Nam tìm ra được cả phương thức phát triển lẫn mục đích của mình. Năm mươi năm sau, miền Nam đã có một xã hội đáng ngưỡng mộ, đầy năng động, công nghệ cao và dân chủ hơn, trong khi miền Bắc vẫn chìm trong khô cằn, độc tài kiểu Sô viết, đáng ngạc nhiên là giống hệt như thứ đã tồn tại từ trước khi chiến cuộc xảy ra.

    Hồi tháng 6 năm 1950, ở Miền Nam thì đó là một quân đội hạng bét nhất chiến đấu bảo vệ cho một thứ quốc gia cũng có hạng không kém, một quốc gia chưa thật sự tồn tại. Lính Nam Hàn là những cậu bé dốt nát, thô kệch thường bị lôi một cách không tự nguyện khỏi đường phố, ruộng vườn và tống vào lính. Đa số bước vào chiến đấu mà hầu như chưa qua huấn luyện. Mức đào ngũ trong năm chiến tranh đầu tiên thật choáng váng – khi một trận đánh nổ ra, thì lập tức có một lượng lớn lính Nam Hàn tự nhiên biến mất, có lẽ bị giết hoặc bị thất lạc nhưng rồi vài tuần hoặc vài tháng sau lại tái xuất, thường là không còn vũ khí trong tay. Cấp sỹ quan thì cũng có vài người trẻ dũng cảm đáng lưu ý, nhưng cũng – như Clay Blair viết – « là nơi trú ẩn cho quá nhiều kẻ cơ hội tham nhũng, những kẻ đã dùng quyền lực để phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Trong đám này, mua chuộc, hối lộ, chơi xấu nhau, đánh lén v.v… là chuyện thường ngày ở huyện ». Để thành một quân đội hiện đại, quân Nam Hàn cũng như quốc gia này, còn phải trải qua một chặng đường dài kể từ tháng 6 ấy.

Chia sẻ trang này